- Nộp trực tiếp Tỷ đồng
c) Hạch toán khoản mục chi phí chung
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Thi Công Cơ Giới
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I
Qua thời gian thực tập tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I , được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung, phòng Tài chính – Kế toán nói riêng, cùng sự hướng dẫn của thầy giáo – Tiến sĩ
MAI NGỌC ANH em đã được nghiên cứu sâu hơn về công tác kế toán, cụ thể là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập, em mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất của mình với hy vọng trong một chừng mực nào đó, góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I.
Ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện công tác luân chuyển chứng từ kế toán
Do có nhiều công trình ở xa, bên cạnh đó, một số chủ nhiêm công trình chưa thật sự quan tâm đến sự cần thiết của việc hoàn tất chứng từ, và việc Công ty tạm ứng trước tiền mua vật tư thường dẫn đến việc tập hợp chứng từ lên phòng Tài chính – Kế toán chậm. Điều này dẫn đến thiếu chứng từ để đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác. Cụ thể là, khi chủ công trình mua vật tư đã được đưa vào sử dụng nhưng lại chưa thanh toán cho người bán nên chưa có chứng từ chuyển lên phòng kế toán để tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tình hình này còn xảy ra tương đối với cả chấm công, Bảng chia lương từ các đội chuyển lên.
Do chứng từ ở các đội chuyển lên Phòng kế toán Công ty thường tập trung vào cuối tháng, dẫn đến tình trạng vào những thời điểm này khối lượng
công việc của phòng tài chính kế toán thường rất lớn, khiến cho việc tập hợp và phân bổ chi phí gặp khó khăn.
Như vậy để giảm bớt tình trạng luân chuyển chứng từ chậm và giảm bớt công việc cho kế toán vào cuối tháng, để đảm bảo theo dõi, ghi sổ, cập nhật chứng từ chính xác thì cần tiến hành thường xuyên việc xuống kho lấy chứng từ (10 ngày 1 lần đối với công trình ở gần và 15 ngày/1lần đối với công trình ở xa). Mặt khác, các chủ công trình chỉ được ứng tiền khi đã thanh toán đủ chi phí của lần tạm ứng trước đó và phải xác định rõ thời hạn thanh toán tạm ứng. Làm được như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của chủ công trình với các chứng từ chi phí cũng như nộp chứng từ chứng từ lên phòng kế toán đúng thời hạn quy định. Đồng thời tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, tiêu hao vật tư theo định mức, từ đó kịp thời điều chỉnh, tránh thất thoát vật tư và tình hình thực hiện kế hoạch được chính xác.
Ý kiến thứ hai: Kỳ kế toán
Tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I kỳ kế toán là năm vì thế việc theo dõi số liệu trên sổ kế toán là khó khăn và phức tạp.
Việc khóa sổ cộng số phát sinh hàng tháng của các TK 621, 622, 623, 627 chưa được thực hiện, mà trong kỳ chi phí xây lắp phát sinh đều được tập hợp vào bên nợ của các tài khoản này nên cuối tháng các tài khoản này đều mang số dư nợ. Do đó, tại Công ty việc xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ (cuối tháng, hoặc cuối quý) lại được theo dõi trên các TK 621, 622, 623, 627 mà không sử dụng TK 154 được. Điều này dẫn đến việc quản lý chi phí và giá thành không chặt chẽ. Công ty nên rút ngắn kỳ kế toán theo tháng hoặc quý.
Ý kiến thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Hiện tại, dưới các công trường đang thiếu các chứng từ phản ánh lượng vật tư không sử dụng hết nhập lại kho hoặc chuyển cho công trình khác, nếu có lập thì cũng chưa gửi về phòng Tài chính – Kế toán để phòng hạch toán giảm chi phí nguyên vật liệu nên dẫn đến việc phản ánh chi phí nguyên vật liệu phát sinh chưa chính xác, giá thành sản phẩm tăng lên. Do đó, Công ty