Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx

92 921 11
Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới Sự vươn lên mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á Thị trường châu Á trong thời đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nền kinh tế toàn cầu

Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử thương mại thế giới Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi Chỉ đến khi các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực sự bước sang một trang mới

Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung Đây là thị trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới Tuy nhiên, thị trường bán lẻ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý.

Trang 2

Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻchâu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của

thị trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triển mới trong tương lai Một số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những thị trường phát triển sau Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của những tập đoàn này

Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra

những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong những thị trường có dấu hiệu bão hòa

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút

Trang 3

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ.Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á.

Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát

triển thị trường trong tương lai.

Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự

hướng dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạcsỹ Nguyễn Thị Xuân Hường Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu

sắc nhất Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn

Trang 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊTRƯỜNG BÁN LẺ

I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

1 Các khái niệm về bán lẻ

1.1 Thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ: được hiểu là thị trường trên đó người bán (cá nhân hay

các công ty, gọi chung là nhà bán lẻ) bán sản phẩm trực tiếp đến người mua (người tiêu dùng cuối cùng)

Dịch vụ bán lẻ: Theo tài liệu số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong

vòng đàm phán Urugoay dựa trên hệ thống phân loại sản phẩm của Liên Hợp Quốc thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch vụ phân phối Dịch vụ phân phối được quy định bao gồm:

Nhà bán lẻ là người bán sản phẩm (hàng hóa hay dịch vụ) đến khách hàng Khách hàng mua sản phẩm vì mục đích tiêu dùng của cá nhân hay gia đình mình Bán lẻ là khâu kinh doanh cuối cùng trong chuỗi phân phối hàng hóa/dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng Nhà sản xuất tạo ra sản phẩm và phân phối đến cho các nhà bán buôn Nhà bán buôn lại phân phối sản phẩm nhận từ nhà sản

Trang 5

người tiêu dùng Trong chuỗi phân phối, nhà bán buôn có thể đồng thời hoạt động như nhà bán lẻ và ngược lại

1.2.2 Chức năng của nhà bán lẻ trên thị trường:

 Tập hợp và cung cấp một chuỗi các loại hàng hóa/dịch vụ khác nhau Nhà bán lẻ sẽ gom sản phẩm từ các nhà bán buôn và bán lại cho người tiêu dùng Sản phẩm mang các nhãn hiệu khác nhau với số lượng, chủng loại, kích cỡ, màu sắc đa dạng Tuy vậy, mỗi nhà bán lẻ thường tập trung vào một số lĩnh vực nhất định

 Chia nhỏ sản phẩm

Nhà bán buôn phân phối sản phẩm theo từng lô hàng hay kiện hàng với số lượng lớn Nhà bán lẻ có nhiệm vụ chia nhỏ những sản phẩm này phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân.

 Lưu trữ hàng tồn kho

Một chức năng quan trọng của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Thông qua chức năng này, nhà bán lẻ giúp người tiêu dùng giảm thiểu chi phí dự trữ hàng hóa Khoản đầu tư cho việc dự trữ hàng hóa của người tiêu dùng do đó có thể chuyển thành các khoản đầu tư khác mà người tiêu dùng có thể hưởng lãi suất như khoản tiền gửi tiết kiệm

 Cung cấp dịch vụ hỗ trợ

Bên cạnh chức năng chính là bán hàng hóa, nhà bán lẻ còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ khiến cho việc mua sắm của họ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn như việc trưng bày một số mẫu thử sản phẩm mới cho khách hàng dùng miễn phí hay ở một tầm cao là cho khách hàng vay tiền để mua hàng của họ Với tất cả chức năng trên của mình, nhà bán lẻ đã thực hiện được nhiệm vụ quan trọng nhất là làm gia tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nhận được

Trang 6

Từ những khía cạnh đã phân tích ở trên, chúng ta có thể định nghĩa hoạt động bán lẻ là hoạt động kinh doanh làm gia tăng giá trị đối với hàng hóa hay dịch vụ bán cho người tiêu dùng vì mục đích sử dụng của cá nhân hay gia đình Hoạt động bán lẻ không chỉ diễn ra trong các cửa hàng mà còn bao gồm các hoạt động bán hàng qua điện thoại, qua mạng Internet, các dịch vụ chăm sóc, làm đẹp, v.v.

2 Những đặc điểm của thị trường bán lẻ

Trên thị trường bán lẻ, hàng hóa được bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng Người này mua hàng theo nhu cầu và sử dụng cho bản thân hay gia đình mà không bán lại nhằm mục đích kinh doanh hay bất cứ mục đích sinh lời nào khác Đây được coi là đặc điểm cơ bản phân biệt thị trường bán lẻ với các thị trường giao dịch hàng hóa khác

Thị trường bán lẻ cung cấp hàng hóa với những chủng loại đa dạng, nhãn hiệu và có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau Hàng hóa trên thị trường bán lẻ có thể được phân thành hai loại:  Nhóm các sản phẩm lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa liên quan

(food sector), bao gồm: lương thực (gạo, ngũ cốc, bột mì,…); thực phẩm (tươi

sống hay đã qua chế biến); đồ uống (rượu, bia, nước giải khát); v.v.

Nhóm các sản phẩm phi thực phẩm (non-food sector), bao gồm: đồ điện tử

dân dụng hay gia dụng; hóa mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe hay sắc đẹp; các sản phẩm thời trang: hàng dệt, may, da giày…; văn phòng phẩm; sách báo; đồ chơi; máy tính và các phần mềm máy tính; v.v.

3 Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường

Cách phân chia cơ bản nhất và được sử dụng nhiều nhất khi phân tích hay nghiên cứu thị trường bán lẻ là phân loại dựa vào mô hình kinh doanh Theo đó thị trường bán lẻ bao gồm hai hình thức kinh doanh chính:

Trang 7

3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống

Biểu đồ I.1: Phân loại hệ thống bán lẻ truyền thống

Trong các mô hình bán lẻ truyền thống, chợ là hình thức bán lẻ sơ khai nhất, tồn tại từ khi loài người bắt đầu thoát khỏi thời kỳ tự cung tự cấp và bắt đầu biết trao đổi những thứ mình sản xuất thừa, không dùng đến Trong xã hội hiện đại ngày nay chợ vẫn tồn tại ở các quốc gia phát triển nhất tới các quốc gia kém phát triển

3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại

Theo công ty nghiên cứu thị trường thuộc tập đoàn IBM (Hoa Kỳ) năm 2007, Euromonitor và Nielsen 2008, hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại gồm những mô hình chính sau:

3.2.1 Trung tâm mua sắm (department store)

Trung tâm mua sắm là một tổ hợp thương mại lớn bao gồm các gian hàng bán lẻ hàng hóa hay cung cấp dịch vụ Tất cả những gian hàng này được bố trí dưới cùng một mái vòm, cung cấp đa dạng các chủng loại mặt hàng từ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tới các hàng hóa lâu bền, bao gồm: quần áo, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ điện tử, đồ chơi, nội thất, phần mềm máy tính, trang sức, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, v.v Trung tâm mua sắm lớn nhất trên thế giới hiện

Trang 8

nay là trung tâm Shinsegae Centum City của tập đoàn Shinsegae (Hàn Quốc) đặt tại thành phố Busan

3.2.2 Đại siêu thị (hypermarket)

Đại siêu thị là các mô hình kinh doanh bán lẻ có quy mô lớn nhất với tổng diện tích sàn vào khoảng 30.000 mét vuông Số mặt hàng bày bán có thể lên tới 25.000 Các mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm từ một phần ba đến hai phần ba tổng số sản phẩm bày bán Tại các đại siêu thị, người tiêu dùng có thể mua sắm các mặt hàng khác không nằm trong nhóm lương thực, thực phẩm như mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

3.2.3 Siêu thị (supermarket)

Siêu thị được xây dựng trên mô hình người mua sắm tự phục vụ Diện tích sàn của các siêu thị nằm trong khoảng từ 5.000 đến 30.000 mét vuông Số loại sản phẩm bày bán vào khoảng 15.000 Khoảng hai phần ba các sản phẩm bày bán trong siêu thị là lương thực, thực phẩm Thông thường các siêu thị còn cung cấp thêm quầy đồ ăn sẵn và hiệu bánh mỳ.

3.2.4 Cửa hàng tiện ích (convenience store)

Các cửa hàng tiện ích là các mô hình cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ Diện tích mỗi cửa hàng thường dưới 3000 mét vuông, số các mặt hàng bày bán dưới 5000 loại Các cửa hàng này thường mở ở những nơi giao thông thuận lợi, tập trung dân số, giờ hoạt động thường muộn hơn các loại hình khác Sản phẩm bày bán chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và giá cả thường cao hơn so với hàng hóa trong siêu thị

3.2.5 Cửa hàng giảm giá (discount store):

Là hệ thống các cửa hàng cho phép khách hàng tiếp cận với những chủng loại hàng hóa giá rẻ, ở vị trí khá thuận lợi về giao thông Đặc điểm của mô hình kinh doanh này là chi phí mặt bằng thấp, số lượng nhân lực giới hạn, tiết kiệm đầu tư vào marketing Hàng hóa được trưng bày với số lượng khá đa dạng Mỗi

Trang 9

cửa hàng loại này thường từ 300 đến 1000 mét vuông sản Mô hình kinh doanh này có thể được tìm thấy ở những khu vực cho thuê diện tích sàn với giá rẻ hay tầng hầm của các trung tâm mua sắm lớn

3.2.6 Cửa hàng mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp (drugstore)

Là các cửa hàng bán lẻ chuyên bán các loại thuốc (thường là thuốc bán không cần kèm đơn thuốc) và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như thực phẩm chức năng, Ngoài ra, ở các cửa hàng loại này, người tiêu dùng có thể tìm thấy các loại hàng hóa mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm hay các sản phẩm làm đẹp Ở một số nơi, bánh kẹo và báo, tạp chí cũng được trưng bày để phục vụ khách hàng

Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác, như:

Dựa vào cơ sở bán lẻ thì có hai hình thức bán lẻ là:

- Bán lẻ có cửa hàng (tại các siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích,…)

- Bán lẻ không có cửa hàng (bán hàng qua điện thoại, catalog, internet, qua

II VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

1 Thị trường bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng

Hàng hóa sản xuất ra có thể được phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng hoặc thông qua các kênh trung gian Hình thức phân phối qua trung gian còn gọi là phân phối gián tiếp

Trang 10

Trong nền sản xuất chuyên môn hóa hiện nay, kênh phân phối trực tiếp ngày càng trở nên ít phổ biến do doanh nghiệp sản xuất phải dành một khoản đầu tư tương đối lớn cho hoạt động phân phối Hình thức này không thể phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa hoặc nhỏ Trong khi đó, phương thức phân phối hàng hóa gián tiếp lại thể hiện rõ ưu thế của mình Bằng việc đưa hàng hóa do doanh nghiệp mình sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian Nhà bán lẻ đóng vai trò là người trung gian cuối cùng trong khâu phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm, quy mô của doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ có thể đóng vai trò là trung gian duy nhất hay là một trong các trung gian trong quá trình phân phối hàng hóa từ khi xuất kho nhà sản xuất đến khi bán được cho người tiêu dùng cuối cùng

2 Thị trường bán lẻ giúp cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất và ngược lại

Trên thị trường bán lẻ, người bán và người mua có mối quan hệ trực tiếp Họ gặp gỡ và giao dịch với nhau Nhờ đó, người bán lẻ thu được những thông tin sơ cấp về khách hàng của mình Nhà bán lẻ có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu những nhu cầu của người tiêu dùng qua đó tìm cách đáp ứng được những nhu cầu đó Thông qua việc bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng, nhà bán lẻ có thể thu thập được những phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đóng gói,… Từ đó họ có thể truyền tải đến người sản xuất

Trong quá trình tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng, nhà bán lẻ hoàn toàn có khả năng tìm hiểu những nhu cầu có thể xuất hiện trong tương lai và giúp nhà sản xuất bắt kịp được những xu hướng thị trường để lên chiến lược mở rộng sản xuất

Ngược lại, nhà sản xuất cũng có thể thông qua thị trường bán lẻ để nghiên cứu thái độ của thị trường khi đón nhận một sản phẩm hay kế hoạch sản xuất mới trong tương lai

Trang 11

Tóm lại, thông tin chính là chìa khóa dẫn đến thành công cho bất cứ doanh nghiệp trong bất cứ ngành nào Và nhờ vào những thông tin trên thị trường bán lẻ, nhà sản xuất có thể điều chỉnh kế hoạch sản xuất, cải tiến sản phẩm theo hướng thỏa mãn tối đa thị hiếu người tiêu dùng Người tiêu dùng, nhờ vào việc nghiên cứu những biến động trên thị trường cũng có thể điều chỉnh hành vi mua sắm của mình theo hướng có lợi nhất với chi phí thấp nhất và tiết kiệm được thời gian

3 Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân trong một quốc gia

Sự tồn tại của thị trường bán lẻ là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các ngành sản xuất trong xã hội Mục đích của bất cứ ngành sản xuất nào là tạo ra sản phẩm và bán đến tay người tiêu dùng cuối cùng Do vậy, sự hoạt động của thị trường bán lẻ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất, kinh doanh tồn tại và hoạt động bình thường

Thị trường bán lẻ không chỉ giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm cho quá trình sản xuất mà còn làm gia tăng GDP của quốc gia Doanh thu bán lẻ trên mỗi thị trường thể hiện sức khỏe của một nền kinh tế: quy mô, tình hình phát triển hay những xu hướng trong nền kinh tế đất nước đó Bên cạnh đó, những chuyển dịch trên thị trường bán lẻ còn cho thấy sự thay đổi trong mức sống của người dân Thị trường bán lẻ tăng trưởng tốt đồng nghĩa với thu nhập trung bình của người dân quốc gia đó đang tăng lên, sức mua cải thiện, chất lượng đời sống nâng cao Ngoài ra, bán lẻ cũng là khu vực thu hút lực lượng lao động lớn, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho một tỷ lệ lớn người lao động trên thế giới.

4 Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội

Bốn khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội gồm: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng Thị trường bán lẻ là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu

Trang 12

dùng Do đó nó đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất trên Không có các hoạt động của thị trường bán lẻ thì quá trình tái sản xuất không thể diễn ra được do đó không thể mở rộng phát triển nền kinh tế

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺCHÂU Á

I CÁC XU THẾ NỔI BẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á HIỆN NAY

1 Hệ thống bán lẻ hiện đại dần thay thế các cửa hàng truyền thống

1.1 Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân châu Á

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại xuất phát từ những thay đổi sâu sắc trong xã hội các quốc gia châu Á

Thứ nhất, thu nhập trung bình của châu lục này đã tăng lên một cách đáng kể kéo theo sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu và thượng lưu với số lượng ngày càng lớn

Thứ hai, và cũng là nguyên nhân quan trọng hơn cả chính là sự thay đổi về vai trò của người phụ nữ trong xã hội Nếu những năm đầu của thế kỷ 20, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động trên cả châu Á chưa đến 20% thì trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, số lượng phụ nữ làm việc đã xấp xỉ số lượng nam giới Ở một số nước Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, … trung bình tỷ lệ nữ giới trên nam giới trong lực lượng lao động là khoảng 91-93/100 Chính vì sự thay đổi mang tính cách mạng đó, xu hướng tiêu dùng trong xã hội châu Á cũng thay đổi mạnh mẽ Khi ngày càng nhiều phụ nữ đi làm, họ có khuynh hướng tiết kiệm thời gian mua sắm và nấu nướng của mình Do vậy, những thực phẩm đã qua chế biến ngày càng trở nên phổ biến

Bên cạnh đó, việc sử dụng rộng rãi của tủ lạnh và các dụng cụ điện tử hiện đại khác trong gia đình cho phép người dân có thể đi chợ hàng tuần, thay vì hàng ngày như thời kỳ trước đây Hơn nữa, do sự phát triển của các phương tiện cá nhân và hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng được xây dựng và nâng cấp đã tạo điều

Trang 14

kiện cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ có thể lựa chọn mua sắm ở các khu vực xa trung tâm với số lượng hàng hóa mua sắm lớn hơn nhiều lần

Theo các bản nghiên cứu thị trường của Nielsen được tiến hành vào năm 2008 và 2009, người dân ở hầu hết các đô thị lớn của các quốc gia châu Á thường đi mua hàng ở các đại siêu thị trung bình hai đến ba lần/tháng Mục đích mua sắm của họ thường phục vụ cho việc dự trữ thực phẩm, mua lương thực sử

dụng hàng ngày hay các đồ dùng, sản phẩm chăm sóc sức khỏe Theo Nielsen2009, Hàn Quốc nơi 96% dân cư thành thị đến siêu thị mua sắm hàng tháng giữ

tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia châu Á còn lại.

Một nguyên nhân khác tạo nên sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người châu Á xuất phát từ chính sự điều chỉnh của các mô hình bán lẻ hiện đại Người châu Á, khác với người phương Tây, vốn có thói quen sử dụng những thực phẩm tươi sống nên mô hình bán lẻ truyền thống như chợ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân ở đây Nhận thức được điều đó, các siêu thị và đại siêu thị đã dần dần giới thiệu và xây dựng các quầy bán hàng tươi sống như thịt gia súc, gia cầm, rau xanh để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ở châu lục này Hiện nay, cũng theo Nielsen, tỷ lệ người dân Trung Quốc mua thực phẩm tươi sống từ chuỗi các đại siêu thị đang đứng đầu toàn châu Á khi mô hình bán lẻ này được chọn là địa điểm mua sắm thường xuyên hàng tươi sống cho hơn 60% người dân Trung Quốc hiện đang sinh sống ở các đô thị

(Nielsen 2009)

1.2 Sự xuất hiện và phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại

1.2.1 Lịch sử ra đời của các cửa hàng bán lẻ hiện đại

Tuy thói quen tiêu dùng của người châu Á chỉ thay đổi mạnh từ khoảng nửa sau thế kỷ 20 nhưng trên thực tế, mô hình các cửa hàng mua sắm hiện đại đã xuất hiện ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ 20 Cửa hiệu mua sắm đầu tiên này được xây dựng theo ý tưởng của một thương nhân Trung Quốc sống ở Australia Một

Trang 15

số cửa hàng mua sắm hiện đại như Wing On và Sincere ở Thượng Hải mở cửa từ trước năm 1949 vẫn duy trì hoạt động đến thời điểm này Các trung tâm mua sắm hiện đại bắt đầu được xây dựng với số lượng lớn trên khắp châu lục vào khoảng những năm 1980 và bùng nổ vào khoảng những năm 1990 của thế kỷ trước

Số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại xuất hiện ở châu Á ngày một tăng Đặc biệt, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập, các nền kinh tế châu Á đã và đang đón nhận những làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào khu vực bán lẻ hiện đại Trong ba mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại là đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích thì mô hình thứ ba được ghi nhận là tăng trưởng mạnh nhất trong những năm vừa qua và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong tương lai gần

1.2.2 Vị trí của hệ thống bán lẻ hiện đại trên thị trường hiện nay

Hệ thống bán lẻ hiện đại ngày một thể hiện ưu thế vượt trội so với hệ

thống bán lẻ truyền thống Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2009, theo Nielsen2009, số lượng các cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng truyền thống trên khắp châu

Á chỉ tăng 1% lên khoảng hơn 12.3 triệu Số lượng các cửa hàng bán lẻ hiện đại tăng đến 16% trong năm 2009 Tốc độ tăng trưởng về số lượng chuỗi cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại ở một số quốc gia được thể hiện trong bảng sau:

Trang 16

Thị phần hệ thống bán lẻ hiện đại giành được cũng không ngừng tăng lên Tính đến hết năm 2007, hệ thống bán lẻ hiện đại đã giành thị phần lớn hơn các loại hình bán lẻ truyền thống Cụ thể ở một số nước châu Á: ở Hàn Quốc, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống giảm xuống từ 15.9% trong năm 2008 xuống chỉ còn 13.9% năm 2009 trong khi đó ở Đài Loan, hệ thống này chỉ nắm giữ hơn 6% thị phần Biểu đồ sau cho thấy sự thay đổi về thị phần của hai mô hình bán lẻ truyền thống và hiện đại trên khắp châu Á nói chung

Hệ thống bán lẻ truyền thốngHệ thống bán lẻ hiện đại

Biểu đồ II.1: Thị phần (%) của hệ thống bán lẻ truyền thống và hiện đại ởChâu Á (trừ Nhật Bản)

Nguồn: Nielsen 2009

2 Sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Âu Mỹ ngày càng lớn

2.1 Tình hình mở rộng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu ra khắp châu Á

Châu Á vươn lên là khu vực phát triển nhanh nhất và năng động nhất thế giới Khu vực này ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nền kinh tế được coi là những con rồng châu Á (Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan, Hồng Kông) Ngành công nghiệp bán lẻ châu Á trong những

Trang 17

của ngành bán lẻ toàn cầu và thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ Thị trường châu Á thực sự chứng kiến sự đổ bộ của những nhà bán lẻ toàn cầu vào những năm 1980 khi tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Pháp là Carrefour bắt đầu hiện diện ở Đài Loan Đặc biệt từ khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu nới lỏng những quy định hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại bán lẻ, thị trường Châu Á liên tục đánh dấu sự có mặt của những đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới Tính đến thời điểm hiện tại, cả năm tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới (xét về quy mô doanh số) là: Wal-mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro và Schwarz (Đức) đều đã hoạt động ở Châu Á

Vào những năm 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, các nước Đông Á bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore luôn là những đích ngắm hấp dẫn nhất đối với các nhà bán lẻ thế giới Sau sự xuất hiện của Carrefour, Trung Quốc tiếp tục là điểm đến của Wal-mart và trở thành thị trường chính của tập đoàn bán lẻ này ở châu Á.

Sang đến những năm đầu của thế kỷ 21, xu hướng đầu tư vào Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ toàn cầu đã bắt đầu chuyển hướng sang một số thị trường mới nổi khác: các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á (ASEAN) Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với thu nhập quốc dân tính trên đầu người được xếp vào loại cao trên thế giới và các chính sách thương mại ngày càng được điều chỉnh theo hướng mở cửa đã thu hút một số lượng không nhỏ các nhà bán lẻ phương Tây, đặc biệt là về lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ Các tập đoàn bán lẻ từ châu Âu và Bắc Mỹ cũng ngày càng chú trọng hơn đến thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng Khu vực này được coi là một trong những khu vực năng động nhất trong châu lục và nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới là Wal-mart hiện đã lên kế hoạch xâm nhập thị trường này trong khoảng thời gian 5 năm tới

Trang 18

2.2 Lợi thế của các tập đoàn lớn từ Âu, Mỹ

2.2.1 Tài chính

Các tập đoàn bán lẻ lớn nhất của thế giới hiện diện trên thị trường châu Á đều có lợi thế vượt trội về vốn Chỉ tính riêng 4 đại gia đứng đầu danh sách 250 nhà bán lẻ toàn cầu là Wal-mart, Carrefour, Metro và Tesco đã có tổng doanh thu vào khoảng gần 730 tỷ đô la trong năm 2008 với lợi nhuận thuần khoảng 20,6 tỷ đô Chỉ riêng Wal-mart đã có doanh thu bán lẻ năm 2008 là hơn 407 tỷ đô la Trong khi đó, tập đoàn bán lẻ AS Watson của Hồng Kông là tập đoàn bán lẻ đứng đầu châu Á xét về quy mô doanh số thu được từ hoạt động bán lẻ cũng chỉ

đạt 15 tỷ đô la (Deloitte 2010, tr.13) Bên cạnh lợi thế vượt trội về mặt tài chính,

các tập đoàn bán lẻ toàn cầu này còn sở hữu hàng chục năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế Đây là điểm mà phần lớn nhà bán lẻ châu Á chưa có được

Tài chính và kinh nghiệm là những lợi thế cạnh tranh ban đầu mà những đại gia bán lẻ trên thế giới sở hữu khi thâm nhập vào thị trường châu Á Nguồn vốn khổng lồ là điều kiện ban đầu giúp các tập đoàn bán lẻ này xây dựng các chiến lược thôn tính các thị trường châu Á Tiềm lực tài chính hùng hậu cho phép những tập đoàn này có thể xác định thua lỗ từ 5 đến 7 năm, thậm chí là 10 năm khi bắt đầu hoạt động ở một thị trường mới Bên cạnh đó, nguồn vốn khổng lồ giúp các tập đoàn này có thể đầu tư lớn vào các hoạt động marketing xúc tiến bán hàng, đầu tư cho nguồn nhân lực chất lượng cao do có khả năng chi trả những mức lương hết sức cạnh tranh và xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng thực sự hấp dẫn Nguồn lực tài chính còn cho phép các tập đoàn bán lẻ này ứng dụng những công nghệ quản lý hàng đầu, tăng hiệu quả hoạt động Công nghệ hiện đại chính là lợi thế vượt trội thứ hai giúp các tập đoàn này thành công trên thị trường châu Á

Trang 19

2.2.2 Công nghệ

Công nghệ, cùng với kinh nghiệm quản lý tiên tiến chính là bí quyết dẫn đến thành công của các nhà bán lẻ đến từ châu Âu và Bắc Mỹ khi mở rộng địa bàn hoạt động sang các quốc gia châu Á Hầu hết các nhà bán lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thời trang, đều tiến hành việc thu thập thông tin trực tiếp ngay từ điểm bán hàng Thông tin này ngay sau đó sẽ được nhà bán lẻ tổng hợp và xử lý và trao đổi với chính với những nhà cung cấp sản phẩm Các kế hoạch sản xuất cũng như xử lý hàng tồn kho nhanh chóng được xây dựng CPRF - một hệ thống tân tiến được nhiều nhà bán lẻ phương Tây lựa chọn, trong đó có công ty thời trang Zara đến từ Tây Ban Nha cho phép nhà bán lẻ hợp tác với nhà cung ứng đưa ra những dự báo và thử nghiệm tính khả thi trước khi áp dụng

Một công nghệ hiện đại khác được nhiều tập đoàn hàng đầu như Wal-mart (Mỹ) hay Metro (Đức) sử dụng là RFID Đây là một hệ thống nhận dạng tự động từ xa được tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới này áp dụng từ năm 2006 Mọi kiện hàng phân phối đến các trung tâm bán lẻ của Wal-mart trên khắp thế giới đều được gắn một con chip máy tính siêu nhỏ Con chip này cho phép truyền tải mọi thông tin về lô hàng và từng sản phẩm trong lô hàng đến với các máy tính chủ Việc gắn chip này không tốn nhiều chi phí, tiết kiệm sức lao động và đặc biệt có thể chống trộm cướp, phát hiện hàng bị hư hỏng hay những thiếu sót trong quá trình vận chuyển

Trong công tác quản lý khách hàng, rất nhiều nhà bán lẻ phương Tây đã áp dụng hệ thống CRM Hệ thống hiện đại hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược, chương trình hướng tới đội ngũ khách hàng thân thiết, một nguồn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào Ưu điểm của hệ thống này là nó thích hợp với mọi loại hình kinh doanh, từ các hàng bán đồ ăn nhanh bình dân tới các trung tâm thương mại xa xỉ.

Ngoài ra, các tập đoàn bán lẻ toàn cầu liên tục lắp đặt các thiết bị ngay trong các khu bán hàng của mình để hỗ trợ khách hàng và nhân viên Ở một số địa điểm bán hàng tại châu Á, Metro đã lắp đặt những máy scan tinh vi cho phép

Trang 20

khách hàng thanh toán không cần sự có mặt của nhân viên thu ngân và tiết kiệm thời gian chờ đợi trong những thời điểm quá đông khách đến mua sắm Sắp tới, tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Đức này đang lên kế hoạch sẽ thử nghiệm hỗ trợ khách hàng trong khi mua sắm bằng cách cung cấp cho họ một máy tính nhỏ giúp họ nhanh chóng tìm được mặt hàng cần mua và nơi đặt món hàng đó.

2.3 Sự hiện diện của một số tập đoàn bán lẻ Âu Mỹ lớn nhất tại châu Á

2.3.1 Carrefour

Người khổng lồ đến từ Pháp Carrefour là tập đoàn bán lẻ phương Tây đầu tiên thâm nhập thị trường châu Á Vào năm 1989, tập đoàn này đã bắt tay với một công ty cổ phần của Đài Loan là Uni President Enterprises Corporation Sau khi gặt hái được những kinh nghiệm từ các hoạt động kinh doanh ở thị trường Đài Loan, Carrefour nhanh chóng mở rộng phạm vi sang các quốc gia châu Á khác, bao gồm các quốc gia tiểu vương quốc Ả Rập và một số nước Nam Á như

Pakistan (Wikipedia 2010).

Năm 2007 đánh dấu một cột mốc trong lịch sử phát triển của đại gia bán lẻ lớn thứ hai thế giới này ở châu Á khi tập đoàn cho ra đời 36 đại siêu thị ở châu lục này Tính riêng ở Trung Quốc con số đại siêu thị được xây dựng trong năm

2007 đã là 22 Đây là số lượng lớn chưa từng thấy trong một năm (Wikipedia2010)

Nhân tố dẫn đến thành công của nhà bán lẻ này khi mở rộng hoạt động sang các nước khác nói chung và châu Á nói riêng chính là ở cách quản lý linh hoạt và đặc biệt là việc phân cấp quản lý theo đó cho phép người lãnh đạo trên mỗi thị trường được toàn quyền ra những quyết định liên quan tới việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với tập quán và truyền thống của từng thị trường cụ thể Vì vậy, thành công của Carrefour trên thị trường châu Á theo như quản lý tập đoàn này tổng kết là do họ đã thích nghi được với tình hình đặc trưng của châu lục Carrefour theo đuổi chiến lược kinh doanh với các mô hình bán lẻ

Trang 21

dạng hóa hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình, Carrefour đã tận dụng được tính kinh tế của chi phí bằng việc chia xẻ chi phí cho các hoạt động hậu cần, marketing, nghiên cứu,… giữa các mô hình kinh doanh khác nhau.

2.3.2 Wal-mart

Tập đoàn bán lẻ có trụ sở đặt tại bang Arkansas (Hoa Kỳ) này là nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm lên tới 400 tỷ đô la Mỹ Số lượng lao động làm việc cho Wal-mart gần 2 triệu người (tính đến hết năm 2008), trong đó có đến 500.000 lao động ở các thị trường ngoài nước Mỹ Thông qua hơn 2500 cửa hàng của mình ở nước ngoài, Wal-mart phục vụ cho khoảng hơn 140 triệu

khách hàng mỗi tuần (Wal-mart Corporate 2010).

Trên thị trường châu Á, người khổng lồ này tập trung chính vào hai thị trường là Nhật Bản và Trung Quốc Wal-mart bắt đầu kinh doanh trên thị trường quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm 1996 Liên tục sau đó, tập đoàn này mở thêm các cửa hàng bán lẻ của mình ở Hàn Quốc (1997) và Nhật Bản (2002) Và

chỉ sau 10 năm, nhà bán lẻ này đã có hơn 50 trung tâm bán lẻ (supercenter) chỉ

tính trên thị trường Trung Quốc Cùng trong năm 2006, Wal-mart đã thành công trong việc mua lại tập đoàn bán lẻ lớn nhất ở Trung Quốc vào thời điểm đó là Trust-Mart và trở thành nhà bán lẻ số một trên thị trường này Các trung tâm bán lẻ của Wal-mart ở Trung Quốc trưng bày và bán hơn 20.000 chủng loại sản phẩm, bao gồm cả đồ điện tử, thiết bị gia dụng bên cạnh các loại lương thực, thực

phẩm khác (Wal-mart Corporate 2010) Thành công của nhà bán lẻ trên thị

trường có sức mua lớn nhất toàn cầu này là đã biết kết hợp những ưu điểm của mô hình kinh doanh siêu thị và các khu trung tâm mua sắm Loại hình trung tâm bán lẻ của Wal-mart ở Trung Quốc tạo cho khách hàng sự thuận lợi trong việc mua sắm hàng hóa tiêu dùng hàng ngày cũng như những thiết bị lâu bền sử dụng trong gia đình chỉ với việc đi đến một địa điểm trong cùng một khoảng thời gian Các trung tâm bán lẻ này còn giúp Wal-mart tiết kiệm được chi phí nhân công một cách đáng kể Thay vì phải thuê số lượng lao động tương ứng với một siêu thị và một trung tâm mua sắm, bằng việc thiết lập các trung tâm bán lẻ, số lượng

Trang 22

nhân viên chỉ cần một phần hai trong khi doanh số vẫn được duy trì ngang với việc mở cả hai loại hình kể trên

Một trong những bí quyết thành công của Wal-mart khi mở rộng hoạt động ra toàn cầu chính là việc áp dụng công nghệ cao, đặt biệt là RFID như đã phân tích ở trên Nhà bán lẻ này đã chọn chính châu Á để thử nghiệm cho tính khả dụng của công nghệ này và ngay lập tức đã gặt hái được kết quả tốt đẹp Bên cạnh đó, thành công của Wal-mart ở châu Á đạt được còn là nhờ vào chiến lược xây dựng niềm tin từ các nhà sản xuất bằng việc thu hút họ vào các sáng kiến hoạt động quy mô lớn Nhà bán lẻ này bỏ rất nhiều công sức lựa chọn một chuỗi những nhà sản xuất và giữ quan hệ lâu bền và tốt đẹp với họ Do đó, tập đoàn này luôn đảm bảo nguồn hàng hóa giá rẻ nhất trên thị trường Ở thị trường châu Á nơi đa số người dân còn quan tâm nhiều hơn đến giá cả hàng hóa, lợi thế về giá của Wal-mart gần như không tập đoàn nào có thể cạnh tranh được.

2.3.3 Tesco

Tesco là tập đoàn bán lẻ nằm trong top 5 nhà bán lẻ lớn nhất thế giới năm 2009 dựa trên doanh số bán lẻ đồng thời là nhà bán lẻ lớn nhất ở Anh Quốc

Tesco bắt đầu xâm nhập thị trường châu Á vào cuối những năm 1980, hiện nay tập đoàn này đã trở thành một trong những nhà bán lẻ phương Tây lớn nhất trên thị trường châu lục này, là đối thủ cạnh tranh chính của Carrefour và Walmart Sự phát triển của Tesco ở châu Á có thể thấy qua một số biểu đồ sau:

Trang 23

Biểu đồ II.2: Số lượng các cơ sở bán lẻ và doanh thu của Tesco trên thịtrường châu Á 2000-2008

Nguồn: Tesco 2008, tr.17-21

Có thể thấy qua hai biểu đồ trên, quy mô hoạt động kinh doanh của Tesco ở châu Á không ngừng tăng lên Tesco hiện đã giành được lợi thế cạnh tranh trên hai thị trường lớn nhất ở châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ Để có được thành công trên thị trường châu Á, Tesco đã theo đuổi chiến lược kinh doanh linh hoạt Tập đoàn này không chỉ tập trung vào hình thức đại siêu thị như ở khu vực Tây Âu mà còn đa dạng hóa các mô hình kinh doanh khác, đặc biệt là các siêu thị, siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện ích Các hệ thống trung tâm bán lẻ của Tesco như Home plus hay Homever đã trở nên phổ biến cả ở các thành phố, trung tâm mua sắm mới và về cả vùng nông thôn

Trang 24

Đặc biệt, sự thành công của Tesco nằm ở chiến lược kinh doanh lấy khách hàng bản địa là trung tâm, đặc biệt chú ý việc đáp ứng những nhu cầu mới xuất hiện của người dân châu Á Điều khác biệt mà tập đoàn này đang cố gắng tạo dựng cho mình là trở thành nhà bán lẻ đầu tiên phát hiện và tìm cách thỏa mãn thị hiếu khách hàng Bên cạnh đó, nhà bán lẻ này cũng ngày một chú trọng hơn vào các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, gây dựng được hình ảnh một công ty nước ngoài kinh doanh có trách nhiệm trên mỗi thị trường mà Tesco có mặt

3 Một số công ty bán lẻ gốc Châu Á không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, khu vực

Trong bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới hàng năm đều xuất hiện những tên tuổi của các nhà bán lẻ châu Á Những nhà bán lẻ châu Á này không những thành công trong việc giữ vững thị phần trên thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các tập đoàn Âu Mỹ mà còn ngày càng mở rộng sang các thị trường trong cùng khu vực, thậm chí sang cả những thị trường vốn là sân nhà của các tập đoàn hàng đầu thế giới Một số tên tuổi tiêu biểu có thể kể đến tập đoàn Lotte, Shinsegae của Hàn Quốc; Dailian, Bailian, Gome Home Aplliance của Trung Quốc;… Trong khuôn khổ có hạn của một bài khóa luận, tôi xin được đưa ra phân tích hai tập đoàn bán lẻ của châu Á hiện đang rất thành công và liên tục có mặt trên những bảng xếp hạng những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới: AS Watson và Dairy Farm

3.1 AS Watson

Chuỗi cửa hàng bán lẻ hàng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Watson là một nhãn hiệu bán lẻ hàng đầu ở châu Á Tiền thân của chuỗi cửa hàng này là một cửa hiệu chuyên cung cấp thuốc cho người nghèo ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc từ năm 1828 Sau khi trải qua một số thay đổi về mô hình hoạt động và chủ doanh nghiệp, năm 1871, một loạt hiệu thuốc mang tên Watson

Trang 25

ra đời Hiện nay, chủ sỡ hữu của hệ thống các cửa hàng bán lẻ Watson là tập đoàn Hutchinson có trụ sở chính ở Hồng Kông

Từ năm 2005 đến nay, tập đoàn này đã từng giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực bán lẻ thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe Theo nghiên cứu của tập đoàn, mỗi tuần nhà bán lẻ này phục vụ hơn 25 triệu khách hàng trên khắp thế giới Hiện tập đoàn này đã hoạt động ở 34 quốc gia với hơn 87.000 lao động 10 thị trường châu Á của tập đoàn này bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Macau, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipin và Hàn Quốc Chỉ tính riêng ở Hồng Kông, tính đến hết năm 2009, Watson đã mở cửa 150 cửa hàng và thuê đến 2000 nhân viên Kế hoạch trong 2 năm tới (2010 và 2011), Watson dự định nâng số lượng cửa hàng của mình ở Trung Quốc lên 1000 và số lượng cửa

hàng bán lẻ toàn cầu lên 10000 (AS Watson Group 2009)

Phương châm kinh doanh của Watson là mang đến cho khách hàng trên khắp thế giới những dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, những kinh nghiệm mua sắm thú vị và cam kết đem đến cho khách hàng của mình giá trị lớn nhất mỗi ngày Các sản phẩm bày bán trong chuỗi các cửa hàng Watson có mức độ cá biệt hóa cao với chất lượng được chuẩn hóa và đảm bảo tối đa Ngoài mặt hàng chính là thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhà bán lẻ khổng lồ Watson còn mở rộng kinh doanh bằng việc mở một số siêu thị chuyên bán buôn và phân phối đồ uống: nước ngọt, rượu, bia và một số sản phẩm trà Các cửa hàng trưng bày của Watson cũng luôn được chú trọng về tính thẩm mỹ, và góp phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng.

3.2 Dairy Farm

Dairy Farm là một công ty đa quốc gia, thành viên của tập đoàn Jardine Matheson Nhà bán lẻ này được xếp thứ 128 trên bảng xếp hạng 250 nhà bán lẻ toàn cầu Lịch sử của Dairy Farm bắt đầu từ thế kỷ 19 tại Hồng Kông Khi mới ra đời, lĩnh vực kinh doanh chính của Dairy Farm là các sản phẩm liên quan tới sữa Cùng với thời gian, Dairy Farm đã mở rộng và trở thành một trong những tập

Trang 26

đoàn bán lẻ uy tín và năng động nhất châu Á Doanh thu bán lẻ 2008 của Dairy

Farm đạt 6,7 tỷ đô la Mỹ và lợi nhuận gần 350 triệu đô (Deloitte 2010, tr.16)

Thành công của Dairy Farm đạt được là vì tập đoàn này đã biết cách đa dạng hóa các mô hinh kinh doanh, bao gồm: siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng chuyên doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, cửa hàng tiện ích, nội thất và gần đây là cả các tiệm ăn cao cấp Các thương hiệu quen thuộc trên các thị trường châu Á như siêu thị Wellcome, ThreeSixty, Shop N Save, Hero; đại siêu thị Giant; chuỗi cửa hàng chăm sóc sắc đẹp Mannings, Guardian; hàng loạt cửa hàng tiện ích 7-Eleven (theo hợp đồng nhượng quyền của tập đoàn 7-Elenven, Hoa Kỳ) ở Hồng Kông, Trung Quốc, Singapo hay nhãn hiệu Starmart; Cửa hàng nội thất IKEA;… đều thuộc quyền sở hữu của Dairy Farm Tập đoàn này còn nắm giữ 50% cổ phần của chuỗi hàng ăn uống cao cấp nhất Hồng Kông là Maxim’s.

Một chiến lược khá quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Dairy Farm trên thị trường châu Á là tập đoàn này rất quan tâm đến việc củng cố tên tuổi của mình thông qua các hoạt động vì cộng đồng Hoạt động gần đây nhất của Dairy Farm đã hòa theo trào lưu “xanh” trên khắp thế giới Đó là việc họ vận động các chuỗi cửa hàng của mình cũng như khách hàng đến mua sắm không sử dụng túi nilon mà thay vào đó là các túi vải thân thiện với môi trường Tập đoàn này cũng thực hiện những kế hoạch thu nhỏ kích cỡ hóa đơn và nhãn giá hàng hóa nhằm tiết kiệm giấy cho Trái Đất Bên cạnh đó, Dairy Farm cũng là một trong những nhà bán lẻ châu Á hoạt động từ thiện mạnh mẽ nhất, như tham gia ủng hộ thường niên quỹ bệnh nhân bệnh tim, trẻ em nghèo, các quỹ vì sự phát triển của thanh thiếu niên hay chung tay trong cuộc tái thiết tỉnh Tứ Xuyên sau vụ động đất lịch sử giữa năm 2009 Nhờ vào những hoạt động này, Dairy Farm đã gây dựng được một hình ảnh hết sức thân thiện trong đời sống hàng ngày của người dân châu Á

Trang 27

II TIỀM NĂNG VÀ NHỮNG KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

1 Tiềm năng

1.1 Thị trường bán lẻ châu Á vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành trong khi các thị trường ở Âu Mỹ đã rơi vào giai đoạn bão hòa

Thị trường bán lẻ châu Á trong những năm gần đây luôn được đánh giá là thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới Các nền kinh tế được gọi là những con rồng và những con hổ châu Á chứng kiến những bước tăng trưởng ấn tượng, đa số đều ở mức trên 5%/năm và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới Trong khi đó, thị trường bán lẻ Tây Âu và Bắc Mỹ hầu hết đều trải qua giai đoạn tăng trưởng từ những năm cuối thế kỷ 20 và hiện nay một số thị trường lớn đã trở nên bão hòa

Hậu quả từ cơn bão khủng hoảng tài chính 2008 đã đem lại cục diện mới cho nền kinh tế thế giới Các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Anh, Đức đều công bố rơi vào suy thoái Doanh thu bán lẻ trên các thị trường phát triển nhất

toàn cầu đều sụt giảm trầm trọng Trong khi đó, thị trường bán lẻ châu Á vẫn tiếp

tục ghi nhận tăng trưởng mạnh, đặc biệt là doanh thu từ phân đoạn các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Khối lượng sản phẩm bán ra ở hầu hết các quốc gia đều tăng vào năm 2008, cá biệt ở một số quốc gia, tỷ lệ tăng trưởng còn đạt mức hai con số Biểu đồ sau cho thấy tình hình tăng trưởng về khối lượng FMCG ở

một số quốc gia châu Á (Nielsen 2009).

Trang 28

SingapoẤn ĐộViệt NamTrung Quốc

Theo bảng xếp hạng “chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu” - GRDI của A.T Kearney về những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, các quốc gia châu Á luôn giành được những thứ hạng cao trong tổng số 30 quốc gia được xếp hạng Những vị trí số 1 trong những năm gần đây đều thuộc về các nước châu Á (cụ thể năm 2008, Việt Nam là thị trường hấp dẫn nhất; năm 2009: vị trí này thuộc về Ấn Độ) Chúng ta có thể xem danh sách những quốc gia châu Á được lọt vào

Trang 29

Nguồn: A.T Kearney2009, tr.5

1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng

Mặc dù diện tích châu Á chỉ chiếm chưa đến 30% diện tích lục địa song số dân châu Á hiện nay chiếm đến 60% dân số toàn cầu và hàng năm vẫn là châu lục có tỷ lệ tăng dân số cao nhất thế giới

Bên cạnh Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ tăng dân số ở vào mức cao nhất trong châu lục và trên thế giới Trong 5 năm vừa qua (2004-2009) tỷ lệ này ở vào khoảng 1.2%/năm và được dự báo chỉ tăng trưởng chậm lại trong vòng 15 đến 20 năm nữa (vào khoảng 0.7%/năm trong khoảng 2025-2050)

Khu vực Trung Đông (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ả Rập Xê Út) tuy có quy mô dân số tương đối nhỏ hơn nếu so với khu vực Đông Nam Á song có đến 80% dân số là dân thành thị, tỷ lệ dân số trẻ dưới 25 tuổi cũng ở

mức khá cao, chiếm tới 60% dân số (A.T Kearney 2009, tr.11)

Trang 30

Đây cũng là khu vực có dân số trẻ với nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong những năm vừa qua Lượng cầu nội địa ở châu Á đã giúp nền kinh tế châu lục này chống chọi với khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế ở khu vực vẫn duy trì ở mức cao Hầu hết các nền kinh tế châu Á vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và một tỷ lệ lớn các quốc gia này đang dần điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế tập trung vào khai thác, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng nội địa của người dân Xã hội châu Á hiện đang xuất hiện một bộ phận không nhỏ người dân có nhu cầu và khả năng chi trả cho việc mua sắm, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, những nhãn hiệu thời trang toàn cầu ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng Vì vậy, mảng thị trường hàng xa xỉ trong thời gian tới được hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ, là vùng đất đầy tiềm năng cho các nhãn hiệu thời trang, hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới

1.3 Chính phủ các quốc gia châu Á dần điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra từ Thái Lan năm 1997 và ảnh hưởng hầu hết đến các quốc gia châu Á khác đã khiến Chính phủ các quốc gia này từng nghĩ đến việc đóng cửa các thị trường của mình nhằm hạn chế sự tiếp xúc với toàn cầu hóa Tuy nhiên, quan niệm này đã nhanh chóng được loại bỏ khi họ dần nhận thức được rằng khủng hoảng gây tác động xấu đến nền kinh tế do cơ cấu nền kinh tế của đất nước chưa hợp lý và hiệu quả Đồng thời, những lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa đem lại là không thể phủ nhận Vì vậy, sau khi khủng hoảng tài chính, các quốc gia châu Á lại theo đuổi các chính sách hội nhập sâu rộng và mở cửa hầu hết các thị trường của mình, đặc biệt là thị trường bán lẻ

Trong khu vực châu Á, khu vực Đông Á là khu vực phát triển và năng động nhất, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan Cụ thể ở một số thị trường như sau: Indonesia nâng mức vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực bán lẻ từ 49% lên 100% Ở Hàn Quốc, tỷ lệ vốn tối thiểu các nhà bán lẻ nước ngoài có thể đầu tư từ 15-20% hiện đã tăng lên 100% Bên

Trang 31

cạnh đó, nước này còn sửa đổi Bộ Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài xóa bỏ mọi hạn chế về việc sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực đất đai, bất động sản Malaysia

hiện đã mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình (World Bank 2000, tr.146-149) Trung Quốc sau 3 năm gia nhập WTO, từ thời điểm tháng 12 năm 2004 đã

thực hiện đầy đủ cam kết mở cửa thị trường bán lẻ, cho phép các công ty bán lẻ nước ngoài được vào thị trường nội địa Bên cạnh đó, nước này cũng đang dần nới lỏng những quy định yêu cầu những nhà bán lẻ nước ngoài khi vào nước này

mở các cửa hàng bán lẻ phải xin phép từ chính phủ Trung Ương (Business inAsia 2005)

Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ trở thành thị trường hấp dẫn nhất Thị trường Ấn Độ được xếp hạng nhất trong các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới năm

2009 (A.T Kearney 2009, tr.5) Nước này đã cho phép nhà đầu tư được mở các

cơ sở bán sỉ “cash and carry” 100% vốn trực tiếp

2 Khuynh hướng phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á trong tương lai

2.1 Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ

Cơ quan thống kê số liệu liên quan đến Internet thế giới (Internet worldstats) cho biết số lượng người sử dụng Internet hàng ngày ở châu Á tính đến thời

điểm cuối quý hai năm 2009 chiếm đến gần 43% tổng số người dùng Internet trên toàn thế giới Theo đó, châu Á có hơn 738,2 triệu người sử dụng Internet Tính từ năm 2002 đến 2009, số lượng này đã tăng 545,9%, tỷ lệ tăng nhanh nhất

toàn thế giới (Internet World Stats 2009) Đặc biệt, số lượng người dùng Internet

không chỉ tập trung ở thành thị, các thành phố lớn mà ngày càng mở rộng sang các vùng nông thôn Dự báo Internet ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội châu Á

Trước cơ hội đầy hứa hẹn về một kênh bán lẻ hiện đại và mang đến những ưu thế vượt trội như vậy, các nhà bán lẻ châu Á vẫn chưa khai thác triệt để Thương mại điện tử hiện mới chỉ chiếm giữ một phần khá khiêm tốn trong hoạt

Trang 32

động của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ châu Á Theo báo cáo về bán lẻ toàn cầu năm 2009 mà Deloitte đưa ra thì doanh thu bán lẻ từ thương mại điện tử mới

chỉ chiếm khoảng 0.6% tổng doanh thu của bán lẻ của khu vực châu Á (Deloitte2010, tr.31) Vì vậy, chắc chắn trong thời gian tới, các doanh nghiệp bán lẻ trên

thị trường sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc triển khai kênh bán hàng đầy tiềm năng này vì đây là phương thức kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bán lẻ châu Á rất nhiều lợi ích:

Thứ nhất, trong tình hình giá thuê mặt bằng ở các nền kinh tế sôi động nhất châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Việt Nam, v.v liên tục tăng và nguồn cung còn hạn chế, việc bán hàng qua mạng giúp các doanh nghiệp bán lẻ không phải chú ý nhiều đến việc thuê mặt bằng trưng bày hàng hóa Chi phí thuê cửa hàng có thể được tiết kiệm đáng kể.

Thứ hai, thương mại điện tử giúp các nhà bán lẻ có thể tiếp cận được với nguồn khách hàng lớn hơn nhiều Địa bàn hoạt động hoàn toàn có thể mở rộng, không chỉ giới hạn ở một khu vực nhất định như việc bán hàng trực tiếp thông qua các cửa hàng, khu mua sắm Những nhà bán lẻ lựa chọn thêm kênh bán hàng này thậm chí có thể vươn tới những thị trường ở ngoài quốc gia mình với chi phí thấp nhất Ngoài ra, thời gian hoạt động khi bán hàng qua mạng cũng sẽ linh hoạt hơn rất nhiều, cho phép doanh nghiệp hoạt động đến 24 giờ mỗi ngày

Thứ ba, thương mại điện tử giúp các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ có thế cân bằng hơn với các doanh nghiệp lớn do quy mô các doanh nghiệp không phải là nhân tố quyết định nhất đối với sự thành công của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại điện tử Thương mại điện tử sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bán lẻ mới nổi ở châu Á trong quá trình cạnh tranh với các đại gia bán lẻ phương Tây như Carrefour hay Wal-mart

Một lợi ích rõ ràng mà hoạt động bán lẻ qua mạng có thể đem lại chính là nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành các hoạt động nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng, tìm hiểu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và

Trang 33

Trong khi đó, người tiêu dùng cũng thu được rất nhiều lợi ích khi mua hàng qua các cửa hàng điện tử này Người dân châu Á hiện nay, đặc biệt là người dân ở các quốc gia công nghiệp mới phát triển hay đang phát triển đang có xu hướng tiết kiệm tối đa thời gian mua sắm và lựa chọn hàng hóa của mình Thương mại điện tử cung cấp cho họ những lựa chọn tối ưu nhất trong thời gian ngắn nhất

2.2 Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến

2.2.1 Khái niệm về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại (thuật ngữ Tiếng Anh: franchising) có lịch sử từ nước Mỹ Đây là một ý tưởng kinh doanh được thực hiện giữa hai bên: phía chuyển giao quyền và phía mua quyền Phía chuyển giao quyền có thể là một tổ chức: công ty sản xuất hàng hóa hay dịch vụ Phía mua quyền thường là những cá nhân hay cũng có thể gặp một số tổ chức kinh doanh độc lập Hợp đồng nhượng quyền được thiết lập trên cơ sở người mua quyền phải trả hai loại phí cho bên chuyển giao: tiền bản quyền thương hiệu và phí để được thực hiện các hoạt động kinh doanh với tên và công nghệ của phía chuyển giao (thường được tính trên doanh số hàng tháng hoặc hàng năm) Đồng thời, bên mua cũng phải cam kết với bên nhượng quyền phải tổ chức kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn và quy trình được quy định bởi phía chuyển giao

2.2.2 Hoạt động nhượng quyền trên thị trường bán lẻ châu Á

Hoạt động nhượng quyền diễn ra khá mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian qua, đặc biệt là việc nhượng quyền các cửa hàng tiện ích (convenience store) 7-Eleven, chuỗi cửa hàng tiện ích bán lẻ lớn nhất thế giới có

Trang 34

trụ sở chính đặt ở Dallas, Hoa Kỳ là thương hiệu có hoạt động chuyển nhượng thành công nhất ở châu Á tính đến thời điểm này 7-Eleven đã chuyển nhượng thành công gần 30,000 cửa hàng tiện ích ở 14 quốc gia, bao gồm các thị trường chủ yếu ở châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan 7-Eleven hiện nay đang tiến hành hai mô hình nhượng quyền ở thị trường châu Á: mô hình nhượng quyền truyền thống dành cho các cá nhân hay công ty bắt đầu hoạt động và chương trình chuyển đổi mô hình kinh doanh cho các cá nhân,

tổ chức kinh doanh hiện hữu (7-Eleven 2010) Dairy Farm, một trong những nhà

bán lẻ châu Á thành công nhất cũng đang đẩy mạnh các hoạt động chuyển nhượng của mình trên các thị trường mới nổi của châu Á Đây là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện hoạt động nhượng quyền các cửa hàng chuyên kinh doanh sản phẩm liên quan đến sữa

Trong thời gian tới, hoạt động nhượng quyền sẽ tiếp tục phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á, đặc biệt là việc nhượng quyền các mô hình bán lẻ qua các cửa hàng tiện ích do những đặc thù của thị trường này.

Thứ nhất, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài khi muốn đặt chân vào châu Á nhưng chưa đủ khả năng để nghiên cứu hay chưa thực sự nắm rõ về thị trường này có thể phát triển mạng lưới mà không phải trực tiếp điều hành hoạt động của các cửa hàng Hoạt động nhượng quyền cho phép họ bắt tay với các doanh nghiệp/cá nhân ở châu Á Phía mua quyền này thường có hiểu biết nhất định về thị trường nội địa, dễ dàng tìm kiếm các nguồn cung hàng ổn định, giá hợp lý Do vậy, phía mua quyền sẽ giúp quảng bá nhãn hiệu được chuyển nhượng

Thứ hai, đối với các nhà bán lẻ châu Á, tiến hành mua nhượng quyền tỏ ra khá phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các cá nhân Do đặc thù của hoạt động nhượng quyền là chi phí bỏ ra không lớn bằng việc gây dựng thương hiệu và cửa hàng kinh doanh hoàn toàn mới, việc mua nhượng quyền sẽ trở nên hấp dẫn hơn Bên cạnh đó, hoạt động theo các hợp đồng nhượng quyền từ các nhà bán lẻ lớn, có tên tuổi, bên mua quyền được tiếp thu nhiều về kinh nghiệm quản lý, tổ chức chuỗi cửa hàng Thông thường, bên được nhượng quyền

Trang 35

sẽ được bên chuyển giao quyền hỗ trợ trong quá trình xây dựng, thiết kế gian hàng hay lựa chọn danh mục hàng hóa, và kể cả việc đào tạo nhân viên Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những tổ chức mới hoạt động, thiếu kinh nghiệm kinh doanh

2.3 Xu hướng M&A ngày một gia tăng

2.3.1 Khái niệm M&A trên thị trường bán lẻ

- Mua lại (Acquisition): là việc một doanh nghiệp bán lẻ có tiềm lực tài

chính mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác Trong trường hợp này không có pháp nhân mới nào ra đời và thông thường doanh nghiệp bị thôn tính sẽ không còn tồn tại trên cơ sở pháp lý

- Sáp nhập (Merger): là việc hai hai nhiều doanh nghiệp bán lẻ kết hợp

với nhau Trường hợp này một pháp nhân mới sẽ ra đời và đi vào hoạt động Pháp nhân mới này sẽ có giá trị lớn hơn từng doanh nghiệp hoạt động đơn lẻ

2.3.2 Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á

Xu hướng M&A trên thị trường bán lẻ châu Á hiện nay diễn ra sôi nổi nhất tập trung vào loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp sở hữu các trung tâm mua sắm hay cửa hàng hạ giá: một trong những vụ M&A lớn nhất diễn ra trong thời điểm 2008-2009 là việc công ty bất động sản Simplex của Nhật Bản mua lại chuỗi trung tâm mua sắm

Mitsukoshi-Ikebukuro với giá 705 triệu đô la (KPMG 2009, tr.6)

- Doanh nghiệp bán hàng qua mạng hay qua catalog: vụ M&A lớn nhất trong mảng này diễn ra khi Ebay mua lại công ty chuyên kinh doanh qua mạng

của Hàn Quốc là GMarket Inc với giá 1,2 tỷ đô la Mỹ (KPMG 2009, tr.6)

Trong năm 2008-2009, số các vụ M&A trên lĩnh vực bán lẻ châu Á đều giảm về cả số lượng lẫn giá trị do ảnh hưởng từ suy giảm kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều tổ chức kiểm toán, tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực M&A, từ sau quý 1 năm 2010, thị trường bán lẻ châu Á sẽ chứng kiến số lượng

Trang 36

các vụ M&A sẽ lại tăng trở lại Công ty KPMG đã đưa ra những dự báo về tình hình M&A trên lĩnh vực bán lẻ toàn cầu, trong đó châu Á giữ vị trí là thị trường mục tiêu số 2 trên thế giới, được xếp trên cả thị trường châu Mỹ.

Biểu đồ II.4: Giá trị các hợp đồng M&A theo khu vực (6/2008-6/2009)

Nguồn: KPMG 2009, tr.6

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nằm ở hai lý do chính sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính 2008 đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Á gặp nhiều rắc rối về kinh tế và giá trị công ty liên tục sụt giảm Điều này sẽ tạo điều kiện cho nhiều nhà bán lẻ đến từ các quốc gia phát triển hay chính trong cùng châu lục có kết quả kinh doanh tốt và nguồn lực tài chính ít bị sụt giảm có cơ hội tiến hành hoạt động mua lại

Thứ hai, trước tình hình thị trường ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn bán lẻ khổng lồ đến từ phương Tây, các nhà bán lẻ châu Á sẽ có xu hướng liên kết lại với nhau Nhận thức được những lợi ích từ M&A như tiết kiệm chi phí nhân viên, tiếp thu công nghệ mới, đạt hiệu quả của quy mô hay giành được thị phần,

Trang 37

tăng thế cạnh tranh, các doanh nghiệp bán lẻ có thể đẩy mạnh các hoạt động M&A để đứng vững trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt này

2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ưu thế

Trong bối cảnh hầu hết các quốc gia châu Á đều bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường bán lẻ của mỗi quốc gia được dự đoán sẽ có những thay đổi đáng kể Theo dự đoán, trong tương lai, hệ thống bán lẻ hiện đại với ba mô hình kinh doanh: đại siêu thị, siêu thị và cửa hàng tiện ích sẽ vẫn giữ thế vượt trội nhưng sẽ xuất hiện thêm các mô hình bán lẻ mới

Cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng, mua sắm có một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng châu Á Họ đã trở nên ngày càng quan tâm đến giá cả hàng hóa và các chương trình khuyến mại giảm giá mà các nhà bán lẻ đưa ra Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen năm 2009, có đến 70% dân châu Á chú ý nhiều đến giá cả hơn so

với năm 2008 (Nielsen 2009) Kết quả là họ chỉ mua những thứ thực sự cần thiết

hơn là những thứ bắt mắt và cố gắng giảm số lượng hàng hóa phải mua và ngày càng muốn tìm kiếm những sản phẩm giảm giá

Trước tình hình đó, thị trường châu Á trong thời gian tới được dự báo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của một loạt các cửa hàng giảm giá (discount stores).

Các cửa hàng giá rẻ trong thời gian gần đây đã gây dựng cho mình một khối lượng khách hàng khá đông đảo và một văn hóa mới mẻ Rất nhiều người tiêu dùng châu Á đã tạo ra hoặc chạy theo trào lưu “săn lùng hàng hạ giá” vào các thời điểm nghỉ lễ, hình thành một nét sinh hoạt mới mẻ trong xã hội châu Á

Ngoài hệ thống cửa hàng hạ giá, thị trường bán lẻ châu Á trong thời gian

tới, theo cơ quan nghiên cứu thị trường thuộc IBM (IBM 2007, tr.44-50), sẽ

chứng kiến sự ra đời và bùng nổ của một số loại hình bán lẻ hiện đại sau:  Siêu thị nhỏ (mini-mart)

Trang 38

Là mô hình bán lẻ tự phục vụ quy mô nhỏ hơn siêu thị, thường được đặt ở các khu dân cư Số lượng sản phẩm được bán trong các siêu thị với các chủng loại chính là thực phẩm tươi sống, lương thực khô và các sản phẩm phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày của các hộ gia đình Khác với các cửa hàng tiện ích, các siêu thị nhỏ này không bán bánh kẹo cao cấp, thuốc lá hay báo, tạp chí Diện tích mỗi siêu thị khá nhỏ, chỉ từ 100 đến 300 mét vuông Giá bán ở đây chỉ ngang bằng giá ở các chợ truyền thống nhưng hàng hóa được trình bày có tính thẩm mỹ cao và đảm bảo về vệ sinh.

Do ở nhiều thị trường ở các quốc gia châu Á, một tỷ lệ không nhỏ người mua sắm thường đi bộ hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nên các đại siêu thị ở xa khu trung tâm hay các siêu thị lớn nằm trong các khu mua sắm sầm uất thường không phù hợp Vì vậy, mô hình nằm trong các khu dân cư này có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai

 Đại siêu thị cỡ nhỏ (compact hypermarket)

Đây là loại hình đại siêu thị quy mô nhỏ, với số lượng, chủng loại hàng hóa ít hơn đại siêu thị Mô hình kinh doanh này khắc phục được những khó khăn về mặt bằng kinh doanh cũng như những hạn chế về mặt pháp lý mà các đại siêu thị thường gặp phải Ngoài ra, do số lượng hàng hóa ít hơn, việc mua sắm ở mô hình bán lẻ này sẽ thuận lợi và tiết kiệm đáng kể về thời gian so với mua sắm ở các đại siêu thị Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện những đặc điểm vượt trội so với các siêu thị như cho phép người mua sắm tiếp cận với các khu ẩm thực hay giải trí Diện tích mỗi cửa hàng từ 2000 đến 6000 mét vuông và thường được xây dựng nhiều tầng

 Cửa hàng bán sản phẩm chuyên dụng (specialty store)

Mô hình cửa hàng này mục đích phục vụ cho người có thu nhập cao trong xã hội, sản phẩm được cá biệt hóa, thường là sản phẩm sạch, nguồn gốc thiên nhiên, sản phẩm chức năng, bổ dưỡng, chất lượng thượng hạng Diện tích mỗi

Trang 39

cửa hàng từ khoảng 200 đến 500 mét vuông Các cửa hàng này thường là các đại lý độc quyền trong một khu vực địa lý nhất định

 Cửa hàng tiện ích kiểu mới (convenience plus)

Các cửa hàng này thường được đặt ở trung tâm, những phố mua sắm sầm uất, hay các khu mua sắm trong các khu dân cư tập trung hay gần những trạm xăng, điểm dừng xe buýt Hàng hóa được bán thường là lương thực, thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống, bánh mỳ, thuốc lá, bánh kẹo, báo, tạp chí và các hàng hóa thiết yếu khác Giá hàng hóa đắt hơn siêu thị từ 10 đến 15% Diện tích mỗi cửa hàng từ 200 đến 800 mét vuông.

III HAI THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ĐIỂN HÌNH CỦA CHÂU Á GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY

Như đã phân tích ở trên, hầu hết các quốc gia châu Á đều theo đuổi mô hình kinh tế mở, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ Tuy nhiên, mỗi quốc gia chọn cho mình một hướng đi riêng với lộ trình mở cửa đặc trưng Ở một số quốc gia sau khi thị trường bán lẻ được mở cửa, thị trường đã hoàn toàn bị chi phối bởi các tập đoàn bán lẻ phương Tây Bên cạnh đó, cũng có những quốc gia với những chính sách thương mại khôn ngoan đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước mình đứng vững trong cuộc cạnh tranh với nhà đầu tư nước ngoài Đến đây tôi xin đưa ra hai ví dụ điển hình về quá trình mở cửa thị trường bán lẻ ở Thái Lan và Hàn Quốc

1 Thái Lan

1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của Chính phủ Thái Lan

Thái Lan chính thức gia nhập WTO vào năm 1995 Tuy nhiên nước này lại không cam kết bất cứ điều khoản nào về thực hiện tự do hóa dịch vụ bán lẻ Chỉ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra, do thiếu vốn trầm trọng,

Trang 40

Chính phủ Thái Lan đã tìm mọi cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Cuối những năm 1980, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép hoạt động trên thị trường bán lẻ dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp nội địa và nắm giữ không quá 49% tổng số vốn Tuy nhiên, sau khủng hoảng 1997, Chính phủ đã ngay lập tức cho phép các cơ sở bán lẻ 100% vốn nước ngoài được hoạt động nếu nhà đầu tư bỏ vốn tối thiểu 2,5 triệu Euro

1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa

Hệ quả của chính sách mở cửa không kiểm soát của chính phủ Thái Lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mảng bán lẻ truyền thống của quốc gia này Hàng loạt cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thủ đô Băng Cốc và các tỉnh khác đã bị phá sản, đặc biệt là ở những vùng xuất hiện các cửa hàng tiện ích hoạt động dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu Trong khi đó, những nhà bán lẻ nước ngoài bằng việc kinh doanh bán hàng qua các cửa hiệu giảm giá dần tạo vị trí độc quyền trên thị trường nước này Đến năm 2001, tức là chưa đầy 5 năm sau khi

mở cửa thị trường, hệ thống bán lẻ qua các cơ sở giảm giá (discount stores) đã

chiếm được 23% thị phần 97% chuỗi các cửa hàng giảm giá thuộc sở hữu của các nhà bán lẻ nước ngoài Trong khi đó, thị phần của hệ thống bán lẻ truyền thống sau khi giảm gần 10.000 cửa hàng đã sụt giảm mạnh, từ 74% xuống còn

46% (Macedo, Jorge và Chino, Tadao 2003, tr.31).

Tình hình còn xấu hơn khi chính những nhà cung cấp trong nước cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng Sự ra đời của các cửa hàng giảm giá đã đẩy một số lượng lớn nhà cung cấp Thái Lan vào thế bất lợi trong các vụ mặc cả giá bán hàng hóa.

Sự kiện này đã gây ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội Thái Lan, tạo nên làn sóng phản đối toàn cầu hóa mạnh mẽ trong người dân nước này Chính phủ Thái Lan đối mặt với sức ép phải đóng cửa thị trường bán lẻ của mình Trong tình trạng đó, một loạt các chính sách “chữa cháy” đã được Chính phủ đưa ra, chủ yếu là các biện pháp về mặt quản lý Có thể kể đến một số biện pháp như việc Chính

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:17

Hình ảnh liên quan

Bảng II.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng bán lẻ (%) 2007 – 2008 - Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx

ng.

II.1: Tốc độ tăng trưởng số lượng các cửa hàng bán lẻ (%) 2007 – 2008 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng II.2: Các quốc gia châ uÁ được xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới - Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx

ng.

II.2: Các quốc gia châ uÁ được xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng III.1: Số lượng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố - Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam.docx

ng.

III.1: Số lượng cửa hàng bán lẻ theo loại hình tại 6 thành phố Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan