1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng một số phương án trả lời trong môn tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh

32 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 327 KB

Nội dung

Dạy học phân hoá được coi là một hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được hiểu làquá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ANH SƠN

Trang 2

“XÂY DỰNG MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 CHƯƠNG TRÌNH VNEN NHẰM DẠY PHÂN HÓA ĐỐI

TƯỢNG CỦA HỌC SINH”

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt tất cả các mục đích dạy học,đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cánhân trên cơ sở kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổcập với nâng cao trong dạy học Như vậy có thể xem dạy học phân hoá là một hìnhthức dạy học mà người dạy dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích cũngnhư các điều kiện học tập của mỗi cá nhân người học để điều chỉnh cách dạy phùhợp nhằm phát triển tốt nhất cho từng cá nhân người học đảm bảo hiệu quả giáo

dục cao nhất Dạy học phân hoá được coi là một hướng đổi mới phương pháp dạy

học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh được hiểu làquá trình giáo viên tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh baogồm: Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra nhữngnội dung mới của bài học; Phân hoá HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụphù hợp với từng nhóm HS tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để HS tự pháthiện ra các tình huống có vấn đề; tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớplập kế hoạch hợp lí nhất để giải quyết vấn đề; Tập trung mọi cố gắng để phát triểnnăng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS có niềm tin và niềm vui trong học tập.Dạy học như trên khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệpđồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé củatừng HS Kết quả của cách dạy học như thế không chỉ góp phần hình thành cho

HS các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho họcsinh tính nhiệt tình và phương pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ

Hy Lạp đă nói: “Dạy học không phải là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làmbừng sáng lên những ngọn lửa”

Mô hình dạy học VNEN là phương pháp sư phạm mới, mang tính chuyểnđổi từ cách dạy truyền thống sang cách dạy lấy HS làm trung tâm Phương pháp

dạy học sẽ chuyển từ “giảng dạy - ghi nhớ” sang “tổ chức của GV - hoạt động

của HS” Lúc này, trọng tâm dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn

phải lồng ghép những kỹ năng để hình thành quá trình học tập và phát triển nhâncách của HS Việc học của HS chủ yếu thông qua đối thoại và hợp tác GV chỉ làngười giao việc, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, trọng tài và giúp HS học Đặc biệt,giáo viên là người mang trọng trách khá nặng nề: vừa hướng dẫn học sinh học vừatheo dõi, đánh giá quá trình học tập, theo dõi tiến độ học tập của các nhóm họcsinh Theo dõi sự tiến bộ của HS Khác biệt với vai trò của người giáo viên trongdạy học chương trình hiện hành GV là người tổ chức chỉ đạo hướng dẫn họcsinh.Vai trò của người học được đề cao, tích cực tham gia vào các hoạt động:Tự

Trang 3

học, tự khám phá, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm được đề xuất ý tưởng sáng tạo.Được tham gia đánh giá, lựa chon, đề xuất Tăng cường khả năng tự học tự làmcủa học sinh.Tăng khả năng tự quản, hợp tác của học sinh Đem lại niềm vui tự tincho HS Một tính ưu việt của chương trình Tiểu học mới dễ nhận thấy là: Trongdạy học kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; HS cảmthấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi,thích thú Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của HS để chuẩn bị học bàimới HS trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiếnthức, những thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới Giáo viên biết cách

xử lí các tình huống có thể gặp trong quá trình dạy học: Các HS yếu, nhóm yếu.Nhóm làm việc với tiến độ nhanh

Để mọi người nhận thấy đây là một phương pháp học tập mới đối với cảngười dạy và người học những nhà quản lí, nhà giáo luôn luôn nắm bắt được đầy

đủ các thông tin về dạy học theo chương trình Tiểu học mới Làm thế nào để chongười học chủ động sáng tạo, độc lập trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới Trongquá trình thực hiện triển khai chương trình Tiểu học mới ở Việt Nam có rất nhiềuluồng ý kiến khác nhau Trong những buổi họp phụ huynh có rất nhiều ý kiến đượcđưa ra Có ý kiến cho rằng từ trước đến giờ việc dạy chữ và dạy kiến thức là nhiệm

vụ và trách nhiệm của thầy cô giáo ở trường chứ phụ huynh có biết đâu mà dạy Cóphụ huynh đưa ra ý kiến dạy con khó lắm và dạy như thế nào đây khi họ chưa cóphương pháp, kĩ thuật hướng dẫn con học Cũng có nhiều phụ huynh còn lo lắng,băn khoăn không biết phương pháp này sẽ mang lại được hiệu quả như thế nào? Vàkhông ít có phụ huynh đã nói rằng học theo chương trình này thì làm sao mà vàođược trường chuyên lớp chọn Một số giáo viên tâm huyết khi dạy chương trìnhnày còn cho rằng sẽ hạn chế rất nhiều học sinh giỏi Hơn thế nữa trong xu thế hiệnnay đa số học sinh lại thích học toán hơn học Tiếng Việt bởi chỉ một lẽ đối với họcsinh Tiểu học là học Tiếng Việt ít khi được học sinh giỏi Để nâng cao chất lượngdạy học nói chung và môn Tiếng Việt Tiểu học nói riêng, yêu cầu đối với giáo viên

là phải dạy học phân hóa, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh trong lớp Làm thếnào để trong cùng một tiết dạy, học sinh yếu kém không bị quá tải, học sinh khágiỏi lại vẫn hứng thú với việc học tập và phát huy được hết khả năng của bản thân

là một việc làm không ít khó khăn đối với đa số giáo viên tiểu học hiện nay Rấtnhiều, rất nhiều quan tâm lo lắng của các cấp các ngành Với những băn khoăn nhưvậy, là người cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìmhiểu sâu về môn Tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN với sáng kiến kinh nghiệm:

“Xây dựng một số phương án trả lời trong môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh”

PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 4

I THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH.

1 Học sinh:

Đa số học sinh đều được học và có khả năng học được

Học sinh chăm học, thích đi học thích tìm tòi khám phá kiến thức mới Sốhọc sinh nắm chắc kiến thức môn Tiếng Việt lớp 3 trong năm qua 65 % Số họcsinh nắm chắc kiến thức và có khả năng vận dụng sáng tạo trong môn Tiếng Việt

30 em đạt 26,7 %

Học sinh học để nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi chủ yếu thôngqua các buổi dạy bồi dưỡng riêng theo kiểu” chọn gà nòi” Phân hóa đối tượng họcsinh chỉ mới phân hóa học sinh giỏi là chính chưa chú ý đến từng học sinh

Học sinh đang học theo kiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên là chính Một

số học sinh chủ yếu tiếp thu bài qua tài liệu học tập theo kiểu học toàn bộ cả lớpcùng một nội dung em nào cũng chỉ cần nắm đến một mức độ nào đó không phânhóa được từng em một trong cùng một nội dung dạy học

Học sinh yếu chưa có được ý thức tự học, còn mang tâm lí trông chờ bạn

hoặc giáo viên làm thay; các em còn thiếu tập trung, lơ là trong học tập Một số em

do năng lực tiếp thu chỉ đến mức trung bình lại tự ti, chưa có ý thức học hỏi đểnâng cao kiến thức cho bản thân và để xếp “ hạng” khác

Kĩ năng mở rộng vốn từ, hiểu từ, dùng từ và đặt câu trong phân môn Luyện

từ và cách viết văn; hiểu văn bản trong bài tập đọc vẫn còn nhiều chênh lệch.Cùng ngồi ở một lớp, diện học sinh khá, giỏi hiểu bài và vận dụng rất tốt, hoànthành bài tập sớm hơn thời gian quy định trong khi diện học sinh yếu tiếp nhậnkiến thức một cách rập khuôn, thậm chí không thể nắm và vận dụng tốt những kiếnthức đó, không đủ thời gian để làm bài

Một số em học tiếp thu bài tương đối nhanh thì lại không có cơ hội, chưa có sựhướng dẫn cụ thể để lĩnh hội tìm tòi khám phá kiến thức dưới dạng nâng cao hơn

2 Giáo viên:

Đại da số giáo viên nắm chắc nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩnăng của môn học Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng nhiều đồng chíđạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện cấp Tỉnh nhiều năm liên tục Có ý thứchọc hỏi chuyên môn

Đã có nhiều phương pháp chú ý đến dạy phân hóa đối tượng học sinh nhưngchỉ dạy phân hóa cụ thể theo từng buổi học riêng là chính chưa chú ý đến tận từnghọc sinh để phân hóa đối tượng sát với từng học sinh

Đại đa số chưa có ý thức chuẩn bị các tình huống sư phạm xẩy ra trên lớphọc thực tế, chưa chuẩn bị tốt các phương án trả lời của học sinh để dạy phân hóađối tượng học sinh mà chỉ dạy đến đâu xử lí đến đó nên hiệu quả giờ dạy chưa cao

Trang 5

GV chưa phát hiện kịp thời học sinh khá giỏi, HS trung bình và học sinhyếu trong một nội dung bài học cụ thể nào đó để bổ trợ kiến thức và nâng cao kiếnthức cho học sinh.

Một số giáo viên còn lúng túng trong khâu xác định và lựa chọn phươngpháp dạy học phù hợp cho từng dạng bài cụ thể của từng phân môn trong mônTiếng Việt lớp 4, có đổi mới phương pháp dạy học và tìm tòi nhưng chỉ mang tínhhình thức và chưa chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi gợi mở, một số phương án trả lời

để giúp học sinh yếu đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng và học sinh giỏi phát huyhết khả năng của mình

Một thực trạng dẫn đến việc dạy học các phân môn trong môn Tiếng Việtlớp 4 chưa đạt hiệu quả như mong muốn là trình độ của học sinh trong lớp khôngđồng đều Đây là lí do chính để giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phân hóa

Một số giáo viên vận dụng chuẩn kiến thức kĩ năng còn mang tính máymóc, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinhyếu, tổ chức hoạt động nhóm chưa có hiệu quả làm hạn chế cơ hội giao lưu học tậplẫn nhau giữa học sinh; một số giáo viên vốn từ còn ít, giải nghĩa từ chưa chính xácnên chủ yếu bám vào sách giáo viên làm cho tiết học ít sinh động

Đa số giáo viên chưa chú ý đến dạy phân hóa đối tượng học sinh trong mộttiết dạy, bài dạy cụ thể còn dạy theo kiểu phân hóa riêng từng đối tượng vào mộtbuổi khác tách biệt ra từng đối tượng để dạy Một số giáo viên còn dạy phân hóatheo kiểu: “ Mùa vụ” chẳng hạn chuẩn bị thi khảo sát, kiểm định chất lượng… thìgiáo viên mới tập trung chú ý đến dạy phân hóa

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG TRONG MÔNTIẾNG VIỆT LỚP 4 CÓ HIỆU QUẢ

Việc kết hợp giữa giáo dục “đại trà” với giáo dục “mũi nhọn”, giữa phổ cập với nângcao trong dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu học cần được tiến hành theo các yêu cầu sau:

1 Những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học “Phân hóa đối tượng HS” trong môn Tiếng Việt

a Lấy trình độ chung của học sinh trong lớp làm nền tảng.

Trong dạy học các môn nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viênphải biết lấy trình độ phát triển chung và điều kiện chung của HS trong lớp làmnền tảng, phải hướng vào những yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức kĩ năng để điềuchỉnh nội dung dạy học cho phù hợp Giáo viên phải biết lựa chọn nội dung vàphương pháp dạy học phù hợp với trình độ và điều kiện chung của lớp Có thể phảilược bỏ những nội dung chưa sát thực, chưa phù hợp với yêu cầu cơ bản đặt rahoặc cũng có thể phải bổ sung những nội dung cần thiết để phát triển tư duy chohọc sinh Ví dụ những nội dung kiến thức chưa sát với thực tế địa phương thì khidạy giáo viên cần điều chỉnh bổ sung kịp thời hoặc phân tích kĩ để học sinh hiểuđược và thực hiện được nhiệm vụ học tập

Trang 6

+ Nếu lớp có nhiều học sinh yếu thì chỉ yêu cầu học làm đúng theo chuẩnkiến thức nếu chưa hoàn thành có thể dành sang buổi 2 hoặc phối hợp với gia đình

để hoàn thành yêu cầu của bài

+ Nếu lớp có nhiều học sinh khá giỏi thì nên yêu cầu học sinh hoàn thành tất

cả các nội dung và để các em có thể tìm hiểu và thực hiện nội dung bổ sung củagiáo viên, không yêu cầu học sinh yếu kém thực hiện các yêu cầu trên

b Đưa học sinh yếu lên trình độ trung bình.

Trong dạy học phân hoá, nếu lớp có học sinh diện yếu kém thì giáo viên cần

sử dụng các biện pháp để đưa những học sinh đó có đủ khả năng đạt được nhữngyêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng Đối với những học sinh này, cần phải hạ thấpyêu cầu so với học sinh diện đại trà, giáo viên cần kèm riêng từng cá nhân để các

em có thể theo kịp trình độ chung của học sinh cả lớp

c Cần bổ sung bài tập cho học sinh khá, giỏi.

Trong dạy học phân hoá, một yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viên là cầnphải bổ sung những kiến thức nâng cao cho học sinh khá, giỏi bằng những dạngbài tập mang tính phát triển tư duy Đối với những học sinh này, ngoài việc đạtđược yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng còn phải vận dụng các kiến thức đã họcvào việc giải các bài tập nâng cao Các dạng bài tập bổ sung cần đảm bảo yêu cầusát với chuẩn kiến thức kĩ năng và phải vừa sức với học sinh

d Đảm bảo được tính phân hoá đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong dạy học.

e Đảm bảo việc dạy và học vừa đạt chất lượng thực sự, vừa phù hợp với tính vừa sức, với sự phát triển tư duy và tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học.

g GV có trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học

Điều cốt yếu là HS phải học được và được học Tuyệt đối không để HS yếukém đứng bên lề mỗi giờ dạy của lớp học Đồng thời giúp HS khá giỏi có điều kiệnphát huy tính tích cực chủ động học tập và khả năng sáng tạo của các em

2 Một số biện pháp khi dạy phân hóa đối tượng học sinh trong môn Tiếng Việt.

2.1 Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và bài dạy, xác định đúng mục đích yêu cầu của tiết dạy.

- Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình để có hệ thống chuỗi kiến thức, xác lậpđược mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức cũ giữa kiến thức của phân mônnày với kiến thức của phân môn khác để lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp

- Nắm vững mục tiêu của bài học, nghiên cứu kỹ nội dung của bài dạy để lựa chọnphương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp , hiệu quả

2.2 Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh

Trang 7

- Trong tiết dạy giáo viên luôn chú ý đến từng đối tượng học sinh , để làmđược việc này thì ngay từ bước xây dựng kế hoạch dạy học giáo viên đã phải chú ýđến điều đó Khi soạn giáo án phải dự kiến các câu hỏi, các tình huống và các yêucầu ở từng mức độ khác nhau cho học sinh trong từng phần Trước tiên giáo viênphải nắm chắc yêu cầu kỹ năng cơ bản của từng bài học, môn học, theo yêu cầucủa hướng dẫn học Cần quan tâm nhiều đến học sinh yếu và học sinh giỏi Đây làviệc làm khó song rất cần thiết và phải làm.

Dạy phân hóa đối tượng HS giúp HS yếu kém có hứng thú say mê học tập,đồngthời phát huy tính tích cực chủ động học tập,tư duy sáng tạo của học sinh Đây làviệc làm khó nhưng chúng ta cần phải thực hiện

Để áp dụng việc dạy phân hoá đòi hỏi mỗi GV phải nghiên cứu kĩ về kiến thức,

kĩ năng, thái độ của mỗi bài học để xây dựng nội dung kế hoạch dạy học phù hợpvới từng đối tượng HS trong lớp

2.3 Quan tâm cụ thể đến từng đối tượng ngay trong những hoạt động dạy học đồng loạt.

Theo tư tưởng chủ đạo, dạy học cần lấy trình độ chung trong lớp làm nền tảng,

do đó những pha cơ bản là những pha dạy học đồng loạt Nhưng trên thực tế nhậnthức của HS trong cùng một lớp là khác nhau; người GV cần có những biện phápphát hiện, phân loại được nhóm đối tượng HS về khả năng lĩnh hội tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo, trình độ phát triển thông qua quan sát, kiểm tra, phỏng vấn nhanh từ đó cónhững biện pháp phân hoá nhẹ Do vậy khi thiết kế kế hoạch giảng dạy người GVcần phải gia công về nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS để làm sao thuhút được tất cả HS cùng tham gia tìm hiểu nội dung bài học bằng cách giao nhiệm

vụ phù hợp với khả năng của từng em Khuyến khích HS yếu kém khi các em tỏ thái

độ muốn trả lời câu hỏi, tận dụng những tri thức kỹ năng riêng biệt của từng HS Trong cùng một lớp học thường tồn tại các nhóm học sinh yếu kém, nhómhọc sinh trung bình và nhóm học sinh khá giỏi

Phân hoá việc giúp đỡ, kiểm tra, đánh giá học sinh: Đối tượng HS yếukém cần được quan tâm giúp đỡ nhiều hơn đối tượng HS khá giỏi, những câuhỏi vấn đáp đưa ra cần có sự gợi mở, chẻ nhỏ Nhưng không có nghĩa là đốitượng HS khá giỏi không được quan tâm mà việc quan tâm đến đối tượng HSkhá giỏi chỉ hạn chế tạo điều kiện cho nhóm này phát huy tối đa tính tự giác,độc lập, sáng tạo của các em

2.4 Tổ chức các hình thức phân hoá trên lớp

Trong quá trình dạy học tuỳ vào nội dung bài học, vào những thời điểmthích hợp có thể thực hiện những pha phân hoá tạm thời, tổ chức cho HS hoạtđộng một cách phân hoá Biện pháp này được áp dụng khi trình độ HS có sựsai khác lớn, có nguy cơ yêu cầu quá cao hoặc quá thấp nếu cứ dạy học đồng

loạt Vậy, phân hóa ngay trong từng tiết học chủ yếu là:

Trang 8

- Nếu còn nhiều thời gian: Đưa ra một số yêu cầu cao hơn đối với các em cókết quả đúng, tốt, đạt yêu cầu Những em có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu thì đượclàm lại với sự trợ giúp bằng cách gợi ra nguyên nhân dẫn đến kết quả sai, chưa đạtyêu cầu để các em thực hiện lại đúng quy trình và đưa ra kết quả đúng

- Sắp hết thời gian: Cho những học sinh hoàn thành và có kết quả đúngchuyển sang hoạt động tiếp theo Học sinh có kết quả sai, chưa đạt yêu cầu cùngvới những học sinh chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện hoạt động với sự trợ giúpcủa giáo viên

- Hết thời gian: Những học sinh hoàn thành mà kết quả sai hoặc chưa đạt thìchấp nhận sự khác nhau về thời gian và tốc độ học của học sinh, vẫn cho chuyểnsang hoạt động tiếp theo Tuy nhiên cần ghi lại những nguyên nhân, biện pháp đãtrợ giúp, tiếp tục hỗ trợ riêng học sinh hoàn thành nhiệm vụ và theo dõi thườngxuyên để hỗ trợ kịp thời trong từng hoạt động và động viên những tiến bộ trongquá trình học tập tiếp theo của học sinh

Trong những lúc này, HS được giao những nhiệm vụ phân hoá thường thể hiệnbởi bài tập phân hoá tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại cho người học III GỢI Ý MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI NHẰM PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNGTRONG MỘT SỐ BÀI HỌC CỤ THỂ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

Bài 1A Thương người như thể thương thân.

Hoạt động 5: Hoạt động thực hành.

1 Thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Chị nhà trò được miêu tả như thế nào?

* Học sinh trung bình và dưới trung bình có thể trả lời:

- Chị Nhà trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá…….Hình như cánh yếu quá, chưa quen

mở, mà cho dù khỏe đến mấy cũng chẳng bay được xa (học sinh trả lời cả đoạnvăn chưa biết chọn chi tiết và dựa vào câu hỏi để trả lời)

* Học sinh khá có thể trả lời:

- Chị Nhà trò được miêu tả rất yếu ớt: Thân hình chị yếu ớt; người bự những phấnnhư mới lột; cánh mỏng như bướm non, ngán chùn chùn, yếu quá không bay đượcxa.( Học sinh đã biết cách trả lời dựa vào câu hỏi biết chọn chi tiết để tả song chưanêu chi tiết nổi bật)

* Học sinh giỏi có thể trả lời:

- Những từ ngữ tả chị nhà Trò: Thân hình yếu ớt, người bự những phấn, cách mỏngnhư cánh bướm, ngắn chùn chùn, cánh yếu

* Câu hỏi bổ sung để phát hiện học sinh khá giỏi: (Nếu học sinh hoàn thành hoạt động cơ bản tại lớp hoặc nhóm, cá nhân đã hoàn thành).

+ Học qua bài này em hiểu được điều gì?

Trang 9

- Học sinh trung bình và khá: Học qua bài này em hiểu được dế Mèn có đức tínhtốt luôn bênh vực kẻ yếu đó là chị Nhà Trò.

- Học sinh giỏi: Học qua bài này em hiểu được Dế Mèn một loài vật mà biết yêuthương che chở cho kẻ yếu hon minh thật đáng khâm phục, giáo dục em trong cuộcsống mình phải biết thương yêu đùm bọc mọi người biết chia sẻ cảm thông nhữngngười có hoàn cảnh khó khăn và hoạn nạn, biết giúp đỡ họ đó là đức tính tốt đẹpcủa con người Việt Nam

Bài 1B: Thương người, người thương Hoạt động 9 hoạt động cơ bản: Tìm hiểu “ Thế nào là kể chuyện”.

- Câu chuyện: “ Sự tích hồ Ba Bể” nhằm nói lên điều gì?

- Học sinh trung bình và dưới trung bình có thể trả lời: Câu chuyện nói lên ở hiềngặp lành mẹ con bà góa được bà tiên giúp đỡ

- Học sinh khá có thể trả lời: Câu chuyện nói lên mẹ con bà góa thương ngườiđược người khác thương và muốn giải thích nguồn gốc hồ Ba Bể,

- Học sinh giỏi có thể trả lời: Qua câu chuyện sự tích hồ Ba Bể muốn nói với tacon người ở hiền thì gặp lành, luôn quan tâm giúp đỡ người khác là một việc làmtốt đẹp, thương người thì người thương, đồng thời muốn giải thích nguồn gốc của

hồ Ba Bể

Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ.

Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản.

Sau khi học sinh thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi xong giáo viên có thể hướngdẫn và đưa thêm câu hỏi phụ cho học sinh:

Qua bài đọc: “Thư thăm bạn” em biết được điều gì?

+ HS trung bình chỉ yêu cầu trả lời: bạn Lương biết viết thư thăm hỏi bạn Hồng hỏithăm về tình hình lũ lụt khi đọc được tin trên báo

+ Học sinh khá giỏi: Bạn Lương biết cảm thông chia sẻ với bạn Hồng khi biết được tingia đình bạn Hồng mất mát đau thương khi lũ lụt xẩy ra với gia đình và quê hương bạn

Bài 3B: Cho và nhận.

Hoạt động 5: Hoạt động cơ bản.

Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động 5 giáo viên có thể hỏi thêm

Theo em ông lão đã nhận được gì từ cậu bé?

+ Học sinh trung bình yêu cầu trả lời: Ông lão đã nhận được tình cảm chân thànhthật thà từ cậu bé

+ Học sinh khá giỏi: Ông lão đã nhận được sự cảm thông chia sẻ, tình cảm thươngngười chân thành thật thà từ cậu bé

Trang 10

Kể bằng lời kể của Hòe:

+ Tôi nhìn bác thợ xây, hình như bác hiểu ý tôi Bác hỏi: Cháu có thích nghề thợxây không? Tôi vui vẻ trả lời Cháu thích lắm bác à!

Bài 4 A: Làm người chính trực Hoạt động 6: Hoạt động cơ bản: Tìm hiểu từ ghép và từ láy.

Sau khi học sinh tìm hiểu xong phần từ ghép và từ láy rút ra phần ghi nhớ GV hỏi thêm:

Có mấy loại từ? ( 2 loại từ: từ đơn và từ phức)

Trong từ phức có mấy loại? ( 2 loại từ: Từ ghép và từ láy)

- HS tìm từ láy , từ ghép ghi vào vở

Hoạt động 2 hoạt động thực hành: Học sinh khá có thể yêu cầu tìm ra các từ láy,

từ ghép có chứa các tiếng cho trước và ghi vào vở HS trung bình chỉ cần nêu đượccác từ láy, từ ghép là được

- Tìm nhanh các từ ghép từ láy chữa các tiếng sau đây:

Trang 11

- GV HD học sinh thảo luận nhóm dựa vào sự việc đã cho để xây dựng cốt truyệnchứ không kể lại cả câu chuyện.

- HS trung bình chỉ cần nêu được cốt truyện theo gợi ý nói được 1 đến 2 lần, ghivào vở chỉ cần 1-2 sự việc là được

- HS khá giỏi yêu cầu nói được cốt truyện và ghi vào vở cốt truyện đầy đủ

+ Trong gia đình bố đi vắng chỉ có 2 mẹ con ở nhà với nhau, bà mẹ bị ốm nặng.+ Người con chăm sóc mẹ rất chu đáo mà mẹ vẫn không khỏi bệnh

+ Muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải có một loại thuốc rất quý và hiểm

+ Bỗng nhiên có một bà Tiên xuất hiện, bà thấy được tình yêu thương của cô béđối với mẹ bà đã giúp cô bé tìm được thuốc chữa bệnh cho mẹ, mẹ khỏi bệnh

Bài 5C: Ở hiền gặp lành Hoạt động 3: Hoạt động cơ bản.

- Học sinh làm bài tập 2 và 3: Đối với học sinh trung bình chỉ yêu cầu học sinh tìmđược mỗi ý a,b,c, 1 danh từ và đặt câu với danh từ tìm được và ghi vào vở

- Đối với học sinh khá giỏi yêu cầu tìm được mỗi ý a,b,c, 2-3 danh từ và đặt câuvới các danh từ tìm được và ghi vào vở

Hoạt động thực hành : Sau khi học sinh thực hiện hết các bài tập hoạt động thực

hành giáo viên có thể yêu cầu học sinh khá giỏi kể lại câu chuyện: “ Gà trống vàCáo” bằng văn xuôi

Bài 6 B: Không nên nói dối.

Hoạt động thực hành; Kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về người biết coi trọng

và giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình

- HS trung bình chỉ cần kể được câu chuyện đầy đủ nội dung theo cốt truyện làđược chưa yêu cầu cử chỉ điệu bộ, ngôn ngữ kể

- HS khá giỏi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đầy đủ nội dung theo cốt truyện

và có cử chỉ điệu bộ thể hiện ở nét mặt, ngôn ngữ kể rõ ràng rành mạch

Bài 6 C: Trung thực- Tự trọng.

Hoạt động cơ bản: Học sinh làm bài tập 5,6 Đối với học sinh trung bình chỉ yêu

cầu học sinh tìm và viết vào phiếu các từ vào theo nhóm thích hợp rồi đặt câu với

từ tìm được ghi vào vở 1-3 câu là được

- HS khá giỏi yêu cầu học sinh ghép được các từ vào nhóm cho thích hợp và đặtcâu với mỗi từ vừa ghép được và ghi vào vở đầy đủ các câu vừa đặt được

Bài 7 A: Ước mơ của anh chiến sĩ.

Hoạt động cơ bản: Hoạt động 5 tìm hiểu nội dung bài văn.

H Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?

Trang 12

- HS trung bình chỉ cần học sinh nêu miệng: Đất nước ta hòa bình, giàu mạnh hơn.

- Học sinh khá giỏi yêu cầu viết 2- 3 câu về ước mơ của mình đất nước mai sau sẽphát triển như thế nào và ghi vào vở

Hoạt động 2 hoạt động thực hành Viết vào vở tên 3 điểm du lịch nước ta mà em

mơ ước được đến thăm

- HS trung bình chỉ yêu càu học sinh viết được 2-3 điểm du lịch và viết vào vởđúng chính tả: Ví dụ: thành phổ Huế; Thủ đô Hà Nội, thành phổ Hồ Chí Minh

- HS khá giỏi yêu cầu cao hơn viết được 3-4 điểm du lịch và viết vào vở thành câutrọng vẹn và đúng chính tả

Ví dụ: Em mong ước được đến thăm thành phố biển Nha Trang

Bài 7 C: Bạn ước mơ điều gì.

Hoạt động 1: hoạt động thực hành: Luyện tập phát triển câu chuyện theo trình

tự thời gian: Học sinh thảo luận nhóm để trình bày theo gợi ý Sau đó giáo viên yêucầu học sinh trình bày tóm tắt diễn biến câu chuyện theo trình tự thời gian( Yêucầu học sinh khá giỏi)

- Trên đường đi tìm con Chim xanh về chữa bệnh, hai cậu bé Tin Tin và Mi tindừng chân ở vương quốc tương lai trò chuyện với 5 em bé sắp ra đời các em giớithiệu sáng chế của mình Tin tin và Mi tin đến thăm công xưởng xanh gặp 3 em bésắp ra đời em nào cũng đưa quả của mình để giới thiệu Những điều các em nhỏlàm được và ước mơ của các em thật kì diệu

Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ.

Hoạt động 1 hoạt động thực hành Viết vào vở tên riêng cho đúng chính tả.

- HS nhắc lại cách viết hoa tên riêng địa lí, tên riêng người nước ngoài khi đượcphiên âm theo âm Hán Việt thì khi viết không có dấu gạch ngang giữa các tiếng.Phiên âm trực tiếp sang tiếng việt thì giữa các tiếng có dấu gạch nối

- HS trung bình tìm các tiếng được phiên âm theo âm Hán Việt: Khổng Tử; Luân Đôn

- HS khá tìm các từ tên riêng phiên âm trực tiếp sang tiếng việt: An- be- Anh- xtanh.Crit- xti- an I-uri Mo- rít-xơ Mát- téc-lích Xanh Pê-téc-pua.Tô- ki- ô Nia-ga-ra

- Sau khi phân biệt xong học sinh mới có thể viết đúng chính tả

Bài 8 C: Thời gian- Không gian.

Hoạt động 1 hoạt động thực hành.

Xếp các từ sau vào 2 nhóm: nhóm từ ngữ chỉ trình tự câu chuyện xẩy ra có trình tựtrước sau; nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời

- HS trung bình chỉ cần yêu cầu thảo luận trong nhóm và trình bày trước nhóm là được

- Học sinh khá giỏi yêu câu thảo luận nhóm trình bày trước nhóm và ghi lại vàotrong vở 2 nhóm đã phân biệt được:

Trang 13

Nhóm từ ngữ cho biết câu chuyện kể theo trình tự thời gian đồng thời: trong khi

Bài 9A: Những điều em mơ ước.

Hoạt động 5 hoạt động cơ bản:

Sau khi học sinh trao đổi nhóm bài 5 giáo viên có thể hỏi thêm: Em có suy nghĩ gì

về mong ước học nghề của bạn Cương

- HS trung bình chỉ cần trả lời được: Mong muốn học nghề rèn vì Cương muốnkiếm tiền để giúp đỡ mẹ

- HS khá giỏi: Mong muốn học nghề rèn vì Cương thương mẹ, muốn kiếm tiền đểgiúp mẹ và Cương hiểu ra nghề nào dù làm thầy hay làm thợ đều đáng trọng nhưnhau chỉ có ai trộm cắp ăn bám mới đáng bị coi thường

Hoạt động 4 hoạt động thực hành:

Sau khi học sinh xong thảo luận nhóm GV có thể hỏi ngược lại: Tìm các từ ngữcùng nghĩa với từ: “ Ước mơ” HS có thể nêu được các từ: mơ ước, ước mơ, ướcnguyện, mong ước, mong muốn, ước muốn, cầu mong, mơ tưởng, cầu nguyện,mộng tưởng, ao ước, mộng ước, ước mộng, mơ mộng…

Bài 9 B: Hãy biết ước mơ.

Hoạt động 2 hoạt động thực hành: Kể một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè,

người thân và đặt tên cho câu chuyện

- HS trung bình chỉ yêu cầu kể được nội dung chính của câu chuyện nói về ước mơcủa mình hoặc bạn, người thân

Ví dụ: Ước mơ làm người thợ.

Một hôm đi học về qua đường làng thấy các bác thợ xây đang xây nhà cho bác Tiến Mình thích lắm và chỉ ước mơ sau này lớn lên sẽ học được nghề thợ xây thôi Nhìn tay của các bác thợ đưa bay để xoa lên trần nhà mà mình nghĩ phải tài nghệ lắm mới có thể làm được như vậy Mình ước mơ làm thợ mình càng cố gắng học tập để sau này trở thành một thợ xây giỏi nhất

- HS khá giỏi yêu câu kể câu chuyện đầy đủ nội dung, ngôn ngữ kể rõ ràng, dùng

từ hay, đảm bảo đầy đủ 3 phần của bài văn kể chuyện

Bài 11A Có chí thì nên.

Hoạt động 5( Hoạt động cơ bản) Sau khi học sinh trả lời xong câu hỏi GV đưa

thêm câu hỏi nâng cao cho HS đã hoàn thành

Trang 14

Câu 1: Học qua bài ông trạng thả diều em biết được điều gì?

- Học sinh trung bình: Biết được ông trạng thả diều là Nguyễn Hiền, chăm học

- Học sinh khá giỏi: Biết được ông trạng thả diều là Nguyễn Hiền, nhà nghèo,chăm học, không được học đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, rất có chí và ông đãvượt khó học tập ông đã đỗ Trạng Nguyên lúc 13 tuổi

Hoạt động 1(Hoạt động thực hành).

Sau khi học sinh làm xong bài tập 1 GV có thể bổ sung thêm câu hỏi phụcho học sinh làm

- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra chưa kết thúc

+ Ví dụ: Tôi đang học bài

+ Mặt trời như quả bóng bay mềm mại đang từ từ nhô lên ở phía đằng đông

- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra trong tương lai

+ Ví dụ: Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bố mẹ vui lòng

+ Nếu tôi không chăm chỉ học tập thì tôi sẽ thua kém bạn bè

- Đặt 1 câu: Có từ biểu thị sự việc, hiện tượng diễn ra trước thời điểm hiện tại.+ Ví dụ: Em đã học thuộc bài thơ “ cô giáo” từ khi lớp hai

+ Ngày hôm qua, tôi đã đến nhà bạn chơi

Bài 11B Bền gan vững chí Bài 5: Học sinh kể chuyện.

Sau khi học sinh kể chuyện giáo viên có thể hỏi những chi tiết quan trọngtrong câu chuyện bàn chân kì diệu:

+ Kí bị liệt 2 tay và vẫn xin vào học

+ Cô giáo không dám nhận

+ Ngọc kí tập viết bằng chân

+ Kí được nhận vào học

+ Cô giáo và các bạn giúp đỡ Kí

+ Kí được thưởng huy hiệu của Bác Hồ

- Câu chuyện khuyên em điều gì?( dù khó khăn, vất vả, gặp hoàn cảnh khó khănđến mấy cũng vượt qua để cố gắng học tập)

Bài 12 A Những con người giàu nghị lực.

Bài 5 Hoạt động cơ bản.

Câu 1: Học qua bài đọc: “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi em biết được điều gì?

Trang 15

- Học sinh TB: Biết được Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi là người tài giỏi có nghịlực, biết cách kinh doanh.

- Học sinh khá giỏi: Qua bài đọc Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi em biết được BạchThái Bưởi là một người giàu nghị lực có ý chí vươn lên lúc gặp khó khăn, biết khơidậy lòng tự hào của dân tộc để đi đến thành công trong cuộc sống

Bài 1: Hoạt động thực hành.

Xếp thẻ từ có tiếng “ chí” vào 2 nhóm

- GV hướng dẫn học sinh để xếp được 2 nhóm cho phù hợp HS phải hiểu:

- Chí: Chỉ mức độ cao nhất, rất, hết sức có thể thêm từ “ rất” ở đằng trước: Chíphải- rất phải; chí thân- rất thân Rất chí tình; rất chí lí

- Chí chỉ ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: có thể thêm từ “ có” vàotrước ví dụ: có chí hướng, có quyết chí, có chí khí, có ý chí…

Từ đó học sinh mới xếp được thành 2 nhóm phù hợp

Bài 12 B: Khổ luyện thành tài.

- Kết bài mở rộng: Nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình

- Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục câu chuyện không bình luận gì thêm.+ Học sinh trung bình chỉ yêu cầu: An đrây ân hận về việc làm của mình Câuchuyện khuyên em phải biết quan tâm chăm sóc người thân trong gia đình

+ Học sinh khá giỏi: Đọc xong câu chuyện nỗi dằn vặt của An đrây – Ca gấp sáchlại em như thấy rõ cậu bé đã ân hận day dứt không sao ngủ được về việc làm củamình Câu chuyện như muốn nhắc nhắc nhở chúng ta đừng vì quá ham chơi màquên mất quan tâm chăm sóc người khác

Bài 13 A Vượt lên thử thách.

Bài 2: (Hoạt động thực hành) Viết 1 đoạn văn ngắn nói về 1 người do có ý chí

nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công

+ Đối với nhóm trung bình giáo viên có thể gợi ý:

- Viết về người nào? Người đó trong lớp, trong trường, hay trong sách báo?

Có thử thách gì? Có ý chí nghị lực như thế nào? đạt được thành công gì? Thànhcông trong học tập hay trong công việc gì?

Trang 16

+ Đối với học sinh khá giỏi ngoài những gợi ý trên giáo viên yêu cầu họcsinh viết đoạn văn liên kết các ý chặt chẽ, có dùng từ ngữ có hình ảnh, từ láy, từghép để diễn tả được nội dung đoạn văn cho sinh động người nghe biết được người

đó có ý chí nghị lực vượt qua thử thách đi đến thành công

Bài 13 B: Kiên trì và nhẫn nại.

Bài 1( Hoạt động thực hành) Sau khi học sinh làm xong bài 1 đối với học sinh

trung bình giáo viên có thể cho học sinh ghi vào vở

+ Đối với học sinh khá giỏi có thể thêm nội dung đặt câu hỏi để tự hỏi mình?

Ví dụ: Sao dạo này tôi đau đầu thế nhỉ ?

+ Đối với học sinh khá giỏi giáo viên hướng dẫn và yêu cầu học sinh viết mở bàigián tiếp và kết bài mở rộng

Ví dụ: Mở bài gián tiếp: Ở lớp tôi có mấy bạn chữ viết xấu và không chịu khó học

Cô giáo thường kể lại câu chuyện Văn hay chữ tốt để tiếp thêm nghị lực cho cácbạn trong quá trình học tập câu chuyện là thế này:

Kết bài mở rộng: Câu chuyện Văn hay chữ tốt đã khuyên em phải biết kiên trì nhẫnnại trong khi tập viết cũng như trong học tập để đi đến thành công như Cao BáQuát nổi danh là văn hay chữ tốt

Bài 13 C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?

Hoạt động 2( Hoạt động cơ bản) Giáo viên hướng dẫn học sinh sau khi đọc xong

chuyện: Hai bàn tay đặt 3 câu hỏi trả lời về nội dung câu chuyện

+ Học sinh trung bình chỉ yêu cầu nêu được 3 câu hỏi và trả lời?

- Bác Hồ có người bạn tên là gì?( Bác Hồ có người bạn tên là Lê)

- Bác Hồ hỏi bác Lê điều gì?( anh có yêu nước không?)

- Bác Lê hỏi Bác Hồ điều gì?( Lấy đâu tiền mà đi ra nước ngoài?)

- Bác Hồ đã nói gì với Bác Lê?( Đưa hai bản tay và nói tiền đây)

+ Học sinh khá giỏi yêu cầu trả lời được 3 câu hỏi khái quát được toàn bộ nội dungcâu chuyện

- Bác Hồ hỏi bác Lê những điều gì?( Anh có yêu nước không? Anh có thể giữ bímật không? Anh có muốn đi với tôi không?)

Ngày đăng: 01/07/2015, 08:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w