Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, đời sống kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện. Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công đó phải kể đến các thành tựu của ngành nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi thú y mà đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn. Ngành chăn nuôi lợn đã góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và một phần dành cho xuất khẩu thu ngoại tệ. Theo CIRAD (2006)[43], thịt lợn chiếm 77% tổng lượng các loại thịt tiêu dùng hàng ngày trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với việc phát triển chăn nuôi lợn là dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra trên các đàn lợn ở mọi lứa tuổi, làm giảm năng suất, giảm chất lượng con giống hoặc nhiễm vào sản phẩm thịt lợn gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Một trong những bệnh thường gặp phải kể đến là bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn sau cai sữa, còn gọi là bệnh Phó thương hàn tuy không nổ ra thành dịch lớn, nhưng với đặc điểm dịch tễ hết sức phức tạp, đã và đang gây nên những thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Có thể nói rằng ở bất kỳ một cơ sở chăn nuôi nào dù quy mô lớn hay nhỏ đều xuất hiện bệnh này. Khi đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, vấn đề an toàn thực phẩm trong đó có lợn và thịt lợn sạch bệnh, không bị nhiễm Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Có rất nhiều tác giả đã công bố rằng sự nhiễm Salmonella vào thân thịt lợn trong quá trình giết mổ chủ yếu liên quan đến sự nhiễm trùng Salmonella ở ruột (Borch và cs, 1996[38]; Berends và cs, 1997[35]). Do đó, việc giảm tỷ lệ các trại bị nhiễm mầm bệnh Salmonella sẽ làm sự an toàn thịt lợn tăng lên. Mục tiêu của các nhà khoa học, nhà sản xuất là xây dựng các đàn gia súc sạch Salmonella. 1 Nhìn chung vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra ở lợn đã được rất nhiều các nhà vi sinh vật trên toàn thế giới quan tâm. Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về Salmonella và bệnh do chúng gây ra ở lợn như: Nguyễn Thị Nội và cs (1989)[20]; Lê Văn Tạo và cs (1993)[26]; Trần Xuân Hạnh (1995)[11]; Cù Hữu Phú và cs (2000)[21]; Đỗ Trung Cứ (2004)[6] . Theo Bryan (1988)[40]; Nielsen và Wegener (1997)[62]; Berends và cs 1998[36]; Schwartz (1999)[71]: Các đàn lợn bị nhiễm Salmonella không những gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi mà còn là nguồn tàng trữ mầm bệnh gây hại đối với con người. Bởi vậy mà mỗi biện pháp ngăn chặn có hiệu quả ở gia súc đều cần thiết và là điều kiện tiên quyết góp phần giảm thiểu dịch bệnh, tăng thu nhập cho người chăn nuôi, chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy mà việc phân lập vi khuẩn Salmonella, xác định serotyp và các đặc tính gây bệnh của chúng ở lợn, nhằm mục đích phát hiện sớm và tìm ra hướng phòng và trị bệnh có hiệu quả luôn là những việc làm cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và yêu cầu của sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy và chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh". 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập, xác định hình thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hóa học, serotyp và các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ lợn sau cai sữa ở một số tỉnh phía Bắc. - Chế tạo thử nghiệm vacxin đa giá có chứa một số các serotyp thường gặp nhất từ những trường hợp nhiễm bệnh Salmonella ở lợn. 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra 2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Năm 1880, Eberth lần đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi. Bốn năm sau (1984), Gaffky đã nuôi cấy thành công vi khuẩn này. Loài vi khuẩn Salmonella typhi thời gian đầu được gọi với các tên như: Bacillus typhous, Bacterium typhi và Eberthella typhi hay Eberthella typhi tiphosa, còn tên giống Salmonella được Lignires sử dụng đặt tên cho trực khuẩn gây bệnh dịch tả “Hog-cholera bacillus” vào năm 1900 (Selbizt và cs, 1995[72]) Năm 1885, tên gọi S. choleraesuis lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo năm của phòng chăn nuôi công nghiệp Mỹ. Thời gian này, Salmon, D.E. là trưởng phòng nghiên cứu, vì vậy mà tên ông được lấy đặt cho vi khuẩn mới này. Song Smith, người cộng sự của Salmon mới thật sự là người phát hiện ra vi khuẩn Salmonella. Một vài năm sau đó, lần lượt các loài Salmonella khác đã được phát hiện và những loài vi khuẩn đó vẫn có ý nghĩa trong y học cho tới ngày nay. Năm 1891 Jensen, đã phân lập được S. dublin từ bệnh phẩm của bê bị tiêu chảy. Cũng vào năm đó, S. typhimurium được phát hiện ở vùng Greiswald và Breslau. Hai năm sau đó (1893), tại Breslau đã xảy ra một vụ ngộ độc thịt do ăn phải thịt bò ốm, kết quả là bệnh đã xảy ra ở người. Kaensche là người tìm thấy vi khuẩn, vì vậy vi khuẩn được đặt tên là trực khuẩn Kaensche (Selbizt và cs, 1995[72]). Tất cả các bệnh do Salmonella gây ra lúc đầu được đặt tên chung là Phó thương hàn “Para-typhus”, cho đến năm 1914, có 12 loài vi khuẩn được mô tả và xếp vào giống Salmonella. 3 Năm 1926, với những công trình nghiên cứu của White về cấu trúc kháng nguyên của Salmonella đã bắt đầu một thời kỳ khoa học mới về giống vi khuẩn này. Sau đó Kauffmann cũng rất thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về vi khuẩn Salmonella (Selbizt và cs, 1995[72]). Năm 1934, Kauffmann và White đã thiết lập được bảng cấu trúc kháng nguyên đầu tiên và đặt tên là bảng phân loại Kauffmann-White. Từ đó đến nay, bảng cấu trúc kháng nguyên của Salmonella luôn luôn được bổ sung. Năm 1993 đã có 2375 serovar Salmonella được định danh (Selbizt và cs, 1995[72]). Năm 1997, số serovar đã lên đến 3000 (Plonait và Birkhardt, 1997[65]). Như vậy, giống Salmonella luôn luôn thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực vi sinh vật. Trước năm 1983, sự tồn tại của nhiều loài Salmonella được chấp nhận trong phân loại. Từ đó vì kết quả của những thí nghiệm cho thấy mức tương đồng DNA cao, tất cả các chủng Salmonella được xếp thành một loài duy nhất là S. Choleraesuis (Salmonella choleraesuis) (Crosa và cs, 1973[48]; Farmer, 1995[51]). Năm 1999, tại khóa phân loại học của trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC: Center for Diease Control and Prevention) của Hoa Kỳ Euzéby đề nghị đặt tên các typ huyết thanh Salmonella như sau: Giống Salmonella được chia thành 2 loài, đó là S. enterica và S. bongori. Tất cả các type huyết thanh gây bệnh cho người và động vật đều thuộc S. enterica. Loài S. enterica được chia nhỏ thành 6 dưới loài đó là: enterica, salamae, arizonae, diarizonae, houterae và indica, tương ứng với số la mã: I, II, IIIa, IIIb, IV và VI dựa trên sự tương đồng DNA và phạm vi vật chủ. Do dưới loài I có nhiều typ huyết thanh khác nhau nên dưới loài này được phân loại đến typ huyết thanh. Để nhấn mạnh rằng typ huyết thanh không phải là loài riêng biệt nên tên của typ huyết thanh không viết nghiêng và chữ đầu phải viết hoa. Vì vậy, S. choleraesuis có tên đầy đủ là S. enterica serotyp choleraesuis, hoặc viết tắt 4 ngắn gọn hơn là S. choleraesuis. Mặc dù hệ thống phân loại mới này không được công nhận một cách chính thức bởi ủy ban quốc tế về vi khuẩn học hệ thống, nhưng nó đã được tổ chức y tế thế giới và hiệp hội vi sinh vật học ở Mỹ chấp nhận sử dụng (Euzéby, 1999[50]). Vi khuẩn Salmonella được phân lập từ thịt lợn chết bởi bệnh Phó thương hàn thường gặp ở miền Tây của nước Mỹ là S. choleraesuis var kunzendorf, S. typhimurium và S. typhisuis (Barnes và Sorensen, 1975[33]). Trong một vài trường hợp, ở lợn còn tìm thấy S. dublin và S. enteritidis. Hai serotyp S. dublin và S. enteritidis cũng gặp ở lợn con đang theo mẹ. Những báo cáo gần đây cho thấy: Ở một số nước như Mỹ, Canada, Anh và Bắc Đài Loan đã phân lập được S. choleraesuis từ người bị bệnh (Khakhria & Johnson, 1995[57]; Chiu và cs, 1996[41]; Su và cs, 2001[74]). Từ việc tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong động vật ốm, sản phẩm động vật, trong nước và trong các dụng cụ chăn nuôi ., các tác giả đã có những đề xuất về các giải pháp tổng hợp cần thiết nhằm tránh sự lây lan vi khuẩn trong hệ sinh thái môi trường để bảo vệ sức khỏe. Nguồn tàng trữ Salmonella chủ yếu là đường tiêu hoá của người và động vật mắc bệnh. Một vài loài như S. typhi, S. paratyphi A, S. paratyphi B, S. paratyphi C chỉ ký sinh ở người. Những loài khác hay gặp hơn như: S. choleraesuis, S. enteritidis chủ yếu ký sinh ở động vật nhưng cũng có khả năng gây bệnh cho người. Do tính chất gây bệnh của vi khuẩn Salmonella không những cho gia súc, gia cầm, động vật máu nóng, máu lạnh và cả ở trên người nên từ lâu trong nhân y và thú y, người ta đã quan tâm nghiên cứu các đặc tính sinh học, yếu tố gây bệnh và các biện pháp phòng và điều trị bệnh do chúng gây ra. Wilcock và Schwartz (1992)[80] thì tại nước Anh, năm 1972 tìm thấy vi khuẩn Salmonella có trong phân lợn là 9,9%, năm 1973 tìm thấy vi khuẩn Salmonella trong hạch ruột là 7,3%. 5 Tại Nhật Bản, Asai và cs (2002)[32] cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn sau cai sữa bị tiêu chảy là 12,4%; lợn vỗ béo là 17,3%; lợn con theo mẹ 4,5%. Tác giả cũng cho biết S. typhimurium được phân lập thấy nhiều nhất ở lợn sau cai sữa là 72,6%; lợn gần xuất chuồng là 73,8%. Kishima và cs (2008)[58] đã điều tra tỷ lệ nhiễm và phân bố của vi khuẩn Salmonella trong phân lợn khỏe mạnh bình thường trên toàn lãnh thổ Nhật Bản giữa năm 2003 và năm 2005 là 3,1%. Theo Barnes và Sorensen (1975)[33];Wilcock và Schwartz (1992)[80]: Ở lợn, cần phân biệt 2 dạng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, đó là bệnh Phó thương hàn cấp tính ở lợn con do S. choleraesuis var kunzendorf và bệnh viêm ruột mãn tính do S. typhimurium. Ở trâu bò, bệnh chủ yếu do các loài S. dublin và S. entertidis gây ra. Ở cừu, do S. abortus ovis, S. montevideo, S. dublin, S. anatum gây ra. Ở ngựa do S. abortus equi gây ra, còn ở gia cầm và chim do S. pullorum, S. gallinarum, S. typhimurium và S. enteritidis gây ra. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để điều trị bệnh, nhất là với lợn con trước và sau cai sữa. Tuy nhiên, do việc sử dụng rộng rãi kháng sinh để phòng và điều trị bệnh nên đã xuất hiện các chủng vi khuẩn Salmonella kháng thuốc (Kishima và cs, 2008[58]). Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu gen kháng kháng sinh DT104 ở vi khuẩn Salmonella. Chủng đa kháng thuốc S. typhimurium DT104 được phát hiện lần đầu tiên ở người mắc Salmonellosis tại Anh vào năm 1980. Sau đó được quan sát thấy cả ở người cũng như vật nuôi trên khắp thế giới vào những năm 90 và hiện đang là mối quan ngại hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng. Gen này thường xuất hiện ở các serotyp S. typhimurium và ít thấy ở các serotyp khác. Một tổ hợp kháng thuốc điển hình của S. typhimurium DT104 là kháng đồng thời với 5 loại kháng sinh, bao gồm: Ampicillin, Chloramphenicol, Streptomycin, Sulfonamide và Tetracycline 6 (ACSSuT) (Kishima và cs, 2008[58]). Tuy nhiên, không có chiều ngược lại, tức là nếu các kết quả xác định lâm sàng cho thấy một chủng vi khuẩn kháng với cả 5 loại kháng sinh này thì vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận là chủng vi khuẩn này có mang gen kháng kháng sinh DT104 (Kishima và cs, 2008[58]). Cũng theo tác giả, có 61,5% số chủng thuộc serotyp S. typhimurium có mang gen DT104. Selbitz (1995)[72] còn cho biết: “genom” của Salmonella được nghiên cứu tương đối kỹ. Cho đến nay ít nhất đã chứng minh được 750 gen, trong đó có 680 gen đã có trong bản đồ gen. Như vậy, vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra được rất nhiều các nhà vi sinh vật trên toàn thế giới quan tâm. Mục đích của các nghiên cứu này nhằm tìm ra các biện pháp có hiệu quả để góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh do Salmonella gây ra ở động vật và ở người. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, vi khuẩn Salmonella và bệnh do chúng gây ra cho người và gia súc cũng đã được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50. Viện Pasteur Sài Gòn trong những năm (1951-1953) đã phân lập được 6 chủng Salmonella ở người (4 chủng từ máu, 2 chủng từ nước tiểu). Cũng ở Sài Gòn, trong thời gian này đã phân lập được 35 chủng từ 360 lợn, trong đó có 23 mẫu là S. cholereasuis (Đỗ Đức Diên, 1999[7]). Năm 1989, Nguyễn Thị Nội và cs[19] đã tiến hành điều tra tình hình nhiễm vi khuẩn đường ruột tại một số cơ sở chăn nuôi lợn ở miền Bắc đã tìm thấy 37,5% lợn nhiễm Salmonella. Trước tình hình như vậy, nhóm tác giả này đã nghiên cứu và chế tạo thành công vacxin đa giá Salsco phòng bệnh ỉa chảy cho lợn con. Vacxin đã được áp dụng để phòng bệnh có hiệu quả ở nhiều trại chăn nuôi lợn, tỷ lệ lợn bị tiêu chảy giảm từ 30-50%, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy giảm xuống còn 10-20%. 7 Lê Văn Tạo và cs (1994)[27] đã phân lập và xác định serotyp của vi khuẩn Salmonella gây bệnh ở lợn, kết quả cho thấy: 50% các chủng phân lập được thuộc S. choleraesuis; 12,5% S. enteritidis; 6,25% S. typhimurium và số còn lại thuộc các serotyp khác. Trần Xuân Hạnh (1995)[11] đã phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella ở lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả: S. typhisuis ở lợn bệnh là 16,9%; ở lợn bình thường 6-16 tuần tuổi là 4,2%; S. paratyphi ở lợn 6-16 tuần tuổi là 2,8%. Đặc biệt, vi khuẩn S. choleraesuis chiếm 38,7% ở lợn bệnh và 2,8% ở lợn bình thường. Theo Phùng Quốc Chướng (1995)[2] ở Tây Nguyên, mùa khô lợn mắc bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra là 20,03%, vụ đông là 28,66%. Tạ Thị Vịnh và cs (1996)[31] đã kiểm tra 75 mẫu phân lợn khoẻ và 65 mẫu phân lợn bệnh tại một số vùng thuộc Ba Vì (Hà Tây) và Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy: Tỷ lệ nhiễm Salmonella cao 30-56% ở lợn khoẻ trong giai đoạn 22-60 ngày tuổi. Tỷ lệ nhiễm Salmonella ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy cao hơn lợn bình thường và tăng dần theo lứa tuổi, dao động từ 70-90%. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở lợn mắc bệnh tiêu chảy tại 4 cơ sở chăn nuôi lợn thuộc miền Bắc nước ta của Cù Hữu Phú và cs (2000)[21] cho biết: Tỷ lệ tìm thấy Salmonella trung bình ở lợn tiêu chảy nuôi tại 4 cơ sở trên là 80%. Đây là điều đáng lo ngại đối với ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Theo Nguyễn Bá Hiên (2001)[13], tỷ lệ nhiễm Salmonella ở các đàn lợn, ngoại thành Hà Nội cao nhất là lợn trên 60 ngày tuổi (88,23%), thấp nhất là lợn từ 1-21 ngày tuổi (73,68%). Ngoài ra ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella cũng đã và đang được rất nhiều tác giả quan tâm. Lê Minh Sơn (2003)[25] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella trong thịt lợn giết mổ tiêu dùng nội địa từ 10,91-16,67% và thịt lợn xuất khẩu trung bình 1,42%. Tô Liên Thu (2005)[30] đã xác định tỷ lệ nhiễm Salmonella của các mẫu thịt gà ở Hà Nội là rất cao: 33% các mẫu lấy 8 tại siêu thị, 40% các mẫu lấy từ chợ. Lò mổ là một mắt xích quan trọng có nguy cơ cao ô nhiễm Salmonella vào thân thịt sau giết mổ. Trần Thị Hạnh và cs (2009)[12] đã công bố tỷ lệ nhiễm Salmonella tại các cơ sở giết mổ lợn công nghiệp và cho kết quả: Chất chứa manh tràng của lợn là 59,18%, ở mẫu lau thân thịt là 70%, mẫu lau hậu môn 66%, mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết mổ là 40%, mẫu lau sàn giết mổ là 28%, còn các mẫu nước kiểm tra không phát hiện Salmonella. Tại các cơ sở giết mổ lợn theo phương thức thủ công cho thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở chất chứa manh tràng của lợn chờ giết mổ là 87,5%, ở mẫu lau thân thịt là 75%, mẫu lau hậu môn là 55%, mẫu lau nền chuồng nhốt lợn chờ giết mổ là 70%, mẫu lau sàn giết mổ là 80%, mẫu nước là 50%. Cùng với quá trình nghiên cứu chi tiết về vi khuẩn, các biện pháp phòng bệnh đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, trong đó có vacxin phòng bệnh. Nguyễn Văn Lãm (1968)[15] đã tiến hành nghiên cứu chế vacxin Phó thương hàn lợn con từ chủng Salmonella chuẩn của Trung Quốc. Hiện nay, các loại vacxin phòng bệnh Phó thương hàn đã được một số công ty, xí nghiệp thuốc thú y sản xuất như vacxin nhược độc chủng TS – 177, vacxin có bổ trợ như vacxin keo phèn hay vacxin nhũ hoá có bổ trợ dầu. Như vậy, việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella một cách toàn diện để từ đó đề ra biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người là một yêu cầu rất cần thiết. 2.2 Một số đặc điểm của vi khuẩn Salmonella Trực khuẩn Salmonella thuộc bộ Eubacteriales, họ Enterobacteriaceae. Giống Salmonella gồm 2 loài: S. enterica và S. bongori đã được phân chia thành trên 2000 serotyp theo bảng phân loại Kauffmann-White trên cơ sở cấu trúc của kháng nguyên thân O, kháng nguyên lông H và đôi khi các kháng nguyên vỏ (kháng nguyên K). Gần đây, loài S. enterica đã được phân thành 6 phân loài đó là: S. enterica subsp. enterica, S. enterica subsp. salamae, S. 9 enterica subsp. arizonae, S. enterica subsp. diarizinae, S. enterica subsp. houtenae, S. enterica subsp. indica. Trong đó phân loài S. enterica subsp. enterica gồm phần lớn các chủng Salmonella là những tác nhân gây bệnh cho người và động vật (Quinn, 2002[68]). 2.2.1 Đặc điểm hình thái Theo Bergeys Manual (1994)[37], vi khuẩn Salmonella là những trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn, có kích thước 0,4-0,6 x 1,0-3,0 µm, bắt màu Gram âm, không hình thành nha bào và giáp mô. Đa số loài Salmonella có lông (flagella) từ 7-12 chiếc xung quanh thân (trừ S. gallinarum-pullorum). Lông giúp cho vi khuẩn có khả năng di động. Lông có hình tròn, dài, xuất phát từ màng cytoplasma. Do có cấu trúc từ các sợi protein hình xoắn nên có thể co giãn và di động nên lông của chúng rất khó nhuộm. Nếu nhuộm bằng phương pháp Haschem (1972) thì có thể nhìn thấy chúng dưới kính hiển vi điện tử (Lê Văn Tạo, 1993[26]). Lông có tính kháng nguyên và do các gen mã hóa tổng hợp protein riêng quy định. Ngoài ra, trên bề mặt màng ngoài của vi khuẩn Salmonella đều có các cấu trúc sợi nhỏ hơn, còn gọi là Fimbriae hay Pili. Chúng có kích thước chừng 0,01- 0,03 x 1,0 µm. Số lượng fimbriae trên 1 vi khuẩn có khoảng 250- 400 cái vươn thẳng ra xung quanh bề mặt tế bào. Fimbriae có cấu trúc là protein và có tính kháng nguyên đặc trưng. Theo Jones và cs (1981)[56]: Fimbriae tạo cho vi khuẩn khả năng bám dính (adhesion) lên các tế bào biểu mô ruột và xâm nhập vào lớp niêm mạc. 2.2.2 Tính chất nuôi cấy Salmonella là vi khuẩn vừa hiếu khí, vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy. Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37 o C, nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 6- 42 o C. Nuôi cấy ở 43 o C có thể loại trừ được tạp khuẩn mà Salmonella vẫn phát triển được (Timoney và cs, 1988[76]). pH thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 7,6, tuy nhiên vi khuẩn vẫn phát triển được ở pH từ 6-9. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường BPW (Buffered Pepton Water) 10 [...]... nhiễm bệnh Salmonella lâm sàng ở lợn 31 3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu 3.1.1 Phân lập vi khuẩn Salmonella từ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy nuôi tại một số tỉnh phía Bắc và xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella ở các cơ quan phủ tạng của lợn bệnh 3.1.2 Xác định một số đặc tính sinh vật hóa học, serotyp và xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của. .. chủng vi khuẩn phân lập được 3.1.3 Xác định một số yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn phân lập được bằng phản ứng PCR: khả năng sản sinh độc tố, khả năng xâm nhập và khả năng kháng kháng sinh 3.1.4 Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập được trên chuột bạch và gây bệnh thực nghiệm trên lợn 3.1.5 Xác định hiệu lực phòng bệnh của vacxin được chế tạo từ vi khuẩn Salmonella phân lập được trên... cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella spp Được tiến hành dựa trên cơ sở quy trình phân lập và giám định vi khuẩn của Khoa Thú y ứng dụng và Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông Nghiệp và Thú y Obihiro, Nhật Bản, với một số cải tiến để phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm tại Vi t Nam Sơ đồ 3.1 trình bày tóm tắt quy trình phân lập và giám định vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm 34 Bệnh phẩm (Phân, ... pháp phòng trị bệnh do Salmonella gây ra ở lợn 2.4.1 Phòng bệnh Phòng bệnh Phó thương hàn cho lợn, nhất là ở những nơi chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn và chăn nuôi lợn nái có nhiều lợn con là một vi c quan trọng, vì đặc điểm dịch tễ của căn bệnh là vi khuẩn Samonella không dễ dàng khống chế và yêu cầu của quá trình phòng bệnh là phải thực hiện được triệt để các nội dung như tiêm phòng vacxin, vệ sinh. .. tăng sinh rất rõ Để tránh nhầm lẫn, cần xét nghiệm, phân lập vi khuẩn - Đối với bệnh vi m ruột hoại tử do vi khuẩn C perfringens, bệnh xuất hiện trong vòng một vài ngày đầu của lợn sơ sinh, lợn bệnh không sốt Hiện tượng tiêu chảy làm cho niêm mạc hậu môn bị tổn thương, có màu đỏ Lợn bệnh chết nhanh Giải phẫu ruột thấy có phủ một lớp hoại tử màu vàng hoặc những khối hơi sáng, dễ nát, dính chặt vào niêm... mỏng và lông nhung không bị phá huỷ Ở bệnh do Salmonella, lợn tím vành tai, da bụng và vùng bẹn Các biến đổi bệnh lý ở ruột có tính đặc trưng như mô tả về phần bệnh tích đại thể và vi thể của bệnh do Salmonella - Bệnh dịch tả lợn xảy ra và lây lan nhanh ở tất cả các lứa tuổi lợn Hiện tượng ỉa chảy ở lợn bị bệnh dịch tả lợn xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể giảm, khi sốt cao lợn lại táo bón; còn ở bệnh. .. bào villi của thành ruột gây tiêu chảy Đỗ Trung Cứ và cs (2003)[5] đã kết luận: 81,81% số chủng S typhimurium phân lập từ lợn mắc bệnh tiêu chảy sản sinh độc tố không chịu nhiệt (LT) có khả năng gây tích nước trong ruột non của lợn thí nghiệm b) Nội độc tố (Endotoxin) Nội độc tố nằm ở lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn và được cấu tạo bởi thành phần cơ bản là Lipopolysaccharide (LPS) LPS có cấu tạo phân. .. lẫn máu Lợn gầy sút nhanh (Laval, 2000[16]) Trên da lợn trưởng thành mắc bệnh cũng xuất hiện các mảng da bị đỏ, hoặc tím bầm ở vùng bụng, tai, bẹn,… sau đó xuất hiện chứng vi m phổi, lợn ho, thở dốc Những lợn như vậy thường bị chết do chứng vi m phổi thứ phát 15 ngày sau khi bị bệnh Tỷ lệ lợn chết ở lợn bị bệnh thể á cấp tính khoảng 40 – 45% Lợn bị bệnh thường mang trùng và đều đặn thải mầm bệnh ra... môi trường thạch và xét nghiệm huyết thanh học 25 + Chẩn đoán phân biệt với bệnh hồng lỵ; Chứng vi m ruột do Campylobacter (PHE); Vi m ruột hoại tử; bệnh vi m dạ dày ruột (Transmission Gasto Enteritis- TGE); tiêu chảy ở lợn do E coli Một số tác nhân gây tiêu chảy do vi rút như Rotavirus và Coronavirus gây vi m ruột, bệnh dịch tả lợn, các loại ký sinh trùng như cầu trùng Coccidia… - Ở bệnh Phó thương... tỷ lệ lợn mắc bệnh do Salmonella gây ra thường tăng lên vào thời kỳ lợn cai sữa, vì lúc đó cơ thể lợn con thay đổi, dễ nhiễm bệnh Nguyễn Như Thanh (2001)[28], cũng cho biết: vi khuẩn gây ra bệnh Phó thương hàn cho lợn con từ 2 – 4 tháng tuổi với tỷ lệ tử vong khoảng 25%, có khi lên đến 95%; bệnh có thể ở lợn lớn với thể mãn tính và ít 13 gây chết Bệnh ít xảy ra ở lợn con trước cai sữa, bởi chúng được . Salmonella phân lập được từ lợn sau cai sữa bị tiêu chảy và chế tạo thử nghiệm vacxin phòng bệnh& quot;. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập, . thái, tính chất nuôi cấy, đặc tính sinh vật hóa học, serotyp và các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella phân lập được từ lợn sau cai sữa ở một số tỉnh