1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

114 904 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Tác giả Trần Thị Như Ngọc
Người hướng dẫn GS.TS Đỗ Kim Chung
Trường học Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-

-TRẦN THỊ NHƯ NGỌC

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu và kếtquả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận

án nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đãđược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Như Ngọc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giámhiệu Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy côgiáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức

cơ bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền

đề tốt để tôi học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Kim Chung –Giảng viên khoa Kinh tế và PTNT – Người thầy giáo đã dành nhiều thời gian vàtâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Sơn Động, ban lãnh đạo các cấp,các phòng ban của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế đóngtrên địa bàn và những người dân địa phương đã cung cấp những thông tin cần thiết

và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã quantâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, tiến hànhnghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Như Ngọc

Trang 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế củahuyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Hướng nghiên cứu chính của đề tài là tập trungtìm hiểu thực trạng đầu tư công cho phát triển các ngành kinh tế (Nông nghiệp,Công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ) của huyện, từ thực trạng đó đưa ra nhữngđịnh hướng giải pháp đối với vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

Để bước vào nghiên cứu thực tế, tác giả đã tìm hiểu và góp phần hệ thốnghóa cơ sở lý luận về đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Trong đó, các kháiniệm được tìm hiểu qua nhiều góc độ, cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứutrước đây Đồng thời, từ các khái niệm về đầu tư, phát triển kinh tế, khái niệm vềhuyện, huyện nghèo, các quan điểm về đầu tư công, đề tài bước đầu khái quát hóakhái niệm về đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện nói chung và đầu tư côngcho phát triển kinh tế huyện nghèo nói riêng

Trong quá trình tiến hành, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả vàphương pháp SWOT làm phương pháp trung tâm cho nghiên cứu Phương phápthống kê mô tả dùng để mô tả tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyệndưới góc độ nguồn vốn đầu tư, kết quả đầu tư và sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tếcủa nguồn đầu tư công trên địa bàn huyện Phương pháp SWOT dùng trong nghiêncứu đánh giá định tính tình hình đầu tư công trên địa bàn, các đánh giá này được thuthập từ góc độ người đầu tư và người thụ hưởng đầu tư Từ thực trạng và phân tíchSWOT, đề tài có cơ sở để đề ra các định hướng giải pháp cho vấn đề đầu tư côngcủa địa phương

Qua nghiên cứu thực tế, tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế huyệnSơn Động, tỉnh Bắc Giang có những đặc điểm sau: Đầu tư công cho phát triển kinh

tế của huyện tăng dần về quy mô vốn trong giai đoạn 2000-2008 Các chương trìnhđầu tư chủ yếu ở đây là chương trình 135, 134, WB, JBIC…Nguồn vốn đầu tư chủyếu trên địa bàn huyện vẫn là nguồn đầu tư từ NSNN Cơ cấu đầu tư tập trung chủyếu cho ngành nông nghiệp Lĩnh vực đầu tư chủ yếu được chú trọng thời gian qua

là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Vấn đề đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề, khuyếnnông, khuyến công cơ bản còn yếu… Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư cho ngànhnông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào biến động thời tiêt và khó ước đoán Hiệu quả

Trang 5

đầu tư cao nhất là đầu tư cho TM-DV Tuy nhiên tồn tại cơ bản trong đầu tư côngcủa huyện là sự manh mún, dàn trải trong sử dụng vốn đầu tư.

Để khắc phục được những tồn tại và phát huy điểm mạnh, tận dụng được các

cơ hội trong đầu tư công nhằm phát triển kinh tế của huyện, đề tài nêu lên nhữngđịnh hướng giải pháp về công tác quy hoạch trong đầu tư, lĩnh vực đầu tư, phươngthức đầu tư và phương thức huy động vốn đầu tư, các giải pháp cơ bản là: Đầu tưtập trung, dứt điểm Tiếp tục nâng cao CSHT, chú trọng đầu tư cho đào tạo nghề.Cần hướng dẫn người thụ hưởng đầu tư phương thức sử dụng hiệu quả nguồn vốn

Do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chủ yếu dừng lại ở mô tả thựctrạng và những đánh giá định tính về đầu tư công cho phát triển các ngành trong nềnkinh tế huyện, hướng nghiên cứu mở ra với đề tài là đi sâu đánh giá các dự án,chương trình đầu tư trong từng ngành theo dòng dự án, nếu có thể sẽ sử dụngphương pháp đánh giá dự án theo dòng thời gian để định lượng chất lượng côngtrình đầu tư Đồng thời, đi sâu tìm hiểu chi tiết vào một số chương trình đầu tư côngtrên địa bàn huyện ví dụ như chương trình tín dụng ưu đãi cho người nghèo, chươngtrình khuyến công, khuyến nông, chương trình đào tạo nghề… Bên cạnh đó, nếuphát triển mở rộng, người nghiên cứu có thể tham khảo thêm về phương pháp đánhgiá hiệu quả xã hội và áp dụng vào đánh giá hiệu quả đầu tư công trên địa bàn

Trang 6

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt đề tài iii

Mục lục v

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình x

Danh mục các hộp x

Danh mục các từ viết tắt xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN 4

2.1 Một số khái niệm 4

2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện 4

2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 4

2.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 7

2.3 Vai trò của nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 9

2.4 Phương pháp tiếp cận 9

2.5 Nội dung nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế 11

2.5.1 Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn 11

2.5.2 Nghiên cứu các chính sách đầu tư công 11

2.5.3 Nghiên cứu nội dung của đầu tư công 11

2.5.4 Nghiên cứu tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế 16

2.5.5 Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 16

Trang 7

2.6 Đặc điểm của đầu tư công 16

2.7 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công 17

2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 19

2.9 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 24

2.9.1 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới 24

2.9.2 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam .26 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 Đặc điểm của huyện Sơn Động 30

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 34

3.2 Phương pháp nghiên cứu 39

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 40

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 43

3.2.4 Phương pháp phân tích 43

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

4.1 Đặc điểm chung của huyện Sơn Động 47

4.2 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện 49

4.2.1 Các chính sách của Chính phủ 49

4.2.2 Các văn bản thể hiện định hướng, chủ trương thực thi chính sách đầu tư công của tỉnh Bắc Giang và huyện Sơn Động 53

4.3 Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 56

4.3.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 56

4.3.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế 59

4.3.3 Tình hình đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động 61 4.3.4 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành công nghiệp – xây dựng huyện Sơn Động 66

Trang 8

4.3.5 Tình hình đầu tư công cho phát triển thương mại dịch vụ huyện Sơn

Động 72

4.4 Tác động của đầu tư công tới sự phát triển kinh tế của huyện 75

4.4.1 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho các ngành kinh tế huyện Sơn Động 75

4.4.2 Hiệu quả kinh tế của nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động 75

4.4.3 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 - 2008 76

4.5 Những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động đầu tư công và tiếp cận đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 79

4.5.1 Đánh giá từ góc độ đơn vị đầu tư công 79

4.5.2 Đánh giá từ góc độ người thụ hưởng đầu tư công 83

4.6 Định hướng giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 86

4.6.1 Quan điểm định hướng đầu tư công 86

4.6.2 Định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công 87

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

5.1 Kết luận 94

5.2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 31Bảng 3.2 Tình hình tài nguyên tự nhiên–xã hội huyện Sơn Động năm 2008 33Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008

35Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 36Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động

Bảng 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo nguồn

đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2008 57Bảng 4.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế

Bảng 4.3 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của

huyện phân theo nguồn đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 62Bảng 4.4 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của

huyện phân theo lĩnh vực nội bộ ngành giai đoạn 2000 – 2008 63Bảng 4.5 Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động

Trang 10

Bảng 4.12 Tình hình đầu tư công cho phát triển Thương mại – Dịch vụ của

Bảng 4.13 Kết quả đầu tư công cho phát triển thương mại dịch vụ của huyện

Bảng 4.14 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển TM – DV của huyện giai đoạn

Bảng 4.15 So sánh hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư công cho các ngành

Bảng 4.16 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động

Bản 4.17 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

Bảng 4.18 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho

phát triển kinh tế Sơn Động dưới góc độ người đầu tư 80Bảng 4.19 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho

phát triển kinh tế Sơn Động dưới góc độ người thụ hưởng đầu tư 84

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân 10Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công 11Hình 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo chương trìnhđầu tư giai đoạn 2000 - 2008 58Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư cho sự phát triển chung các ngành kinh tế huyện SơnĐộng phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2008 59Hình 4.3 Cơ cấu đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn

2000 – 2008 64

DANH MỤC CÁC HỘP

HỘP 4.1: Như vậy thì làm sao có nhiệt huyết với dân với huyện được… 79HỘP 4.2: Hỗ trợ hôm nay có khác gì bao cấp ngày xưa đâu 80HỘP 4.3: Nhiều người ỉ lại vào đầu tư của Nhà nước…trông chờ sao được 83HỘP 4.4: Đầu tư phải chú tâm tới đối tượng có khả năng phát triển sản xuất 84HỘP 4.5: Đầu tiên phải làm đường, làm tới đâu chắc tới đó 87HỘP 4.6: Đầu tư phải đủ lượng vốn, phải dạy người ta cách dùng lượng vốn đó 87HỘP 4.7: Không có tư vấn thì vay thế chứ vay nữa cũng không có ý nghĩa gì

87

Trang 12

Cơ cấuCông nghiệp - Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp

Cơ sở hạ tầngĐại họcĐơn vị tínhGiáo dục - Đào tạoGiá trị sản xuấtHợp tác xãKinh doanhKinh tế - Xã hội

Kỹ thuật tiến bộLao động

Lao động thương binh xã hộiNông nghiệp

Nông nghiệp và phát triển nông thônNgân sách nhà nước

Ngân sách địa phươngNgân sách trung ương

Số lượngTài chính - kế hoạch Tài nguyên - Môi trườngThông tin liên lạc

Triệu đồng

Uỷ ban nhân dân

Trang 13

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết

Hơn hai mươi năm sau đổi mới, đất nước ta đang chuyển mình từng ngày,nền kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định Tuynhiên, sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh

tế Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khókhăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều Để phát triển những địaphương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định chính là chính sáchđầu tư của nhà nước Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế Ởcác vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư do lo sợ rủi ro, vìvậy, ở những vùng này, đầu tư của Chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố căn bản tiền đềcho sự phát triển “cất cánh” Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khíchcác thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy hết khả năng củamình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng

Sơn Động là huyện vùng cao, nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang,cách trung tâm thành phố Bắc Giang 80 km Nơi đây có gần 43% dân cư thuộc 14 dântộc thiểu số Kinh tế của huyện phát triển chậm Bình quân mức tăng giá trị sản xuấthằng năm là 8%, thấp hơn bình quân của tỉnh Trong những năm qua, huyện đã được sựquan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức,nhiều chương trình dự án, những dự án lớn phải kể tới như chương trình 135, 327, dự ánGiảm nghèo do Ngân hàng thế giới WB hỗ trợ…Đến hết năm 2007, các dự án chươngtrình đã mang lại nhiều đổi thay cho miền đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ

sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của đồng bào ở đây Tuynhiên, đến năm 2008, huyện Sơn Động vẫn nằm trong 61 huyện nghèo nhất của cảnước, tỷ lệ nghèo của Sơn Động vẫn chiếm tới 49.87%, trong khi đó cả nước chỉ chiếm23% (chuẩn nghèo 2005), đặc biệt ở các vùng cao, tình trạng đói giáp hạt vẫn thường

Trang 14

sự đã đạt được gì và còn gì bất cập?

Đã từ lâu, các chương trình đầu tư công đã được các tạp chí, phương tiện truyềnthông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đisâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả đầu tư công cho một huyệnnghèo như huyện Sơn Động

Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện SơnĐộng sẽ giúp chúng ta giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời nghiên cứu sẽ là cơ sởthực tiễn cho định hướng chính sách đầu tư của chính phủ, chính quyền các cấp đểphát triển kinh tế của huyện Vì những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và định hướng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Cơ sở lý luận nào làm rõ vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện?Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động trongnhững năm qua như thế nào?

Định hướng giải pháp nào để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công chophát triển kinh tế huyện Sơn Động?

1.4 Giả thiết và giả thuyết nghiên cứu

Trang 15

* Giả thiết

Đề tài không tính đến giá trị thời gian của tiền

* Giả thuyết

Tăng đầu tư làm tăng năng suất sản xuất và tăng trưởng kinh tế

Đầu tư công khắc phục được những thất bại của thị trường

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư côngcho phát triển kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của đầu tư công cho pháttriển kinh tế ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Đối tượng khảo sát chủ yếu là các đơn vị cung cấp và đơn vị tiếp nhận, thựchiện nguồn đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

* Nội dung: Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư dưới hìnhthức đầu tư bằng vốn

Nghiên cứu thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc

độ lĩnh vực (ngành) mà nguồn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉtính đầu tư công cho những lĩnh vực, đối tượng mà giá trị sản xuất của lĩnh vực, đốitượng đó được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện

* Thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 10/01/2009 đến 18/6/2009

Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua cácnăm, tập trung chủ yếu trong những năm 2000, 2005 và 3 năm gần đây; các số liệuđiều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư

Đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020

* Không gian: Nghiên cứu tại Huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Trang 16

PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ

CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Phát triển kinh tế và Phát triển kinh tế huyện

Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi nền kinh tế đạt ở mức độ cao hơn cả

về cơ cấu, chủng loại, bao gồm cả về lượng và chất Nền kinh tế phát triển khôngnhững có nhiều hơn về đầu ra, đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về tổchức và thể chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về sản phẩm và dịch vụ Nhưvậy, phát triển kinh tế là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh Quá trìnhthay đổi của nền kinh tế của một huyện chịu sự tác động của quy luật thị trường,chính sách can thiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất vàngười tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra (Bruce H.1988)

2.1.2 Đầu tư công và đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

2.1.2.1 Khái niệm Đầu tư

Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cườngnăng lực sản xuất tương lai Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành tư bản hoặctích lũy tư bản Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chấtmới được tính Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ Việc gia tăng tư bản tư nhân (tăng thiết bị sản xuất) đượcgọi là đầu tư tư nhân Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng

Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại

để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt, TừQuang Phương, 2007) Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiênnhiên, là sức lao động, trí tuệ…

Các hoạt động bỏ tiền ra xây dựng công trình giao thông, thông tin…làmtăng tài sản cho nền kinh tế Các hoạt động này gọi là đầu tư phát triển hay đầu tưtrên giác độ nền kinh tế Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực Theo nghĩahẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồnlực đầu tư bao gồm tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên, khoa

Trang 17

học công nghệ…

Như vậy, có thể hiểu rằng đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt kết quả đó.

2.1.2.2 Khái niệm đầu tư công

Khái niệm đầu tư công được xây dựng theo các tính chất của quan hệ sở hữuvốn, khu vực đầu tư, hiệu quả đầu tư và đối tượng đầu tư

Cách thứ nhất: Theo đối tượng sở hữu vốn, hoạt động đầu tư sử dụng vốn

thuộc sở hữu nhà nước được gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tư nhân gọi là đầu tư

tư nhân Đây cũng chính là cách tiếp cận đầu tư công của Dự thảo Luật đầu tư công(8/2007) thì “Đầu tư công là đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước vào các ngành, lĩnhvực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục đích kinh doanh” Như vậy, định nghĩanày tiếp cận đầu tư công theo góc độ chủ thể quản ly Nhà nước, nhấn mạnh vai trò

và trách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động đầu tư công

Cách thứ hai: Theo khu vực đầu tư, nền kinh tế bao gồm hai khu vực là

Công cộng và tư nhân Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công cộng gọi là đầu tưcông cộng, hoạt động đầu tư thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân

Cách thứ ba : Nhìn từ góc độ hiệu quả của đầu tư, kinh tế học vĩ mô cho

rằng : đầu tư làm gia tăng tư bản xã hội gọi là đầu tư công cộng_hay còn gọi là đầu

tư công Cách tiếp cận trên nhìn từ góc độ quy mô tác động, hiệu quả của đầu tư

Cách thứ tư : Xét theo đối tượng thụ hưởng đầu tư và đầu ra của đầu tư, các

hoạt động sản xuất ra hàng hóa công cộng gọi là đầu tư công, các hoạt động sảnxuất ra hàng hóa tư nhân gọi là đầu tư tư nhân Tiếp cận theo góc độ này, kinh tếcông cộng cho rằng: đặc trưng chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ công là hàng hóa,dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, cộng đồng, việc tiến hành hoạt độngcung cấp hàng hóa ấy có thể do nhà nước trực tiếp đảm nhận, trao quyền cung cấphàng hóa công cho các cá nhân hoặc Nhà nước tài trợ công cho khu vực tư để cungcấp hàng hóa công Theo cách tiếp cận này, hoạt động đầu tư công là hoạt động đầu

tư cung cấp hàng hóa công, có thể do chủ thể Nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệmdưới sự quản lý, hỗ trợ và định hướng của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi íchchung của xã hội, cộng đồng

Trang 18

Điều 70, chương VII, Luật đầu tư (2005) của nước ta quy định: “Tổ chức, cánhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định Chính phủban hành chính sách hỗ trợ các hoạt động công ích và danh mục sản phẩm, dịch vụcông ích.” Điều này có nghĩa là, Nhà nước không độc quyền trong lĩnh vực đầu tưcung cấp hàng hóa dịch vụ công, Nhà nước có thể xã hội hóa hoạt động này bằngviệc trao một phần việc đầu tư cung cấp hàng hóa công cho khu vực phi Nhà nướcthực hiện.

Có thể thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư công đều hướngđến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội, của cộngđồng, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết và giám sát các hoạtđộng đầu tư này Trong đề tài này, khái niệm đầu tư công được nhìn nhận theophương thức thứ tư

Như vậy, đầu tư công có thể hiểu như sau: đầu tư công là những hoạt động đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng,

do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện.

2.1.2.3 Đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

Đầu tư công cho phát triển kinh tế là một bộ phận của đầu tư công Đầu tưcông cho phát triển kinh tế bao gồm đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh

tế xã hội; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh tế; góp vốn cổ phần, góp vốnliên doanh vào các doanh nghiệp; thành lập quỹ hỗ trợ phát triển và dự trữ nhànước

Ở nước ta, huyện là đơn vị hành chính trực tiếp quản lý tới cấp xã/phường,thị trấn và tiếp cận tới cấp tỉnh Huyện vẫn được coi là đơn vị cơ bản để phát triểnkinh tế Phát triển kinh tế huyện có mối liên hệ chặt chẽ với phát triển kinh tế củatỉnh, vùng, quốc gia

Huyện nghèo là huyện có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 50%, nguyên nhân chủ yếu

là do các huyện này đều nằm ở vùng núi, địa hình chia cắt, diện tích tự nhiên rộng,nhưng diện tích đất canh tác ít; điều kiện thời tiết không thuận lợi, thường xuyênxảy ra lũ quét, lũ ống; dân số đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phân tán,

Trang 19

thu nhập thấp, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nhưng trình độ sản xuất còn lạchậu; cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa kém; thu ngân sách trên địa bàn huyện thấp Cácnguồn hỗ trợ của Nhà nước còn phân tán, thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp, chưa hỗ trợđúng mức cho phát triển sản xuất; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu cán bộkhoa học, kỹ thuật; chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế -

xã hội Bên cạnh đó, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước ởmột bộ phận cán bộ và dân cư còn nặng nên đã hạn chế phát huy nội lực và sự nỗlực vươn lên

Đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện nghèo là những hoạt động đầu tư

do Nhà nước đảm nhận hay ủy quyền, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng (huyện), tạo sự chuyển biến nhanh hơn

về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân thuộc các huyện nghèo, đưa nền kinh tế của huyện phát triển, tạo điều kiện cho huyện vươn lên giảm nghèo, thoát nghèo, tiến tới phát triển bền vững.

2.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

Kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đều coi đầu tư là yếu tố quan trọng đểphát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng Đầu tư công bao gồm vai trò củađầu tư nói chung và đầu tư cho công cộng nói riêng

*Vai trò của đầu tư nói chung

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công quan hệnhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế Họa thuyết khẳng định: đầu tư là chìakhóa của tăng trưởng kinh tế Qua phân tích các nhà kinh tế học đã rút ra rằng giữađàu tư và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ Mối quan hệ này thể hiện qua hệ sốICOR

ICOR = ΔI / ΔGDPI / ΔI / ΔGDPGDPTrong đó: ΔI / ΔGDPI : Mức tăng của vốn đầu tư

ΔI / ΔGDPGDP: Mức tăng của GDPICOR phản ánh cứ tăng thêm một đồng vốn đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồngGDP Nếu ICOR không đổi thì GDP tăng khi đầu tư tăng Do đó, đầu tư là chìakhóa cho sự tăng trưởng

Trang 20

- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của đầu tư là tạo ra hiệu quả cao, tăng trưởng kinh tế lớn

do đó đầu tư phải tập trung vào những ngành có lợi suất đầu tư lớn Kinh nghiệmcủa các nước trên thế giới là muốn tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 8-10%thì cần đầu tư vào khu công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, vì sự phát triển cân đốicủa nền kinh tế, không thể chỉ vì tập trung vào công nghiệp, dịch vụ mà còn phảixem xét cân đối đầu tư cho nông nghiệp

- Đầu tư tác động đến cơ cấu lãnh thổ

Đầu tư có thể giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa những vùnglãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hóa xã hộicủa người dân Việc đầu tư giải quyết mất cân đối giữa các vùng miền thường đượcthực hiện bởi vốn đầu tư của nhà nước, thông qua những định hướng chính sáchchung…Muốn tăng trưởng không chỉ phải đầu tư vào những ngành mũi nhọn màcòn phải đầu tư với một cơ cấu lãnh thổ hợp lý

*Vai trò của đầu tư công nói riêng

- Khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo-đặc biệt là trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công

Đầu tư công là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội của Chính phủ,

nó có tác dụng khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo(hạn chế độc quyền; vấn đề cung cấp hàng hóa công cộng cho xã hội; điều hành cácyếu tố ngoại ứng; khắc phục những thất bại về thông tin thị trường; điều tiết thịtrường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường phụ trợ,…do thị trường cạnh tranhkhông hoàn hảo; điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và sự mất cân bằng nền kinhtế…) Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vàoviệc cung cấp các hàng hóa công do khó thu lợi Những hàng hóa công này thường

là các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầucống, trường học, bệnh viện… Vai trò của những hàng hóa công này là vô cùng quantrọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hànhđược, không có hệ thống công trình trường học, bệnh viện, nhà văn hóa phục vụ pháttriển con người thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng… Hoạt độngđầu tư công của nhà nước là nhằm cung cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt

Trang 21

động này đối với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được.

-Phân phối lại thu nhập và hàng hóa khuyến dụng

Đầu tư công còn có tác dụng phân phối lại thu nhập và hàng hóa khuyếndụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thunhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếpdưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiệnchính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt…

Thông qua hoạt động đầu tư, Chính phủ, cơ quan nhà nước các cấp sẽ hướng hoạtđộng của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơcấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững

Đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện giúp huyện định hướng pháttriển sản xuất, định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sảnxuất kinh doanh, điều tiết thị trường, điều chỉnh đời sống xã hội

Với huyện nghèo, xuất phát điểm của huyện thấp thì nguồn vốn đầu tư côngthực sự là nguồn đầu tư tối quan trọng giúp huyện vực dậy nền kinh tế, đứng vững

và phát triển

2.3 Vai trò của nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế

Nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện có vai trò đặc biệtquan trọng Vai trò đó được thể hiện qua các điểm sau:

- Cung cấp thông tin về thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế củahuyện, làm cơ sở cho việc ra các quyết định và hoạch định đúng đắn cho chính sáchđầu tư và thực hiện đầu tư cho sự phát triển kinh tế của huyện

- Đưa ra các khuyến nghị cho định hướng chiến lược, chính sách, định hướng

giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho sự phát triển kinh tế của huyện 2.4 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu đầu tư được tiếp cận theo hai khu vực kinh tế Dựa trên cơ chếphân bổ các nguồn lực kinh tế, kinh tế học chia nền kinh tế thành hai khu vực kinhtế: công cộng và tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các hộ gia đình, trangtrại, doanh nghiệp…sẽ quyết định cơ cấu sản xuất – kinh doanh của mình theo tínhiệu thị trường Khu vực kinh tế công sẽ can thiệp vào các lĩnh vực đầu tư công nhưphát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nhân lực, đào tạo, chuyển giao…để hỗ trợ kinh tế

Trang 22

tư nhân phát triển (Đỗ Kim Chung, 2008, Kim Thị Dung, 2007).

Trong nền kinh tế mở, nhiều hoạt động kinh tế có sự tham gia của tư nhân,chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế Do đó, phạm vi của khu vực côngcộng cũng được mở rộng Theo quyết định 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về cải cách hành chính nhà nước thì: “Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đờisống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc

về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận Trong từng lĩnh vựcđịnh rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, nhữngcông việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội đảm nhiệm Nhà nước có các chínhsách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làmcác dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra,kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước” Ngày nay, sự phát triển đa dạng củathị trường tài chính và các hình thức đầu tư, sở hữu hỗn hợp, hợp tác đa phương,liên doanh, liên kết, BOT…gắn kết khu vực công cộng và khu vực tư nhân, làm choranh giới giữa hai khu vực này ngày càng mờ nhạt Trên thực tế, dù lớn hay nhỏ,khu vực công cộng luôn tồn tại gắn liền với khu vực tư nhân

Trong đề tài này, khi nghiên cứu phát triển kinh tế của huyện, chúng tôi xemxét sự can thiệp của khu vực kinh tế công vào nền kinh tế của huyện, đồng thời xemxét sự can thiệp này sẽ tạo điều kiện như thế nào cho các khu vực kinh tế tư nhân vàtập thể phát triển

Đầu tư

Hàng hóa công cộng

Hàng hóa cá nhânKhu vực

công cộng Khu vực tư nhân

Trang 23

Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân

2.5 Nội dung nghiên cứu đầu tư công cho phát triển kinh tế

2.5.1 Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn

Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn là nghiên cứu những đặc điểm về tựnhiên, kinh tế-xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; xem xét nhữngđặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động đầu tư công cho phát triểnkinh tế trên địa bàn Nghiên cứu này sẽ cho ta cái nhìn khởi đầu tổng quan về cácnhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư công trên địa bàn

2.5.2 Nghiên cứu các chính sách đầu tư công

Các chính sách là khởi nguồn của việc triển khai các chương trình, dự án, cáchoạt động Chính vì vậy, để nghiên cứu các hoạt động đầu tư công thì đầu tiên chúng

ta phải nghiên cứu các Chính sách đầu tư công Hoạt động đầu tư công của mộthuyện bắt nguồn từ các Chính sách đầu tư của Chính phủ, sự cụ thể hóa chính sáchcủa tỉnh, huyện Nghiên cứu Chính sách đầu tư công sẽ cho ta cái nhìn đúng hướngtrong quá trình triển khai nghiên cứu hoạt động đầu tư công trên địa bàn huyện

2.5.3 Nghiên cứu nội dung của đầu tư công

Nội dung đầu tư công chính là sự cụ thể hóa các Chính sách đầu tư côngtrong thực tiễn Nghiên cứu nội dung đầu tư công bao gồm nghiên cứu lượng vốnđầu tư công, phân bố nguồn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư, kết quả thực hiện các hoạtđộng đầu tư và hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư như thế nào…Ta có thể nghiêncứu hoạt động đầu tư công theo dòng dự án đầu tư hoặc nhìn nhận đầu tư theongành Đề tài lựa chọn nghiên cứu đầu tư công theo góc độ đầu tư cho phát triển cácngành trong nền kinh tế Đầu tư

Trang 24

Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công

2.5.3.1 Đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế

Phát triển kinh tế nhìn theo góc độ phát triển ngành bao gồm: phát triển kinh

tế ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp-xây dựng-tiểu thủ công nghiệp, thươngmại-dịch vụ Tuy nhiên, đầu tư công vào một số lĩnh vực có tác động tổng hợp đếnphát triển chung của các ngành Ví dụ như khi đầu tư cho giao thông thì vấn đề tiêuthụ nông sản gặp nhiều thuận lợi, đồng thời các đơn vị hoạt động kinh tế trong lĩnhvực CN-XD-TTCN cũng hưởng lợi từ sự đầu tư này do thuận tiện…đường đượcđầu tư thì thông thương giao lưu kinh tế tốt hơn, từ đó kinh tế hàng hóa phát triểnhơn dẫn tới sự phát triển thương mại dịch vụ Nghiên cứu đầu tư cho phát triểnchung các ngành kinh tế bao gồm các nội dung sau:

1 Đầu tư cho quy hoạch (quy hoạch đô thị, quy hoạch trung tâm cụm xã,khu công nghiệp…)

2 Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng: Xây dựng khu đô thị, khu côngnghiệp; Kiến thiết thị chính, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện, viễnthông, thông tin liên lạc…

3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đào tạo nhân lực (hoạt độnggiáo dục và đào tạo, hoạt động đào tạo nghề), chăm sóc sức khỏe…

4 Đầu tư cho dịch vụ công: Đầu tư duy trì hoạt động hành chính công; đầu

tư cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (duy tu, bảo dưỡng các công trình giaothông, cơ sở hạ tầng phục vụ y tế, giáo dục, viễn thông, thông tin liên lạc…); đầu tưcho hoạt động dịch vụ công ích (vệ sinh môi trường, xử lý rác thải…) Đề tài tậptrung đi sâu nghiên cứu hoạt động đầu tư công cho phát triển kinh tế nên trong quátrình nghiên cứu đề tài sẽ không nghiên cứu sâu vào nội dung này

2.5.3.2 Đầu tư công cho phát triển Nông nghiệp

Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp bao gồm các nội dung chính:

1 Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp

Đầu tư phát triển nông nghiệp bao gồm các nội dung như xây dựng cơ sở hạtầng phát triển sản xuất như giao thông nội đồng, thủy lợi, đầu tư hỗ trợ đầu vào sảnxuât gồm giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, công tác thú y, đầu tưkinh phí tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến ngư…

Trang 25

a) Đầu tư phát triển ngành trồng trọt

Đầu tư phát triển ngành trồng trọt bao gồm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngphát triển nông nghiệp (giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi ), hỗ trợ đầu vàonhư giống cây, phân bón, thuốc BVTV, đầu tư tập huấn khuyến nông, xây dựng các

mô hình sản xuất mới

b) Đầu tư phát triển ngành chăn nuôi

Đầu tư phát triển chăn nuôi gồm đầu tư cung cấp, cung cấp và đưa vào sảnxuất giống con mới, năng suất; đầu tư hỗ trợ trong công tác thú y; đầu tư thông quacác chương trình khuyến nông về giống, phương thức chăn nuôi…

2 Đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành được nhận nhiều chính sách và ưu tiên đầu tư côngcủa nhà nước thông qua các chương trình bảo tồn và khôi phục rừng tự nhiên, tạomới và trồng mới các diện tích đất bỏ hoang, bỏ hóa, đất trống đồi núi trọc để pháttriển rừng sản xuất…

Các chương trình trên tập trung vào công tác hỗ trợ dưới dạng tiền hoặcgiống cây cho phát triển rừng sản xuất, cho công tác khoanh nuôi bảo vệ rừng; đikèm với nó là các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các lâm trường, trang trại nông lâmnghiệp phát triển sản xuất…

3 Đầu tư phát triển ngành thủy sản

Tương tự như ngành chăn nuôi, đầu tư công cho ngành nuôi trổng thủy sảnbao gồm đầu tư cung cấp giống, đầu tư cung cấp dịch vụ công như khuyến nông vềphương thức chăn nuôi, KTTB, đầu tư chi phí tham quan mô hình sản xuất…

2.5.3.3 Đầu tư công cho phát triển Công nghiệp–Xây dựng–Tiểu thủ công nghiệp

* Ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp khai thác, công nghiệp chế

biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước (phân loại theo hệthống SNA)

+ Công nghiệp khai thác

- Công nghiệp khai thác than

- Khai thác đá, cát, sỏi, các mỏ khác…

+ Công nghiệp chế biến

Trang 26

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống

- Sản xuất trang phục

- Thuộc sơ chế da

- Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre nứa

- Sản xuất vật liệu xây dựng

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại

- Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ

- Sản xuất giường, tủ, bàn ghế, giấy

+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước

- Sản xuất phân phối điện, ga

- Sản xuất và phân phối nước

Đầu tư cho phát triển công nghiệp chính là đầu tư cho sự phát triển của bangành công nghiệp chính đó_bao gồm: đầu tư phát triển khu công nghiệp, đầu tưcho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành trên (bao gồmđầu tư vốn, góp vốn, hoàn thiện cơ sở pháp lý, dịch vụ công, đầu tư cho giáo dụcđào tạo nghề cho lao động công nghiệp, đầu tư cho hoạt động khuyến công…); đầu

tư thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất công nghiệp

* Tiểu thủ công nghiệp là các ngành nghề phát triển sản xuất hàng thủ công

mỹ nghệ, chế biến quy mô nhỏ, thường phát triển dưới dạng các làng nghề thủ côngtruyền thống hoặc các hợp tác xã ngành nghề…

Đầu tư công cho phát triển tiểu thủ công nghiệp là đầu tư cho sự phát triểncủa các đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này (VD: đào tạo nghề, khuyếnkhích phát triển làng nghề, hợp tác xã ngành nghề, hỗ trợ vốn tín dụng, thuê mặtbằng sản xuất, tổ chức các lớp tham quan học tập mô hình sản xuất…)

Vốn đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng đường (đồng thời thuộc lĩnh vựcgiao thông), xây trường (lĩnh vực giáo dục), xây trạm (lĩnh vực y tế)

2.5.3.4 Đầu tư công cho phát triển Thương mại - Dịch vụ

* Thương mại

Thương mại là tổng hòa các hoạt động mua và bán một loại hàng hóa haydịch vụ nào đó để thỏa mãn nhu cầu của thị trường về sản phẩm hay dịch vụ đó.Thương mại bao gồm các hoạt động bán buôn bán lẻ, xúc tiến thương mại, xuất

Trang 27

nhập khẩu lao động, hàng hóa…

*Dịch vụ

Dịch vụ là một hàng hóa không hiển thị vật lý, người mua chỉ mua được giátrị sử dụng mà không mua được giá trị sở hữu của hàng hóa đó

Phân loại dịch vụ

* Theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

1 Thương mại và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng

2 Khách sạn, nhà hàng

3 Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc

4 Tài chính, tín dụng

5 Khoa học và kỹ nghệ

6 Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

7 Quản lý nhà nước, An ninh quốc phòng

8 Giáo dục, đào tạo

9 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

10 Văn hoá, thể dục, thể thao

11 Đảng, các đoàn thể và hiệp hội

12 Phục vụ cá nhân cộng đồng

13 Làm thuê trong hộ gia đình

14 Các tổ chức và đoàn thể quốc tế

* Theo tính chất thương mại của dịch vụ

1 Dịch vụ mang tính chất thương mại: Là những dịch vụ được thực hiện,cung ứng nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận

2 Dịch vụ không mang tính chất thương mại (dịch vụ phi thương mại): Lànhững dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mụcđích lợi nhuận Loại dịch vụ này bao gồm các dịch vụ công cộng

Nói đến thương mại là nói đến mục đích thu lợi nhuận chỉ những dịch vụ

đã được thương mại hóa và mang tính chất thương mại mới nằm trong phạm vi củathương mại dịch vụ (GS.TS Nguyễn Thị Mơ, 2004) Như vậy, trong khuôn khổ đềtài, chúng tôi nhìn nhận thương mại dịch vụ theo góc độ này_tức là thương mại dịch

Trang 28

vụ vì mục đích kinh doanh.

* Đầu tư cho phát triển thương mại dịch vụ

Đầu tư cho phát triển thương mại dịch vụ bao gồm các chính sách đầu tưnhằm phát triển các ngành, lĩnh vực thương mại dịch vụ trên, bao gồm đầu tư choxúc tiến hoạt động thương mại, xây dựng hệ thống chợ, trung tâm giao dịch thươngmại, chính sách ưu đãi trong xuất nhập khẩu như chính sách ưu đãi miễn giảm thuế,trợ cấp xuất khẩu, trợ cước vận chuyển (ví dụ: Trong chương trình 135 ở ViệtNam, trợ cấp thương mại được tiến hành cho 2735 xã đặc biệt khó khăn dưới hìnhthức trợ cước vận chuyển vật tư và hỗ trợ xuất khẩu )

2.5.4 Nghiên cứu tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế

Đánh giá sự tác động của đầu tư công tới sự phát triển kinh tế để nhìn nhận hiệuquả của nó Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế, phát triển ngành, chỉ tiêuhiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu như: thu nhập bình quân/người, tỷ lệ hộ nghèo

2.5.5 Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

Nghiên cứu này phải được dựa trên nhìn nhận đánh giá của các cơ quan banngành, đơn vị thực hiện đầu tư và người thụ hưởng đầu tư Thực trạng đầu tư vànhững đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra định hướng giải pháp đối với hoạtđộng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

2.6 Đặc điểm của đầu tư công

Đầu tư công mang tính chất xã hội, mục đích chính là phục vụ lợi ích chung,không vì mục đích kinh doanh, không phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội, đảmbảo công bằng, ổn định xã hội

Đầu tư công cung cấp hàng hóa dịch vụ công_loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt

do Nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức cá nhân thực hiện, đáp ứng yêucầu xã hội, sản phẩm của đầu tư công không mang tính loại trừ và tính cạnh tranh.Mọi đối tượng đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận hàng hóa công Việc traođổi sử dụng hàng hóa công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ Thôngthường, người sử dụng hàng hóa công không trực tiếp trả tiền, đúng hơn là họ đã trảtiền dưới hình thức nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước Cũng có những hàng hóa dịch

vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần chi phí, song Nhà nước vẫn có trách

Trang 29

nhiệm đảm bảo cung ứng các hàng hóa công này không vì mục tiêu lợi nhuận

Đối tượng sử dụng nguồn đầu tư công gồm: các chương trình mục tiêu, dự ánđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các công trình công cộng, quốcphòng, an ninh; các dự án đầu tư phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị sựnghiệp kinh tế, quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tổ chứcchính trị - xã hội; dự án văn hoá- xã hội, cơ sở công cộng không có điều kiện xã hộihoá; hỗ trợ đầu tư dự án đầu tư của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các

tổ chức xã hội- nghề nghiệp, dự án đầu tư công khác theo quy định của Chính phủ

Nguồn vốn của đầu tư công chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước, bên cạnh

đó, đầu tư công còn huy động nguồn vốn từ sự đóng góp của cộng đồng, từ các tổchức, cá nhân trong nước và ngoài nước Đầu tư công chủ yếu do Nhà nước thựchiện, cấp vốn Mục đích sâu xa của đầu tư công là sự phát triển đồng đều cho cácvùng miền, cho các ngành kinh tế, tăng cường năng lực tự quản lý và tự phát triểncủa cộng đồng, thực hiện công bằng trong phân phối như Hiến pháp đã để ra Hiệnnay, các vùng kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo…là nhữngvùng đang cần nhà nước ưu tiên đầu tư Các địa phương này có điều kiện tự nhiên,địa hình khó khăn, các đơn vị tư nhân không mặn mà gì với việc đầu tư cho kinh tế

ở các địa phương này, điều đó dẫn theo nền kinh tế gặp nhiều bất thuận trong quátrình phát triển Đặc biệt, ở các vùng này, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí đa phầnthấp kém, nếu nhà nước không quan tâm đầu tư công thì sự tụt hậu sẽ ngày một xa,các vùng này đã khó khăn thì ngày càng khó khăn hơn, ảnh hưởng không nhỏ tớimục tiêu phát triển nền kinh tê đất nước, đồng thời trình độ dân trí, chất lượng cuộcsống thấp sẽ dẫn tới nhận thức trong mọi vấn đề thấp Bài học từ một số cuộc biểutình nhỏ ở các dân tộc Tây Nguyên năm xưa cho thấy tầm quan trọng của đầu tưcho phát triển, nâng cao nhận thức, điều kiện sống của đồng bào vùng sâu vùng xa,dân tộc thiểu số…trong việc ổn định an ninh chính trị của đất nước

2.7 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công

* Đo lường hiệu quả kinh tế

- Hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và Evsay Domar đưa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho một nền kinh tế Chỉ tiêu này cho biết

Trang 30

muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới vào nền kinh

tế Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu sử dụng vốn càng cao.

Chỉ tiêu này được tính bằng các công thức sau:

ICOR = Vốn đầu tư mới/ ΔI / ΔGDPGDPICOR= (Tỷ lệ vốn đầu tư mới/GDP) / (Tốc độ tăng GDP)

Do kết quả đạt được của đầu tư công là lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, nên ta

có thể sử dụng chỉ tiêu sau để đo đạc hiệu quả của đầu tư công, cụ thể:

ICOR(vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân sách mới/ ΔI / ΔGDPGDP

Ở quy mô huyện, chỉ tiêu trên được tính toán như sau:

ICOR(vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân sách mới/ ΔI / ΔGDPVAChỉ tiêu này cho biết muốn tăng giá trị sản xuất thêm 1 đồng thì cần đầu tư thêmbao nhiêu đồng vốn ngân sách Hệ số này càng nhỏ tức là hiệu quả đầu tư càng cao

- Hệ số H TSCĐ (Hệ số huy động tài sản cố định)

HTSCĐ = F/IVTH

Trong đó: F: Giá trị tài sản cố định gia tăng mới trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa

phương, vùng, toàn bộ nền kinh tế

IVTH: Vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương,vùng, nền kinh tế

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa giá trị tài sản cố định gia tăng mới ởcấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu vớitổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở cấp độ tương ứng Chỉ tiêu nàycàng cao phản ánh việc thi công dứt điểm các công trình, các công trình nhanhchóng được huy động vào sử dụng trong ngành, làm tăng năng lực sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ của ngành, địa phương và toàn nền kinh tế

- Hệ số H lv(GO): Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư pháttriển phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

H lv(GO)= ΔI / ΔGDPGO/IvPHTD

Trong đó:

ΔI / ΔGDPGO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương

IvPHTD: Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành trong toàn bộđịa phương

Trang 31

Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu H lv(GO) là thích hợp nhất cho tính toán hiệuquả kinh tế của hoạt động đầu tư của ngành và của nền kinh tế vì chỉ tiêu VA, F tínhcho các ngành_đặc biệt là ngành nông nghiệp rất khó thống kê và xác định chínhxác (do đặc thù của ngành và quy mô ngành_ví dụ trong ngành nông nghiệp, thunhập và chi phí trung gian khó phân tách rõ do sản xuất nông nghiệp còn mang đặctính tự sản tự tiêu…).

* Đo lường hiệu quả xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo

- Tỷ lệ người mù chữ

- Tuổi thọ trung bình của người dân

2.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

* Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của đầu tư Để cácchương trình, dự án đầu tư công đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thựchiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm đáp ứng được nguồnnhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực)

Phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên thực hiện đầu tư công ảnh hưởnglớn tới hiệu quả đầu tư Nguồn đầu tư công thường là vốn ngân sách cấp, nguồn tàitrợ từ tổ chức cá nhân…vì mục đích phục vụ cộng đồng Nếu người đầu tư không

có phẩm chất đạo đức trong sạch, tham nhũng, cửa quyền…thì nguồn đầu tư sẽkhông được đưa vào thực hiện như kế hoạch do thất thoát, sử dụng sai mục đích…

Trang 32

từ đó dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp.

* Sự giám sát quản lý của cơ quan các cấp

Sự giám sát quản lý để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được sử dụng đúngmục đích, sử dụng đủ, không thất thoát, lãng phí gây ra tình trạng hiệu quả thấptrong đầu tư

* Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư

Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư làmột trong những yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng của nguồn đầu tư Giống nhưviệc đầu tư cho sản xuất, việc một cỗ máy vận hành tốt hay không không chỉ do sựđầu tư ban đầu cho chính cỗ máy đó mà còn phụ thuộc vào người vận hành cỗ máyhoạt động Nguồn vốn đầu tư khi được đưa đến với đối tượng đầu tư thì việc nguồnvốn ấy phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào người sử dụng nó Vìvậy việc cung cấp cho đối tượng được đầu tư kỹ năng, phương pháp để sử dụngnguồn đầu tư hiệu quả là việc chính quyền cần quan tâm Ở khu vực nhạy cảm nhưđịa bàn nông thôn, miền núi… trình độ dân trí còn thấp, việc nâng cao dân trí, tăngcường công tác giáo dục đào tạo, khuyến nông, khuyến công…là vấn đề tối quantrọng tạo tiền đề cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư đang và sẽ đượcđưa về địa phương

b) Nhóm nhân tố khách quan

* Bối cảnh thực tế

Các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học – công nghệ… đều cóảnh hưởng đến hoạt động, kết quả và hiệu quả đầu tư Những biến động này đôi khiphải dẫn đến việc điều chỉnh hoặc ngưng không thực hiện các chương trình đầu tư

do không còn phù hợp

- Môi trường đầu tư của địa phương (dịch vụ công và hành chính công)

Việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tụchành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyêntắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và rành mạnh cho hoạt độngquản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi Các quy địnhpháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướnghoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trang 33

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện

Các đặc điểm về tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khoáng sản,…)

và đặc điểm kinh tế xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí,…) tạo nên nhữnglợi thế cũng như những khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện Các vùngkhác nhau thì chính sách đầu tư khác nhau Với những vùng khó khăn, vùng sâuvùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển

Về đặc điểm tự nhiên, nếu diện tích đất canh tác ở địa phương manh mún, bìnhquân diện tích đất, bình quân diện tích đất canh tác tính trên đầu người thấp thì dẫn tớiquá trình chuyên canh sản xuất khó khăn, vốn đầu tư cũng vì thế vị xé lẻ, manh mún

Về đặc điểm kinh tế xã hội, nếu trình độ người dân thấp thì thái độ ứng xử vàkhả năng sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc đầu tư khóđạt được hiệu quả cao Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư thấp thì tích lũy nội bộkhông lớn, dẫn tới nguồn đầu tư thấp, kinh tế chậm phát triển, và đó là một trongnhững nguyên nhân tác động tiêu cực đến huy động vốn đầu tư và công tác đầu tưphát triển kinh tế xã hội

Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi thìnguồn đầu tư nhanh chóng đưa vào ứng dụng, được sử dụng một cách hợp lý, tậptrung và hiệu quả

* Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thựchiện các chương trình đầu tư công Mỗi chương trình, dự án được thực hiện sẽ manglại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhậnđược sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng Trên thực tế, cónhững nhóm người được hưởng lợi ích lớn hơn từ các chương trình, dự án đầu tưcông, nhóm người này ủng hộ mạnh mẽ cho chương trình, dự án Ngược lại, nhómngười hưởng lợi ít hoặc bị thiệt hại từ dự án có xu hướng không ủng hộ hoặc phảnđối dự án Các dự án công_đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn_ nếu bịngười dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải tỏa mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khókhăn về sau

Việc đưa chương trình dự án đầu tư công vào thực tế còn phải quan tâm tới

Trang 34

quan niệm, phong tục tập quán của cư dân địa phương, có thể dự án có tác dụng tốtnhưng cộng đồng vẫn không ủng hộ do nó không phù hợp với tín ngưỡng, phongtục của cộng đồng địa phương đó

* Thể chế và Chính sách đầu tư công của Chính phủ, Nhà nước và của địa phương

Nhân tố quan trọng nhất chi phối hoạt động đầu tư công trong nhóm nhân tốkhách quan là nhân tố thể chế và chính sách của Nhà nước, Chính phủ và địaphương

Thể chế được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật Khung pháp luật củahoạt động đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng ở nước ta được quy định quacác văn bản chính như: Luật đầu tư (2005), Luật ngân sách nhà nước 1996 và Luậtngân sách sửa đổi năm 2002, Nghị định 07/2003/NĐ-CP về Quản lý đầu tư và xâydựng, Thông tư số 04/2003/TT-BKH về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, quyếtđịnh 192/2001/QĐ-TTg và nghị định 19/2002/NĐ-CP về phân cấp trong chi tiêu vàquản lý đầu tư , Nghị định 106/2004/NĐ-CP quy định việc quản lý nguồn vốn tíndụng đầu tư của Nhà nước

Trong thể chế nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các cơ quanhoạt động phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh

tế xã hội Đối với hoạt động đầu tư công, khi có sự thống nhất cao giữa Bộ kế hoạchđầu tư và Bộ tài chính với các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương thìnguồn đầu tư công sẽ được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng với quy mô phùhợp, không chồng chéo, dàn trải, vì thế hiệu quả đầu tư công cũng được nâng cao

Trang 35

Tương tự như thế, ở quy mô cấp huyện, để đầu tư công có hiệu quả thì cần có sựthống nhất phối hợp chặt chẽ giữa Sở kế hoạch đầu tư với Sở Tài chính, với phòngTài chính-Kế toán và với các địa phương, đơn vị cá nhân tiếp nhận nguồn đầu tư.

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyềnthì việc phân cấp trong quản lý của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng tácđộng tới đầu tư công Việc phân cấp thẩm quyền về tài chính cho chính quyền địaphương mang lại những cơ hội lớn sau: Việc địa phương quản lý ngân sách có thểgiúp huy động và phân bổ nguồn lực đầu tư có hiệu quả hơn (Nếu phân cấp tốt,nguồn vốn huy động cho đầu tư công sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phảiqua khâu trung gian và thời gian chờ đợi cấp phép, chuyển kinh phí từ cấp trên vềđịa phương,…); làm cho việc cung cấp hàng hóa dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốthơn, sát thực hơn nhu cầu và mong muốn của địa phương, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh cụ thể của địa phương

Hiện tại, các chính sách chung ưu đãi đầu tư thể hiện qua các văn bản luật của các cơquan nhà nước đã được ban hành, một số văn bản cụ thể như luật số 35-L/CTN ngày22/6/1994 về khuyến khích đầu tư trong nước, luật này quy định các lĩnh vực ưu đãi đầu tưbao gồm đầu tư phát triển rừng, nông lâm ngư nghiệp; các công trình công cộng như giaothông, y tế, giáo dục…; các vùng hải đảo, dân tộc miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn.Theo đó, luật cũng ban hành các chính sách ưu đãi kèm theo đối với các đối tượng đầu tưvào các lĩnh vực đó Ngoài ra, còn rất nhiều các thông tư, văn bản, nghị định của Chính phủ,

Trang 36

các bộ ban ngành như Bộ tài chính, Bộ Nông nghiệp, Bộ LĐTBXH…quy định các chínhsách ưu đãi đầu tư Việc các chính sách này được triển khai đưa vào thực tiễn sẽ tạo điềukiện cho các địa phương_nhất là các vùng khó khăn, và các ngành kinh tế có điều kiện tiếpcận với nguồn vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các ngành.

2.9 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

2.9.1 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới

2.9.1.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế ở Hàn Quốc

Khi xét cơ cấu đầu tư các nguồn lực đầu vào cho tăng trưởng, Hàn Quốcđược xem là nước có cơ cấu đầu tư cho các yếu tố tăng trưởng kinh tế bao gồm vốnvật chất, vốn con người và khoa học công nghệ khá cân bằng và hiệu quả Trongđầu tư vào tài sản vốn vật chất, có chọn lọc, tập trung đầu tư vào một số ngành vớithời hạn nhất định nhằm phát triển phục vụ xuất khẩu Về đầu tư cho vốn conngười, Hàn Quốc được xem là khá thành công, tăng cường đầu tư cho giáo dục đểnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các lĩnh vựccông nghệ cao Hàn Quốc cũng là nước có mức đầu tư cao cho hoạt động nghiêncứu và triển khai, đưa yếu tố khoa học công nghệ trở thành yếu tố đóng góp rất lớnvào tăng trưởng Trong thời kỳ 1987 - 1997, Hàn Quốc đầu tư 2,8% GDP cho họatđộng R&D, ngang bằng với Mỹ và cao hơn Pháp Giai đoạn 1991 - 1995 ICOR bìnhquân của Hàn Quốc là 5,27, nhưng đến năm 1999 thì chỉ còn 2,5

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra một số chính sách khác nhằmnâng cao phúc lợi cho người lao động như: Chính sách giải quyết việc làm và phúclợi cho người lao động; Chính phủ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa vànhỏ tăng nhanh việc làm thông qua chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các ngànhcông nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát triển Trong cuộc tái cơ cấu lại doanh nghiệpthời kỳ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998, Chính phủ đã dành ramột khoản ngân sách gần chục tỉ won cho việc đào tạo lại, trợ cấp xã hội, tạo thêmchỗ làm mới cho người lao động

2.9.1.2 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế ở Malaixia

Theo Báo cáo phát triển con người năm 2005 thì năm 2003 chỉ số HDI củaMalaixia là 0,796, xếp thứ 61 trong 177 nước có số liệu so sánh Đó là thành quả từ

sự quan tâm của Chính phủ Malaixia tới các vấn đề an sinh xã hội và phúc lợi cho

Trang 37

Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh đảm bảo tiêuchuẩn ở Malaixia ngày càng tăng, đã tăng từ 71% thời kỳ 1982 - 1985 lên 89% thời

kỳ 1990 - 1996, trong đó năm 1996 có 100% dân cư thành thị được sử dụng nướcsạch và 86% cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Bên cạnh đó, Chính phủ và xã hội dân sự Malaixia đã đầu tư và quan tâmmạnh mẽ tới việc tăng cơ hội tiếp cận cho người dân tới các dịch vụ công Chi tiêucông cộng cho phát triển xã hội đã tăng từ 17% trong thời kỳ 1971 - 1975 lên 25%trong thời kỳ 1990 - 1995

Đặc biệt, trong chính sách phát triển mới của Chính phủ Malaixia, chiếnlược xóa đói giảm nghèo sẽ được tiếp tục thực hiện, chú trọng cải thiện phân phốithu nhập giúp người nghèo được hưởng lợi ích từ tăng trưởng Kết quả là, từ mộtđất nước có trên 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào đầu thập kỷ 70, đếnnăm 2002, số người nghèo đói ở Malaixia chỉ còn dưới 1%

2.9.1.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởngkinh tế theo chiều sâu, trong thời gian tới, nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư,nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, đầu tư từ ngân sách Giải quyếtnhững vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như chống thất thoát vốn đầu tư,đấu thầu, chất lượng công trình xây dựng, chống đầu tư dàn trải đã được đề cập ởtrên cũng như nâng cao chất lượng trong quá trình lựa chọn và quyết định dự án đầu

tư bởi nguyên nhân của việc đầu tư kém hiệu quả, trước hết xuất phát từ việc lựachọn và quyết định dự án đầu tư Đây còn là vấn đề liên quan đến chống tham nhũng

và quản lý đầu tư hiệu quả Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cần và có thể duy trì hệ số

Trang 38

ICOR hợp lý từ 3,5 - 4, muốn vậy cần phải lưu ý từ việc lựa chọn, quyết định dự ánđầu tư

Ngoài ra, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phải gắn với cải cách doanh nghiệp nhànước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu sự bất hợp lý trongphân bổ nguồn lực Đặt mục tiêu tăng hiệu quả đầu tư thay vì quá tập trung vàotăng vốn đầu tư

Tăng cường đầu tư cho các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế xuất phátđiểm thấp, cho vùng khó khăn, cho người nghèo nhằm giúp người nghèo “đượchưởng thành quả của sự phát triển”, đồng thời để vực nền kinh tế các địa phươngnày lên, tạo tiền đề để địa phương có thể vững vàng tự mình bước tiếp trên conđường phát triển

Muốn có bước phát triển mới, duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và nâng

cao chất lượng tăng trưởng, phải đầu tư ở mức cao hơn cho phát triển khoa học công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), kích thích đổi mới công

-nghệ trong doanh nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứutriển khai và doanh nghiệp

Đầu tư cao hơn cho giáo dục - đào tạo_ đặc biệt là giáo dục đào tạo nghề.

Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăngnăng suất lao động Đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn nhằm tăng cường năng lựcquản lý của doanh nghiệp, của các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó nâng mức đónggóp vào tăng trưởng của nền kinh tế nhờ vào yếu tố năng lực quản lý, yếu tố trithức… trong năng suất nhân tố tổng hợp Đầu tư cho giáo dục cần chú trọng đến cơcấu phân bổ, hiệu quả, chất lượng đầu tư

2.9.2 Kinh nghiệm đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam

Trang 39

trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế là 151,2nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (38,7%GDP) Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3%(giai đoạn1991 – 1995); 12,2% (1996 – 2000) và 13% (2001 – 2005) Tuy nhiên,hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao

và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao độtngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR cógiảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng (4,9 năm 2003 vàlên cao nhất là 6.93 vào năm 2005)

Năm 2007, do thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ lệ lạm phát ở nước tatăng cao Trong gói giải pháp chống lạm phát được Thủ tướng Chính phủ nêu ra đầunăm 2008 có nhấn mạnh đến giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công như mộtgiải pháp chính chống lạm phát Tuy nhiên, vấn đề an sinh xã hội và đầu tư pháttriển kinh tế cho người nghèo, vùng khó khăn vẫn được quan tâm đúng mức Mụctiêu của Chính phủ là “để người nghèo được hưởng thành quả tăng trưởng” Theo

đó, các chính sách đầu tư công cho các vùng khó khăn vẫn được tăng cường Nghị

quyết 30a/2008/NQ-CP ban hành ngày 27/12/2008 đã quy định chi tiết mức hỗ trợ

cho 61 huyện nghèo, nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế hướng tới phát triểnbền vững cho các huyện này Nhà nước sẽ hỗ trợ 200.000 đồng/ha/năm tiền khoánchăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp từ 2 - 5 trđồng/ha, hỗtrợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng rừng sảnxuất, để phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản

Nhà nước hỗ trợ 10 trđồng/ha đất khai hoang, 5 trđồng/ha đất phục hóa, 10trđồng/ha ruộng bậc thang Hỗ trợ 1 lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việcchuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; các hộ nghèo được vay vốn tối

đa 5 trđồng/hộ với lãi suất 0% (1 lần) trong 2 năm để mua giống, 1 trđồng/hộ đểlàm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi trồng thủy sản

Nhà nước cũng hỗ trợ mỗi huyện trong diện 61 huyện nghèo 100 trđồng/năm

để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nhất là nông, lâm, thủy đặcsản của địa phương, thông tin thị trường cho nông dân, hỗ trợ đào tạo nghề, ngoạingữ, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo định hướng để lao động ở các huyện nghèo tham

Trang 40

gia xuất khẩu lao động Bên cạnh đó, các chính sách đặc thù về giáo dục, đào tạo,dạy nghề, nâng cao dân trí, chính sách cán bộ cũng được quan tâm đầu tư

2.9.2.2 Bài học từ đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Yên Mô_Ninh Bình

Yên Mô là một huyện nghèo của tỉnh Ninh Bình, nhằm thoát nghèo, tạo bướcđột phá mới, năm 2008, Yên Mô đề ra mục tiêu giảm nghèo của toàn huyện là 11%,riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Yên Đồng, Yên Thành, Yên Thái phấn đấugiảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 15% và đến năm 2010 con số này là dưới 12%

Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được huyện tập trung phát triển, các xã nghèođược hỗ trợ kinh phí về con giống, cây trồng , khuyến khích đầu tư mở rộng sảnxuất các ngành nghề thế mạnh tại địa phương

Bên cạnh đó, Yên Mô đang chú trọng phát triển công nghiệp bằng việc tạohành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh,nhằm thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này Theo đó, năm 2008, huyện đã tập trungcho xây dựng điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hỗ trợ kinh phí giải phóngmặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển CN-TTCN ở 3 xã có tỷ lệ hộnghèo cao Ưu tiên đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề cho các lao động ở 3 xãtrên Từ năm 2007 đến nay, toàn huyện đã mở 53 lớp dạy nghề CN-TTCN cho21.000 lượt người với tổng kinh phí đào tạo trên 1,2 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm

ổn định cho 3.500 lao động và 9.000 lao động có việc làm thêm với mức thu nhập

từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng/người/tháng

Huyện triển khai dự án làm đường giao thông nông thôn, đường đến trungtâm các xã nghèo với tổng kinh phí đầu tư là trên 78 tỷ đồng Bên cạnh đó, nhiều dự

án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đã được đề ra với tổng kinh phí xây dựng

là 5 tỷ 931 triệu đồng cùng nhiều tuyến đê, cầu cống đã và đang khẩn trương đượcnạo vét, sửa chữa, xây mới nhằm đảm bảo lưu thông dòng chảy, phục vụ tốt việctưới tiêu…

Ngoài ra, các xã nghèo trên còn được hỗ trợ đầu tư xây dựng một số côngtrình như: Trường tiểu học, trường mầm non, trạm y tế, nhà văn hoá thôn, xóm với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng

Để người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, Yên Mô đã thực hiện công

Ngày đăng: 11/04/2013, 08:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1  Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân (Trang 23)
Hình 2.2  Nội dung của đầu tư công - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công (Trang 24)
Bảng 3.1  Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (Trang 44)
Bảng 3.3  Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (*) - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (*) (Trang 48)
Bảng 3.4  Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 3.4 Tình hình cơ sở vật chất của huyện Sơn Động năm 2008 (Trang 49)
Bảng 3.5  Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (**) - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế huyện Sơn Động giai đoạn 2006 – 2008 (**) (Trang 51)
Bảng 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo nguồn đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo nguồn đầu tư và theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 - 2008 (Trang 70)
Hình 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo chương  trình đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Hình 4.1 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Sơn Động theo chương trình đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 71)
Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư cho sự phát triển chung các ngành kinh tế  huyện Sơn Động phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư cho sự phát triển chung các ngành kinh tế huyện Sơn Động phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2008 (Trang 72)
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế  giai đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 73)
Bảng 4.3 Tình  hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của  huyện phân theo nguồn đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện phân theo nguồn đầu tư giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 75)
Hình 4.3 Cơ cấu đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai  đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Hình 4.3 Cơ cấu đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 77)
Bảng 4.5  Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai  đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.5 Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 78)
Bảng 4.6  Hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động  giai đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.6 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 79)
Bảng 4.7  Tình hình đầu tư công cho phát triển công nghiệp huyện Sơn Động  giai đoạn 2000 – 2008 - THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG
Bảng 4.7 Tình hình đầu tư công cho phát triển công nghiệp huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w