- Nộp trực tiếp Tỷ đồng
c) Hạch toán khoản mục chi phí chung
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ PHẾ LIỆU THU HỒ
Công trình…
Đơn vị tính:
STT Loại vật tư,
quy cách Đơn vị tính Số lượng Giá trị ước tính (thành tiền) Cộng
Ngày…tháng…năm
Người nhập Thủ kho Đội trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu 3.2: Mẫu Biên bản kiểm kê và phế liệu thu hồi
Ý kiến thứ tư : Hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong thực tế, khi công nhân nghỉ phép vẫn được hưởng lương và công nhân nghỉ phép không đồng đều giữa các tháng trong năm. Nếu khi công nhân nghỉ phép, tiền lương phải trả cho công nhân được tính vào chi phí phát sinh
trong kỳ đó làm cho giá thành sản phẩm sẽ bị tăng lên bất hợp lý. Vì vậy Công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp (trong danh sách của Công ty).
Số trích trước được tính như sau: Số trích trước tiền lương
nghỉ phép của công nhân trực tiếp xây lắp
=
Tiền lương chính phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất
x Tỷ lệ trích trước Khi thực hiện trích trước kế toán hạch toán theo định khoản: Nợ TK 622
Có TK 335
Khi khoản tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh: Nợ TK 335
Có TK 334
Ý kiến thứ năm: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung
- Đối với chi phí sản xuất chung phát sinh tại Công ty cần xác định rõ những chi phí phát sinh nào được tập hợp riêng cho từng công trình và những chi phí phát sinh nào cần phân bổ cho các công trình để tránh làm sai lệnh chi phí sản xuất tính cho từng công trình và làm ảnh hưởng đến giá thành của từng công trình, hạng mục công trình.
Ví dụ: chi phí khấu hao máy tính sử dụng tại các đội nên hạch toán riêng cho từng đội sau đó mới phân bổ cho các công trình mà đội phụ trách thực hiện thay vì tập hợp chung trên tài khoản 6274 sau đó phân bổ cho các công trình như trên.
Hiện nay trong công ty có tất cả 70 máy tính và tại đội xây lắp số 4 có 3 máy: tổng nguyên giá của 70 chiếc máy này là 422.650.000 đ, nguyên giá của 3 chiếc máy tính tại đội xây lắp số 3 là 25.359.000 đ, thời gian sử dụng là
10 năm, Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, do đó khấu hao máy tính tính cho đội xây lắp số 4 vào quý 4 là 2.535.900 đ. Do trong kỳ đội xây lắp số 4 chỉ thực hiện công trình “Cầu Đầm Cùng – Cà Mau” nên toàn bộ chi phí khấu hao này sẽ được tính cho công trình này.
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 6274 – chi tiết cho công trình “cải tạo và mở rộng nhà máy phân đạm Hà Bắc” 2.535.900
Có TK 2142 2.535.900
- Tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I không thực hiện trích trước chi phí bảo hành công trình xây lắp, mà hàng năm tại công ty vẫn phát sinh các chi phí cho công tác bảo hành công trình xây lắp. Do đó, công ty nên thực hiện trích trước chi phí dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp và điều này sẽ làm cho giá thành sản phẩm xây lắp cuối kỳ tăng lên. Việc trích lập dự phòng có thể dựa vào kinh nghiệm quá khứ của công ty hoặc của ngành và phải tuân theo quy định của nhà nước số trích lập dự phòng (không vượt quá 5% tổng giá trị công trình). Khi đó kế toán hạch toán theo định khoản:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Có TK 352 – Dự phòng phải trả
Khi phát sinh chi phí sữa chữa, bảo hành công trình xây lắp Nợ TK 621, 622, 623, 627
Có TK 111, 112, 152, 214, ...
Cuối kỳ kế chuyển chi phí sữa chữa, bảo hành công trình xây lắp Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 623, 627
Khi sữa chữa bảo hành công trình xây lắp hoàn thành Nợ TK 352
Có TK 154
Ý kiến thứ sáu: một số biện pháp nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Tiết kiệm nguyên vật liệu: Trong sản phẩm xây lắp, vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nên việc tiết kiệm vật liệu là một trong những hướng chính để hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể:
- Có chế độ khen thưởng, xử phạt thích đáng đối với cá nhân tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
- Giảm hao phí đến mức thấp nhất trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản vật tư, tránh tình trạng vật tư bị mất mát hoặc xuống cấp.
- Do địa bàn xây dựng lớn, công ty nên mở rộng hơn nữa mối quan hệ với bạn hàng, cần phải có nguồn hàng lâu dài để khi cần là có thể mua vật liệu ở gần nơi thi công nhất, vận chuyển ngay đến công trình. Do đó, tránh được tình trạng tồn kho quá nhiều và giảm được chi phí vân chuyển.
- Trong điều kiện có thể, công ty sử dụng một cách hợp lý vật liệu thay thế do địa phương sản xuất, khai thác vật liệu tại chân công trình, tận dụng phế thải, phế liệu để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công
- Một biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí nhân công là công ty phải tổ chức thi công hợp lý, tránh tình trạng công nhân phải nghỉ ngừng chờ việc bằng cách thoả thuận cụ thể với chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, khối lượng công việc cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, không để bị ngắt quãng, tránh tình trạng công nhân phải làm việc quá sức, mệt mỏi.
- Công ty cũng nên khuyến khích áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, có chế
độ thưởng phạt kịp thời để nâng cao cường độ và năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm. Đối với tiền lương trực tiếp, phải xây dựng một định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, chính xác, đảm bảo tính đúng, tính đủ sức lao động mà người công nhân bỏ ra.
Giảm chi phí sử dụng máy thi công
Có thể giảm khoản mục chi phí máy thi công bằng cách nâng cao năng suất sử dụng máy, tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho thi công…
Công ty khi tận dụng công suất chạy máy, không nên sử dụng quá định mức công suất cho phép. Máy nào hết khả năng sử dụng nên thanh lý kịp thời, thay thế máy móc tiên tiến cho phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian thi công.
Đối với máy móc thuê ngoài Công ty nên quan tâm đến chất lượng và giá cả.
Giảm các khoản chi phí sản xuất chung
Các khoản chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều loại và đôi khi không có chứng từ gốc để xác minh. Vì vậy, Công ty cần có quy chế cụ thể nhằm hạn chế các khoản chi phí này. Tuy nhiên, các khoản chi phí hợp lý cần phải được giải quyết kịp thời để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thi công
KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để chiến thắng trong thị trường cạnh tranh của nền kinh tế. Nhận thức được điều đó, Công Ty Thi Công Cơ Giới I đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường. Đặc biệt trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng tại Công ty ngày càng được chú trọng. Việc tập hợp chi phí sản xuất một cách chính xác, tính đúng tính đủ giá thành sản phẩm xây lắp tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn trong quản trị doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề trên, và được sự hướng dẫn của thầy giáo – Tiến sỹ MAI NGỌC ANH cùng cán bộ công nhân viên trong Công Ty Thi Công Cơ Giới I đã giúp em nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Tổ chức công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công Ty Thi Công Cơ Giới I”.
Qua thời gian thực tập, em đã cố gắng tìm hiểu thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Kết hợp với những kiến thức lý luận đã tiếp thu ở nhà trường, em đã mạnh dạn trình bày một số ý kiến với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Song, do trình độ có hạn, thời gian thực tập không nhiều cộng với sự eo hẹp về nguồn tài liệu tham khảo, bài viết của em mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất cơ bản và chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, góp ý và chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các cán bộ phòng Tài chính – Kế toán Công Ty Thi Công Cơ Giới I để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – Tiến sĩ MAI NGỌC ANH cùng các cán bộ công nhân viên trong Công Ty Thi Công Cơ Giới I đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày….tháng… năm 2012
Sinh viên thực hiện Lê Văn Tú