Ở đó, có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây hoa Cúc Đại Đoá.. Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu, còn cô Cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung.. Đêm ng
Trang 1KTĐK - CUỐI KÌ II (2009 -2010)
Trước cửa ngôi nhà có bồn hoa xinh xinh Ở đó, có cây Hoa Giấy nhút nhát và cây hoa Cúc Đại Đoá
Cô Hoa Giấy suốt ngày chỉ mặc mỗi chiếc áo nâu, còn cô Cúc Đại Đoá thì lộng lẫy trong chiếc áo xanh mướt, mượt như nhung Đêm ngày cô soi gương, thoa phấn lên những cánh hoa của mình Phải công nhận là cô thoa phấn rất khéo Cô đã xinh lại càng xinh hơn
Còn cô Hoa Giấy thì chẳng có lấy một bông hoa Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày một rộng khắp phần đất của mình Hoa Giấy thấy thương Cúc Đại Đoá vì Cúc Đại Đoá bám hời hợt quá Nơi mình sống mà không gắn chặt mình vào thì làm sao mà bền vững được Cô Hoa Giấy lựa lời nói với bạn:
- Bạn Cúc ơi, sao bạn không chịu khó đâm sâu xuống đất một tí nữa cho chắc chắn, nhỡ nó bão …
Cúc bỏ chiếc gương xuống, bực dọc ngắt lời:
- Tôi lo thân tôi Cậu giỏi giang cậu hãy làm cho cậu xinh đẹp hơn nữa đi !
Cúc lại soi gương và dướn những cánh hoa phớt tím lên hãnh diện
Mùa khô đến lúc nào không biết Từng đợt gió hầm hập nóng thổi tới Mặt đất nứt nẻ, khô cong Cô Hoa Cúc mới giật mình hốt hoảng vứt bỏ gương lược đi để cố đâm sâu rễ xuống tìm nước Nhưng đã muộn rồi, mặt đất đã rắn chắc lại, khiến cô khát khô cổ
Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày …
Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó cô Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu Khắp các cành cây nở đầy những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp
Nguyễn Thu Hương
BÀI TẬP: (5 điểm)
1/ Cô Hoa Giấy và Cúc Đại Đoá được trồng ở đâu?
A Trước cửa nhà, trong bồn hoa xinh xắn
B Bên hông nhà, trong chậu kiểng xinh xinh
C Phía sau vườn, trong góc vườn nhỏ nhắn
D Ngoài sân vườn, dọc theo lối cỏ vào
2/ Cúc Đại Đoá trong bài là loài hoa có tính đỏm đáng vì:
A mỗi ngày cô đều thay đổi áo từ màu nâu sang xanh mượt đến phớt tím
B ngày đêm cô soi gương và thường thoa phấn lên cánh hoa của mình
C cô chăm chút thoa phấn khắp cả thân mình từ cánh hoa cho đến lá và rễ
D cô thích ngắm nhìn những chiếc áo mượt như nhung của loài hoa khác
3/ Hành động “Tranh thủ mùa ấm, đất mềm, cô đâm rễ xuống ngày một sâu, len lỏi ngày một rộng khắp phần đất của mình” đã cho thấy Hoa Giấy là loài hoa rất:
A nông nổi và kiêu hãnh
B tò mò và háo thắng
C dạn dĩ và kiên nhẫn
D cẩn thận và khôn ngoan
4/ Khi lựa lời để khuyên bạn, Hoa Giấy đã thể hiện:
A tính ba hoa, thích dạy bảo người khác
B tính đố kị, hay ganh ghét loài hoa xinh đẹp hơn mình
C sự khiêm tốn và tấm lòng quan tâm đến bạn bè
D nỗi khiếp sợ và ý thức bảo vệ môi trường
5/ Cúc Đại Đoá phải gánh chịu một kết cục thảm bại vì:
A quá nhút nhát, không dám đâm rễ sâu xuống đất
B chủ quan, không bám chặt mình vào đất, chỉ lo làm đẹp
Trang 2C tin rằng Hoa Giấy và Mặt Đất sẽ luôn giúp đỡ mình.
D không biết dự trữ nước để phòng khi mùa khô hạn đến
6/ Từ “giản dị” trong câu “ Những bông hoa phớt hồng giản dị nhưng tuyệt đẹp.” có nghĩa là:
7/ Các dấu hai chấm (:) và dấu (-) trong đoạn “Cô Hoa Giấy lựa lời nói ………… cậu xinh đẹp hơn nữa đi !” có tác dụng:
A giải thích cho bộ phận đứng trước, đánh dấu phần chú thích trong câu
B dẫn lời nói trực tiếp, bắt đầu lời nói nhân vật trong đối thoại
C đánh đấu phần chú thích từ ngữ hoặc câu được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D bắt đầu lời nói của nhân vật và đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê
8/ Câu nào dưới đây dùng sai dấu phẩy (,) ?
A Cây Quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều
B Cây Trầu Bà, cây Hoa Giấy, thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra
C Những chiếc vòi quấn chắc nhiều vòng, một chùm Hoa Giấy hé nở
D Khi đủ lớn, nó xoè ra thành chiếc lá nâu, búp hồng nhọn hoắt
9/ Câu “Hoa Cúc tàn dần, trong khi đó cô Hoa Giấy lại làm nên một sự kì diệu.” là:
A Câu đơn chỉ có chủ ngữ và vị ngữ
B Câu đơn có 1 trạng ngữ
C Câu đơn có đến 2 vị ngữ
D Câu ghép
10/ Đặt câu có sử dụng thành ngữ nói về trẻ em.
CT: Bài “Gắn bó với miền Nam” STV/ 109, viết câu đầu “Bác sĩ … sông Cửu Long” và
đoạn “Trong cuộc kháng chiến … Hồ Chí Minh”
TLV: Hãy tả một con vật em mới gặp lần đầu.