Do đó, để sửdụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một trong những vấn đề quantrọng có tín
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động kinh tế và là một bộ phận hoạt động sản xuất kinhdoanh của các đơn vị, doanh nghiệp Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềmlực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh của các đơn vị nói riêng
Mỗi hoạt động đầu tư được tiến hành với rất nhiều công việc có những đặcđiểm kinh tế - kỹ thuật đa dạng Nguồn lực huy động cho hoạt động đó thường rấtlớn Thời gian thực hiện và kết thúc đầu tư, nhất là việc thu hồi đầu tư vốn đã bỏ ra,hoặc đem lại những lợi ích cho xã hội, là một quá trình có thời gian dài Do đó, để sửdụng có hiệu quả các nguồn lực đã chi cho công cuộc đầu tư, đem lại lợi ích kinh tế
xã hội lớn nhất cho đất nước, ngành và các đơn vị, một trong những vấn đề quantrọng có tính chất quyết định của mọi công cuộc đầu tư là những nhừng trực tiếpquản lý điều hành quá trình đầu tư và thực hiện đầu tư phải được trang bị đầy đủ cáckiến thức về hoạt động đầu tư và dự án đầu tư
Để có cái nhìn khái quát về các nguyên tắc trong quản lý hoạt động đầu tư ởViệt Nam nói chung và ở các nước khác nói riêng, chúng em đã lựa chọn đề tài:
“Trình bày các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư và sự tuân thủ các nguyên tắcnày khi quản lý đầu tư ở Việt Nam” Nội dung đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Khái niệm chung về quản lý hoạt động đầu tư
Chương 2: Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động đầu tư
Chương 3: Sự tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý đầu tư ở Việt Nam
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc trình bày, nhưng chắc chắn bài làmcủa chúng em không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sựgóp ý của cô giáo để bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 2CHƯƠNG 1 Khái niệm chung về quản lý hoạt động đầu tư 1.1 Khái niệm quản lý đầu tư
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đốitượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra
Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vàoquá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kếtquả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xãhội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả kinh tế
xã hội cao nhất trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sángtạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư
1.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước hoạt động đầu tư
và tinh thần của người lao động
- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư, các nguồnlực vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm vàkhai thác có hiệu quả các loại nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và
Trang 3các tiềm năng khác, đồng thời phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chốngtham ô, lãng phí trong quá trình sử dụng và khai thác vốn.
- Thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuậttrong lĩnh vực đầu tư nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng côngtrình theo đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan,
áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng vớichi phí hợp lý
Mục tiêu quản lý đầu tư của từng cơ sở
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu hoạt động, chiến lược phát triển của đơn
vị, mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế tàichính, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ
và tiết kiệm chi phí…
Mục tiêu quản lý đầu tư đối với từng dự án
Nhằm thực hiện đúng mục tiêu của dự án, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hộicủa đầu tư trên cơ sở thực hiện đúng thời gian đã định trong phạm vi chi phí đượcduyệt và với tiêu chuẩn hoàn thiện cao nhất
1.3 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đầu tư
Đầu tư là một trong những vấn đề quan trọng của đất nước, huy động cácnguồn lực tài chính trong và ngoài nước, vì thế các cơ quan chức năng của Nhà nướcđều có liên quan đến đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý đầu tư và có các chức năngkhác nhau, được quy định cụ thể trong Luật đầu tư và các văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước
Trang 4Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đầu tư
Quốc hội là cơ quan cao nhất có quyền phê chuẩn và ban hành các luật pháp
có liên quan đến đầu tư, quyết định các chủ trương đầu tư lớn có tầm quan trọng đến
sự phát triển của đất nước
Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cảnước; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư pháttriển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; ban hành chính sách, văn bản quy phạm
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Xây dựng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Khoa học - Công nghệ;
- Bộ Công thương;
- Các Bộ quản lý ngành;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế.
Trang 5pháp luật về đầu tư; phân cấp quản lý Nhà nước về đầu tư cho các Bộ, ngành và địaphương.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thực hiện luậtpháp, chính sách về đầu tư, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt quy hoạch; quyếtđịnh chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết địnhhoặc cho phép thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao vàkhu kinh tế; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành,quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương
Các Bộ, ngành và địa phương thực hiện theo các quy định của Nhà nước vàpháp luật về đầu tư; Chủ trì, tổ chức, phối hợp và các đơn vị liên quan trong việc xâydựng, rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư; Hướng dẫn, phổ biến, theodõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; Ban hành cácmẫu văn bản liên quan đến thủ tục đầu tư để áp dụng trong phạm vi cả nước hoặctrong địa phương mình; Tổ chức, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng, tổng hợptrình cơ quan cấp trên về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; lập danh mục dự ánquốc gia…
Trang 6CHƯƠNG 2 CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI
Chính trị là lĩnh vực của những quan hệ nhất định trong xã hội diễn ra như làhoạt động có ý thức của con người Đó là một hình thức nhận thức phản ánh mức độlớn nhất các quan hệ kinh tế của con người Ngoài những yếu tố khách quan, chínhtrị bao gồm cả yếu tố chủ quan
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai đối sách đối lập nhau: Đối sách của Nhànước tư bản chủ nghĩa và đối sách của giai cấp công nhân do đảng cộng sản lãnhđạo Mối liên hệ và tác động qua lại giữa chính trị và kinh tế trong xã hội tư bản chủnghĩa được thực hiện qua sự đấu tranh thường xuyên giữa hai lực lượng đó
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không có sự phân chia đó, vì nhân dân là ngườichủ thực sự của tư liệu sản xuất, nắm quyền lực chính trị trong tay Nhưng cũngkhông dễ có chính sách thích nghi ngay với yêu cầu, khi chưa có cơ sở kinh tế xã hộichủ nghĩa Theo quan điểm của Lênin, sự thích nghi của chính trị với kinh tế khôngthể tránh khỏi, nhưng không phải ngay tức khắc đã trơn tru, không phải giản đơn vàtrực tiếp Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước này hay nước khác,vẫn
Trang 7chưa giải quyết được vấn đề thích nghi đầy đủ giữa chính trị với nhu cầu phát triểnkinh tế trong khuôn khổ được chấp nhận của con người.
Sự thống nhất và sự tác động khách quan khác nhau giữa chính trị và kinh
tế được thể hiện ở các đặc điểm sau:
Một là, sự thống nhất và mối liên hệ lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế không
có nghĩa là sự đồng nhất giữa chúng, vì đó là hai phạm vi khác nhau của hoạt độngcon người, tuy chúng được phát triển trong sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau.Không thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế trực tiếp và đầy đủ trong mọi hành độngchính trị Đôi khi muốn đạt được lợi ích kinh tế nào đó, cần có hàng loạt biện phápchính trị quá độ Có thể có lợi ích chính trị trong những trường hợp mà lợi ích kinh
tế trực tiếp không đáng kể và được con người chấp nhận
Hai là, trong sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, suy đến cùng vai trò
quyết định thuộc về kinh tế Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò người cải tạo kinh
tế, trên cơ sở vận dụng tự giác các quy luật khách quan Thực tế đó là lý do để đánhgiá cao vai trò của chính trị, để giải thích chính trị như là nhân tố quyết định so vớikinh tế Nhưng cho dù phạm vi chính trị có phức tạp đến đâu chăng nữa, thì suy chocùng cũng do các điều kiện kinh tế quy định
Ba là, chính trị không phản ánh một cách thụ động thực tế kinh tế Nó là
phương tiện mạnh mẽ tác động đến các quá trình kinh tế khách quan Sự tác độngngược lại của chính quyền Nhà nước đến sự phát triển kinh tế có 3 loại: tác độngcùng hướng thì sự phát triển kinh tế sẽ nhanh; tác động ngược hướng thì kìm hãm sựphát triển kinh tế, hoặc nó cản trở sự phát triển trong những hướng nhất định; và thúcđẩy sự phát triển kinh tế theo hướng khác Rõ ràng trong trường hợp thứ hai và thứ
ba, chính quyền có thể gây thiệt hại to lớn cho sự phát triển kinh tế, dường lối chínhtrị sai sẽ dẫn đến sự bế tác về kinh tế
Dưới chủ nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì chínhsách của đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triểnkhông ngừng của nền kinh tế
Trang 8 Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế là:
Phải đảm bảo sự lãnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý kinh tế
Cụ thể là:
1 Đảng phải vạch ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội
2 Đảng phải chỉ rõ con đường, biện pháp, thủ thuật, phương tiện để thực hiệnđường lối chủ trương đã vạch ra
3 Đảng phải động viên được đông đảo đảng viên, quần chúng, đoàn kết nhấttrí thực hiện đường lối, chủ trương; đảng phải nắm chắc công tác nhân sự
Phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước cụ thể là:
1.Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để thống nhất ban hành luật pháp,thể chế
2 Nhà nước phải biến đổi các đường lối của đảng thành các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
3 Nhà nước phải chăm lo giải quyết vấn đề cán bộ, vấn đề lao động, vấn đề
xã hội
4 Nhà nước phải triển khai thực hiện kế hoạch đã vạch ra
5 Nhà nước phải kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, tìm tòi mọi giảipháp có thể phát triển đất nước
Vừa phát triển kinh tế, vừa phải quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng củađất nước
Trong phạm vi nhỏ hơn (các doanh nghiệp), nguyên tắc kết hợp lãnh đạochính trị và kinh tế là sự ràng buộc mà các doanh nghiệp phải tuân thủ về luật pháp,thông lệ kinh doanh trong quá trình hoạt động Còn trong quan hệ làm ăn kinh tếtrước mắt mà mất cảnh giác thì dễ bị thôn tính về mặt chính trị, bị hòa tan vào chủnghĩa tư bản
Trang 92 Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa phương
và vùng lănh thổ
Nhà nước phải có một thể chế thống nhất Bộ máy Nhà nước được tổ chứchoạt động theo các cấp hành chính nhàn nước và theo quy định là cấp dưới phải phụctùng cấp trên Địa phương phải phục tùng Trung ương Đó là quản lý lãnh thổ củachính quyền địa phương
Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật đều nằm trên một địa bàn lãnhthổ nhất định Các đơn vị đó phải chịu sự quản lý lãnh thổ của Ngành (Bộ), đồngthời nó cũng phải chịu quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương trong một sốmặt theo chế quy định Hai mặt đó tạo nên sự thống nhất giữa cơ cấu kinh tế ngànhvới cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu kinh tế chung
Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ phải phốihợp, gắn bó với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, có trách nhiệm chung trongviệc hoàn thành kế hoạch Nhà nước của ngành cũng như lãnh thổ, có trách nhiệm,nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên và của cả hai bên theo luật định
Nhà nước ta có phương hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,phía Nam và miền Trung đến 2010 tầm nhìn đến 2020 Trong đó nhấn mạnh mụctiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ xuất khẩu bình quân đầu người,
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Theoquyết định của Thủ tướng, vùng sẽ phải tăng tỷ trọng đóng góp trong GDP của cảnước từ 21% năm 2005 lên khảng 23-24% vào năm 2010 và 28-29% vào năm 2020.Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 447 USD lên 1.200 USD năm
2010 và 9.200 USD năm 2020
Vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật cao như côngnghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, thép chất lượng cao Nhằm cảithiện cơ sở hạ tầng, một loạt dự án xây dựng sẽ được phê duyệt gồm các tuyến
Trang 10đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ninh Bình, đường xe điện ngầm, đườngsắt nội đô, Hà Nội có nhiệm vụ đưa công nghiệp, đặc biệt các sản xuất có nguy cơgây ô nhiễm ra xa nội thành, còn Hải Phòng có thể tăng quy mô dân số nội thị vàonăm 2010 lên đến 750.000 - 900.000 người.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An cần đạt tốc độtăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006 - 2010 ở mức 1,2 lần, tăng tỷ
lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ 36% hiện nay lên 40 - 41% vào năm
2010, tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm từ 1.493 USD năm 2005lên 3.620 USD năm 2010 và 22.310 USD năm 2020 Khu đô thị tổng hợp ở Tây Bắc
TP HCM, trung tâm đào tạo chất lượng cao ở Bình Dương, Vũng Tàu, sẽ được đầu
tư xây dựng
3 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữatập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế Tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ,dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung
Biểu hiện của tập trung là:
Thông qua công tác kế hoạch hóa để vạch ra mục tiêu phát triển đất nước
Thông qua và thực thi hệ thống pháp luật quản lý kinh tế
Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp
Biểu hiện của dân chủ là:
Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp
Hạch toán kinh tế
Chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa
Giáo dục, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng
Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ.Hiện nay ở Việt Nam, việc đầu tư công không được kiểm soát chặt chẽ trong
Trang 11thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng cao Trongbáo cáo kiểm toán năm 2007, Kiểm toán Nhà nước kết luận, đã có nhiều sai phạm,thiếu sót trong đầu tư xây dựng cơ bản, diễn ra ở mọi khâu: từ khâu lập và giao dựtoán cho tới khâu giám sát, thực hiện; tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún diễn ratrong những năm vừa qua vẫn chậm được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các
dự án vượt quá khả năng Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo đã tạo các kẻ
hở gây thất thoát vốn đầu tư ngân sách và vốn tín dụng đầu từ Nhà nước
Đầu tư còn dàn trải, số lượng dự án duyệt chờ ngân sách cấp vốn có xu hướngtăng thực tế đang là áp lực lớn đối với ngân sách Nhà nước trong điều kiện ngân sáchcòn hạn hẹp như hiện nay Do đó vấn đề đặt ra là cần xác định rõ mục tiêu ưu tiênđầu tư, lĩnh vực, công trình cần đầu tư để tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực thiếtyếu đó phát triển; đồng thời mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân.Việc làm này không những giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu
tư mà còn tận dụng được mọi nguồn lực để phát triển
Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cần cụ thể, rõràng hơn, từ khâu thẩm định, đấu thầu, bố trí nguồn vốn cho đến quản lý, thực hiệncác dự án đầu tư Phân cấp quyết định đầu tư cần được gắn liền với trách nhiệm huyđộng vốn thực hiện, trách nhiệm khi để xảy ra thất thoát, lãng phí và không hiệu quảcủa mỗi cá nhân, cơ quan cụ thể khi đã được phân cấp
Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách không những có vai tròquan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần kiềm chế lạm phát ViệcChính phủ chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương cắt giảm chi tiêu công, đình hoãn, giãntiến độ các công trình chưa thật cần thiết không chỉ góp phần kiềm chế lạm phát màcho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnvốn này