Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
401 KB
Nội dung
1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ FDI Foreign Direct Investment ODA Official Development Assistant GDP Gross Domestic Product KTNN Kinh tế nhà nước WB World Bank NSNN Ngân sách nhà nước NOXH Nhà ở xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 STT Tên bảng biểu Nguồn số liệu 1 Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2012 Nguồn: Niên giám thống kê 2 Bảng 2: Cơ cấu đầu tư từ NSNN trong tổng vốn đầu tư của nhà nước Nguồn:Tổng cục thống kê 3 Bảng 3: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 Nguồn: Tổng cục thống kê 4 Hình 1: Tỷ trọng đầu tư từ các ngân hàng Nguồn: Cổng thông tin kế hoạch và đầu tư 5 Hình 2: Dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ sau nhiều năm triển khai vẫn chưa đi vào hoạt động. Nguồn: Dân trí MỤC LỤC 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, hoạt động đầu tư của nước ta trong giai đoạn vừa qua đã có bước phát triển vượt bậc về cả quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, những vấn đề bất cập, thiếu sót dẫn đến những hạn chế trong quản lý hoạt động đầu tư vẫn còn tồn tại khá nhiều, làm cho hiệu quả đầu tư chưa được cao như mong đợi. Một trong những nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là tiến độ của dự án đầu tư chưa được quan tâm một cách đúng mực. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề quản lý tiến độ dự án đầu tư rất quan trọng trong việc phục vụ nghiên cứu môn học kinh tế đầu tư và trong thực tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu tiến độ các dự án đầu tư tại Việt Nam, từ đó xem xét tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc các dự án bị chậm tiến độ. Từ thực trạng, nguyên nhân tìm ra phương pháp khắc phục. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu Các dự án đầu tư tại Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện 4. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu như trên nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp Phân tích – tổng hợp. Tức là dựa trên các thông tin thực tế để phân tích mức độ ảnh hưởng và đưa ra hướng giải quyết 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận thì đề tài gồm ba phần Phần I: Lý luận chung và tiến độ các dự án đầu tư ở Việt Nam Phần II: Nguyên nhân chậm tiến độ tại các dự án Phần III: Giải pháp 6. Hạn chế của đề tài 4 Do trình độ kiến thức còn hạn chế nên trong bài viết này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn. PHẦN I- LÝ LUẬN CHUNG VÀ TIÊN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 1. Lý luận chung Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bổ ra để đạt được kết quả đó. Phân loại đầu tư có nhiều các nhưng trong bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi áp dụng phương pháp “ Phân loại theo chủ đầu tư”. Như vậy các dự ấn đầu tư sẽ chia thành: Chủ đầu tư là nhà nước Chủ đầu tư là các doanh nghiệp Chủ đầu tư là các tư nhân Việc phân loại này thích hợp với việc quản lý tiến độ các dự án với từng nguồn vốn huy động 2. Tiến độ các dự án đầu tư ở Việt Nam 2.1. Dự án chủ đầu tư là nhà nước Với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thời gian từ 2009-2012, tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP theo 3 khu vực sở hữu đều giảm (KTNN - 11%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước -3,96% và khu vực kinh tế có vốn FDI -18,54%). Sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư/GDP của khu vực KTNN là do chủ trương cắt giảm đầu tư công trong 5 thời gian qua. Bảng 1: Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2012 Trong tổng vốn, giá trị vốn đầu tư nhà nước từ 2005 - 2012, vốn đầu tư từ NSNN luôn tăng và đứng đầu qua các năm. Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Trong thời gian 2005 - 2012, tỷ lệ giữa vốn đầu tư từ NSNN/tổng vốn đầu tư của Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tuy tăng giảm không đều (năm 2005 - 2010 chiếm bình quân tới 55,6%, thậm chí năm 2008, 2009 là trên 60%, năm 2010 là 44,8%) Tuy nhiên, theo báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2014 tại công văn số 3114/BKHĐT-GSTĐĐT, ngày 22/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 39.173 dự án (sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên) đang thực hiện đầu tư, trong đó có 17.638 dự án khởi công mới, chiếm 45,03% (năm 2013 tỷ lệ này là 36,63%, năm 2012 là 33,34%, năm 2011 là 36,82%). Các dự án khởi công mới chủ yếu là dự án nhóm C (16.750 dự án, chiếm 95%) và 14.419 dự án kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng trong kỳ chiếm 36,81% (năm 2013 tỷ lệ này là 37,3%, năm 2012 là 42,01%, năm 2011 là 39,24%). 6 Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, song nhiều dự án vẫn còn chậm tiến độ. Cụ thể, năm 2014 ghi nhận thấy có 2.869 dự án chậm tiến độ, chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ (tỷ lệ này của năm 2013 là 9,59%, năm 2012 là 11,77%). Với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA tình hình tiến độ cũng không khả quan hơn. Với tỷ lệ sử dụng vốn ODA của Việt Nam rất lớn nhưng hiệu quả đem lại chưa cao, nhiều dự án chậm tiến độ. Bảng 3: ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 Theo bảng trên WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tỷ USD. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14,23 tỷ USD vốn ODA cam kết. Tuy nhiên trong thực tế thì Tám dự án ODA do WB tài trợ cho Việt Nam bị liệt vào "danh sách đen", tức các dự án chậm trễ về tiến độ thực hiện và giải ngân.trong số các dự án này, điển hình nhất là dự án Giao thông đô thị TP Hà Nội với với thời gian lọt vào danh sách đen là 60 tháng, số năm thực hiện là 7 năm và tỷ lệ giải ngân là 30%. Tiếp theo là dự án Hiện đại hóa quản lý thuế với các chỉ tiêu lần lượt là 34 tháng, 6,8 năm và 2%.Dự án Phát triển năng lượng tái tạo có các chỉ tiêu là 27 tháng, 5,2 năm, và 29%. Các dự án còn lại được kể tên là Hệ thống hiện đại hóa khu vực tài chính và 7 quản lý thông tin, Đại học Việt Đức; Hỗ trợ quản lý rác thải, Quản lý rác thải công nghiệp, và Hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị dự án. “Số lượng các dự án trong danh sách đen tăng lên, và các dự án này càng ngày càng chậm có chuyển biến”, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư và thực hiện dự án của WB, ông Keiko Sato, nhận xét tại một buổi họp nội bộ của Ngân hàng này tổ chức ngày 9/2 tại Hà Nội. 2.2. Chủ đầu tư Dự án là các doanh nghiệp và tư nhân Hiện nay có nhiều dự án chủ đầu tư là các doanh nghiệp và tư nhân. Các chủ dự án là doanh nghiệp vatu nhân trong nước chủ yếu là tập trung vào các công trình dân sinh. Mặc dù các dự án này tỷ lệ chậm tiến độ không cao nhưng cung đã phát sinh nhiều sự cố. Hiện tại nếu không có kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thi công thi không thể về đích đúng tiến độ Hình 1: Tỷ trọng đầu tư từ các ngân hàng Tại dự án nhà ở xã hội (NOXH) Tây Nam Linh đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) do 2 chủ đầu tư là Công ty CP Phát triển nhà xã hội HUD.VN (đơn vị thành viên của Tổng công ty HUD) và Công ty CP BIC Việt Nam (Cty BIC) làm chủ đầu tư. Dự án thuộc quỹ đất 20% của TP. Hà Nội có diện tích 2,2ha trong tổng số 49ha của Dự án Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm hiện đang chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. 8 Các dự án có chủ đầu tư là các doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài hay vốn FDI cũng trong tình trạng chậm tiến độ hàng loạt Ví dụ như trên địa bàn TP. Đà Nẵng có tổng cộng 50 dự án du lịch ven biển và hệ thống khách sạn ven biển tại đà nẵng với tổng diện tích hơn 160,5ha và tổng vốn đầu tư khoảng 60 ngàn tỷ đồng, trong đó 14 dự án đầu tư nước ngoài, 36 dự án đầu tư trong nước. Trong số 50 dự án (DA) nói trên, đến thời điểm này, chỉ có 17 DA (đầu tư nước ngoài 5 DA, trong nước 12 DA) đã hoàn thành đi vào hoạt động và DA hoàn thành một phần đã góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố; 13 DA có vốn đầu tư gần 23.000 tỷ đồng đang triển khai nhưng chậm tiến độ; 8 DA với tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng đã bàn giao đất nhưng chưa triển khai DA và 12 DA với tổng vốn đầu tư khoảng 16.500 tỷ đồng chưa bàn giao đất hoặc vướng mắc các thủ tục về đất đai. Bên cạnh đó vẫn còn 7 DA chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với thành phố, với khoản nợ tiền sử dụng đất 173,3 tỷ đồng Ngoài ra, còn nhiều DA khác “đắp mền” cỏ mọc um tùm năm này qua năm khác ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển du lịch của thành phố, môi trường đầu tư, mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong dân 9 Hình 2:Dự án Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ sau nhiều năm triển khai vẫn chưa đi vào hoạt động. Trên địa bàn Hà Nội hiện có 37 dự án FDI triển khai chậm, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Hà Nội đứng thứ ba cả nước về thu hút vốn FDI, sau TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Khối doanh nghiệp FDI hiện đóng góp khoảng 15% tổng vốn đầu tư xã hội của thành phố và chiếm khoảng 16,5% cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện có 37 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 6,6 tỷ USD, của các doanh nghiệp khối này triển khai chậm trễ, làm giảm sút hiệu quả đầu tư và gây ảnh hưởng tới phát triển đô thị. Đây chủ yếu là các dự án sử dụng đất trên địa bàn thành phố (khoảng 1.600 ha), gồm các dự án: Thành phố Công nghệ xanh, Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, Tổ hợp Metropolis, Khu đô thị Nolbe, Khu đô thị Bắc An Khánh, Trung tâm Tài chính thương mại và Công trình phụ trợ, Tòa tháp thiên niên kỷ… Việc triển khai chậm các dự án gây ra những thất thoát, lãng phí không nhỏ, đồng thời làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. 10 PHẦN II: NGUYÊN NHÂN CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Các Báo cáo thường niên cho biết, với các dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, trong năm 2014 có 39.173 dự án đang thực hiện đầu tư, trong đó có 17.638 dự án mới khởi công, chiếm 45,03%; và có 14.419 dự án kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng trong kỳ, chiếm 36,81%. Tổng hợp số liệu của 120/123 cơ quan có báo cáo, trong năm 2014, tổng giá trị thực hiện khoảng 579.501 tỉ đồng, đạt 95,29% so với kế hoạch. Theo một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉ lệ các dự án chậm tiến độ trong năm 2012 là 11,77%; năm 2013 9,59% và năm 2014 có 2.869 dự án chậm tiến độ (chiếm 7,32% số dự án thực hiện trong kỳ). Do công tác giải phóng mặt bằng (1.063 dự án); do bố trí vốn không kịp thời (659 dự án); do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (248 dự án); do thủ tục đầu tư (304 dự án) và do các nguyên nhân khác (557 dự án). 1. Về nguyên nhân từ phía chủ đầu tư: - Công tác giải phóng mặt bằng chậm, nhiều trường hợp khi bàn giao mặt bằng để triển khai công tác xây dựng thì đã hết thời gian thực hiện dự án theo quyết định đã được phê duyệt. Những yếu tố dẫn tới việc giải phóng mặt bằng chậm phần lớn nằm ở chính sách đền bù, di dời các hộ dân sống trong khu vực dự án, tái định cư các hộ dân phải di dời. Nguyên nhân dẫn đến chậm trễ chủ yếu do cơ chế, chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) còn bất cập liên quan đến quyền lợi trực tiếp của người dân “bị giải phóng mặt bằng”. Cụ thể, giá đền bù thiếu nhất quán và không phù hợp; khu tái định cư không bằng nơi ở cũ; các tổ chức tư vấn, lập phương án GPMB, các ban GPMB không chuyên nghiệp, lúng túng; các chế tài còn chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh. - Các Bộ, ngành, địa phương phê duyệt quá nhiều dự án mà không tính tới khả năng cân đối nguồn lực. Có rất nhiều công trình đấu thầu kéo dài xảy ra chủ yếu ở công trình vốn Nhà nước. Hiện tượng cục bộ, địa phương, nể nang trong tổ chức lựa chọn nhà thầu (kể cả đấu thầu và chỉ định thầu), hiện tượng tiêu cực “quân xanh, quân [...]... quản lý dự án; đấu thầu; triển khai thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành; thanh quyết toán công trình; liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp Do đó, việc giải quyết tình trạng đầu tư không hiệu quả cũng như khắc phục tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành và các địa phương có dự án chậm tiến độ PHẦN III: GIẢI PHÁP 3.1- Hoàn thiện môi trường pháp lý và quá... hiện thì chủ đầu tư phải phê duyệt lại dự án và đấu thầu lại Bên cạnh những nguyên nhân trên, một nguyên nhân khác dẫn đến hầu hết các công trình chậm tiến độ là do vốn không được đảm bảo Hiện tư ng phân bổ vốn dàn trải vẫn phổ biến, trình tự, thủ tục cấp vốn, thanh toán chậm trễ dẫn đến tiến độ thi công kéo dài Thực tế, chỉ trừ một số dự án trọng điểm còn tuyệt đại đa số dự án triển khai chậm do nguồn... dài… Nguyên nhân chính là công tác quản lý hoạt động đầu tư còn bị buông lỏng, chuyên môn của nhiều cán bộ còn kém Mặt khác quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng nằm trong quản lý dự án, và đóng vai trò rất quan trọng là một nghiệp vụ trong Quản lý dự án, một vấn đề rất rộng và phức tạp gồm nhiều nội dung khác nhau Trong giới hạn cho phép trên đây nhóm em đã trình bày được lý thuyết của dự án, ... đầu tư) ; Dự án xây dựng tuyến đường sắt số 1 Yên Viên -Ngọc Hồi (giai đoạn 1) và ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông (do Bộ GTVT quyết định đầu tư) Tại TP Hồ Chí Minh có 2 dự án đang thực hiện với tổng chiều dài 31km, gồm: ĐSĐT số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên và ĐSĐT số 2 tuyến Bến Thành - Tham Lương (đều do UBND TP Hồ Chí Minh quyết định đầu tư) Theo đánh giá của Bộ GTVT, tất cả các dự án này đều chậm tiến độ. .. lý ngành (cán bộ của Cục Hậu Cần) trong ban quản lý dự án để hướng dẫn CĐT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, tránh tình trạng khoán trắng toàn bộ các khâu của quá trình đầu tư cho tư vấn 3.2- Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng Đổi mới cơ chế kế hoạch hoá vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng phải thực hiện bằng được việc xây dựng kế hoạch 5 năm với chất lượng cao nhất và công khai... đảm bảo kế hoạch được xây dựng một cách khoa học, tiên tiến và hiện thực Để nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch thì trước hết phải dựa vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu chính trị, chiến lược và kế hoạch đầu tư Nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển xây dựng đến năm 2020 3.3- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các Dự án đầu tư Để nâng cao chất lượng... và điều hành cũng dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ Đặc biệt đối với các dự án ODA, những vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn, quy định của Nhà tài trợ dẫn đến phối hợp xử lý mất nhiều thời gian 2 Về nguyên nhân từ phía nhà thầu: - Năng lực của nhiều nhà thầu còn hạn chế dẫn tới khả năng thực hiện dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình bị ảnh hưởng Đặc biệt là do tình trạng các chủ đầu tư. .. đòi hỏi sự phối hợp một cách nhịp nhàng của các bộ phận KẾT LUẬN Ðiểm qua các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia cho thấy vẫn còn một số vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm như quản lý chất lượng công trình và tiến độ Ðể đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra, rà soát đánh giá những thuận lợi,... nguồn vốn thực hiện không đủ, chậm quyết toán Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của các chủ thể tham gia dự án từ người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các nhà thầu tư vấn, xây lắp còn hạn chế, bất cập so với tốc độ phát triển nhanh, quá nóng 12 Có hai điều quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu khi nhà thầu đã nhận thầu và ký hợp đồng với chủ đầu tư Nhà thầu phải tính toán đến mức độ trượt giá cũng như rủi ro... thực hiện các dự án đầu tư 3.3.1- Về môi trường pháp lý: Về phía nhà nước cần thực hiện việc rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật một cách thường xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi, bổ sung huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp, đảm bảo việc hiểu và thực hiện các điều khoản được thống nhất trong mọi vùng, giữa các chủ thể, hạn chế những điểm chưa nhất quán, tạo . hiểu tiến độ các dự án đầu tư tại Việt Nam, từ đó xem xét tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc các dự án bị chậm tiến độ. Từ thực trạng, nguyên nhân tìm ra phương pháp khắc phục. 3. Nội dung và phạm. (1.063 dự án) ; do bố trí vốn không kịp thời (659 dự án) ; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (248 dự án) ; do thủ tục đầu tư (304 dự án) và do các nguyên nhân khác (557 dự. II: NGUYÊN NHÂN CHẬM TIẾN ĐỘ CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ Các Báo cáo thường niên cho biết, với các dự án đầu tư sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, trong năm 2014 có 39.173 dự án đang thực hiện đầu tư,