1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

115 596 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ lĩnh vực ngành mà nguồn vốn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉ tính đầu tư cho những l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THẾ ANH

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG

CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN HIỆP HÒA -

TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã Số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Thị Minh Hằng

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Hoàng Thế Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản

thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ rất nhiều đơn vị và cá nhân Tôi xin ghi

nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp

đỡ quý báu đó

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ nhiệt tình

của cô giáo, TS Bùi Thị Minh Hằng người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các

thầy, cô trong Khoa Sau đại học

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Hiệp

Hòa, các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng NN - PTNT, Phòng Tài

nguyên và Môi trường, Chi cục Thống kê và UBND các xã đã tạo điều kiện

về thời gian và cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện đề tài này

Cám ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, chị đồng

nghiệp, bạn bè trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Hoàng Thế Anh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

DANH MỤC HỘP ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

5 Bố cục của luận văn 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 5

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư công 5

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế 7

1.1.3 Đặc điểm của đầu tư công 10

1.1.4 Phương pháp tiếp cận trong đầu tư công 12

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện 13 1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công 19

1.1.7 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu đầu tư công trên địa bàn 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1 Đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới 25

Trang 5

1.2.2 Đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam 28

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31

2.2 Phương pháp thu thập thông tin 31

2.3 Phương pháp xử lý thông tin 35

2.4 Phương pháp phân tích 35

2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG 38

3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

3.1.3 Hạ tầng cơ sở 45

3.2 Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa 47

3.2.1 Tình hình thực hiện các chính sách đầu tư công của huyện 47

3.2.2 Kết quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 52

3.2.3 Hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa 71

3.2.4 Tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa 73

3.2.5 Đánh giá những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong hoạt động đầu tư công và tiếp cận đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện 76

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG 84

4.1 Quan điểm đầu tư công 84

4.2 Định hướng phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa đến năm 2020 84

4.2.1 Định hướng tổng quát 84

Trang 6

4.2.2 Định hướng phát triển ngành nông - lâm - ngư nghiệp 85

4.2.3 Định hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 85

4.2.4 Định hướng phát triển ngành thương mại - dịch vụ 86

4.3 Giải pháp đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa 87

4.3.1 Một số quan điểm về giải pháp đầu tư công ở huyện Hiệp Hòa 87

4.3.2 Giải pháp đầu tư công cho các lĩnh vực kinh tế ở huyện Hiệp Hòa 88

4.4 Một số kiến nghị 95

4.4.1 Đối với nhà nước 95

4.4.2 Đối với tỉnh Bắc Giang 96

4.4.3 Đối với huyện Hiệp Hòa 96

4.4.4 Đối với tổ chức, cá nhân và dân cư trong huyện 96

KẾT LUẬN 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 101

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CSHT Cơ sở hạ tầng

DN Doanh nghiệp

GD – ĐT Giáo dục đào tạo GTSX Giá trị sản xuất GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã

KD Kinh doanh KHKT Khoa học kỹ thuật

KT – XH Kinh tế - Xã hội

NN Nông nghiệp NSTW Ngân sách trung ương

TB Trung bình THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TKKT - TDT Thiết kế kĩ thuật - tổng dự toán

TM – DV Thương mại - Dịch vụ TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBMT Uỷ ban mặt trận UBND Uỷ ban nhân dân

WB Ngân hàng thế giới XDCB Xây dựng cơ bản

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2012 41Bảng 3.2 Tình hình dân số huyện Hiệp Hoà 42Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2006 - 2012 44Bảng 3.4 Vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa theo nguồn

đầu tưvà theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2008 - 2012 54Bảng 3.5 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển chung của các ngành kinh

tế giai đoạn 2008 - 2012 57Bảng 3.6 Tình hình đầu tư công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của

huyện theo nguồn đầu tư giai đoạn 2008 - 2012 58Bảng 3.7 Tình hình đầu tư côngcho sự phát triển ngành nông nghiệp của

huyện phân theo lĩnh vực nội bộ ngành giai đoạn 2008 - 2012 59Bảng 3.8 Kết quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Hiệp Hòa

giai đoạn 2008 - 2012 60Bảng 3.9 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển nông nghiệp huyện Hiệp Hòa

giai đoạn 2008 - 2012 61Bảng 3.10 Tình hình đầu tư công cho phát triển công nghiệp huyện Hiệp

Hòa giai đoạn 2008- 2012 62Bảng 3.11 Kết quả đầu tư công cho phát triển công nghiệp của huyện giai

đoạn 2008 - 2012 63Bảng 3.12 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển công nghiệp của huyện giai

đoạn 2008 - 2012 64Bảng 3.13 Tình hình đầu tư công cho phát triển ngành xây dựng của huyện

giai đoạn 2008 - 2012 65Bảng 3.14 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển ngành xây dựng của huyện

giai đoạn 2008 - 2012 66Bảng 3.15 Tình hình đầu tư công cho phát triển Thương mại - Dịch vụ của

huyện giai đoạn 2008 - 2012 68

Trang 9

Bảng 3.16 Kết quả đầu tư cho công cho phát triển thương mại dịch vụ của

huyện giai đoạn 2008 -2012 69Bảng 3.17 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển TM - DV của huyện giai

đoạn 2008 - 2012 70Bảng 3.18 So sánh hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư công cho các ngành

kinh tế huyện Hiệp Hòa 71Bảng 3.19 Hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Hiệp Hòa

giai đoạn 2008 - 2012 72Bảng 3.20 Kết quả sản xuất kinh doanh và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2008 - 2012 75Bảng 3.21 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho

phát triển kinh tế Hiệp Hòa dưới góc độ người đầu tư 78Bảng 3.22 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho

phát triển kinh tế Hiệp Hòa dưới góc độ người thụ hưởng đầu tư 80Bảng 3.23 Những khó khăn chính và nhu cầu đầu tư của các đối tượng

điều tra 82Bảng 4.1 Mục tiêu phát triển nông nghiệp huyện Hiệp Hòa đến năm 2020 85Bảng 4.2 Dự báo cơ cấu GTSX và cơ cấu GTSX của ngành Công nghiệp -

Xây dựng 85Bảng 4.3 Dự báo GTSX DV - TM huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2008 - 2020 86

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân 13

Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công 22

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà 39

Hình 3.2 Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2012 41

Hình 3.3 Cơ cấu lao động phân theo trình độ huyện Hiệp Hoà năm 2012 43

Hình 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Hiệp Hoà năm 2006- 2012 44

Hình 3.5 So sánh giá trị sản xuất (GO) và vốn đầu tư (IvPHTD) giai đoạn 2009 - 2012 73

DANH MỤC HỘP Hộp 3.1 Như vậy thì làm sao có nhiệt huyết với dân, với huyện được 77

Hộp 3.2 Hỗ trợ hôm nay có khác gì bao cấp ngày xưa đâu 77

Hộp 3 3 Nhiều người ỉ lại vào đầu tư của Nhà nướ trông chờ sao được… 79

Hộp 3.4 Đầu tư phải chú tâm tới đối tượng có khả năng phát triển sản xuất 80

Hộp 4.5 Đầu tiên phải làm đường, làm tới đâu chắc tới đó 87

Hộp 4.6 Đầu tư phải đủ lượng vốn, phải dạy người ta cách dùng lượng vốn đó 87

Hộp 4.7 Không có tư vấn thì vay thế chứ vay nữacũng không có ý nghĩa gì 88

Hộp 4.8 Luôn phải có vốn đối ứng của nhân dân 88

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hơn hai mươi năm sau đổi mới, đất nước ta đang chuyển mình từng ngày, nền kinh tế bước dần sang cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế ổn định Tuy nhiên sự phát triển kinh tế vẫn chưa đồng đều giữa các vùng, các thành phần kinh tế Khu vực nông thôn, nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn nhiều Để phát triển những địa phương thuộc các khu vực này, một trong những yếu tố quyết định chính là chính sách đầu tư của Nhà nước Đầu tư công là một trong hai lĩnh vực đầu tư trong nền kinh tế ở các vùng khó khăn, các đơn vị tư nhân thường e ngại trong đầu tư do lo sợ rủi ro, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, vì vậy, ở những vùng này, đầu tư của chính phủ, tỉnh và huyện là yếu tố căn bản tiền đề cho sự phát triển

“cất cánh” Đầu tư công sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân phát huy hết khả năng của mình, cùng tham gia vào quá trình phát triển chung của cộng đồng

Hiệp Hòa là một huyện trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 30 km, có tổng diện tích tự nhiên là 20.305,98 ha, chiếm 5,26 diện tích toàn tỉnh với dân số là 215.988 người Trong những năm qua, huyện đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình Đến hết năm 2011, các nguồn đầu tư, hỗ trợ đã mang lại nhiều đổi thay cho miền đất này, đặc biệt là sự cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển - kinh

tế xã hội và cuộc sống nhân dân ở đây, tỷ lệ hộ nghèo của Hiệp Hòa đã giảm

từ 26,98% (năm 2006) xuống còn 10,48% Với những nguồn đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội của huyện, ngày 18/01/2012, Bộ Xây dựng đã

có Quyết định số 63/QĐ-BXD về việc công nhận Thị trấn Thắng mở rộng,

Trang 12

hết năm 2011, huyện Hiệp Hòa vẫn là một trong những địa phương nhận nhiều trợ cấp từ ngân sách cấp trên (271,013 tỷ đồng), như vậy những kết quả nhìn thấy được, đầu tư công ở đây thực sự đã đạt được gì và còn gì bất cập? Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Hiệp Hòa trong những năm qua như thế nào? Giải pháp nào để tăng cường tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa?

Đã từ lâu, các chương trình đầu tư đã được các tạp chí, phương tiện truyền thông và các hội thảo phân tích rất nhiều, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào đánh giá và đề ra định hướng nhằm tăng hiệu quả đầu tư công cho một huyện thuần nông như huyện Hiệp Hòa

Nghiên cứu hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện Hiệp Hòa sẽ giúp làm rõ những vấn đề nêu trên, đồng thời nghiên cứu sẽ là cơ sở thực tiễn cho định hướng chính sánh đầu tư của chính phủ, chính quyền các cấp để phát triển kinh tế của huyện Vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh

tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, đề xuất được các định hướng và giải pháp phù hợp để tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

Trang 13

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển kinh tế, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Đối tượng khảo sát chủ yếu là các đơn vị cung cấp và đơn vị tiếp nhận, thực hiện nguồn đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang

- Về nội dung: Nghiên cứu hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh

tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả đầu

tư dưới hình thức đầu tư bằng vốn Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài không phân tích độ trễ của đầu tư

Nghiên cứu hiệu quả của đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện dưới góc độ lĩnh vực (ngành) mà nguồn vốn đầu tư tác động, trong đó, với ngành công nghiệp, chỉ tính đầu tư cho những lĩnh vực, đối tượng mà giá trị sản xuất của lĩnh vực, đối tượng đó được tính vào giá trị sản xuất công nghiệp của huyện

Số liệu bao gồm những thông tin cập nhật ở các tài liệu đã công bố qua các năm, tập trung chủ yếu trong các năm từ 2008-2012, các số liệu điều tra trực tiếp từ các cơ quan đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư

Đề xuất định hướng giải pháp nâng cao tính hiệu quả của đầu tư công đến năm 2017

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp hoàn thiện thực hiện chính sách đầu tư công huyện Hiệp Hòa, đến năm 2017 có cơ sở khoa học

Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới, có ý nghĩa thiết thực nhằm phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hiệp Hòa và đối với các địa phương có điều

Trang 14

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu kham khảo, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công;

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;

Chương 3: Thực trạng đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang;

Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG

VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG

1.1 Cơ sở lý luận về đầu tư công

1.1.1 Một số khái niệm

a Khái niệm Đầu tư

Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất tương lai Đầu tư, vì thế, còn được gọi là hình thành

tư bản hoặc tích luỹ tư bản Tuy nhiên, chỉ có tăng tư bản làm tăng năng lực sản xuất vật chất mới được tính Còn tăng tư bản trong lĩnh vực tài chính tiền

tệ và kinh doanh bất động sản bị loại trừ Việc gia tăng tư bản tư nhân (Tăng thiết bị sản xuất) được gọi là đầu tư tư nhân Việc gia tăng tư bản xã hội được gọi là đầu tư công cộng

Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt kết quả đó (Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương, 2007) Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền,

là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trí tuệ

Các hoạt động bỏ tiền ra xây dựng công trình giao thông, thông tin làm tăng tài sản cho nền kinh tế Các hoạt động này gọi là đầu tư phát triển hay đầu tư trên giác độ nền kinh tế Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên, khoa học công nghệ

Như vậy, có thể hiểu rằng đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả

Trang 16

trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt kết quả đó

b Khái niệm đầu tư công

Khái niệm đầu tư công được xây dựng theo các tính chất của quan hệ

sở hữu vốn, khu vực đầu tư, hiệu quả đầu tư và đối tượng đầu tư

Cách thứ nhất: Theo đối tương sở hữu vốn, hoạt động đầu tư sử dụng

vốn thuộc sở hữu nhà nước được gọi là đầu tư công, thuộc sở hữu tư nhân gọi

là đầu tư tư nhân Đây cũng chính là cách tiếp cận đầu tư công của Dự thảo Luật đầu tư công hiện đang đề nghị ban hành thì đầu tư công là hoạt động đầu

tư của nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế,

xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Như vậy, định nghĩa này tiếp cận đầu tư công theo góc độ chủ thể quản lý nhà nước, nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động đầu tư công

Cách thứ hai: Theo khu vực đầu tư, nền kinh tế bao gồm hai khu vực là

Công cộng và tư nhân Hoạt động đầu tư thuộc khu vực công cộng gọi là đầu tư công cộng, hoạt động đầu tư thuộc khu vực tư nhân gọi là đầu tư tư nhân (Nguyễn Văn Song, 2006)

Cách thứ ba: Nhìn từ góc độ hiệu quả của đầu tư, kinh tế học vĩ mô

cho rằng: Đầu tư làm gia tăng tư bản xã hội gọi là đầu tư công cộng hay còn gọi là đầu tư công Cách tiếp cận trên nhìn từ góc độ quy mô tác động, hiệu quả của đầu tư (Dương Tấn Diệp, 2007)

Cách thứ tư: Xem xét đối tượng thụ hưởng đầu tư và đầu ra của đầu tư,

các hoạt động sản xuất ra hàng hoá công cộng gọi là đầu tư công, các hoạt động sản xuất ra hàng hoá tư nhân gọi là đầu tư tư nhân Tiếp cận theo góc độ

này, kinh tế công cộng cho rằng: Đặc trưng chủ yếu của hàng hoá, dịch vụ công là hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, cộng đồng, việc tiến hành hoạt động cung cấp hàng hoá ấy có thể do nhà nước trực tiếp đảm nhận, trao quyền cung cấp hàng hoá công cho các cá nhân hoặc Nhà

Trang 17

nước tài trợ công cho khu vực tư để cung cấp hàng hoá công (Nguyễn Văn

Song, 2006) Theo các tiếp cận này, đầu tư công là hoạt động đầu tư cung cấp hàng hoá công, có thể do chủ thể nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm dưới sự quản lý, hỗ trợ và định hướng của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của xã hội, cộng đồng

Điều 70, chương VII, Luật đầu tư (2005) của nước ta quy định: Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ các hoạt động công ích

và danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích” Điều này có nghĩa là Nhà nước không độc quyền trong lĩnh vực đầu tư cung cấp hàng hoá dịch vụ công, Nhà nước có thể xã hội hoá hoạt động này bằng việc trao một phần đầu tư cung cấp hàng hoá công cho khu vực phi Nhà nước thực hiện

Có thể thấy rằng, dù tiếp cận ở góc độ khác nhau thì đầu tư công đều hướng đến mục tiêu chung là đầu tư phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội, của cộng đồng, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo, quản lý, điều tiết và giám sát các hoạt động đầu tư này Trong đề tài này, khái niệm đầu tư công được nhìn nhận theo phương thức thứ tư

Như vậy, đầu tư công có thể hiểu như sau: Đầu tư công là những hoạt động đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu của xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng, do nhà nước trực tiếp đảm nhân hay uỷ quyền và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân thực hiện

1.1.2 Vai trò của đầu tư công cho phát triển kinh tế

Kinh tế học từ cổ điển đến hiện đại đều coi đầu tư là yếu tố quan trọng

để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng Đầu tư công bao gồm vai trò của đầu tư nói chung và đầu tư cho công cộng nói riêng

1.1.2.1 Vai trò của đầu tư nói chung

- Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Trang 18

hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế Học thuyết khẳng định đầu tư là chìa khóa tăng trưởng kinh tế Qua phân tích các nhà kinh tế học đã rút ra rằng giữa đầu tư và tăng trưởng có mối quan hệ tỉ lệ Mối quan hệ này thể hiện qua hệ số ICOR

ICOR = I /GDP Trong đó: I : Mức tăng của vốn đầu tư

GDP: Mức tăng của C/GDP

ICOR phản ánh cứ tăng thêm một đồng vốn đầu tư thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng GDP Nếu ICOR không đổi thì GDP tăng khi đầu tư tăng Do đó, đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng

- Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mục tiêu cuối cùng của đầu tư là tạo ra hiệu quả cao, tăng trưởng kinh

tế lớn do đó đầu tư phải tập trung vào những ngành có lợi xuất đầu tư lớn Kinh nghiệm của các nước trên thế giới là muốn tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 8-10% thì cần đầu tư vào khu công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên,

vì sự phát triển cân đối của nền kinh tế, không thể chỉ vì tập trung vào công ngghiệp, dịch vụ mà còn phải xem xét cân đối đầu tư cho nông nghiệp

- Đầu tư tác động đến cơ cấu lãnh thổ

Đầu tư có thể giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa những vùng lãnh thổ, đặc biệt là giải quyết về cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống văn hoá

xã hội của người dân Việc đầu tư giải quyết mất cân đối giữa các vùng miền thường được thực hiện bởi vốn đầu tư của Nhà nước, thông qua những định hướng chính sách chung Muốn tăng trưởng không chỉ phải đầu tư vào những ngành mũi nhọn mà còn phải đầu tư với một cơ cấu lãnh thổ hợp lý

1.1.2.2 Vai trò của đầu tư cho công cộng

- Khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ công

Đầu tư là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội chủ của Chính phủ, nó có tác dụng khắc phục những thất bại của thị trường cạnh tranh không

Trang 19

hoàn hảo (hạn chế độc quyền; vấn đề cung cấp hàng hoá công cộng cho xã hội điều hành các yếu tố ngoại ứng; khắc phục những thất bại về thông tin thị trường, điều tiết thị trường bảo hiểm, thị trường vốn, thị trường phụ trợ do thị trường cạnh tranh không hoàn hảo; điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp và

sự mất cân bằng nền kinh tế) Trong nền kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân thường không muốn tham gia vào việc cung cấp các hàng hoá công do khó thu lợi Những hàng hoá công này thường là các công trình hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội như: Đường xá, cầu cống, trường học, bệnh viện … Vai trò của những hàng hoá công này là vô cùng quan trọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được, không có hệ thống công trình trường học, bệnh viên, nhà văn hoá phục vụ phát triển con người thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng Hoạt động đầu tư công của nhà nước là nhằm cung cấp những hàng hoá công nên vai trò của hoạt động này đối với phát triển kinh tế - xã hội là không thể phủ nhận được

- Phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng

Đầu tư công còn có tác dụng phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng dưới các hình thức đầu tư như trợ giúp trực tiếp dành cho những người

có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí

để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt

Thông qua hoạt động đầu tư, Chính phủ, cơ quan Nhà nước các cấp sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững

Đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện giúp huyện định hướng phát triển sản xuất, định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, điều tiết thị trường, điều chỉnh đời sống xã hội

Với huyện nghèo, xuất phát điểm của huyện thấp thì nguồn vốn đầu tư

Trang 20

- Đưa ra các khuyến nghị cho định hướng chiến lược, chính sách, định hướng, giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả của đầu tư công cho sự phát triển kinh tế của huyện (Trần Thị Như Ngọc, 2009, Vai trò đầu tư công trong phát triển kinh tế)

1.1.3 Đặc điểm của đầu tư công

1.1.3.1 Đầu tư công mang tính chất xã hội

Nhu cầu đầu tư phát triển của toàn bộ nền kinh tế là rất lớn Có nhiều lĩnh vực đầu tư có thể huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển nhưng có một số lĩnh vực đầu tư không thể trông chờ vào các nhà đầu tư tư nhân do nhu cầu vốn lớn, khả năng thu hồi chậm, lợi nhuận thấp buộc chính phủ phải sử dụng nguồn tài chính công để đầu tư Ngoài ra chính phủ cần thiết phải chi đầu tư còn nhằm mục tiêu tạo đòn bẩy

để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và xử lý những bất ổn khi nền kinh

tế gặp phải các cú sốc.

Mục đích là phục vụ lợi ích chung, không vì mục đích kinh doanh, không phân biệt tầng lớp, giai cấp trong xã hội, đảm bảo công bằng, ổn định

xã hội

1.1.3.2 Đầu tư công trong lĩnh vực cung cấp hàng hoá dịch vụ công

Hàng hóa dịch vụ công là loại hàng hoá dịch vụ đặc biệt do Nhà nước cung ứng hoặc uỷ nhiệm cho tổ chức cá nhân thực hiện, đáp ứng yêu cầu xã hội, sản phẩm của đầu tư công không mang tính loại trừ và tính cạnh tranh Mọi đối tượng đều có quyền ngang nhau trong việc tiếp cận hàng hoá công

Trang 21

Việc trao đổi sử dụng hàng hoá công không thông quan hệ thị trường đầy đủ Thông thường, người sử dụng hàng hoá công không trực tiếp trả tiền, đúng hơn là họ đã trả tiền dưới hình thức nộp thuế vào ngân sách Nhà nước Cũng

có những hàng hoá dịch vụ công mà người sử dụng vẫn phải trả một phần chi phí, song nhà nước vẫn có trách nhiệm đảm bảo cung ứng các hàng hoá công này không vì mục tiêu lợi nhuận

1.1.3.3 Đối tượng sử dụng nguồn đầu tư công:

Các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội, các công trình công cộng, quốc phòng, an ninh; các dự án đầu tư phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp kinh tế, quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học và công nghệ, các tổ chức chính trị - xã hội, dự án văn hoá xã hội, cơ sở công cộng không có điều kiện xã hội hoá; hỗ trợ đầu tư

dự án đầu tư của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, dự án đầu tư công khác theo quy định của Chính phủ

1.1.3.4 Nguồn vốn của đầu tư công:

Chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó, đầu tư công còn huy động nguồn vốn từ sự đóng góp của cộng đồng, từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước Đầu tư công chủ yếu do Nhà nước thực hiện, cấp vốn Mục đích sâu xa của đầu tư công là sự phát triển đồng đều cho các vùng miền, cho các ngành kinh tế, tăng cường năng lực quản lý và tự phát triển của cộng đồng, thực hiện công bằng trong phân phối như Hiến pháp đã đề ra Hiện nay, các vùng kinh tế khó khăn như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo … là những vùng đang cần nhà nước ưu tiên đầu tư Các địa phương này có điều kiện tự nhiên, địa hình khó khăn, các đơn vị tư nhân không mặn mà gì với việc đầu tư cho kinh tế ở các địa phương này, điều đó dẫn theo nền kinh tế gặp nhiều bất thuận trong quá trình phát triển Đặc biệt, ở các vùng này cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí đa phần thấp kém, nếu nhà nước không quan tâm đầu tư thì sự tụt hậu sẽ ngày một xa, các vùng này đã khó khăn thì ngày càng khó khăn hơn, ảnh hưởng

Trang 22

không nhỏ tới mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống thấp sẽ dẫn tới nhận thức trong mọi vấn đề thấp Bài học từ một số cuộc biểu tình nhỏ ở các dân tộc Tây Nguyên năm xưa cho thấy tầm quan trọng của đầu tư cho phát triển, nâng cao nhận thức, điều kiện sống của đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số trong việc ổn định an ninh chính trị của đất nước

1.1.4 Phương pháp tiếp cận trong đầu tư công

Nghiên cứu đầu tư được tiếp cận theo hai khu vực kinh tế Dựa trên cơ chế phân bổ các nguồn lực kinh tế, kinh tế học chia nền kinh tế thành hai khu vực kinh tế Công cộng và tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp… sẽ quyết định cơ cấu sản xuất - kinh doanh của mình theo tín hiệu thị trường Khu vực kinh tế công sẽ can thiệp vào các lĩnh vực đầu tư công như phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nhân lực, đào tạo, chuyển giao… để hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển

Trong nền kinh tế mở, nhiều hoạt động kinh tế có sự tham gia của tư nhân, chính phủ nước ngoài và các tổ chức quốc tế Do đó phạm vi của khu vực công cộng cũng được mở rộng Theo quyết định 136/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về cải cách hành chính nhà nước thì “Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải

vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhận Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần phải chuyển để các tổ chức

xã hội đảm nhiệm Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ sản xuất và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hành chính nhà nước” Ngày nay, sự phát triển đa dạng của thị trường tài chính và các hình thức đầu tư, sở hữu hỗn hợp, hợp tác đa phương liên doanh, liên kết, BOT… gắn kết khu vực công cộng và khu vực tư nhân, làm cho ranh giới giữa hai khu vực này ngày càng mờ nhạt Trên thực tế, dù lớn hay nhỏ, khu

Trang 23

vực công cộng luôn tồn tại gắn liền với khu vực tư nhân

Trong đề tài này, nghiên cứu phát triển kinh tế của huyện, tác giả chỉ xem xét tới sự can thiệp của khu vực kinh tế công vào nền kinh tế của huyện, đồng thời xem xét sự can thiệp này sẽ tạo điều kiện như thế nào cho các khu vực kinh tế tư nhân và tập thể phát triển

Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện

1.1.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan

a Kinh phí

Đây là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều cần phải lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động đó Đối với hoạt động đầu tư công, do đây chủ yếu là những hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng phải được quan tâm chặt chẽ Nguồn kinh phí đầu tư công chủ yếu là từ ngân

Khu vực công cộng

Đầu tư công

Hàng hoá công cộng

cá nhân

Trang 24

sách nhà nước Do nguồn ngân sách này còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi khác nhau, nhiều dự án khác nhau nên việc bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra đúng tiến độ và phát huy hiệu quả là vô cùng quan trọng

b Năng lực và phẩm chất đạo đức của người đầu tư

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của đầu tư Để các chương trình, dự án đầu tư công đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tư công và quản lý đầu tư công cần phải bảo đảm đáp ứng được nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực)

Phẩm chất đạo đức của cán bộ, nhân viên thực hiện đầu tư công ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư Nguồn đầu tư công thường là vốn ngân sách cấp, nguồn tài trợ từ tổ chức cá nhân vì mục đích phục vụ cộng đồng Nếu người đầu tư không có phẩm chất đạo đức trong sạch, tham nhũng, cửa quyền thì nguồn đầu tư sẽ không được đưa vào thực hiện như kế hoạch do thất thoát, sử dụng sai mục đích từ đó dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp

c Sự giám sát quản lý của cơ quan các cấp

Sự giám sát quản lý để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích, sử dụng đủ, không thất thoát, lãng phí gây ra tình trạng hiệu quả thấp trong đầu tư

d Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư

Năng lực và khả năng sử dụng nguồn đầu tư của đối tượng được đầu tư

là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả cuối cùng của nguồn đầu tư Giống như việc đầu tư cho sản xuất, việc một cỗ máy vận hành tốt hay không không chỉ do sự đầu tư ban đầu cho chính cỗ máy đó mà còn phụ thuộc vào người vận hành cỗ máy hoạt động Nguồn vốn đầu tư khi được đưa đến với đối tượng đầu tư thì việc nguồn vốn ấy phát huy được hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào người sử dụng nó Vì vậy việc cung cấp cho đối tượng

Trang 25

được đầu tư kỹ năng, phương pháp để sử dụng nguồn đầu tư hiệu quả là việc chính quyền cần quan tâm ở khu vực nhạy cảm như địa bàn nông thôn, miền núi… trình độ dân trí còn thấp, vịêc nâng cao dân trí, tăng cường công tác giáo dục đào tạo, khuyến nông, khuyến công… là vấn đề tối quan trọng tạo tiền để cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư đang và sẽ được đưa

- Môi trường đầu tư của địa phương (dịch vụ công và hành chính công) Việc thực hiện đầu tư công liên quan đến một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý ngân sách Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình độ ổn định và rành mạch cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được thuận lợi Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, bảo đảm định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

Các đặc điểm về tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên khoáng sản,…) và đặc điểm kinh tế xã hội (phong tục tập quán, trình độ dân trí…) tạo nên những lợi thế cũng như những khó khăn riêng cho các vùng, các xã trong huyện Các vùng khác nhau thì chính sách đầu tư khác nhau Với những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển

Về đặc điểm tự nhiên, nếu diện tích đất canh tác ở địa phương mamh

Trang 26

mún, bình quân diện tích đất, bình quân diện tích đất canh tác tính trên đầu người thấp thì dẫn tới quá trình chuyên canh sản xuất khó khăn, vốn đầu tư cũng vì thế bị xé lẻ, manh mún

Về đặc điểm kinh tế xã hội, nếu trình độ người dân thấp thì thái độ ứng

xử và khả năng sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích sẽ bị hạn chế, dẫn tới việc đầu tư khó đạt được hiệu quả cao Bên cạnh đó, thu nhập của dân cư thấp thì tích luỹ nội bộ không lớn, dẫn tới nguồn đầu tư thấp, kinh tế chậm phát triển,

và đó là một trong những nguyên nhân tác động tiêu cực đến huy động vốn đầu tư và công tác đầu tư phát triển kinh tế xã hội

Ngược lại, nếu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương thuận lợi thì nguồn đầu tư nhanh chóng đưa vào ứng dụng, được sử dụng một cách hợp lý, tập trung và hiệu quả

b Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện các chương trình đầu tư công Mỗi chương trình, dự án được thực hiện sẽ mang lại lợi ích và bất lợi cho những nhóm đối tượng khác nhau và do vậy cũng sẽ nhận được sự ủng hộ và phản đối của các nhóm đối tượng tương ứng Trên thực tế, có những nhóm người được hưởng lợi ích lớn hơn từ các chương trình, dự án đầu tư công, nhóm người này ủng hộ mạnh mẽ cho chương trình, dự án Ngược lại, nhóm người hưởng lợi ít hoặc bị thiệt hại từ dự án có xu hướng không ủng hộ hoặc phản đối dự án Các dự án công đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn nếu bị người dân phản đối, ngăn chặn ngay từ khâu giải toả mặt bằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau

Việc đưa những chương trình dự án đầu tư công vào thực tế còn phải quan tâm tới quan niệm, phong tục tập quán của cư dân địa phương, có thể dự

án có tác dụng tốt nhưng cộng đồng vẫn không ủng hộ do nó không phù hợp

Trang 27

với tín ngưỡng, phong tục của cộng đồng địa phương đó

c Thể chế và Chính sách đầu tư công của Chính phủ, Nhà nước và của địa phương

Nhân tố quan trọng nhất chi phối hoạt động đầu tư công trong nhóm nhân tố khách quan là nhân tố thể chế và chính sách của Nhà nước, Chính phủ

và địa phương

- Thể chế:

Thể chế là những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo (Viện ngôn ngữ học 2000) Thể chế xã hội quy định mục đích và đạo lý mà Nhà nước muốn đạt tới Thể chế xã hội nước ta theo Hiến pháp 1992

là xây dựng và thực hiện thành công xã hội chủ nghĩa, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì thế, trong chính sách phát triển đất nước, nhà nước ta quan tâm rất lớn tới đối tượng người nghèo, địa phương nghèo và tập trung đầu tư phát triển kinh tế các vùng khó khăn, đảm bảo yếu tố công bằng trong đầu tư phát triển kinh tế xã hội đất nước

Thể chế được cụ thể hoá qua các văn bản pháp luật Khung pháp luật của hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng ở nước ta được quy định qua các văn bản chính như: Luật đầu tư (2005), Luật ngân sách nhà nước

1996 và Luật ngân sách sửa đổi năm 2002, Nghị định 07/2003/NĐ - CP về Quản lý đầu tư và xây dựng, Thông tư số 04/2003/TT - BKH về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư, quyết định dự án đầu tư, quyết định 192/2001/QĐ - TTg và nghị định 19/2002/NĐ - CP về phân cấp trong chi tiêu và quản lý đầu

tư, Nghị định 106/2004/NĐ - CP quy định vịệc quản lý nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước…

Trong thể chế của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Các

cơ quản hoạt động phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế xã hội Đối với hoạt động đầu tư công, khi có sự thống nhất cao giữa Bộ kế hoạch đầu tư và Bộ tài chính với các cơ quan ban ngành Trung

Trang 28

ương và địa phương thì nguồn đầu tư công sẽ được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng với quy mô phù hợp, không chồng chéo, dàn trải, vì thế hiệu quả đầu tư công cũng được nâng cao Tương tự như thế, ở quy mô cấp huyện,

để đầu tư công có hiệu quả thì cần phải có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ giữa Sở kế hoạch đầu tư với Sở Tài chính, với phòng Tài chính - Kế hoạch và với các địa phương, đơn vị cá nhân tiếp nhận nguồn đầu tư

Bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các cấp chính quyền thì việc phân cấp trong quản lý của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới đầu tư công Việc phân cấp thẩm quyền về tài chính cho chính quyền địa phương mang lại những cơ hội lớn sau: Việc địa phương quản lý ngân sách có thể giúp huy động và phân bố nguồn lực đầu tư có hiệu quả hơn (Nếu phân cấp tốt, nguồn vốn huy động cho đầu tư công sẽ sớm đi vào thực tiễn hơn do không phải qua khâu trung gian và thời gian chờ đợi cấp phép, chuyển kinh phí từ cấp trên về địa phương, ); làm cho việc cung cấp hàng hoá dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn, sát thực hơn nhu cầu và mong muốn của địa phương, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương

Chính sách kinh tế là bộ não chỉ huy, hướng dẫn và điều tiết sản xuất, tạo điều kiện để khai thác những tiềm năng, thế mạnh về nguồn lực Cơ chế chính sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ tạo thêm động lực cho người lao động, các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tham gia tích cực đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế Ngược lại, sẽ triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, cũng như làm suy giảm

Trang 29

hiệu quả hoạt động đầu tư

Hiện tại, các chính sách chung ưu đãi đầu tư thể hiện qua các văn bản luật của các cơ quan nhà nước đã được ban hành, một số văn bản cụ thể như luật số 35 - L/CTN ngày 22/6/1994 về khuyến khích đầu tư trong nước, luật này quy định các lĩnh vực ưu đãi đầu tư bao gồm đầu tư phát triển rừng, nông lâm ngư nghiệp; các công trình công cộng như giao thông, y tế, giáo dục…; các vùng hải đảo, dân tộc miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn

Theo đó, luật cũng ban hành các chính sách ưu đãi kèm theo đối với các đối tượng đầu tư vào các lĩnh vực đó Ngoài ra, còn rất nhiều các thông

tư, văn bản, nghị định của Chính phủ, các bộ ban ngành như Bộ Tài chính,

Bộ Nông nghiệp, Bộ LĐTBXH… quy định các chính sách ưu đãi đầu tư Việc các chính sách này được triển khai đưa vào thực tiễn sẽ tạo điều kiện cho các địa phương nhất là các vùng khó khăn, và các ngành kinh tế có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các ngành

1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả đầu tư công

1.6.1.1 Đo lường hiệu quả kinh tế

- Hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra) do hai nhà kinh tế học là Roy Harrod và Evsay Domar đưa ra trong nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm xác định nhu cầu vốn đầu tư cần thiết cho một nền kinh tế chỉ tiêu này cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới vào nền kinh tế Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu sử dụng vốn càng cao

Chỉ tiêu này được tính bằng các công thức sau:

ICOR = Vốn đầu tư mới/ GDP

ICOR = (Tỷ lệ vốn đầu tư mới/ GDP)/ (Tốc độ tăng GDP)

Do kết quả đạt được của đầu tư công là lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, nên ta có thể sử dụng chỉ tiêu sau để đo đạc hiệu quả của đầu tư công, cụ thể

ICOR (vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân sách mới/∆GDP

Trang 30

Ở quy mô huyện, chỉ tiêu trên được tính toán như sau:

ICOR (vốn ngân sách) = Vốn đầu tư từ ngân sách mới / ∆VA

Chỉ tiêu này cho biết muốn tăng giá trị sản xuất thêm 1 đồng thì cần đầu tư thêm bao nhiêu đồng vốn ngân sách Hệ số này càng nhỏ tức là hiệu quả đầu tư càng cao

- Hệ số H TSCĐ (Hệ số huy động tài sản cố định)

H TSCĐ = F/I VTH Trong đó: F: Giá trị tài sản cố định gia tăng mới trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương, vùng, toàn bộ nền kinh tế

phương, vùng, nền kinh tế

Chỉ tiêu này biểu hiện mối quan hệ giữa giá trị tài sản cố định gia tăng mới ở cấp độ ngành, địa phương, vùng và toàn bộ nền kinh tế trong kỳ nghiên cứu với tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu ở cấp độ tương ứng chỉ tiêu này càng cao phản ánh việc thi công dứt điểm các công trình, các công trình nhanh chóng được huy động vào sử dụng trong ngành, làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và toàn nền kinh tế

- Hệ số: H1v(GO): Mức tăng giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát triển, phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu

H1v (GO) = ∆GO/I vPHTD Trong đó:

+ ∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của ngành, địa phương

+ I vPHTD : Vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của ngành trong toàn bộ địa phương

Trong các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu H1v (GO) là thích hợp nhất cho tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư của ngành và của nền kinh tế vì chỉ tiêu VA, F tính cho các ngành đặc biệt là những ngành nông nghiệp rất khó

Trang 31

thống kê và xác định chính xác (do đặc thù của ngành và quy mô ngành, Ví dụ: Trong ngành nông nghiệp, thu nhập và chi phí trung gian khó phân tách rõ

do sản xuất nông nghiệp còn mang đặc tính tự sản tự tiêu…)

1.1.6.2 Đo lường hiệu quả xã hội

- Tỷ lệ hộ nghèo

- Tỷ lệ thất nghiệp

- Tỷ lệ người mù chữ

- Tuổi thọ trung bình của người dân

- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

1.1.7 Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu đầu tư công trên địa bàn

1.1.7.1 Tình hình chung của địa bàn

Nghiên cứu tình hình chung của địa bàn là nghiên cứu những đặc điểm về

tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, phong tục tập quán của địa phương, xem xét những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động đầu tư công cho phát triển kinh tế trên địa bàn Nghiên cứu này sẽ cho ta cái nhìn khởi đầu tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư công trên địa bàn

1.1.7.2 Các chính sách đầu tư công

Các chính sách khởi nguồn của việc triển khai các chương trình, dự án, các hoạt động Chính vì vậy, để nghiên cứu các hoạt động đầu tư công thì đầu tiên chúng ta phải nghiên cứu các Chính sách đầu tư công Hoạt động đầu tư công của một huyện bắt nguồn từ các chính sách đầu tư của Chính phủ, cụ thể hoá chính sách của tỉnh, huyện Nghiên cứu chính sách đầu tư công sẽ cho

ta cái nhìn đúng hướng trong quá trình triển khai nghiên cứu hoạt động đầu tư công trên địa bàn huyện

1.1.7.3 Nội dung của đầu tư công

Nội dung đầu tư công chính là sự cụ thể hoá các Chính sách đầu tư công trong thực tiễn Nghiên cứu nội dung đầu tư công bao gồm nghiên cứu lượng vốn đầu tư công, phân bố nguồn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư, kết quả thực hiện các hoạt động đầu tư và hiệu quả kinh tế nguồn vốn đầu tư như thế

Trang 32

nào Ta có thể nghiên cứu hoạt động đầu tư công theo dòng dự án đầu tư hoặc nhìn nhận đầu tư theo ngành Đề tài lựa chọn nghiên cứu đầu tư công theo góc

độ đầu tư cho phát triển các ngành trong nền kinh tế

Hình 2.2 Nội dung của đầu tư công

a Đầu tư công cho sự phát triển chung của ngành kinh tế

Phát triển kinh tế nhìn theo góc độ phát triển ngành bao gồm: Phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ Tuy nhiên đầu tư công vào một số lĩnh vực có tác động tổng hợp đến phát triển chung của các ngành Ví dụ như đầu tư cho giao thông thì vấn đề tiêu thụ nông sản gặp nhiều thuận lợi, đồng thời các đơn

vị hoạt động kinh tế trong lĩnh vực CN - XD - TTCN cũng hưởng lợi từ sự đầu tư này do thuận tiện … đường được đầu tư thì thông thương giao lưu kinh tế tốt hơn, từ đó kinh tế hàng hoá phát triển hơn dẫn tới sự phát triển thương mại dịch vụ Nghiên cứu đầu tư cho phát triển chung các ngành kinh tế bao gồm các nội dung sau:

- Đầu tư cho quy hoạch (quy hoạch đô thị, quy hoạch trung tâm cụm

xã, khu công nghiệp …)

Đầu tư chung

Đầu tư phát

triển nông

nghiệp

Phát triển kinh tế

Đầu tư PT CN-XD- TTCN

Đầu tư PT TM-DV

Trang 33

- Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng: Xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp; Kiến thiết thị chính, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện, viễn thông, thông tin liên lạc…

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đào tạo nhân lực (hoạt động giáo dục và đào tạo, hoạt động đào tạo nghề), chăm sóc sức khoẻ…

- Đầu tư cho dịch vụ công: Đầu tư duy trì hoạt động hành chính công; đầu tư cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng phục vụ y tế, giáo dục, viễn thông, thông tin liên lạc …); đầu tư cho hoạt động dịch vụ công ích (vệ sinh môi trường, xử lý rác thải …) Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu hoạt động đầu tư công cho phát triển kinh tế nên trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không nghiên cứu sâu vào nội dung này

b Đầu tư công cho phát triển Nông nghiệp

Đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm các nội dung chính:

- Đầu tư phát triển ngành nông nghiệp

Đầu tư phát triển nông nghiệp bao gồm các nội dung như xây dựng cơ

sở hạ tầng phát triển sản xuất như giao thông nội đồng, thuỷ lợi, đầu tư hỗ trợ đầu vào sản xuất gồm giống, phân bón, bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc, công tác thú y, đầu tư kinh phí tăng cường hệ thống khuyến nông, khuyến ngư…

c Đầu tư công cho phát triển Công nghiệp - Xây dựng - Tiểu thủ công nghiệp

Đầu tư cho phát triển công nghiệp chính là đầu tư cho sự phát triển của ban ngành công nghiệp chính đó bao gồm: Đầu tư phát triển khu công nghiệp, đầu tư cho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành trên (bao gồm đầu tư vốn, góp vốn, hoàn thiện cơ sở pháp lý, dịch vụ công, đầu tư cho giáo dục đào tạo nghề cho lao động công nghiệp, đầu tư cho hoạt động khuyến công …); đầu tư thăm dò, khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất công nghiệp

Đầu tư công cho phát triển tiểu thủ công nghiệp là đầu tư cho sự phát triển

Trang 34

của các đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này (VD: Đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng nghề, hợp tác xã nghành nghề, hỗ trợ vốn tín dụng, thuê mặt bằng sản xuất, tổ chức các lớp thăm quan học tập mô hình sản xuất …)

Vốn đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng đường (đồng thời thuộc lĩnh vực giao thông), xây trường (lĩnh vực giáo dục), xây trạm (lĩnh vực y tế)…

d Đầu tư công cho phát triển Thương mại - Dịch vụ

Nói đến thương mại là nói đến mục đích lợi nhuận … chỉ những dịch

vụ đã được thương mại hoá và mang tính chất thương mại mới nằm trong phạm vi của thương mại dịch vụ (GS.TS Nguyễn Thị Mơ, 2004), Như vậy, trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi nhìn nhận thương mại dịch vụ theo góc độ này tức là thương mại dịch vụ vì mục đích kinh doanh

Đầu tư cho phát triển thương mại dịch vụ bao gồm các chính sách đầu

tư nhằm phát triển các ngành, lĩnh vực thương mại dịch vụ trên, bao gồm đầu

tư cho xúc tiến hoạt động thương mại, xây dựng hệ thống chợ, trung tâm giao dịch thương mại, chính sách ưu đãi trong xuất nhập khẩu như chính sách ưu đãi miễn giảm thuế, trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp vận chuyển … (ví dụ: Trong chương trình

135 ở Việt Nam, trợ cấp thương mại được tiến hành cho 2735 xã đặc biệt khó khăn dưới hình thức trợ cước vận chuyển vật tư và hỗ trợ xuất khẩu )

1.1.7.4 Tác động của đầu tư công tới phát triển kinh tế

Đánh giá sự tác động của đầu tư công tới sự phát triển kinh tế để nhìn nhận hiệu quả của nó Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế, phát triển ngành, chỉ tiêu hiệu quả đầu tư và các chỉ tiêu như: Thu nhập bình quân/ người, tỷ lệ hộ nghèo …

1.1.7.5 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

Nghiên cứu này phải được dựa trên nhìn nhận đánh giá của các cơ quan ban ngành, đơn vị thực hiện đầu tư và người thụ hưởng đầu tư Thực trạng đầu tư và những đánh giá này sẽ làm cơ sở cho việc đưa ra định hướng giải

Trang 35

pháp đối với hoạt động đầu tư công cho phát triển kinh tế của huyện

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đầu tư công cho phát triển kinh tế ở một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế ở Hàn Quốc

Khi xét cơ cấu đầu tư các nguồn lực đầu tư vào cho tăng trưởng, Hàn Quốc được xem là nước có cơ cấu đầu tư cho các yếu tố tăng trưởng kinh tế bao gồm vốn vật chất, vốn con người và khoa học công nghệ khá cân bằng và hiệu quả Trong đầu tư vào tài sản vốn vật chất, có chọn lọc, tập trung đầu tư vào một số ngành với thời hạn nhất định nhằm phát triển phục vụ xuất khẩu

Về đầu tư cho vốn con người, Hàn Quốc được xem là khá thành công, tăng cường đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao Hàn Quốc cũng là nước có mức đầu tư cao cho hoạt động nghiên cứu và triển khai, đưa yếu tố khoa học công nghệ trở thành yếu tố đóng góp rất lớn vào tăng trưởng Trong thời kỳ

1987 - 1997, Hàn Quốc đầu tư 2,8%GDP cho hoạt động R&D, ngang bằng với Mỹ và cao hơn Pháp Giai đoạn 1991 - 1995 ICOR bình quân của Hàn Quốc là 5,27, nhưng đến năm 1999 thì chỉ còn 2,5

Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc cũng đề ra một số chính sách khác nhằm nâng cao phúc lợi cho người lao động như: Chính sách giải quyết việc làm và phúc lợi cho người lao động; Chính phủ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh việc làm thông qua chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phát triển… Trong cuộc tái cơ cấu lại doanh nghiệp thời kỳ sau khủng hoảng tài chính tiền

tệ năm 1997 - 1998, Chính phủ đã dành ra một khoản ngân sách gần chục tỉ won cho việc đào tạo lại, trợ cấp xã hội, tạo thêm chỗ làm mới cho người lao động

1.2.1.2 Tình hình đầu tư công cho phát triển kinh tế ở Malaixia

Theo Báo cáo phát triển con người năm 2005 thì năm 2003 chỉ số HDI của Malaixia là 0,796, xếp thứ 61 trong 177 nước có số liệu so sánh Đó là thành quả từ sự quan tâm của Chính phủ Malaixia tới các vấn đề an sinh xã

Trang 36

hội và phúc lợi cho người dân

Những chính sách đầu tư thích đáng cho giáo dục đã thu được những kết quả tích cực Tỷ lệ dân số biết chữ năm 1970 ở Malaixia mới đạt 58%, thì đến năm 2002, tỷ lệ này đã tăng lên 94% Đặc biệt, năm 1997, tỷ lệ học sinh tiểu học của Malaixia đạt 100% nhóm tuổi, những trẻ em thiệt thòi ở vùng sâu, vùng xa và thiểu năng tàn tật cũng đã có cơ hội tới trường Một điều đáng lưu ý là tính xã hội hoá cao trong giáo dục của Malaixia đã giảm bớt gánh nặng chi phí cho Nhà nước mà vẫn đạt được tiến độ trong giáo dục

Tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch và các dịch vụ vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn ở Malaixia ngày càng tăng, đã tăng từ 71% thời kỳ 1982 - 1985 lên 89% thời kỳ 1990 - 1996, trong đó năm 1996 có 100% dân cư thành thị được

sử dụng nước sạch và 86% cư dân nông thôn được sử dụng nước sạch

Bên cạnh đó, Chính phủ và xã hội dân sự Malaixia đã đầu tư và quan tâm mạnh mẽ tới việc tăng cơ hội tiếp cận cho người dân tới các dịch vụ công Chỉ tiêu công cộng cho phát triển xã hội đã tăng từ 17% trong thời kỳ 1971 -

1975 lên 25% trong thời kỳ 1990 - 1995

Đặc biệt, trong chính sách phát triển mới của Chính phủ Malaixia, chiến lược xoá đói giảm nghèo sẽ được tiếp tục thực hiện, chú trọng cải thiện phân phối thu nhập giúp người nghèo được hưởng lợi ích từ tăng trưởng Kết quả

là, từ một đất nước có trên 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ vào đầu thập

kỷ 70, đến năm 2002, số người nghèo đói ở Malaixia chỉ còn dưới 1%

* Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Từ những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư công vào các lĩnh vực ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Hàn Quốc và Malaixia,

ta có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trong thời gian tới, nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư công, đầu tư từ ngân

Trang 37

sách Giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản như chống thất thoát vốn đầu tư, đấu thầu, chất lượng công trình xây dựng cơ bản như chống thất thoát vốn đầu tư, đấu thầu, chất lượng công trình xây dựng, chống đầu tư dàn trải… đã được đề cập ở trên cũng như nâng cao chất lượng trong quá trình lựa chọn và quyết định dự án đầu tư bởi nguyên nhân của việc đầu tư kém hiệu quả, trước hết xuất phát từ việc lựa chọn và quyết định dự án đầu tư Đây còn là vấn đề liên quan đến chống tham nhũng và quản lý đầu tư hiệu quả Nhiều nhà kinh tế cho rằng, cần và có thể duy trì hệ số ICOR hợp lý từ 3,5 -

4, muốn vậy cần phải lưu ý từ việc lựa chọn, quyết định dự án đầu tư

Ngoài ra, điều chỉnh cơ cấu đầu tư phải gắn với cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thiểu sự bất hợp lý trong phân bổ nguồn lực Đạt mục tiêu tăng hiệu quả đầu tư thay vì quá tập trung vào tăng vốn đầu tư

Tăng cường đầu tư cho các vùng, địa phương có điều kiện kinh tế xuất phát điểm thấp, cho vùng khó khăn, cho người nghèo nhằm giúp người nghèo

“được hưởng thành quả của sự phát triển”, đồng thời để vực nền kinh tế các địa phương này lên, tạo tiền đề địa phương có thể vững vàng tự mình bước tiếp trên con đường phát triển

Muốn có bước phát triển mới, duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng tăng trưởng, phải đầu tư ở mức cao hơn cho phát triển khoa học - công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R & D), kích thích đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứu triển khai và doanh nghiệp

Đầu tư cao hơn cho giáo dục - đào tạo đặc biệt là giáo dục đào tạo nghề Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động Đầu tư cho giáo dục - đào tạo còn nhằm tăng cường năng lực quản lý của doanh nghiệp, của các cơ quản quản lý nhà nước, từ đó nâng mức đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nhờ vào yếu

tố năng lực quản lý, yếu tố tri thức… trong năng suất nhân tố tổng hợp Đầu tư

Trang 38

cho giáo dục cần chú trọng đến cơ cấu phân bổ, hiệu quả, chất lượng đầu tư

1.2.2 Đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện ở Việt Nam

1.2.2.1 Tình hình chung

Theo TS Nguyễn Hồng Thắng, Khoa Tài chính Nhà nước, Đại học Kinh tế TP HCM, “đầu tư là giải pháp duy nhất thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Bởi nó tạo ra giá trị gia tăng trong tương lai” Tuy nhiên, sức đẩy của đồng vốn đầu tư công cho tăng trưởng thực tế đến đầu tư thì còn cần phải xem xét

Theo Bộ Tài chính, tính bình quân giai đoạn 1997-2007, tỷ lệ đầu tư phát triển trên tổng sản phẩm nội địa (GDP) là 7,54% Lượng vốn đầu tư liên tục tăng trong những năm qua, năm 2000 vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế là 151,2 nghìn tỷ đồng (bằng 34,2% GDP); năm 2005 tăng lên 324 nghìn tỷ đồng (38,7% GDP) Tốc độ tăng về vốn đầu tư thực hiện cao hơn tốc độ tăng GDP, tăng 22,3% (giai đoạn 1991-1995); 12,2% (1996 -2000) và 13% (2001 - 2005) Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư lại thấp và ngày càng giảm, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao và liên tục tăng, cụ thể từ 2,7 (năm 1991) tăng dần lên 3,6 (năm 1997); tăng cao đột ngột năm 1998 và 1999 tương ứng là 5,3 và 6,1; sau giai đoạn này, chỉ số ICOR có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với trước giai đoạn khủng hoảng (4,9 năm 2003 và lên cao nhất là 6,93 vào năm 2005) (Phan Thị Hạnh Thu, 2007)

Năm 2007, do thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ lệ lạm phát ở nước ta tăng cao Trong gói giải pháp chống lạm phát được Thủ tướng Chính phủ nêu ra đầu năm 2008 có nhấn mạnh đến giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công như một giải pháp chính chống lạm phát Tuy nhiên, vấn đề an ninh xã hội và đầu tư phát triển kinh tế cho người nghèo, vùng khó khăn vẫn được quan tâm đúng mức Mục tiêu của Chính phủ là “để người nghèo được hưởng thành quả tăng trưởng” Theo đó, các chính sách đầu tư công cho các vùng khó khăn vẫn được tăng cường Bên cạnh đó, các chính sách đặc thù về giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí, chính sách cán bộ cũng được

Trang 39

quan tâm đầu tư

1.2.2.2 Bài học từ đầu tư công cho phát triển kinh tế ở huyện Yên Mô -Ninh Bình

Yên Mô là một huyện của Ninh Bình, nhằm thoát nghèo, tạo bước đột phá mới, năm 2008, Yên Mô đề ra mục tiêu giảm nghèo của toàn huyện là 11%, riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao như: Yên Đồng, Yên Thành, Yên Thái phấn đấu giảm tỷ hộ nghèo xuống còn dưới 15% và đến năm 2010 con số này là dưới 12%

Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được huyện tập trung phát triển, các xã nghèo được hỗ trợ kinh phí về con giống, cây trồng , khuyến khích đầu tư

mở rộng sản xuất các ngành nghề thế mạnh tại địa phương

Bên cạnh đó, Yên Mô đang chú trọng phát triển công nghiệp bằng việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế thông thoáng, cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, nhằm thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này Theo đó, năm 2008, huyện đã tập trung cho xây dựng điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển CN-TTCN ở 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao Ưu tiên đào tạo nghề mới, nâng cao tay nghề cho các lao động ở 3 xã trên Từ năm 2007 đến nay, toàn huyện đã

mở 73 lớp dạy nghề CN-TTCN cho 25.000 lượt người với tổng kinh phí đào tạo trên 1,8 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho 3.500 lao động và 9.000 lao động có việc làm thêm với mức thu nhập từ 1.500.000 đồng đến 2 triệu đồng/người/tháng

Huyện triển khai dự án làm đường giao thông nông thôn, đường đến trung tâm các xã nghèo với tổng kinh phí đầu tư là trên 98 tỷ đồng Bên cạnh

đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi đã được đề ra với tổng kinh phí xây dựng là 9 tỷ 931 triệu đồng cùng nhiều tuyến đê, cầu cống

đã và đang khẩn trương được nạo vét, sửa chữa, xây mới nhằm đảm bảo lưu thông dòng chảy, phục vụ tốt việc tưới tiêu

Ngoài ra, các xã nghèo trên còn được hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình như: Trường tiểu học, trường mầm non, trạm y tế, nhà văn hoá

Trang 40

thôn, xóm với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng

Để người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, Yên Mô đã thực hiện công khai các chủ trương hỗ trợ và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo, các doanh nghiệp đầu tư vào các xã nghèo Hiệu quả nhất phải

kể đến nguồn vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện, đến hết tháng 10-2012, số dư nợ cho vay của Ngân hàng này đã lên tới 278,5 tỷ đồng, trong

đó số dư nợ của 3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của huyện là trên 21 tỷ đồng

Cùng với chính sách hỗ trợ vốn, Yên Mô còn thực hiện khá tốt các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định Năm 2012, toàn huyện đã cấp 11.885 thẻ BHYT cho người nghèo và đã có 3.750 lượt người được khám, chữa bệnh miễn phí với tổng kinh phí là trên 300 triệu đồng

Như vậy, kinh nghiệm đầu tư cho phát triển kinh tế của Yên Mô là đầu

tư cho cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, giáo dục đào tạo nhân lực và y tế cộng đồng, tập trung cao nguồn vốn đầu tư vào các xã nghèo nhất của huyện Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trên, Yên Mô đã giảm nhanh tỷ

lệ hộ nghèo xuống còn 12,34% (năm 2011), giảm 11,44% với năm 2007 Ước tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện chỉ còn 10,65%, riêng

3 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trong huyện thì con số này chỉ còn từ 12,75% - 14,5%, đạt mục tiêu đã đề ra

Ngày đăng: 06/11/2014, 00:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hoàng Anh (2008). Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh
Năm: 2008
5. Ban Chấp hành đảng bộ huyện Hiệp Hòa (2012). Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Hòa (1945-2010), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện Hiệp Hòa (1945-2010)
Tác giả: Ban Chấp hành đảng bộ huyện Hiệp Hòa
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2012
10. Ngô Đức Cát và TS. Vũ Đình Thắng (2001). Giáo trình phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn, NXB Thông kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn
Tác giả: Ngô Đức Cát và TS. Vũ Đình Thắng
Nhà XB: NXB Thông kê
Năm: 2001
12. Đỗ Kim Chung (2005). Bài giảng Chính sách nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Chính sách nông nghiệp
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Năm: 2005
13. Đỗ Kim Chung (2005). Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
14. Kim Thị Dung (2006). “Đầu tư công đối với nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập Quốc tế; các cam kết của Chính phủ và một số định hướng chính sách ở Việt Nam”, tạp chí kinh tế phát triển , tr 16 – 20 15. Dương Tấn Diệp (2007). Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư công đối với nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập Quốc tế; các cam kết của Chính phủ và một số định hướng chính sách ở Việt Nam”, "tạp chí kinh tế phát triển
Tác giả: Kim Thị Dung (2006). “Đầu tư công đối với nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập Quốc tế; các cam kết của Chính phủ và một số định hướng chính sách ở Việt Nam”, tạp chí kinh tế phát triển , tr 16 – 20 15. Dương Tấn Diệp
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2007
18. Học viện hành chính quốc gia (1994). Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, NXB lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước
Tác giả: Học viện hành chính quốc gia
Nhà XB: NXB lao động
Năm: 1994
19. Phạm Văn Hùng (2008). Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2008
20. Hồ Ngọc Huy (2007). “Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế số: 350, tr.57 – 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả vốn đầu tư phát triển ở tỉnh Quảng Trị”, "tạp chí Nghiên cứu kinh tế số: 350
Tác giả: Hồ Ngọc Huy
Năm: 2007
21. Lê Chi Mai (2007). “Để nhân dân tham gia sâu hơn vào quản lý NSNN” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để nhân dân tham gia sâu hơn vào quản lý NSNN
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2007
23. Nguyễn Thị Mơ (2004) lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại (Sách chuyên khảo) NXB lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại
Nhà XB: NXB lý luận chính trị
24. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quảng Phương (2007). Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB ĐH kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế đầu tư
Tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quảng Phương
Nhà XB: NXB ĐH kinh tế quốc dân
Năm: 2007
25. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005) giáo trình kinh tế phát triển , NXB lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế phát triển
Nhà XB: NXB lao động - xã hội
26. Nguyễn Văn Song (2006) giáo trình kinh tế công cộng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế công cộng
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
31. Nghị định 14/2008/NĐ-CP “Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
32. Sử Đình Thành và TS Vũ Thị Minh Hằng (2006) nhập môn Tài chính - Tiền tệ, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: nhập môn Tài chính - Tiền tệ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh - TP. Hồ Chí Minh
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2008) Nông nghiệp, http://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p Link
3. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2008). dịch vụ, http://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5 Link
4. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2008). Công nghiệp, http://vi.wikipedia.org Link
16. Dự thảo online – nơi cử tri cùng các đại biểu quốc hội xây dựng Luật. Những nội dung chủ yếu của dự thảo luật đầu tư công.http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=423&TabIndex=1&LanID=838 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Hình 2.1. Quan hệ giữa đầu tư công cộng và đầu tư tư nhân (Trang 23)
Hình 2.2. Nội dung của đầu tư công - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Hình 2.2. Nội dung của đầu tư công (Trang 32)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hiệp Hoà (Trang 49)
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2012 - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2012 (Trang 51)
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2012 - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Hiệp Hoà năm 2012 (Trang 51)
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Hiệp Hoà - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2. Tình hình dân số huyện Hiệp Hoà (Trang 52)
Hình 3.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ huyện Hiệp Hoà năm 2012 - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Hình 3.3. Cơ cấu lao động phân theo trình độ huyện Hiệp Hoà năm 2012 (Trang 53)
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2006 - 2012 - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2006 - 2012 (Trang 54)
Bảng 3.4. Vốn đầu tƣ công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa theo nguồn đầu tƣ - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.4. Vốn đầu tƣ công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa theo nguồn đầu tƣ (Trang 64)
Bảng 3.5. Tình hình đầu tƣ công cho sự phát triển chung - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.5. Tình hình đầu tƣ công cho sự phát triển chung (Trang 67)
Bảng 3.6. Tình hình đầu tƣ công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.6. Tình hình đầu tƣ công cho sự phát triển ngành nông nghiệp của (Trang 68)
Bảng 3.7.  Tình hình đầu tƣ côngcho sự phát triển ngành nông nghiệp   của huyện phân theo lĩnh vực nội bộ ngành giai đoạn 2008 - 2012 - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.7. Tình hình đầu tƣ côngcho sự phát triển ngành nông nghiệp của huyện phân theo lĩnh vực nội bộ ngành giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 69)
Bảng 3.8. Kết quả đầu tƣ công cho phát triển nông nghiệp huyện Hiệp Hòa - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.8. Kết quả đầu tƣ công cho phát triển nông nghiệp huyện Hiệp Hòa (Trang 70)
Bảng 3.9. Hiệu quả đầu tƣ công cho phát triển nông nghiệp - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.9. Hiệu quả đầu tƣ công cho phát triển nông nghiệp (Trang 71)
Bảng 3.10. Tình hình đầu tƣ công cho phát triển công nghiệp - Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.10. Tình hình đầu tƣ công cho phát triển công nghiệp (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w