Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 72 - 74)

Đầu tư cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế là đầu tư vào công tác quy hoạch, xây dựng CSHT phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, đầu tư cho các hoạt động nâng cao thể chất và trí tuệ cho con người như hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế. Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung các ngành kinh tế huyện Sơn Động được thể hiện qua bảng 4.2 và hình 4.1.

Hình 4.2 Cơ cấu vốn đầu tư cho sự phát triển chung các ngành kinh tế huyện Sơn Động phân theo nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2008

Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo các nguồn vốn cho sự phát triển chung các ngành kinh tế của huyện có sự biến động thất thường. Vốn đầu tư từ NSTW luôn chiếm tỷ trọng cao (lớn hơn 60% tổng vốn). Tỷ trọng vốn đầu tư từ đóng góp dân cư có sự biến chuyển khá tốt, chứng tỏ nội lực của dân cư và khả năng huy động vốn trong dân của huyện đang dần tăng.

Nhận xét trên phương diện giá trị tuyệt đối của đầu tư, nguồn vốn đầu tư cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế tăng cao trong năm 2006, 2007 và tăng đột biến năm 2008. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì tổng nguồn vốn đầu tư của các chương trình 134, 135 và dự án Giảm nghèo của WB trên địa bàn huyện tập trung cao vào những năm 2006, 2007.

Bảng 4.2 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2008

Chỉ tiêu Năm

2000 2005 2006 2007 2008 Tổng số vốn 19007.82 57942.00 82898.31 83906.08 103360.07

I/ Phân theo nguồn vốn

- Vốn NSNN 17807.82 40681.88 73972.67 64257.53 93877.19

+ NS TW 17187.90 27150.17 57706.71 59235.24 56402.85

+ NS ĐP 619.92 13531.71 16265.95 5022.29 37474.35

- Vốn dân cư, tổ chức cá nhân góp 1200.00 2200.00 65.80 2200.32 5372.63

- Vốn nước ngoài 0.00 15060.12 8859.85 17448.22 4110.25

II/ Phân theo lĩnh vực

1. Quy hoạch 901.90 10706.00 18899.09 2539.80 6185.44

2. Giao thông vận tải - TTLL 11478.39 8469.77 25586.47 48914.66 19035.88

2.1 Giao thông vận tải 10803.29 4507.57 22687.15 44709.16 14210.26

- Xây dựng đường giao thông 10803.29 4507.57 22467.15 44709.16 14210.26

- Xây dựng bến bãi 0.00 0.00 220.00 0.00 0.00

2.2 Thông tin liên lạc 675.10 3962.20 2899.32 4205.50 4825.62

- Bưu chính viễn thông 470.00 3158.50 1960.00 3228.50 2905.20

- Báo chí, truyền thanh truyền hình 205.10 803.70 939.32 977.00 1920.42

3. Văn hóa thể thao 198.60 1337.50 550.08 667.20 861.00

4. Giáo dục - Đào tạo 4452.53 25803.94 16658.84 17829.04 27472.93

- Cơ sở hạ tầng, thiết bị 4389.98 25034.43 15637.04 17158.94 25262.48

- Trợ giá, giấy cấp không 62.55 211.51 234.89 257.00 702.82

- Đào tạo nghề 0.00 558.00 451.00 177.70 674.00 - Đào tạo cộng đồng 0.00 0.00 335.91 235.40 833.63 5. Y tế và cứu trợ xã hội 135.26 1989.10 3026.59 3767.49 46183.51 6. QL Nhà nước và ANQP 1700.00 5259.30 3760.39 2500.00 1016.94 7. Hoạt động phục vụ cá nhân, cộng đồng 141.14 4376.39 14416.87 7687.88 2604.38

Năm 2007 so với 2006, đóng góp từ chương trình 134 cho nguồn đầu tư của huyện ước giảm gần 15 tỷ đồng, tuy nhiên, đầu tư từ nguồn JBIC (vốn ODA) làm tổng đầu tư của huyện tăng thêm gần 25 tỷ đồng. Năm 2008, khi dự án Giảm nghèo WB kết thúc, huyện mất đi một nguồn đầu tư khoảng 25 tỷ/năm, tuy nhiên, đây là năm xảy ra cơn bão số 6 lịch sử, thiệt hại về cơ sở vật chất và sản xuất của huyện ước tính gần 50 tỷ đồng, vì thế, nguồn vốn của Nhà nước và các tổ chức đầu tư khắc phục bão lụt cho huyện tăng cao, đẩy giá trị tổng vốn đầu tư tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá trị và cơ cấu đầu tư công từ nguồn vốn dân cư, tổ chức cá nhân và đầu tư theo hạng mục y tế_cứu trợ xã hội trong tổng đầu tư cho phát triển kinh tế của

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê

huyện năm 2008 tăng đột biến.

Bên cạnh những biến động bất thường trên, ta thấy đầu tư cho quy hoạch và văn hóa thể thao của huyện tăng dần và tăng khá đều qua các năm. Đầu tư cho quy hoạch của huyện bao gồm đầu tư quy hoạch tổng thể, quy hoạch trung tâm cụm xã và quy hoạch khu dân cư di dân tái định cư phục vụ xây dựng trường bắn TB1. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư cho quy hoạch và văn hóa thể thao trong tổng đầu tư còn thấp. Bên cạnh đó, từ những năm 2006, vấn đề giáo dục đào tạo nghề mới thu hút sự quan tâm đầu tư của xã hội. Nguồn đầu tư cho đào tạo nghề và đào tạo cộng đồng tăng dần nhưng vẫn còn thấp. Nhìn chung, đầu tư của huyện vẫn tập trung chủ yếu cho hai lĩnh vực là đầu tư cho xây dựng đường giao thông và đầu tư cho cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ giáo dục đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với sự đầu tư tập trung vào lĩnh vực GTVT-TTLL và CSHT cho GDĐT, đến nay, về cơ bản, giao thông ở các tuyến đường lớn (đường quốc lộ, đường liên huyện, liên xã…) đã có sự cải thiện rõ rệt, có 21/23 xã có trạm truyền thanh và 22/23 xã có điện thoại, xã gặp nhiều khó khăn nhất là xã Thạch Sơn (do điều kiện địa hình cách trở) hiện đang được các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm đầu tư. Về giáo dục, khắp các thôn xã, hệ thống trường mầm non đã được kiên cố hóa, trường tiểu học, THCS và THPT được đầu tư cao về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Số trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 15, 18, 23 trường.

Như vậy, thực trạng đầu tư cho phát triển chung ở huyện Sơn Động vẫn còn nặng về đầu tư cơ sở vật chất cho GTVT và GDĐT, đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề bước đầu đã được quan tâm nhưng giá trị đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 72 - 74)