Đặc điểm của đầu tư công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 29 - 30)

Đầu tư công mang tính chất xã hội, mục đích chính là phục vụ lợi ích chung, không vì mục đích kinh doanh, không phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội, đảm bảo công bằng, ổn định xã hội.

Đầu tư công cung cấp hàng hóa dịch vụ công_loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt do Nhà nước cung ứng hoặc ủy nhiệm cho tổ chức cá nhân thực hiện, đáp ứng yêu cầu xã hội, sản phẩm của đầu tư công không mang tính loại trừ và tính cạnh tranh. Mọi đối tượng đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận hàng hóa công. Việc trao đổi sử dụng hàng hóa công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ. Thông thường, người sử dụng hàng hóa công không trực tiếp trả tiền, đúng hơn là họ đã trả tiền dưới hình thức nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Cũng có những hàng hóa dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần chi phí, song Nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các hàng hóa công này không vì mục tiêu lợi nhuận.

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, các công trình công cộng, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp kinh tế, quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tổ chức chính trị - xã hội; dự án văn hoá- xã hội, cơ sở công cộng không có điều kiện xã hội hoá; hỗ trợ đầu tư dự án đầu tư của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, dự án đầu tư công khác theo quy định của Chính phủ.

Nguồn vốn của đầu tư công chủ yếu từ nguồn Ngân sách nhà nước, bên cạnh đó, đầu tư công còn huy động nguồn vốn từ sự đóng góp của cộng đồng, từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Đầu tư công chủ yếu do Nhà nước thực hiện, cấp vốn. Mục đích sâu xa của đầu tư công là sự phát triển đồng đều cho các vùng miền, cho các ngành kinh tế, tăng cường năng lực tự quản lý và tự phát triển của cộng đồng, thực hiện công bằng trong phân phối như Hiến pháp đã để ra. Hiện nay, các vùng kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo…là những vùng đang cần nhà nước ưu tiên đầu tư. Các địa phương này có điều kiện tự nhiên, địa hình khó khăn, các đơn vị tư nhân không mặn mà gì với việc đầu tư cho kinh tế ở các địa phương này, điều đó dẫn theo nền kinh tế gặp nhiều bất thuận trong quá trình phát triển. Đặc biệt, ở các vùng này, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí đa phần thấp kém, nếu nhà nước không quan tâm đầu tư công thì sự tụt hậu sẽ ngày một xa, các vùng này đã khó khăn thì ngày càng khó khăn hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu phát triển nền kinh tê đất nước, đồng thời trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống thấp sẽ dẫn tới nhận thức trong mọi vấn đề thấp. Bài học từ một số cuộc biểu tình nhỏ ở các dân tộc Tây Nguyên năm xưa cho thấy tầm quan trọng của đầu tư cho phát triển, nâng cao nhận thức, điều kiện sống của đồng bào vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số…trong việc ổn định an ninh chính trị của đất nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w