Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 89 - 92)

Sơn Động giai đoạn 2000 - 2008

Nhìn nhận hiệu quả đầu tư không chỉ dựa vào hiệu quả kinh tế, để đánh giá đầy đủ hơn về hiệu quả đâu tư, chúng ta cần xem xét giá trị sản xuất, quy mô tăng trưởng và sự thay đổi giá trị sản xuất cùng với các chỉ tiêu kinh tế xã hội để nhận định đầy đủ hơn về hiệu quả đầu tư.

Quy mô đầu tư tăng nhanh qua các năm đã góp phần vào sự khởi sắc kinh tế của huyện, đặc biệt là sự thay đổi lớn về CSHT. Trong vòng 10 năm từ 2000 đến 2008, kết cấu hạ tầng của huyện đã có sự chuyển biến đáng kể. Bộ mặt thị trấn An Châu – trung tâm kinh tế chính trị của huyện đổi khác nhiều, từ những ngôi nhà nhỏ lẻ tẻ, giờ đây, thị trấn đã phát triển với nhiều cửa hàng sản xuất kinh doanh san sát hai bên đường, nhiều nhà cao tầng mọc lên báo hiệu đời sống vật chất của người dân đang được cải thiện dần. Bên cạnh đó, sự ra đời của thị trấn Thanh Sơn và bốn trung tâm

cụm xã được đầu tư xây dựng, hoàn thiện năm 2007 đã và đang hứa hẹn sẽ kéo các khu vực kinh tế trong huyện tăng trưởng, đóng góp vào sự tăng trưởng chung toàn nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2000 – 2008, tổng giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng lên, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2005 – 2008 là 111.77%. Trong đó, sự đóng góp của ngành CN-XD và ngành TM-DV tăng dần đều. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Ngành CN-XD và TM-DV tăng dần tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, những năm qua, giá trị sản xuất bình quân đầu người của huyện liên tục tăng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm dần qua các năm, theo chuẩn nghèo năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo của huyện thời điểm 2005 là 68.58%. Năm 2006, thực hiện rà soát lại tỷ lệ hộ nghèo ở tất cả các huyện trên toàn quốc nhằm phục vụ xây dựng đề án 30a với mục đích phát triển kinh tế xã hội cho 61 huyện nghèo nhất cả nước, số hộ nghèo của Sơn Động vẫn còn chiếm tới 60.47%, đến nay tỷ lệ này chỉ còn 49.87%.

Tuy nhiên sản xuất của huyện vẫn còn những khó khăn cần giải quyết, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thời tiết và biến động giá trị sản xuất trồng trọt cũng thất thường theo thời tiết, để khắc phục điều này thì công tác dự báo của huyện cần được tăng cường đầu tư, đồng thời hệ thống khuyến nông cần phát huy tốt hơn vai trò của mình trong việc nâng cao trình độ sản xuất cho người nông dân.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn phải tiếp tục được quan tâm. Đồng thời đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ hướng vào đầu tư cho khuyến công, khuyến thương.

Bản 4.17 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Sơn Động giai đoạn 2000 – 2008 Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2000 2005 2006 2007 2008 2005/2000 BQ 2005 - 2008 I. Tổng giá trị sản xuất (trđ) 108390 265306 277504 398703 464133 119.61 118.77 1. Nông_lâm_ngư nghiệp 62512 139380 139246 229785 256525 117.39 122.72 - Nông nghiệp 60625 96991 100603 196276 216852 109.85 129.18 - Lâm nghiệp 1600 41451 37700 32507 38782 191.73 100.95 - Thủy sản 286 938 943 1002 891 126.78 122.68 2. CN – XD 10208 63076 66618 75398 98058 143.94 113.75 - Công nghiệp 2278 13876 15818 18928 25378 143.53 117.07 - Xây dựng 7930 49200 50800 56470 72680 144.06 112.68 3. TM – DV 35670 62850 71640 93520 109550 112.00 115.21 + Dịch vụ Thương mại 6500 18150 19330 23170 30510 122.80 116.43

II. Cơ cấu (%)

1. Nông_lâm_ngư nghiệp 57.67 52.54 50.18 57.63 55.35 2. CN – XD 9.42 23.77 24.01 18.91 21.09 3. TM – DV 32.91 23.69 25.82 23.46 23.56 III. Một số chỉ tiêu KT - XH 1. GTSX/người/ năm (trđ) 1.94 3.55 3.830 5.467 6.362 2. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 28.70 68.58 60.47 50.01 49.87

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w