Đánh giá từ góc độ đơn vị đầu tư công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 92 - 96)

a) Một số quan điểm, nhận định về đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

Xoay quanh vấn đề đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Sơn Động, có nhiều ý kiến đánh giá và nhận định khác nhau, có không ít ý kiến trái chiều.

Đa phần cán bộ được phỏng vấn đều cho rằng những năm qua, nguồn đầu tư cho huyện Sơn Động tăng nhanh và có tác động tích cực tới nền kinh tế của huyện. Theo nhận định chung, những năm gần đây, nhờ nguồn vốn đầu tư của nhà nước và tổ chức quốc tế, kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, điều kiện CSHT giao thông, giáo dục, y tế, thủy lợi đổi thay nhiều. Những con đường được duy tu bảo dưỡng và xây mới đã góp phần lớn vào việc thông thương trong nội bộ huyện và giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Cơ sở vật chất về giáo dục được nâng cao và chính sách miến học phí cho học sinh nghèo đã kích thích được các em tới trường, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm thiểu và chất lượng dân trí đang dần được nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đầu tư công của huyện còn có nhiều tồn tại. Tồn tại đầu tiên xuất phát từ người thực hiện phân bổ nguồn đầu tư. Theo đánh giá chung, nguồn đầu tư phân bổ còn dàn trải, manh mún. Đồng thời, một số ý kiến cho rằng đội ngũ lãnh đạo của huyện còn thiếu và yếu, lực lượng gắn bó với địa phương không nhiều, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực quản lý và sử dụng nguồn đầu tư công.

HỘP 4.1: Như vậy thì làm sao có nhiệt huyết với dân với huyện được…

Quy luật từ xưa để lại: lợi bao nhiêu về lực thì thiệt bấy nhiêu về đường đi, dân càng nghèo thì cán bộ càng giàu. Như dự án 135, có khác gì 531, nguồn vốn đến với dân thì chẳng còn bao nhiêu. Ngày trước cán bộ không đủ trình độ, “làm thì láo, báo cáo thì hay”. Hiện giờ có thay đổi rồi, nhưng cũng chưa được bao nhiêu vì cán bộ đại học cao đẳng chính quy có bao nhiêu đâu? Mà thực trạng cán bộ của huyện nữa, toàn người ngoại huyện thôi, họ chỉ neo đậu ở đây đến khi có cơ hội là rút, như vậy thì làm sao có nhiệt huyết với dân với huyện được chứ.

Ông A_ huyện Sơn Động

phấn đấu của người lãnh đạo và người dân. Người lãnh đạo thì sử dụng nguồn vốn cho đầu tư không khoa học do tinh thần trách nhiệm và năng lực hạn chế. Người dân thì trông chờ, ỉ lại vào sự đẩu tư của nhà nước.

HỘP 4.2: Hỗ trợ hôm nay có khác gì bao cấp ngày xưa đâu

Hình thức hỗ trợ hôm nay có khác gì bao cấp ngày xưa đâu. Nó làm triệt tiêu động lực phấn đấu của dân. Trước đây, cán bộ lãnh đạo muốn quyết định đầu tư gì, vào đâu, đều phải tính toán. Hiện nay thì không phải lo lắng nữa, cứ làm thôi, vì tiền của nhà nước cho không rồi, dự án cũng cho mình % rồi. Bắt đầu từ NQ120 hỗ trợ lãi suất tín dụng cho sản xuất, động lực phấn đấu của dân cư giảm.

Ông B_huyện Sơn Động

b) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và phương hướng giải pháp trong đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc nhìn của đơn vị đầu tư

Bảng 4.18 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế Sơn Động dưới góc độ người đầu tư

Chỉ tiêu Đặc điểm Giải pháp Điểm mạnh

(S)

S1: Quá trình giải ngân vốn thuận tiện S2: Ngân sách tỉnh đưa về nhiều và đúng thời hạn.

S3: Bình chọn đối tượng thụ hưởng đầu tư công khai

S1,S2: Tận dụng nguồn đầu tư từ NSNN để đầu tư phát triển kinh tế. S3: Tăng cường sự tham gia cộng đồng và sự giám sát kiểm tra của chính quyền trong bình chọn đối tượng đầu tư để nguồn đầu tư được đến đúng đối tượng.

Điểm yếu (W)

W1: Định mức đầu tư cho hạng mục công trình thấp (vốn đầu tư phân tán).

W2: Công tác tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc nhận thức hiểu và tham gia chương trình đầu tư chưa tốt, dẫn tới sự ỉ lại trông chờ hỗ trợ của nhà nước, chưa phát huy được sức mạnh cộng đồng, huy động vốn đầu tư trong dân cư thấp.

Wp1,2,3: Đầu tư tập trung cho các công trình theo thứ tự ưu tiên, tránh đầu tư dàn trải. Chính quyền địa phương được đầu tư cần tham gia nhiều hơn vào công tác tuyên truyền nhận thức cho người dân, lựa chọn người đứng ra huy động vốn là người có uy tín trong cộng đồng,

W3: Công tác hỗ trợ từ cộng đồng với đối tượng thụ hưởng đầu tư chưa cao dẫn tới tiến độ triển khai chương trình, dự án chậm.

W4: Trình độ cán bộ cơ bản cập nhật nhưng năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng đúng nhu cầu trong công tác quản lý và thực hiện đầu tư.

W5: Người được đầu tư không biết sử dụng vốn nên vốn đầu tư không phát huy đúng mục đích, hộ nghèo đã thoát nghèo lại tái nghèo.

W6: Thiếu linh hoạt trong chọn mô hình đầu tư nên bị thu hồi lại vốn đầu tư bị kết dư.

W7: Triển khai công trình chậm nên không giải ngân được vốn đầu tư

W8: Công tác kiểm tra, thông tin, báo cáo định kỳ chậm.

W9: Trong nông nghiệp, mô hình đầu tư không được khảo sát trước nên dự án không bền vững. Định hướng sai hoặc thiếu nơi tiêu thụ

W10: Công tác quy hoạch chậm, chưa hợp lý

đảm bảo uy tín để huy động sự đóng góp từ cộng đồng.

Wp4: Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ hiện tại. Ưu tiên và có chế độ ưu đãi thu hút cán bộ trẻ có trình độ.

Wp5: Giao cho tổ, hội, đoàn thể_mỗi năm phải giúp được bao nhiêu hộ thoát nghèo. Lập ra nhóm hộ hỗ trợ hộ nghèo, một hộ nghèo được hướng dẫn và hỗ trợ sát sao của một nhóm hộ. Đi kèm theo là chính sách thưởng, nêu gương nếu kết quả tốt.

Wp6,7,8,9: Chủ động trong lập kế hoạch và lựa chọn mô hình để khi có nguồn đầu tư thì có thể đi vào triển khai sớm, đảm bảo tiến độ và tận dụng được nguồn vốn. Mô hình được chọn phải tính toán đầu ra cho người sản xuất rồi mới triển khai. Công tác thanh_kiểm tra phải được quan tâm đôn đốc, tăng cường giám sát cộng đồng.

Wp10: Cần tham khảo các cơ quan chuyên môn cũng như ý kiến của người dân trong công tác quy hoạch, phải đảm bảo những định hướng

phương.

Cơ hội (O)

O1: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế huyện miền núi.

O2: Nguồn vốn đầu tư tăng dần, kể cả vốn NSNN và vốn từ các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ…

O3: Công tác tuyên truyền, VHTT tốt nên tình hình an ninh chính trị ổn định. Môi trường đầu tư cũng vì thế thuận lợi hơn.

O4: 5vùng kinh tế, đất rộng người thưa, thuận lợi cho quy hoạch đầu tư

Op1: Tận dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư của Nhà nước. Op2: Tạo điều kiện tốt để hoạt động đầu tư của các tổ chức ở địa phương được thuận lợi

Op3: Có sự lồng ghép trong công tác tuyên truyền về VH chính trị với tuyên truyền về phát triển kinh tế, làm cho người dân hiểu mình là trung tâm sự phát triển, đầu tiên phải tự mình phát triển, tận dụng nhưng không ỉ lại vào đầu tư của nhà nước. Op4: Có quy hoạch sớm, rõ ràng và triển khai đúng tiến độ.

Thách thức (T)

T1: Giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến, mức duyệt quyết toán các công trình không thể điều chỉnh kịp thời dẫn tới thiếu kinh phí, ảnh hưởng chất lượng đầu tư.

T2: Huyện có 4 tiểu vùng khí hậu, biến động thất thường, thiên tai_đặc biệt là lũ lụt làm thiệt hại nghiêm trọng tới đời sống KT – XH, nhu cầu cần đầu tư tăng cao.

T3: Đường giao thông không thuận tiện nên vận chuyển vật liệu xây dựng cho các công trình đầu tư gặp nhiều khó khăn. T4: Trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của dân cư thấp, sức mua thấp nên kinh tế hàng hóa kém phát triển. Xuất

Tp1: Trong duyệt quyết toán có phương án dự trù kinh phí khi có biến động thị trường. Tăng cường nguồn vốn đối ứng từ cộng đồng. Tp2: Đầu tư tốt hơn cho công tác dự báo, dự tính. Có phương án đề phòng thiên tai. Các công trình XDCB phải đảm bảo chất lượng, có kế hoạch xây dựng tránh mùa mưa bão.

Tp3: Ưu tiên đầu tư cho giao thông. Hướng vào chất lượng công trình. Thu hút thêm nguồn vốn để tăng vốn cân đối cho xây dựng công trình giao thông.

Tp4: Tăng cường đầu tư cho giáo dục, công tác tuyển giáo viên phải

phát điểm để phát triển kinh tế thấp. T5: Phân cấp quản lý chưa thực sự được thực hiện. Hầu như cấp dưới cung cấp thông tin, tham mưu với cấp trên bằng các đề án, chờ xét duyệt và chờ vốn trên đưa xuống.

đạt chất lượng, quan tâm nhiều hơn tới đời sống và điều kiện sinh hoạt của giáo viên vùng sâu, vùng xa. Tp5: Cần có văn bản hướng dẫn và thực hiện thực sự việc phân cấp thẩm quyền quản lý tài chính cho chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w