1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

72 1,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Đất nước đang bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, là một trong những cơ quan của chuyên chính vô sản

Trang 1

Đất nước đang bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, là một trongnhững cơ quan của chuyên chính vô sản, trách nhiệm của ngành kiểm sát, ngườicán bộ kiểm sát là hết sức quan trọng, trong đó có đội ngũ kiểm sát viên việnkiểm sát nhân dân, "người cán bộ kiểm sát viên phải thấy hết trách nhiệm cao cả

và nặng nề của mình, luôn luôn tôn trọng sự thật, phân rõ đúng sai, hết sức giữthái độ khách quan, thận trọng, công minh, chính trực".( Lê Duẩn)

Ngay từ khi nước nhà giành độc lập, chính phủ Việt Nam dân chủ cộnghoà đã chú ý tới những cán bộ làm nhiệm vụ công tố, những vấn đề pháp lý vềchức danh này bước đầu được điều chỉnh trong những văn bản pháp luật do nhànước ban hành Sự ra đời của Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đánh dấu sựhình thành chức danh kiểm sát viên có nhiệm vụ kiểm sát sự tuân theo pháp luật

và thực hành quyền công tố Vị trí, vai trò của kiểm sát viên viện kiểm sát nhândân trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát và bộ máy nhà nước nói chung đã vàđang được khẳng định Với cơ quan viện kiểm sát, kiểm sát viên là người trựctiếp thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp, trong bộ máy nhà nước, kiểm sát viên là một chức danh tư pháp, có nhiệm

vụ thực hiện chức năng của viện kiểm sát, bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, đảm bảo sự thực thi pháp luật nghiêm minh, công bằng

Pháp luật điều chỉnh đối với chức danh kiểm sát viên đang dần hoàn thiện,tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng đội ngũ kiểm sát viên đáp ứng yêu cầucủa cải cách tư pháp theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 08/NQ-TW của

Bộ chính trị, đáp ứng yêu cầu của đất nước trên con đường hội nhập Có mộtthực tế là khi các bài viết, các đề tài, các công trình nghiên cứu về Viện kiểm sát

Trang 2

có một số luợng không nhỏ, thì sự quan tâm tới kiểm sát viên về lĩnh vực này lạiquá ít, đặc biệt là về chế định kiểm sát viên Với mong muốn làm rõ một số vấn

đề lý luận và thực tiễn của chế định kiểm sát viên, góp phần mình xây dựng một

số giải pháp hoàn thiện chế định, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của kiểm sátviên trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, người viết mạnh dạn chọn

đề tài : “chế định kiểm sát viên- một số vấn đề lý luận và thực tiễn” “làm đề tàikhóa luận tốt nghiệp

Đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu chế định kiểm sát viên viện kiểm sátnhân dân, tìm hiểu trong quá trình hình thành và phát triển chế định này đã đềcập tới những vấn đề gì? Thực tế đã đáp ứng ra sao? Những tồn tại và vướngmắc? Đặc biệt chất lượng kiểm sát viên hiện nay có thực sự đảm bảo hiệu quảhoạt động của Viện kiểm sát nhân dân? Từ đó có những kiến nghị giải pháp choviệc hoàn thiện chế định kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân, góp phần xâydựng và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm sát viên hiện nay, củng cố và pháthuy vai trò của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng cộng sảnViệt Nam về vị trí vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước, vịtrí vai trò của kiểm sát viên trong cơ quan viện kiểm sát và trong hệ thống cơquan tư pháp Trong quá trình nghiên cứu, trên cơ sở tìm hiểu hệ thống các vănbản pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, đặc biệt là củaKiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tác giả luận văn đã sử dụng các phươngpháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp phân tích, so sánh, kết hợp với khảo sát thực tiễn để luận giải cácvấn đề đặt ra trong khoá luận

Khoá luận được chia làm ba phần:

- Phần thứ nhất: Lời nói đầu

- Phần nội dung gồm hai chương:

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề mang tính lý luận của chế định kiểm sát viên

Viện kiểm sát nhân dân Chương 2: Thực trạng và hướng hoàn thiện chế định kiểm sát viên Viện

kiểm sát nhân dân

- Phần kết luận

Chương 1

Những vấn đề mang tính lý luận về chế định kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

1.1 Vị trí vai trò của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

1.1.1 Khái niệm kiểm sát viên và chế định kiểm sát viên

Kiểm sát viên

Theo từ điển Bách khoa toàn thư (tr.563 - NXB Từ điển Bách khoa, HàNội) kiểm sát viên là cán bộ của cơ quan kiểm sát được bổ nhiệm theo quy địnhcủa pháp luật, có thẩm quyền và nghĩa vụ luật định, thực hiện chức năng kiểmtra giám sát việc chấp hành triệt để nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, tổchức xã hội và công dân

Theo từ điển Luật học, kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quyđịnh của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát cáchoạt động tư pháp

Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam gồm: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viênviện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm sát viênviện kiểm sát nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Các kiểmsát viên viện kiểm sát quân sự các cấp không thuộc phạm vi nghiên cứu của đềtài)

Trang 4

Như vậy, công dân Việt Nam có đủ các điều kiện theo quy định của phápluật (vấn đề này sẽ được nghiên cứu cụ thể trong luận văn) thì có thể được tuyểnchọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

Chế định kiểm sát viên

Là tổng thể các quy định của pháp luật điều chỉnh các vấn đề pháp lý đốivới chức danh kiểm sát viên

1.1.2 Vị trí, vai trò của Kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân có một vị trí đặc biệt Hệthống cơ quan viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao vàcác viện kiểm sát nhân dân địa phương Viện kiểm sát nhân dân tối cao thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm chopháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Viện kiểm sát nhân dânđịa phương, các viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thựchành quyền công tố trong phạm vi luật định (Điều 137- Hiến pháp 1992 và Điều

1 luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002)

Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năngkiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia

tố tụng trong lĩnh vực: hình sự, dân sự, lao động, kinh tế thương mại và hànhchính; các nhân viên nhà nước và công dân Khi tiến hành các công tác kiểm sátviện kiểm sát không có quyền năng về hành chính mà chỉ có quyền yêu cầu,kiến nghị, kháng nghị đối với các đối tượng chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sátnhằm đề ra các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật, khôi phục lại hiệu lực củapháp luật mà viện kiểm sát đã lấy làm căn cứ để tiến hành kiểm sát Bên cạnhchức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát còn có chức năng thựchành quyền công tố của nhà nước, truy tố kẻ phạm tội ra trước tòa án và nhândanh nhà nước buộc tội kẻ phạm tội tại phiên tòa Bằng hoạt động của mìnhViện kiểm sát bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệtính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân Đồng thời, thông qua

Trang 5

hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nướcviện kiểm sát nhân dân góp phần giáo dục công dân ý thức pháp luật, tôn trọngnhững nguyên tắc của xã hội, tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống tộiphạm, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước và của công dân đều bị

xử lý theo pháp luật

Như vậy, pháp luật hiện hành đã bỏ chức năng kiểm sát hoạt động của các

cơ quan từ bộ trở xuống để đảm bảo sự phân cấp thẩm quyền giám sát của các

cơ quan trong bộ máy nhà nước và bảo đảm cho hoạt động giám sát lĩnh vựchoạt động tư pháp là một trong hai chức năng của viện kiểm sát nhân dân đượchiệu quả hơn

Trong hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công

tố nhà nước của Viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên là nhân tố cơ bản Hoạtđộng nghề nghiệp của kiểm sát viên mang tính đặc thù cao Nghề nghiệp đó cóảnh hưởng lớn tới tính công minh của pháp luật, tới uy tín nền công lý của mộtquốc gia

Khác với những lao động khác, lao động của kiểm sát viên dựa trên cơ sởquy định của pháp luật, từ khi được phân công giải quyết một vụ án tới khi hồ sơ

vụ án khép lại người kiểm sát phải tư duy, xem xét đánh giá trên cơ sở kết luậncủa cơ quan tiến hành điều tra, để truy tố kẻ phạm tội ra trước tòa, bảo đảm thấutình đạt lý Là hoạt động chịu nhiều áp lực, áp lực từ phía các phần tử tội phạm,

từ xã hội, công luận Do đó hoạt động của kiểm sát viên phải đảm bảo việcnghiên cứu độc lập hồ sơ để truy tố kẻ có tội trước phiên tòa hình sự, hợp lẽcông bằng, bảo đảm pháp chế, không trái với các quy tắc đạo đức xã hội

Kiểm sát viên là người đại diện cho nhà nước trực tiếp bảo vệ nền công

lý, vì vậy sự công bằng vô tư khách quan, nhân đạo là những phẩm chất khôngthể thiếu đối với người kiểm sát viên Điều đó có nghĩa là, trong quá trình thựchiện chức năng của mình, kiểm sát viên phải đảm bảo sự công bằng không thiênlệch, không có sự phân biệt về thành phần xuất thân, địa vị xã hội, hoàn cảnhkinh tế giữa các đương sự hay bị cáo Chẳng hạn, trong hoạt động thực hiện

Trang 6

quyền công tố, tính công bằng thể hiện ở sự đánh giá tương xứng giữa hành viphạm tội và trách nhiệm của người phạm tội Truy tố đúng tội danh là tiền đềquan trọng của việc quyết định hình phạt chính xác, công bằng, không làm oanngười vô tội Hoạt động thực hành quyền công tố của kiểm sát viên khi đượcgiao nhiệm vụ, được hiểu là quyền của nhà nước, quyền nhân danh nhà nướctruy tố kẻ phạm tội ra trước tòa án và đại diện cho công lý buộc tội kẻ phạm tộitrước phiên tòa Đây là một chức năng tố tụng nhằm chống lại một người cụ thể

và thực chất đó là hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự đối với kẻ có tội.Quyền này tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Do đó nó phải được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ theo luật định

Cụ thể tại phiên tòa hình sự, kiểm sát viên được phân công có quyền nhân danhnhà nước đọc cáo trạng truy luận tội, có quyền tranh luận, xét hỏi để chứng minhlỗi của bị cáo, giúp Tòa án ra bản án đúng người đúng tội, đúng pháp luật Vớinhững yêu cầu khắt khe đặt ra đối với nghề kiểm sát viên, để trở thành kiểm sátviên phải đáp ứng được những điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,phẩm chất đạo đức, đồng thời phải qua một thủ tục tuyển chọn bổ nhiệm chặtchẽ theo luật định

1.2 Sự hình thành và phát triển của chế định kiểm sát viên

Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theonguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự phân công phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,

tư pháp Quyền tư pháp theo quan điểm của các nhà nghiên cứu chủ yếu làquyền xét xử thuộc tòa án nhân dân và quyền kiểm sát, thực hành quyền công tốcủa viện kiểm sát nhân dân Hoạt động của các cơ quan tư pháp đặt dưới sựkiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước Ngay từ khi giành được độclập tới nay, trong lịch sử phát triển của mình, nhà nước Việt Nam dân chủ cộnghòa trước đây và bây giờ là cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn chú trọngđến việc hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân.Điều này được quy định có tính nguyên tắc thể hiện trong các hiến pháp 1946,

Trang 7

1959, 1980 và Hiến pháp 1992 Trên cơ sở Hiến pháp, các văn bản pháp luậtquy định về viện kiểm sát, kiểm sát viên thuộc viện kiểm sát nhân dân được thểchế hóa để đáp ứng nhiệm vụ cụ thể của nhà nước ta trong từng giai đoạn.

Kiểm sát viên là một chức danh trong hệ thống cơ quan viện kiểm sátnhân dân, có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu tổ chức của Việnkiểm sát nhân dân nói chung và giữ vai trò ủy viên công tố tại phiên tòa nóiriêng Do vậy, việc tiêu chuẩn hoá chức danh kiểm sát viên phải được xem xét

và cân nhắc trên cơ sở luận cứ khoa học, bảo đảm tư cách, năng lực thực hiệncác nhiệm vụ của công chức trong cơ quan bảo vệ pháp luật, phù hợp với bảnchất của nhà nước trong những bối cảnh lịch sử cụ thể

Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn, chúng tanghiên cứu chế định kiểm sát viên qua các giai đoạn phát triển sau:

1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959

Ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủcộng hòa ra đời, cùng với việc xóa bỏ bộ máy nhà nước phong kiến, Đảng vànhà nước ta đã bắt tay vào xây dựng một nhà nước kiểu mới, nhà nước dân chủnhân dân, bảo đảm mọi quyền bính trong nước đều thuộc về toàn thể nhân dân.Trong hệ thống cơ quan tư pháp đã hình thành cơ quan công tố với nhiệm vụcùng với cơ quan công an, tòa án trấn áp bọn tội phạm phản cách mạng, chốnglại những hành vi đi ngược lại lợi ích của chính quyền nhân dân, bảo vệ tài sảnnhà nước, của tập thể người lao động, đảm bảo việc thực hiện các chính sách trật

tự trị an của xã hội Để thực hiện nhiệm vụ đó, cơ quan công tố ngoài chứcnăng buộc tội còn thực hiện chức năng giám sát các họat động tố tụng tư pháp(trình tự tố tụng tại tòa án) Những quy định về cơ quan công tố xuất hiện rấtsớm trong các văn bản pháp luật của nhà nước Việc xây dựng và hoàn thiện hệthống cơ quan công tố nói chung, chức danh thực hiện quyền công tố nói riênggắn liền với quá trình thiết lập, phát triển bộ máy nhà nước ta

Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan công tố giai đoạn từ năm

1945 đến năm 1959 trải qua ba giai đoạn chủ yếu sau:

Trang 8

- Giai đoạn 1945 - 1950:

Theo các sắc lệnh số 13/SL ngày 24 tháng 01 năm 1946, Sắc lệnh số 51/SLngày 17 tháng 04 năm 1946, Sắc lệnh số 131/SL ngày 20 tháng 07 năm 1946, thìcác viên chức công tố nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp: ở Tòa án đệ nhị cấp( cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có Thẩm phán xử án và Thẩm phánbuộc tội Như vậy, ở Tòa án đệ nhị cấp mặc dù chưa có cơ quan công tố nhưnglại có các cán bộ làm nhiệm vụ công tố, đó là: Biện lý, Tham lý ở Tòa thượngthẩm (tổ chức ở ba miền Bắc, Trung, Nam) có các công tố viên do Chưởng lýđứng đầu và hoạt động của các cán bộ chuyên trách như Biện lý, phó Biện lý chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ tư pháp Các cán bộ của công tốviện được quyền làm các nhiệm vụ tư pháp cảnh sát, thực hiện việc buộc tội củanhà nước và thực hiện việc giám sát công tác điều tra của tư pháp cảnh sát cũngnhư hoạt động xét xử các vụ án hình sự (tiểu hình và đại hình) của Tòa án Nhưvậy, có thể thấy, ngay từ những ngày đầu thành lập cơ quan tư pháp, nhà nước ta

đã trao cho các viên chức công tố thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập để vừathực hiện chức năng buộc tội vừa thực hiện chức năng giám sát trong lĩnh vựchoạt động tố tụng, điều tra và xét xử

án dân sự Quy định này đã tạo thuận lợi cho Công tố viện không chỉ với tư cáchđại diện cho toàn xã hội trong việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tập thể,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn là điều kiện quan trọng để công

Trang 9

tố viện thực hiện có hiệu quả hơn chức năng giám sát việc tuân thủ pháp luật củacác đối tượng trong xã hội.

- Giai đoạn 1958- 1960:

Theo nghị quyết của Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ VIII ngày 29 tháng 04 năm

1958, Nghị định số 256 ngày 01 tháng 07 năm 1959 và Nghị định số 321 ngày

27 tháng 08 năm 1959, Viện công tố trung ương được thành lập, tách khỏi Toà

án nhân dân và Bộ tư pháp, hình thành một hệ thống cơ quan nhà nước độc lập

từ trung ương tới địa phương, chỉ trực thuộc Phủ Thủ tướng Theo Thông tư số

556 ngày 24 tháng 12 năm 1958 của Thủ tướng chính phủ, quy định rõ mối quan

hệ giữa Công an, Tòa án và Viện công tố trong việc trấn áp bọn phản cáchmạng Là cơ quan thực hiện quyền lực tư pháp, Viện công tố trong thời kỳ này

có quyền điều tra, truy tố những vụ án hình sự, giám sát việc chấp hành phápluật của cơ quan điều tra, hoạt động xét xử của tòa án và việc giam giữ, cải tạocủa cơ quan, người được trao quyền

Theo đó, thẩm quyền của Viện công tố được mở rộng hơn Cùng với việcthực hành quyền công tố nhà nước, Viện công tố còn thực hiện chức năng giámsát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra, xét xử các vụ án hình sự, thihành án, giam giữ cải tạo và tham gia giải quyết các vụ án dân sự quan trọng cóliên quan tới lợi ích của nhà nước và xã hội Có thể nói, Viện Công tố thời kỳnày đã được nhà nước giao những nhiệm vụ, quyền hạn mới so với trước đây.Đặc biệt là việc thực hiên chức năng giám sát các hoạt động tố tụng tư pháp.Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dânsau này

1.2.2 Giai đoạn từ 1959 đến năm 1980

Thể chế hóa Hiến pháp 1959, Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân đượcQuốc hội thông qua ngày 15 tháng 07 năm 1960 và Chủ tịch nước công bố ngày

26 tháng 07 năm 1960 đã quy định cụ thể việc thành lập hệ thống cơ quan Việnkiểm sát nhân dân

Trang 10

Theo quy định của luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960, hệ thốngviện kiểm sát nhân dân bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấphuyện, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, và các viện kiểm sát quân sự.

Hệ thống viện kiểm sát nhân dân được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thốngnhất lãnh đạo trong ngành, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào ởđịa phương và thực hiện chế độ thủ trưởng Cùng với việc thành lập, luật tổ chức

đã quy định rõ chức năng của viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theopháp luật và thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được thihành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế được giữ vững Sự ra đời của việnkiểm sát nhân dân với vị trí, chức năng, nhiệm vụ và được tổ chức dựa trênnguyên tắc đặc thù là một tất yếu khách quan, xuất phát từ bản chất, nguyên tắc

tổ chức và hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trong mỗi cấp viện kiểm sát nhân dân thời kỳ này có các chức danh: Việntrưởng, các phó viện trưởng, các kiểm sát viên và điều tra viên Trong đó, Việntrưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra và bãi miễn, các phóviện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ủy ban Thường vụQuốc hội bổ nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Thường vụQuốc hội Viện trưởng, các phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân các cấp địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức (Điều 23, 24 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 1960) Như vậy, chức danh kiểm sát viên đã được quy định cụ thể vềtên gọi và trật tự hình thành Nếu như trước đó, những cán bộ làm nhiệm vụcông tố, tức là những Biện lý, Tham lý, Chưởng lý do Chủ tịch nước bổ nhiệmtheo danh sách của Bộ trưởng Tư pháp ấn định (Điều 56, 57 Sắc lệnh số 13/SL)thì giai đoạn này kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ủy ban thường

vụ Quốc hội cử, kiểm sát viên viện kiểm sát địa phương do viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Hoạt động của việnkiểm sát nhân dân mỗi cấp đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Viện trưởng viện

Trang 11

kiểm sát nhân dân cấp đó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sựlãnh đạo, chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp.Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm về lĩnh vực hoạtđộng của toàn ngành trước Quốc hội Trong thời gian Quốc hội không họp thìchịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịchnước Với quy định này, nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành

đã được cụ thể hóa, dù mới ở bước đầu

1.2.3 Giai đoạn từ năm 1980 đến 1992

Hiến pháp 1980 ra đời đã tiếp nhận và nâng cao thêm một bước những chếđịnh thực hiện quyền lực của nhân dân với cơ chế: Đảng lãnh đạo, nhân dân làmchủ, nhà nước quản lý Cùng với việc ban hành Hiến pháp, luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namcông bố ngày 13 tháng 06 năm 1981 đã thể chế hoá chức năng nhiệm vụ quyềnhạn của viện kiểm sát nhân dân Trong điều kiện Cách mạng dân chủ nhân dân

đã hoàn thành, cả nước đang bắt tay vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội theo đườnglối Đại hội Đảng lần thư IV, vai trò trách nhiệm của hệ thống viện kiểm sát nóichung, công tác kiểm sát chung và thực hành quyền công tố nhà nước nói riêngcũng có những bước phát triển mới, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.Trong giai đoạn này, cùng với việc ghi nhận nội dung quyền dân tộc cơ bản phùhợp hơn với nhiệm vụ cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, và từ chỗ đi lên từ một nền sản xuất nhỏlại trải qua chiến tranh tàn khốc kéo dài, cả nước bắt tay vào xây dựng từ đầu cả

cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng Vì vậy, công tác kiểm sát chung và thựchành quyền công tố của cơ quan viện kiểm sát nói chung, chức danh kiểm sátviên nói riêng, không thuần tuý chỉ dừng lại ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, hônnhân gia đình mà còn mở rộng sang phạm vi các lĩnh vực kinh tế, lao động vàhành chính

Như vậy, theo quy định của hiến pháp 1980 và luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân 1981, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp

Trang 12

luật và thực hành quyền công tố nhà nước Thông qua quyền kiểm sát việc tuântheo pháp luật bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thốngnhất, pháp chế được giữ vững Quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật đượcthực hiện trên hai lĩnh vực: Thứ nhất, là việc chấp hành pháp luật trong quản lýnhà nước về hành chính, kinh tế, hình sự, dân sự Thứ hai, là việc chấp hànhpháp luật trong tố tụng tư pháp.

Cùng với việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các đối tượng chủ thể

là các Bộ, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, cơ quan chính quyền địaphương, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, các nhân viênnhà nước và công dân (Điều 6 - Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981)Viện kiểm sát nhân dân còn thực hành quyền công tố nhà nước, bảo đảm choviệc điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ, cải tạo và thi hành các bản án có căn cứ,đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời Đặc biệt, trong các năm từ 1987 đến

1991, ngành kiểm sát đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động kiểm sát chung việctuân theo pháp luật phục vụ ba chương trình kinh tế lớn của Đảng và nhà nướcgóp phần thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo tinh thần nghị quyết cácĐại hội Đảng lần thứ VI, VII Các cấp kiểm sát đã chú trọng tăng cường quyềnkiểm sát đối với các cơ quan ngang cấp trên nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tếquan trọng như Nông nghiệp, Công nghiệp nhẹ, năng lượng, dự trữ quốc gia phát huy tính sáng tạo, làm chủ trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương Đồng thời phát hiện và ngăn chặn cáchành vi lợi dụng danh nghĩa đổi mới để làm trái pháp luật Năm 1989, trên cơ sởHiến pháp 1980 được Quốc hội sửa đổi một số điều cho phù hợp với tình hìnhmới, luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân sửa đổi, đã mở rộng phạm vi thẩmquyền cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao "Trong phạm vi chứcnăng nhiệm vụ của mình, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền

ra quyết định đình chỉ và buộc phải sửa chữa những hành vi vi phạm pháp luật

có thể gây hậu quả nghiêm trọng" (điểm 5, Điều 10, luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân 1981) Đây là quyền hạn đặc biệt mang tính chất hành chính nhằm

Trang 13

tăng cường hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đồng thời đềcao trách nhiệm của cá nhân Viện trưởng - người đứng đầu hệ thống cơ quanviện kiểm sát nhân dân Đồng thời, cùng với việc quy định chức năng kiểm sátchung các lĩnh vực hoạt động và thực hành quyền công tố nhà nước, vị trí, vaitrò của Viện kiểm sát nhân dân ngày càng được đề cao Việc thực hiện cácquyền thông qua chức năng pháp luật quy định của kiểm sát viên bao hàm cảvấn đề đạo đức, phẩm chất và trình độ chuyên môn trong công tác kiểm sát việctuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố Điều này đòi hỏi kiểm sát viênkhi thực hiện thẩm quyền của mình để truy tố, kiểm sát một vụ án hay vụ việc

cụ thể phải có sự xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, phải gắn lương tâm và tráchnhiệm của mình với công việc để “không bỏ sót kẻ gian, không làm oan ngườingay” Thông qua hoạt động của mình, kiểm sát viên phải hoàn toàn chịu tráchnhiệm trước pháp luật Hoạt động của kiểm sát viên thể hiện rõ là người thaymặt nhà nước, nhân danh pháp luật để thực hiện quyền lực được giao Đặc biệtcùng với sự ra đời của bộ luật Tố tụng hình sự 1988, đã bổ sung một số điểmvào luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sátviên trong vụ án hình sự, củng cố thêm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm sát vàthực hành quyền công tố của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Tiếp tục kế thừa nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung lãnhđạo trong ngành, Viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Việntrưởng viện kiểm sát cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốchội bầu trong số các đại biểu Quốc hội và có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ Quốc hội

là 5 năm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Hội đồng nhà nước

cử và bãi nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,các kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Vấn đề nhiệm kỳcông tác của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tới thời kỳ này vẫn chưa đượcquy định Điều này tuy góp phần ổn định cơ cấu tổ chức của cơ quan viện kiểm

Trang 14

sát, nhưng sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại đối với mỗi cán bộ kiểm sát, hạn chế việc phấnđấu, rèn luyện để hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ kiểm sát viênkhông theo đuổi kịp những yêu cầu về khả năng đánh giá thực tế, về nắm bắtnhững kiến thức ở lĩnh vực khác liên quan đây là một trong những vấn đề cầnđược pháp luật sửa đổi, bổ sung ở thời kỳ sau.

1.2.4 Giai đoạn từ 1992 đến nay

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự đổi mới nhận thức của Đảngtrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốchội thông qua khẳng định mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của toàn Đảng, toàn dân, khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống

xã hội, xác định rõ vị trí vai trò của hệ thống cơ quan tư pháp trong công cuộcxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có cơ quan Viện kiểmsát nhân dân

Cụ thể hoá quy định của hiến pháp, Quốc hội đã thông qua luật Tổ chức việnkiểm sát nhân dân ngày 07 tháng 10 năm 1992 và ngày 12 tháng 05 ủy banThường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh kiểm sát viên Những văn bản phápluật này đã khẳng định vị trí, chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức hoạt độngcủa viện kiểm sát nói chung và kiểm sát viên nói riêng, đáp ứng yêu cầu đổi mớicủa đất nước Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hànhquyền công tố nhà nước, viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát viên các cấp tiếptục nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ và quyền làm chủcủa nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự vànhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhànước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lýtheo pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thực thi nghiêm minh, công bằng.Theo quy định của luật Tổ chức Viện kiểm sát và Pháp lệnh kiểm sát viên, kiểmsát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân địa phương do Viện trưởng Viện kiểm sát

Trang 15

tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tuy nhiên, vấn đề nhiệm kỳ hoạtđộng của kiểm sát viên vẫn chưa được đề cập tới.

Như vậy, ở thời kỳ này chức danh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tốicao do đích danh người có thẩm quyền là Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghịcủa Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, khác với trước đó là do cơ quan

có thẩm quyền, cụ thể là Hội đồng nhà nước hay Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử Hiến pháp 1992 sửa đổi đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ mới Đảng vàNhà nước ta đã và đang tiến hành cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cảicách tư pháp nói riêng Nhiều nội dung cải cách tư pháp được thể hiện cụ thểtrong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai và lần thứ tám Ban chấp hành trung ươngĐảng khóa VIII, liên quan trực tiếp tới vấn đề tổ chức và hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân Sự ra đời của Luật phá sản doanh nghiệp, luật Ban hành vănbản quy phạm pháp luật, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháplệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và qua thực tiễn thực hiện, luật Tổchức Viện kiểm sát nhân dân 1992 và Pháp lệnh kiểm sát viên 1993 đã bộc lộmột số điểm chưa hợp lý về nội dung, phạm vi của từng lĩnh vực công tác kiểmsát cụ thể, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan kiểm sát và cơ quanThanh tra, những vấn đề liên quan nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên, vấn

đề nhiệm kỳ công tác cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thựctiễn Cần bỏ chức năng kiểm sát chung, tập trung vào việc thực hiện chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm pháp luậtđược thực hiện thống nhất, tạo điều kiện để kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2002 được Quốc hội thông qua ngày

2 tháng 4 năm 2002 và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh kiểmsát viên 2002 đã quy định cụ thể nội dung, phạm vi của từng lĩnh vực thực hiệncông tác kiểm sát, mối quan hệ giữa cơ quan kiểm sát với các cơ quan tiến hành

tố tụng khác, xác định rõ nhiệm vụ quyền hạn cũng như nhiệm kỳ hoạt động củakiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Viện kiểm sát nhân dân thời kỳ này

Trang 16

không còn chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các Bộ, cơ quanngang bộ, các cơ quan khác thuộc chính phủ, các cơ quan chính quyền địaphương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân nữa màthực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp(gồm 5 lĩnh vực cụ thể) Cùng với sự thu hẹp quyền hạn của kiểm sát viên tronglĩnh vực kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, lao động,dân sự, hành chính trong Bộ luật Tố tụng dân sự, pháp luật hiện hành về kiểmsát viên đã giải quyết tình trạng “thừa mà thiếu” trong công tác kiểm sát, nângcao hiệu quả hoạt động của kiểm sát viên cũng như của viện kiểm sát nhân dân.Với những quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổnhiệm, miễn nhiệm cách chức (mà trước đây chưa có) kiểm sát viên được hìnhthành theo một thủ tục chặt chẽ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Uỷ bankiểm sát tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương do Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghịcủa Uỷ ban kiểm sát cấp tỉnh, sau khi có sự lựa chọn của Hội đồng tuyển chọnđối với người có đủ điều kiện tiêu chuẩn Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viênviện kiểm sát nhân dân tối cao gồm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối caolàm Chủ tịch, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Uỷ ban trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia Việt Nam làm uỷ viên;Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên cấp tỉnh do Chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hộiđồng nhân dân tỉnh làm Chủ tịch, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đạidiện lãnh đạo Ban tổ chức chính quyền (hiện nay là Sở Nội vụ), Uỷ ban mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, Ban chấp hành Hội luật gia cấp tỉnh làm uỷ viên.Việc quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên làmột sự tiến bộ thực sự, đảm bảo việc lựa chọn người đủ tiêu chuẩn bổ nhiệmvào chức danh kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Trang 17

Về nhiệm kỳ công tác, Pháp lệnh kiểm sát viên 2002 quy định rõ: “nhiệm

kỳ của kiểm sát viên là năm năm” Thông qua quy định này, bảo đảm việc nângcao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của kiểm sát viên viện kiểmsát nhân dân, và sự cần thiết phải thực hiện quyền miễn nhiệm, cách chức đốivới kiểm sát viên khi không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc có hành vi viphạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo luật định

1.3 Nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật của hầu hết các cơ quan quản lý, các chủ thể tham gia tố tụng hình sự, dân

sự, các nhân viên nhà nước và công dân Khi tiến hành các công tác kiểm sát,Viện kiểm sát không có quyền năng về hành chính mà chỉ có quyền yêu cầu kiếnnghị, kháng nghị đối với các đối tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát nhândân, nhằm đề ra các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật, khôi phục lại hiệu lựcpháp luật mà viện kiểm sát đã lấy làm căn cứ để tiến hành kiểm sát việc tuântheo pháp luật Ngoài chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, Viện kiểmsát còn chức năng thực hành quyền công tố của nhà nước - truy tố kẻ phạm tội ratrước tòa bằng bản cáo trạng Đây là chức năng riêng có của Viện kiểm sát nhândân được Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giao cho mà các cơquan khác của nhà nước không thể thay thế

Là chức danh chuyên môn thuộc ngành kiểm sát, kiểm sát viên đã giúpviện kiểm sát các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực sau:

1.3.1 Trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp

Kiểm sát hoạt động tư pháp được hiểu là kiểm tra giám sát, xem xét, theodõi việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành

án, giam giữ, cải tạo của các cơ quan tiến hành tố tụng và giải quyết các hành viphạm pháp, kiện tụng trong nhân dân nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất

Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một công việc quan trọng trong thựctiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ở nước ta, luật Tổ chức viện

Trang 18

kiểm sát nhân dân quy định cụ thể thẩm quyền, phạm vi và thủ tục kiểm sát cáchoạt động tư pháp Theo đó, Viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền kiểm sátcác hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát các hoạt động tưpháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, thốngnhất; Viện kiểm sát nhân dân địa phương kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địaphương mình theo quy định của pháp luật.

Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân quy định chức năng, nhiệm vụ củaViện kiểm sát nhân dân nói chung, kiểm sát viên nói riêng đối với kiểm sát việctuân thủ pháp luật trong các hoạt động tư pháp; tiếp nhận, giải quyết khiếu nại tốcáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo về hoạt động tư pháp Theo đó,Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc điều tra các vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khácđược giao nhiệm vụ điều tra; điều tra một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động

tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp; kiểm sát việctuân theo pháp luật trong xét xử vụ án hình sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ

án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và hôn nhân gia đình; kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của toà án nhân dân; kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngườichấp hành án phạt tù; tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các hoạtđộng tư pháp của các cơ quan tư pháp theo luật định Khi thực hiện chức năngkiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết địnhkháng nghị, kiến nghị, yêu cầu Các quyết định này phải được các cơ quan tổchức, đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật Cụthể là:

- Đối với công tác kiểm sát hoạt động điều tra

Trong lĩnh vực hoạt động này, Viện kiểm sát nói chung và kiểm sát viên nóiriêng, khi được phân công nhiệm vụ, có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm

Trang 19

tội đều phải được điều tra, khởi tố và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và kẻphạm tội, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt,giam giữ, bị hạn chế quyền công dân trái pháp luật Đảm bảo việc điều tra phảikhách quan, toàn diện, đầy dủ, chính xác và đúng pháp luật Những vi phạmtrong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời Việctruy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.Trong thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra, theo sựphân công của Viện trưởng, kiểm sát viên có quyền khởi tố vụ án, yêu cầu cơquan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, đề ra yêu cầu điềutra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành một số hoạt động điều tra theo quyđịnh của pháp luật; có quyền yêu cầu thay đổi điều tra viên; quyết định áp dụng,thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp (bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện phápngăn chặn khác); phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định hoặc huỷ bỏ cácquyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra; kiểm sát việc khởi tố, kiểm sátcác hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ của cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuânthủ pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp vềthẩm quyền điều tra, đồng thời yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạmpháp luật trong hoạt động điều tra; kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liênquan áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm phápluật.

- Đối với công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Viện kiểm sát nhân dân nói chung và kiểm sát viên nói riêng khi đượcViện trưởng phân công có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật tronghoạt động xét xử của tòa án, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng phápluật, vụ án được xét xử nghiêm minh và kịp thời Khi thực hiện công tác kiểmsát xét xử vụ án hình sự, kiểm sát viên thực hiện quyền nhân danh nhà nước (ủyviên công tố) kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tốtụng; kiểm sát các bản án; yêu cầu Tòa án nhân dân cùng cấp và cấp dướichuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét quyết định việc kháng nghị Viện kiểm

Trang 20

sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, táithẩm các bản án, quyết định của tòa án theo luật định.

- Về kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động

Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, kiểm sát viên có quyền kiểmsát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án, yêu cầu tòa án hoặc tự mình điều tra, xác minhnhững vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án Khởi tố các vụ

án dân sự theo quy dịnh của pháp luật, tham gia phiên tòa xét xử và phát biểuquan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án; kiểm sát việc tuân theopháp luật trong hoạt động xét xử của những người tham gia tố tụng; yêu cầu tòa

án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật quy định; thực hiệnquyền kháng nghị, đồng thời có quyền kiến nghị Tòa án khắc phục những viphạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án Sự tham gia của kiểm sát viêntại phiên tòa là điều kiện để phiên tòa được diễn ra hợp pháp, đúng luật định

- Đối với công tác kiểm sát thi hành án

Sự tham gia của kiểm sát viên từ giai đoạn điều tra tới khi Tòa án ra bản ánhoặc quyết định là chưa đủ Thực tế đã có rất nhiều vụ án chưa thật sự đảm bảođược tính giáo dục và phòng ngừa chung, vì án không được thi hành hoặc thihành không đúng luật định Do đó, công tác kiểm sát thi hành án là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và kiểm sátviên nói riêng

Kiểm sát thi hành án là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhândân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên và những cơ quan, tổ chức, cá nhân cóliên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đảmbảo bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ và kịp thời trênthực tế Theo đó, viện kiểm sát nói chung và kiểm sát viên nói riêng có quyềnyêu cầu tòa án, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, tổ chức và cá nhân cóliên quan đến việc thi hành bản án, quyết định đúng quy định; cung cấp tài liệu,vật chứng có liên quan đến việc thi hành án; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo

Trang 21

pháp luật tại cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới; của chấp hành viêntrong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; giải quyết việckháng cáo khiếu nại, tố cáo việc thi hành án, đồng thời thực hiện quyền khángnghị về những sai sót, vi phạm trong công tác thi hành án theo quy định củapháp luật Khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong thi hành án, kiểm sát viêntrình lên viện kiểm sát cùng cấp, để trong thời gian ngắn nhất Viện kiểm sát thựchiện quyền yêu cầu đình chỉ thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định vi phạmpháp luật trong thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật, khởi tố hình

sự hoặc dân sự khi có căn cứ

- Đối với công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù

Viện kiểm sát có quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, đơn vị

và người có trách nhiệm trong tạm giam, tạm giữ, quản lý người chấp hành ánphạt tù nhằm đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự nhânphẩm của người bị giam giữ, cải tạo cũng như tôn trọng các quyền khác của họkhông bị pháp luật tước bỏ Thực hiện quyền hạn này, theo sự phân công củaViện trưởng, kiểm sát viên có thể thường kỳ hoặc bất thường trực tiếp kiểm sáttại nhà tạm giam, tạm giữ và trại giam; kiểm tra tài liệu của cơ quan cùng cấp vàcấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý người chấp hành án phạt tù;

có quyền gặp, hỏi người bị tạm giam, tạm giữ và người chấp hành án phạt tù vềviệc giam, giữ; yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giam, giữ,người chấp hành án phạt tù cũng như người có trách nhiệm tiến hành kiểm tra,thông báo trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trongcông tác tạm giam, tạm giữ, quản lý người chấp hành án tù; phát hiện và xử lýkịp thời các trường hợp oan sai và quyết định trả tự do ngay cho người bị tạmgiam, tạm giữ, chấp hành án tù không có căn cứ và trái pháp luật Đồng thời khiphát hiện có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố

về hình sự

Trang 22

Như vậy, kiểm sát các lĩnh vực hoạt động tư pháp là một trong những chứcnăng quan trọng của viện kiểm sát nhân dân, bắt nguồn từ thực tiễn hoạt động

tư pháp, việc bảo đảm thực hiện tốt quyền giám sát của Viện kiểm sát đối vớihoạt động tư pháp góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, củatập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân.Bảo đảm mọi hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật xâm phạm quyền và lợi íchhợp pháp của công dân của nhà nước đều phải bị xử lý theo pháp luật, phù hợpvới thực tiễn trong công cuộc đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân

Có một vấn đề cần nói thêm rằng, trong bộ máy nhà nước có nhiều cơ quanthực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát Do đó việc phân định rõ ràngchức năng của các cơ quan nhà nước này, đặc biệt là việc phân định ranh giớigiữa chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của viện kiểm sát với chứcnăng thanh tra của cơ quan Thanh tra nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, bảođảm không có sự trùng chéo, mâu thuẫn giữa hai cơ quan, nhất là trong lĩnh vựchành chính, kinh tế Đồng thời việc phân định này cũng làm rõ sự khác nhaugiữa hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân với hoạt độngthanh tra của thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra

Là người thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, chịu sự lãnh đạo, phâncông của Viện trưởng, kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát khi phát hiện

có sự vi phạm pháp luật (theo nhiều nguồn khác nhau), tiến hành kháng nghị,kiến nghị theo luật định lên cấp có thẩm quyền mà không có quyền áp dụng biệnpháp xử lý, trong khi thanh tra viên là người thực hiện hoạt động thanh tra định

kỳ hoặc thường xuyên theo quy định của Luật Thanh tra dưới sự chỉ đạo củaThủ trưởng ngành và cơ quan Hành chính nhà nước ngay cả khi không có viphạm và có quyền áp dụng các biện pháp xử lý khi phát hiện vi phạm trongphạm vi thẩm quyền

1.3.2 Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố

Trang 23

Công tố là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội ở nước ta, quyền công tố được nhà nước giao cho Viện kiểm sátnhân dân thực hiện Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, viện kiểm sát có trách nhiệmbảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để xác định tội phạm và ngườiphạm tội, trên cơ sở đó truy tố bị can ra trước Tòa án và thực hiện quyền buộctội tại phiên tòa Như vậy, quyền công tố là quyền buộc tội nhân danh nhà nướcđối với người phạm tội, do đó đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm

và người phạm tội Nội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người cóhành vi phạm tội

Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp

lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngườiphạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử Vì vậy, phạm vi thựchành quyền công tố bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệulực pháp luật hoặc vụ án bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

Lịch sử phát triển của Bộ máy nhà nước ta cho thấy, từ năm 1945 đếnnăm 1950, quyền công tố được giao cho một bộ phận Tòa án Đệ nhị cấp vớichức danh đứng đầu là Biện lý, ở Tòa Thượng thẩm là chức danh Chưởng lý Từnăm 1950 đến năm1960 ở Tòa án tỉnh, thành phố và liên khu, quyền công tố docác công tố ủy viên đảm nhiệm Từ năm 1960 đến nay, quyền công tố được thựchiện bởi hệ thống cơ quan viện kiểm sát nhân dân, mà trực tiếp thực hiện là cáckiểm sát viên

Theo quy định của luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002, công

tố là một trong những chức năng cơ bản của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểmsát nhân dân thực hành quyền công tố theo quy định của pháp luật Trong giaiđoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;quyết định truy tố bị can; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Khi thực hành quyềncông tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân cóquyền luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việcgiải quyết vụ án tại phiên tòa Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, Tái thẩm

Trang 24

Là chức danh chuyên môn của viện kiểm sát nhân dân, kiểm sát viên khiđược Viện trưởng phân công tham gia xét xử tại phiên tòa có quyền nhân danhnhà nước buộc tội bị cáo và giữ vai trò ủy viên công tố Nhiệm vụ quyền hạncủa kiểm sát viên trong lĩnh vực thực hành quyền công tố thể hiện rất rõ tạiphiên tòa hình sự và khi giải quyết các vụ án dân sự, lao động, kinh tế, hànhchính Cụ thể là:

- Trong phiên tòa xét xử hình sự

Tại phiên tòa hình sự, trước khi tiến hành xét hỏi kiểm sát viên đọc bảncáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có Bản cáo trạng là văn bản pháp lýthể hiện quan điểm của Viện kiểm sát về vụ án hình sự trên cơ sở kết quả hoạtđộng điều tra, nó kết thúc giai đoạn điều tra và mở đầu một giai đoạn tố tụngmới

Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa với nhiệm vụ chứngminh tính có lỗi của bị cáo và đưa ra lời buộc tội Hoạt động chứng minh củakiểm sát viên được thực hiện theo các giai đoạn khác nhau, với các hình thứckhác nhau Trong phần xét hỏi, kiểm sát viên đựoc hỏi bị cáo về các tình tiết của

vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, hỏi người tham gia tố tụng (người bịhại, nguyên đơn bị đơn ), được xem xét trực tiếp, kiểm tra các chứng cứ, làm

rõ các tình tiết của vụ án Nếu tại phiên tòa, người tham gia tố tụng xuất trìnhthêm những tài liệu mới thì kiểm sát viên cần làm rõ nguồn gốc xuất xứ và nộidung tài liệu đó để đề xuất việc chấp nhận hay bác bỏ trong phần luận tội.Nhiệm vụ của kiểm sát viên trong giai đoạn này là xác định các tình tiết đã xảy

ra như thế nào? Có hay không có hành vi phạm tội? Là cơ sở khẳng định sựđúng đắn trong kết luận của mình ở phần tranh luận mà chưa đưa ra một nhậnđịnh hay một kết luận nào

Kết thúc phần xét hỏi, bước sang phần tranh luận, hoạt động chứng minhcủa kiểm sát viên được thông qua việc trình bày lời luận tội, buộc tội bị cáotrước tòa, gồm hai bước luận chứng và luận tội

Trang 25

Sau khi đã buộc tội bị cáo với tội danh cụ thể, kiểm sát viên sẽ tiến hànhluận tội bằng việc làm rõ tính chất hành vi phạm tội, thủ đoạn, động cơ, hậu quả,nguyên nhân điều kiện phạm tội cũng như vai trò trách nhiệm nhân thân ngườiphạm tội để có sự “tâm phục, khẩu phục” của bị cáo cũng như những ngườitham gia tố tụng khác đối với tội danh và hình phạt mà kiểm sát viên đề xuất.

Tranh luận tại phiên tòa là tiếp tục thực hành quyền công tố nhà nước đểbảo vệ cáo trạng, bảo vệ quan điểm của viện kiểm sát Vì vậy khi tiến hành tranhluận kiểm sát viên phải phân tích, chứng minh, chứng cứ làm rõ nội dung truy tốcủa cáo trạng, nội dung tranh luận phải đạt tính chính xác và thuyết phục, bảo vệquan điểm của viện kiểm sát, không để xảy ra oan sai, lọt tội

- Trong giải quyết các vụ án Dân sự, Kinh tế, Lao động, Hành chính và Hôn nhân gia đình

Trong giải quyết các vụ án dân sự, thương mại, hành chính, lao động vàhôn nhân gia đình, luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 quy định Việnkiểm sát có quyền kiểm sát việc thụ lý lập hồ sơ vụ án, yêu cầu toà án hoặc tựxác minh những vấn đề cần thiết, khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật,tham gia phiên toà và phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về giải quyết vụ án,kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng, kiểm sát bản án vàquyết định của toà án, yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vàchuyển hồ sơ theo luật định Như vậy, kiểm sát viên thực hiện quyền công tốtrong giải quyết các vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính, hôn nhângia đình bằng quyền khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật, giữ vai trò đảmbảo việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật và kịp thời

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 so với luật Tổ chức Việnkiểm sát nhân dân năm 2002, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm sát viên có sự thuhẹp lại, theo đó là người trực tiếp thực hiện chức năng của Viện kiểm sát, nhưngkiểm sát viên không còn thực hiện một số quyền như: quyền khởi tố vụ án,quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền tự mình điềutra xác minh thu thập chứng cứ… Kiểm sát viên chỉ có quyền yêu cầu toà án

Trang 26

điều tra thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đương sự, quyền kiến nghịtòa án không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạmthời, kiểm sát việc thụ lý lập hồ sơ thông qua việc tòa án gửi văn bản thông báo

và các quyết định, bản án của tòa án cho viện kiểm sát, quyền tham gia phiên tòakhi có đương sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ

Sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa giải quyết các vụ án dân sự,thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình thể hiện rõ vai trò củakiểm sát viên trong giải quyết đúng dắn vụ án, đặc biệt là quyền phát biểu quanđiểm của viện kiểm sát về giải quyết vụ án, quyền kháng nghị phúc thẩm, giámđốc thẩm, tái thẩm các quyết định, bản án của tòa, quyền khởi tố về hình sự nếu

có dấu hiệu vi phạm

Theo tinh thần Nghị quyết 48/NQ-TW, 49/NQ-TW của Bộ chính trị vềchiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 vàđịnh hướng đến 2020 và chiến lược cải cách tư pháp đã định hướng chuyển Việnkiểm sát thành Viện công tố (vấn đề chỉ phụ thuộc vào thời gian nào và lộ trìnhnào cho phù hợp), khi ấy chức năng của viện kiểm sát sẽ thay đổi cơ bản, sẽkhông có chức năng giám sát các hoạt động tư pháp nữa, các biện pháp công tácnhư kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, thương mại, laođộng, hôn nhân gia đình và thi hành án sẽ không thuộc phạm vi chức năng thựchành quyền công tố Nhưng đó là câu chuyện của tương lai, pháp luật hiện hànhvẫn quy định vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của kiểm sát viên trong lĩnh vực này,

và họ vẫn đã và đang đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân

1.4 Tiêu chuẩn, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Với nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ

và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, bảo vệtính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, việnkiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực

Trang 27

hành quyền công tố Chức năng, nhiệm vụ này được trực tiếp thực hiện bởi cáckiểm sát viên, do đó cần một đội ngũ kiểm sát viên trong sạch vững mạnh, đủnăng lực thực hiện tốt những nhiệm vụ quyền hạn mà Viện kiểm sát giao phó.Đặc biệt, hoạt động truy tố của kiểm sát viên liên quan trực tiếp đến tính mạng,danh dự nhân phẩm tài sản của con người, rất cần một bản lĩnh một sự sáng suốtcho một quyết định đúng đắn, hợp lòng người Nhất là trong điều kiện hiện nay,khi đất nước đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập, xây dựng đội ngũ cán bộ ngành

tư pháp nói chung và đội ngũ kiểm sát viên nói riêng tinh thông nghiệp vụ, cóphẩm chất đạo đức trong sáng, có bản lĩnh và lương tâm nghề nghiệp là nhiệm

vụ hàng đầu của công cuộc cải cách tư pháp

1.4.1 Các quy định về tiêu chuẩn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân là những cán bộ của ngành kiểmsát được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có nhiệm vụ thực hiện chứcnăng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, bảo đảm chopháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế xã hội chủnghĩa được giữ vững

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngành kiểm sát được tổ chức theonguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành, đứng đầu là Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.Nhưng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thể tự mình thực hiệnhết mọi quyền năng theo luật định mà phải thông qua hoạt động của các thànhviên khác, đặc biệt là đội ngũ kiểm sát viên Để thực hiện tốt chức năng thựchành quyền công tố và kiểm sát các lĩnh vực hoạt động tư pháp, phát huy tínhhiệu quả trong hoạt động, đòi hỏi các kiểm sát viên phải nắm vững pháp luật vàkiến thức của nhiều ngành khoa học liên quan, không ngừng nâng cao hiểu biết

về chính trị - xã hội và nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn Công tác kiểmsát và thực hành quyền công tố là một nhiệm vụ chính trị, mọi hoạt động của

Trang 28

kiểm sát viên đều nhằm phục vụ nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược mà Đảng vàNhà nước định ra trong từng thời kỳ (từng giai đoạn Cách mạng) Vì lẽ đó, cótrình độ chuyên môn nghiệp vụ thôi chưa đủ, người kiểm sát viên phải có đạođức chính trị, phải trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, có ý thức phápluật cao, đấu tranh không khoan nhượng với bất cứ hành vi vi phạm pháp luậtnào Kiểm sát viên phải là người “công minh, chính trực, khách quan, thậntrọng” như lời Bác Hồ dạy Là lực lượng chủ yếu của Viện kiểm sát nhân dân,những công dân được bổ nhiệm làm kiểm sát viên phải đáp ứng được các điềukiện, tiêu chuẩn theo pháp luật quy định, đó là những tiêu chuẩn chung và riêngđối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.

* Về tiêu chuẩn chung

Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh kiểm sát viên 2002quy định về tiêu chuẩn chung của kiểm sát viên như sau: “Công dân Việt Namtrung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhânluật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, điều tra, có tinh thần kiên quyết bảo

vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy địnhcủa pháp luật, có sức khỏe để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì cóthể được bổ nhiệm làm kiểm sát viên” (Điều 43 - Luật tổ chức Viện kiểm sátnhân dân 2002 và điều 2 Pháp lệnh Kiểm sát viên 2002) Như vậy, tiêu chuẩnchung của người được tuyển chọn bổ nhiệm làm kiểm sát viên gồm có tiêuchuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tácthực tiễn và sức khỏe đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Những tiêu chuẩn nàyđược hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT- VKSNDTC- BQP-BNV- UBTVQH Tiêu chuẩn này đã được đề cập tới tại điều 53, Sắc lệnh số 13/

SL ngày 26 tháng 01 năm 1946 với quy định: “Vào ngạch thẩm phán phải có đủ

ba điều kiện chung: Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông đàn bà; Cóhạnh kiểm tốt; Chưa can án bao giờ”(theo sắc lệnh này thẩm phán gồm thẩmphán xét xử và thẩm phán buộc tội, thẩm phán buộc tội là người thực hiện chức

Trang 29

năng công tố), sau đó được cụ thể hơn trong luật Tổ chức viện kiểm sát 1981,

1992, Pháp lệnh kiểm sát viên năm 1993 và hiện nay là Luật Tổ chức Viện kiểmsát nhân dân 2002 và Pháp lệnh kiểm sát viên 2002

* Tiêu chuẩn cụ thể đối với kiểm sát viên viện kiểm sát các cấp

Trên cơ sở tiêu chuẩn chung trên, Pháp lệnh về kiểm sát viên 2002 đã xácđịnh tiêu chuẩn cụ thể của kiểm sát viên viện kiểm sát các cấp

Đối với kiểm sát viên cấp huyện, phải đáp ứng tiêu chuẩn “công dân ViệtNam có đủ tiêu chuẩn trên, có trình độ cử nhân luật, có thời gian công tác phápluật từ bốn năm trở lên, có năng lực thực hiện chức năng thực hành quyền công

tố nhà nước và kiểm sát các hoạt động tư pháp thì có thể được bổ nhiệm làmkiểm sát viên cấp huyện” (Điều 18 pháp lệnh kiểm sát viên 2002)

Đối với kiểm sát viên cấp tỉnh, phải là “công dân Việt Nam có đủ điềukiện tiêu chuẩn theo điều 2 pháp lệnh, đã là kiểm sát viên cấp huyện ít nhất là 5năm, có năng lực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,( ) có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với kiểm sát viên cấp dưới,thì có thể được tuyển chọn bổ nhiệm làm kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh”, trường hợp do nhu cầu cán bộ của ngành, người có đủ tiêu chuẩn theođiều 2 và có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên, có năng lực thựchành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, có khả năng hướng dẫnnghiệp vụ kiểm sát đối với viện kiểm sát cấp dưới cũng có thể được tuyển chọn,

bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh (Điều 19 Pháp lệnh kiểm sát viên 2002)

Đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nguời được bổnhiệm phải là người "có đủ tiêu chuẩn quy định tại điều 2 của Pháp lệnh và đã làkiểm sát viên nhân dân cấp tỉnh( ) ít nhất là 5 năm, có năng lực thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền Viện kiểmsát nhân dân tối cao,( ) có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ kiểm sát đối với Việnkiểm sát cấp dưới"(Điều 20 - Pháp lệnh kiểm sát viên 2002)

Như vậy, điểm mới của Pháp lệnh kiểm sát viên 2002 so với pháp lệnh

1993 là có sự điều chỉnh về thời gian thực tế hoạt động của kiểm sát viên trước

Trang 30

khi bổ nhiệm Đó là đối với kiểm sát viên cấp tỉnh, trước đây quy định phải có 6năm công tác trong lĩnh vực pháp luật thì nay tăng lên 10 năm, kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân tối cao trước đây quy định phải có 8 năm công tác tronglĩnh vực pháp luật thì nay là 15 năm Ngoài việc điều chỉnh về thời gian công tácthực tế, pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 còn bổ sung quy định: để trở thànhkiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,thì người đó phải đã từng là kiểm sát viên cấp huyện ít nhất 5 năm trở lên; để trởthành kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải là kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ít nhất 5 nămtrở lên Trong trường hợp cần thiết, có thể bổ nhiệm những người đủ thời gianlàm kiểm sát viên cấp dưới trực tiếp theo quy định của pháp luật Điều này có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo năng lực thực tiễn và quá trìnhphấn đấu rèn luyện đối với người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân các cấp.

1.4.2 Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức

và thuyên chuyển kiểm sát viên

1.4.2.1 Quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên

Tuyển chọn kiểm sát viên là một nội dung quan trọng gắn với hoạt độngquản lý hành chính đối với kiểm sát viên Việc tuyển chọn kiểm sát viên phải đạtđược mục đích: tuyển chọn được những người có đủ tiêu chuẩn làm kiểm sátviên, bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Đặc biệt là nhằm chuẩn hoá đội ngũkiểm sát viên chuyên nghiệp Vì vậy, trong công tác tuyển chọn, phương thứctuyển chọn, thủ tục tuyển chọn và nhiệm kỳ hoạt động của kiểm sát viên lànhững vấn đề cơ bản, cấp thiết

Nếu như trước đây, những cán bộ đảm nhận nhiệm vụ công tố thời kỳ

1946-1959 do cử thì chức danh kiểm sát viên từ năm 1960 tới nay việc tuyển chọnthường được tiến hành theo thủ tục bổ nhiệm Theo đó, người được tuyển chọnlàm kiểm sát viên do người hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm,

Trang 31

riêng đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu Theoquy định của pháp luật hiện hành, để giúp Chủ tịch nước và Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao trong việc bổ nhiệm kiểm sát viên Viện kiểm sát nhândân ở mỗi cấp đều có Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên Thành phần, nhiệm

vụ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn được quy định tạicác điều 22, 23, 24, 25 Pháp lệnh kiểm sát viên 2002

- Thành phần của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dântối cao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo BộQuốc phòng, Bộ Nội vụ, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Banchấp hành (BCH) Hội luật gia Việt Nam, trong đó Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao làm Chủ tịch, các thành viên khác là uỷ viên

- Thành phần Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên cấp tỉnh, huyện gồm: Chủtịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh làm chủ tịch, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, đại diện Ban tổ chức chính quyền (Sở nội vụ),

ủy ban mặt trận Tổ quốc, BCH Hội luật gia Việt Nam làm ủy viên

Việc quy định thành phần như trên thể hiện tính dân chủ, khách quan của các

cơ quan, tổ chức xã hội, các đoàn thể và nhân dân thông qua người đại diệntrong việc tuyển chọn người xứng đáng giữ cán cân công lý Mặt khác, quy địnhnày cũng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tham gia Hội đồngtuyển chọn kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Quy trình bổ nhiệm kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành gồm các bướcsau:

- Chuẩn bị và gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm theo quy định tại Thông tư liên tịch

số 01/TTLT-VKSNDTC-BQP-BNV-UBMTTQVN Việc chuẩn bị hồ sơ củangười được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên cấp tỉnh, cấphuyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh đảm nhiệm

- Tuyển chọn người để bổ nhiệm làm kiểm sát viên: việc tuyển chọn người để

bổ nhiệm làm kiểm sát viên được tiến hành với từng người một và theo mộttrình tự nhất định: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cấp tỉnh báo

Trang 32

cáo với Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các tài liệu có trong hồ sơ của ngườiđược đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm kiểm sát viên, trình bày ý kiến đềnghị việc tuyển chọn và bổ nhiệm đối với người đó Căn cứ vào các tài liệu cótrong hồ sơ và tiêu chuẩn kiểm sát viên, các thành viên trong Hội đồng tuyểnchọn thảo luận, trao đổi xem người đó có đủ tiêu chuẩn để làm kiểm sát viênkhông Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn kết luận và lấy biểu quyếtcông khai bằng hình thức giơ tay của các thành viên trong hội đồng Quyết địnhcủa Hội đồng tuyển chọn phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tánthành mới có giá trị.

- Trình Chủ tịch nước hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổnhiệm: danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trìnhChủ tịch nước, danh sách những người được Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm Kèm theo

tờ trình là hồ sơ của người được Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên các cấp đãtuyển chọn, biên bản phiên họp tuyển chọn Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước xemxét đề nghị bổ nhiệm của Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tờtrình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao xem xét đề nghị bổ nhiệm do Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh gửi đến, và ra quyết định bổ nhiệm

1.4.2.2 Miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân các cấp

Việc miễn nhiệm, cách chức kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân tối cao doChủ tịch nước quyết định; đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấptỉnh, huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định và cũngphải trải qua trình tự thủ tục như trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sátviên

Trang 33

Theo quy định của Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 thì Chủ tịch nước raquyết định miễn nhiệm, cách chức đối với kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dântối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định miễn nhiệm, cách chức đốivới kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo đề nghị củaViện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.Trình tự, thủ tục xem xét đề nghị miễn nhiệm, cách chức chức danh kiểm sátviêb được tiến hành theo trình tự sau: Chủ tịch nước, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao báo cáo với Hội đồng tuyển chọn về hồ sơ đề nghị miễn nhiệmhoặc cách chức đối với chức danh kiểm sát viên và trình bày ý kiến đề nghịmiễn nhiệm, cách chức Các thành viên trong Hội đồng căn cứ vào quy định củaPháp lệnh và hồ sơ đề nghị, tiến hành thảo luận, trao đổi về miễn nhiệm, cáchchức Chủ tịch Hội đồng kết luận, các thành viên Hội đồng có mặt biểu quyếtcông khai bằng hình thức giơ tay Sau đó, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao làm văn bản đề nghị Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm hoặc cáchchức chức danh kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân cấp tỉnh làm văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao miễn nhiệm hoặc cách chức chức danh kiểm sát viên Viện kiểm sátnhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

1.4.2.3 Thuyên chuyển công tác đối với kiểm sát viên

Việc thuyên chuyển công tác đối với kiểm sát viên các cấp được pháp luậtquy định nhằm mục đích điều động, phân bổ cán bộ một cách hợp lý theo địagiới hành chính hoặc theo nhiệm vụ công tác của địa phương Do đó, thuyênchuyển công tác đối với kiểm sát viên phải đáp ứng được yêu cầu của công táckiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố nhà nước, đồng thờiphải đảm bảo đời sống của kiểm sát viên Việc điều động, biệt phái kiểm sátviên từ Viện kiểm sát nhân dân địa phương này tới Viện kiểm sát nhân dân cùngcấp ở địa phương khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyếtđịnh

Trang 34

1.5 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên và các cơ quan tố tụng khác

1.5.1 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện các biện phápnghiệp vụ thông qua các điều tra viên để xác định sự thật của vụ việc đã xảy ramột cách khách quan, chính xác và toàn diện

Trong hệ thống tư pháp, điều tra và công tố luôn là mắt xích quan trọng,phục vụ đắc lực cho mục đích phát hiện chính xác kịp thời, xử lý nghiêm minhmọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.Hoạt động kiểm sát của kiểm sát viên có quan hệ mật thiết với cơ quan điều tra,đặc biệt trong tư pháp hình sự Pháp luật đã quy định mối quan hệ chặt chẽ giữacác khâu phát hiện, điều tra tội phạm và luận tội (công tố) nhằm mục đích truy

tố chính xác tội phạm và kẻ phạm tội ra trước tòa

Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát viên thực hiệnquyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tốhoặc thay đổi quyết định khởi tố theo ủy quyền của viện trưởng viện kiểm sátnhân dân cấp mình Kiểm sát viên có quyền yêu cầu hoặc trực tiếp tiến hành một

số hoạt động điều tra theo luật định Khi kiểm sát việc điều tra của cơ quan điềutra, đảm bảo việc điều tra đúng pháp luật, kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việckhởi tố, kiểm sát các họat động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điềutra, có quyền yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong quá trình điềutra, cung cấp tài liệu khi cần và khi điều tra viên vi phạm pháp luật Đồng thờibáo cáo viện trưởng viện kiểm sát cấp mình khi có tranh chấp về thẩm quyềnđiều tra để Viện trưởng có quyết định kịp thời, đảm bảo điều tra đúng tiến độ

Như vậy, kiểm sát viên là người trực tiếp kiểm tra giám sát cơ quan điềutra trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêucầu và quyết định của kiểm sát viên (trường hợp không đồng ý, cơ quan điều tra

có quyền kiến nghị lên viện kiểm sát cấp trên) Để hoạt động điều tra của cơquan điều tra đảm bảo tính khách quan, toàn diện và chính xác, rất cần hoạt

Trang 35

động kiểm sát của kiểm sát viên viên kiểm sát nhân dân - người thực hiện chứcnăng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

1.5.2 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với Tòa án

Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng xét xử Về nguyên tắcTòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh trong cáo trạng

và tòa án quyết định đưa ra xét xử Thực hiện chức năng công tố - chức năngriêng có của viện kiểm sát - theo ủy quyền của Viện trưởng, tại phiên tòa xét xửhình sự, kiểm sát viên đọc cáo trạng, phát biểu quan điểm của viện kiểm sát vàtham gia tranh tụng Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụngDân sự thì sự tham gia của kiểm sát viên tại phiên tòa là điều kiện để phiên tòadiễn ra hợp pháp, nếu kiểm sát viên vắng mặt mà không có kiểm sát viên dựkhuyết thay thế, phiên tòa phải hoãn lại Tại phiên toà, chủ tọa phiên tòa cóquyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ áncủa người bào chữa và người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưađược kiểm sát viên tranh luận Với những quy định này, Toà án đã góp phầnnâng cao chất lượng tranh luận của kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo nhữnglập luận đầy đủ, thuyết phục của kiểm sát viên khi bảo vệ quan điểm của Việnkiểm sát

Ngoài chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát viên còn thực hiệnkiểm sát việc xét xử của tòa án, đảm bảo tòa án xét xử đúng người, đúng tội.Khác với mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và kiểm sát viên mối quan hệ nàythể hiện rõ nhất trong giai đoạn xét xử Giai đoạn này, Tòa án thực hiện chứcnăng xét xử còn kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc thực hiện chức năng ấy,đồng thời duy trì quyền công tố, cùng với Tòa án xác định và trừng phạt kẻphạm tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ pháp chế xãhội chủ nghĩa

1.5.3 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với cơ quan thi hành án

Trong chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát nhândân có công tác kiểm sát thi hành án và tại điều 9 Pháp lệnh thi hành án năm

Trang 36

1993 cũng quy định “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa đương sự, cơ quan thi hành án, chấp hành viên ” Có nghĩa giữa cơ quan thihành án và kiểm sát viên tồn tại một quan hệ chặt chẽ Bản án, quyết định củatòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, và cơ quan thi hành án là ngườichịu trách nhiệm chính Việc bản án, quyết định của tòa án được thi hành trênthực tế mới đảm bảo được tính giáo dục phòng ngừa đối với cộng đồng, mớikhẳng định được sự nghiêm minh của pháp luật Thời điểm án được thi hànhcũng là thời điểm kiểm sát viên hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với một vụ

án cụ thể Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án kiểm sát viên có quyền yêucầu cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án đúng quy định, tự kiểm traviệc thi hành, trực tiếp kiểm sát việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùngcấp và cấp dưới, quyền kháng nghị và yêu cầu khi có căn cứ đối với cơ quan thihành án Pháp luật hiện hành quy định cơ quan thi hành án không phải là cơquan độc lập mà chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước, và

sự quản lý về chuyên môn của Cục Thi hành án trực thuộc Bộ tư pháp, điều này

đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng thi hành án, vấn đề này sẽ được sửa đổikhi luật thi hành án ra đời Khi cơ quan thi hành án là một cơ quan độc lập, mốiquan hệ với kiểm sát viên sẽ có sự thay đổi

1.5.4 Mối quan hệ giữa kiểm sát viên với luật sư

Luật sư là một chức danh tư pháp độc lập, được Bộ tư pháp công nhậnquyền tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác (khi có đủtiêu chuẩn theo luật định) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổchức, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khác với ba mối quan hệ trên, mối quan hệ giữa luật sư và kiểm sát viên

là quan hệ giữa hai chức danh tư pháp có những khác biệt cơ bản Nếu như kiểmsát viên đại diện cho quyền lực nhà nước, thực hiện quyền công tố theo ủyquyền của viện trưởng, tức là người buộc tội, thì luật sư là người đại diện chongười bị kiểm sát viên truy tố (thân chủ), là người “gỡ tội”, bảo vệ cho thân chủcủa mình tại phiên tòa Mối quan hệ này thể hiện khá rõ trong quá trình tranh

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w