Thao tác hóa khái niệm

Một phần của tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh (Trang 38)

thanh niên (15-19), lứa tuổi có nhiều đổi mới trong quá trình phát triển và xã hội hóa. Họ đã có quá trình tích lũy hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi...trong nhiều năm nên đã có khả năng đúc kết những suy nghĩ, lý giải đối với các sự vật, hiện tượng trong

cuộc sống.

(Nguồn: Khóa luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học “Thái độ đối với game online của học sinh phổ thông trung học tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” ( Nghiên cứu trường hợp học sinh chơi game online tại các dịch vụ Internet ở quận 3, quận 10 và quận Tân Bình) do sinh viên thực hiện: Phùng Thị Hồng Oanh, khóa 2004-2008, lớp K10A, được sự hướng dẫn Th.S Trần Thị Bích Liên).

Là khái niệm để chỉ loại điện thoại tích hợp các nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên cơ sở cơ bản của điện thoại di động thông thường.

Hệ điều hành di động: là một nền tảng phần mềm cho thiết bị di động do Samsung Electronics phát triển. Được thiết kế để sử dụng trong các dòng điện thoại thông minh cao cấp và trung cấp.

Điện toán (còn gọi là tin học): là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lí thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo).

11.3. Điện thoại di động thông thường: là thiết bị viễn thông liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ.

(Nguồn:vi.wikipedia.org)

Là sự kết hợp của một chiếc điện thoại và một "cuốn sổ tay cá nhân" ngày càng tích hợp thêm nhiều tính năng. (Nguồn: VnExpress)

Chỉ những thiết bị hỗ trợ cài thêm được các ứng dụng của phần mềm mở rộng, giúp phần mềm chính thống thêm những tính năng cao hơn, dễ sử dụng hơn để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng tốt hơn.

11.4. Ảnh hưởng: Tác động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó (Nguồn: Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội).

11.5. Tinh thần:

Về xã hội: là tổng thể nói chung những ý nghĩ, tình cảm, v.v., những hoạt động thuộc về đời sống nội tâm của con người. (Nguồn:tratu.soha.vn)

- Ý nghĩ: điều nảy sinh do kết quả hoạt động của trí tuệ, đoán được ý nghĩ của bạn.

- Tình cảm: sự rung động trong lòng trước một đối tượng nào đó.

Về khoa học: là thái độ hình thành trong ý nghĩ để định phương hướng cho hành động, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý thức (consciousness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, tri giác, trí nhớ, cảm xúc, ý muốn, và trí tưởng tượng; tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình

có ý thức của bộ não.

(Nguồn:vi.wikipedia.org)

11.6. Phương hướng: hướng đến mục đích nào đó có chủ đích.

11.7. Trí tuệ: là phần suy nghĩ, nhận thức, tư duy của con người bằng bộ não, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức... có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo.

11.8. Suy nghĩ: vận dụng sự hoạt động của trí óc để tìm hiểu và giải quyết vấn đề, từ một số phán đoán và ý nghĩ này đi đến những phán đoán và ý nghĩ khác có chứa tri thức mới.

11.9. Tư duy: chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con người để sửa đổi và cải tạo, làm cho con người có nhận thức đúng đắn về sự vật.

11.10. Nhận thức: là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó.

11.11. Ý thức: theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

- Về mặt tự nhiên: Ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người

- Về mặt xã hội: Ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội (Nguồn:vi.wikipedia.org)

12. Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w