ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ SƯ¬ PHẠM Tên đề tài: ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ

40 4.1K 14
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ SƯ¬ PHẠM  Tên đề tài: ĐỂ GIÚP HỌC SINH  LỚP 5 HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nghĩa vụ, quyền lợi và cũng là niềm vinh dự của mỗi học viên nhất là mỗi thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng hàng ngày. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nhất là công tác nghiên cứu khoa học có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi học viên, giáo viên. Sau một thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giảng viên nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân, chúng em đã tiếp thu và tích lũy được một khối lượng kiến thức nhất định trang bị cho hành trang nghề làm thầy của mình. Có được kết quả tốt đẹp này là nhờ phần lớn vào sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giảng viên. Đặc biệt hơn riêng cá nhân em trong quá trình hoàn thành đề tài này, được sự hướng dẫn nhiệt tình, hiệu quả của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan Khoa GD Tiểu học Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay đề tài nghiên cứu khoa học này đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tỉ mỉ, cặn kẽ của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan Khoa GD Tiểu học Đại học Sư phạm Hà Nội. Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên các nhà trường Tiểu học Hợp Thanh A, Tiểu học Hợp Tiến A, Tiểu học Hợp Thanh B Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Với điều kiện thời gian và thực lực của bản thân nhất định, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, em rất mong tiếp nhận được những ý kiến tham gia của các thầy cô và đồng nghiệp.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ………0 & 0 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM Tên đề tài: ĐỂ GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Lan - Cán bộ Khoa GDTH - ĐHSP Hà Nội Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Bình Số báo danh : 07 Ngày sinh : 10 – 01 - 1982 HÀ NỘI : 2011 Lời cảm ơn Được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nghĩa vụ, quyền lợi và cũng là niềm vinh dự của mỗi học viên nhất là mỗi thầy cô giáo đang trực tiếp đứng trên bục giảng hàng ngày. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nhất là công tác nghiên cứu khoa học có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi học viên, giáo viên. Sau một thời gian học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giảng viên nhà trường và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của bản thân, chúng em đã tiếp thu và tích lũy được một khối lượng kiến thức nhất định trang bị cho hành trang nghề làm thầy của mình. Có được kết quả tốt đẹp này là nhờ phần lớn vào sự nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô giảng viên. Đặc biệt hơn riêng cá nhân em trong quá trình hoàn thành đề tài này, được sự hướng dẫn nhiệt tình, hiệu quả của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan- Khoa GD Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với sự nỗ lực của bản thân đến nay đề tài nghiên cứu khoa học này đã hoàn thành. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tỉ mỉ, cặn kẽ của Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Lan - Khoa GD Tiểu học- Đại học Sư phạm Hà Nội. Ban giám hiệu và các đồng chí giáo viên các nhà trường Tiểu học Hợp Thanh A, Tiểu học Hợp Tiến A, Tiểu học Hợp Thanh B - Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Với điều kiện thời gian và thực lực của bản thân nhất định, đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, em rất mong tiếp nhận được những ý kiến tham gia của các thầy cô và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ! MỤC LỤC Nội dung PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU Trang I Lí do chọn đề tài 4 II Mục đích nghiên cứu 4 III Nhiệm vụ nghiên cứu 5 IV Phạm vi nghiên cứu 5 V Phương pháp nghiên cứu 6 PHẦN II : NỘI DUNG Chương I : Cơ sở lí luận và thực tiễn I Cơ sở lí luận 7 II Cơ sở thực tiễn 9 Chương II : Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số I Hệ thống lí thuyết về phân số so sánh phân số 13 II Những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học “so sánh phân số” 14 Chương III :Thực nghiệm sư phạm I Mục đích thực nghiệm 26 II Nội dung thực nghiệm 27 III Kết quả thực nghiệm 33 PHẦN III : KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 36 39 PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Điều 35 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chỉ rõ “Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – cộng nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ủy ban giáo dục của UNESCO đã đề ra bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh tiểu học, là một sinh viên đang tham gia học tập, bản thân tôi nhận thấy trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Thực tế những năm gần đây, việc dạy học Toán trong các nhà trường Tiểu học đã có những bước cải tiến về phương pháp, nội dung và hình thức dạy học. Môn Toán là môn học có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn phương pháp suy luận, phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh, óc sáng tạo của học sinh Tiểu học. Là môn học có nhiều học sinh thích học. Hai năm học qua, bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp bồi dưỡng học sinh lớp 5, tôi luôn luôn trăn trở đi sâu tìm hiểu cho mình những vấn đề khó trong giảng dạy. Thực tế cho thấy khi giảng dạy có rất nhiều học sinh nắm lí thuyết một cách máy móc nhưng khi vận dụng vào thực hành thì gặp nhiều lúng túng khó khăn. Và tôi nhận thấy trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học các vấn đề về phân số đã trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Và các bài toán về phân số luôn luôn xuất hiện trong các kì thi học sinh giỏi Toán ở bậc Tiểu học. Vì thế, việc giải thành thạo các bài toán về phân số là một yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc Tiểu học, đặc biệt là đối với các em học sinh khá giỏi. Vậy việc dạy và học như thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức đã học để làm toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách linh hoạt, chủ động bồi dưỡng vốn hiểu biết, vốn thực tế. Và một điều quan trọng nữa là tạo cho học sinh lòng đam mê học toán. Chính từ những lí do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ sư phạm “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phần so ánh phân số ” để nghiên cứu. II - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Việc dạy so sánh phân số cho học sinh lớp 4+5 là rất quan trọng đặc biệt là với học sinh giỏi lớp 5. Giúp học sinh có được kĩ năng kĩ xảo, rèn luyện cho học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức, các thủ thuật toán học để làm bài toán phân số một cách dễ dàng hơn, tránh mò mẫm; học sinh có thể giải các bài toán về phân số một cách nhanh nhất, chính xác nhất, tiết kiệm thời gian nhất. Vậy mục đích nghiên cứu trong đề tài này tập trung vào các nội dung chủ yếu sau: - Tìm hiểu các dạng bài toán về so sánh phân số có trong chương trình. - Một số hạn chế học sinh và giáo viên mắc phải khi thực hiện bài so sánh phân số. - Giúp học sinh tiếp thu những kiến thức về so sánh phân số để từ đó các em có hứng thú làm bài tập một cách chính xác và có sự tự tin hơn khi học môn toán. - Nghiên cứu các dạng toán về so sánh phân số để từ đó phát hiện các dấu hiệu đặc trưng nhất nhằm phân dạng toán so sánh phân số phân số. - Nhiên cứu tìm ra phương pháp giải đặc trưng cho từng dạng. - Hình thành quy trình chung về hướng dẫn HS vận dụng dấu hiệu nhận dạng toán so sánh phân số, góp phần vào việc nắm kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ xảo cơ bản để HS học tiếp các phần tiếp theo tốt hơn. III - NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập của môn Toán 4 và Toán 5. Chương trình môn Toán 2000 và chương trình 165 tuần để tìm hiểu nội dung, các dạng bài tập, cách giải các bài toán về phân số. - Tìm hiểu thực trạng dạy so sánh phân số trong nhà trường tiểu học, những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện so sánh phân số đặc biệt là các bài nâng cao, chọn lọc. - Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan như: Toán Tuổi Thơ, tạp chí Thế giới trong ta, Các bài thi Violympic, các chuyên san của Tạp chí giáo dục, các chuyên đề toán về phân số tỉ số,… - Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, trao đổi học hỏi các chuyên gia, các thầy cô giáo giảng viên S.P, các phụ huynh và những người có tâm huyết với sự nghiệp trồng người. IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại lớp bồi dưỡng học sinh khá giỏi tại trường tôi công tác : Trường Tiểu học Hợp Thanh A; Trường T.H Hợp Thanh B; Trường Tiểu học Hợp Tiến A - Huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội. - Dạy học sinh nhận biết các dấu hiệu của từng dạng toán so sánh phân số, từ đó phân dạng chính xác rồi giải theo hướng giải của từng dạng. - Từ dạng cơ bản hướng dẫn học sinh kĩ năng nhận dạng các bài toán phức tạp hơn và quy về dạng toán cơ bản theo các dạng đã được học. - Theo dõi quá trình phát triển của H.S, khảo sát, nghiên cứu tài liệu để từ đó rút kinh nghiệm cho thực nghiệm và lí luận. - Xây dựng các giải pháp trong khuôn khổ cho mỗi dạng toán. V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong qua trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng một số phương pháp sau: 1 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, lí luận và các cơ sở khoa học. 2 - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 3 - Phương pháp điều tra, khảo sát 4 - Phương pháp luyện tập, thực hành 5 - Phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm. 6 - Phương pháp trao đổi,tranh luận. Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hoà các phương pháp để biện pháp của mình đạt kết quả tối ưu nhất, đồng thời luôn chú trọng 5 giải pháp sau: 1 - Đổi mới nhận thức, trong đó chú trọng khả năng chủ động của học sinh. 2 - Đổi mới các hình thức dạy học, khuyến khích tăng cường trò chơi học tập. 3 - Tạo môi trường thích hợp. 4 - Đổi mới phương tiện dạy học. 5 - Đổi mới cách đánh giá học sinh. (Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học - NXB Giáo dục- 1996) PHẦN HAI : NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I . CƠ SỞ LÍ LUẬN: Con người là động lực chính trong quá trình thúc đẩy sự phát triển xã hội. Những con người tài năng, có kỹ năng, chuyên môn cao bao giờ cũng là động lực tiên phong đẩy nhanh tốc độ phát triển của xã hội. Chính " Những người tài giỏi là cái gốc làm nên sự nghiệp ". Họ đã đánh dấu cái mốc phát triển của các lĩnh vực như: Khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, chính trị, xã hội trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Đối với Việt Nam, đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, đẩy nhanh tốc độ xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì không còn con đường nào khác là phát huy tiềm năng, trí tuệ của dân tộc. Nhận thức vấn đề này, Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã nêu: " Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ hỗ trợ nhau. Trong 9 môn học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó giúp học sinh tiểu học phát triển tư duy lô - gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, so sánh, dự đoán, chứng minh, bác bỏ nó rèn luyện phương pháp suy nghĩ, nhương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, giúp học sinh phát triển trí thông minh, tư duy độc lập linh hoạt, sáng tạo Một phần kiến thức mới và vô cùng quan trọng ở lớp 4, 5 là phần so sánh phân số . Khi học về so sánh phân số học sinh còn cảm thấy bỡ ngỡ và mới mới mẻ, nhiều khi còn bị lúng túng và hay “ máy móc ” hoặc làm sai ở phần này. Vậy nguyên nhân dẫn đến sai sót do đâu? Trong thực tế nhiều năm giảng dạy đặc biệt là năm học này, tôi nhận thấy: Học sinh học về so sánh phân số còn tương đối thụ động. Các em chỉ dựa vào những kiến thức về so sánh các phân số có cùng mẫu số và so sánh phân số với 1. Vì vậy với dạng bài so sánh hai phân số 11 2 và 11 3 hoặc 5 9 và 5 6 (Bài 2 - trang 7 - SGK Toán 5) thì các em nhiều khó khăn khi quy đồng mẫu số các phân số. Hoặc với dạng bài sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn : 6 23 2 ; ; 11 33 3 (Bài 5a - trang 150 - Sách giáo khoa (SGK) Toán 5) thì các em tỏ ra lúng túng và sắp xếp sai. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1- Nghiên cứu tài liệu Tôi đã tiến hành nghiên cứu kiến thức so sánh phân số trong chương trình SGK Toán 4-5 và các tài liệu có liên quan. Qua nghiên cứu phần kiến thức về so sánh phân số trong chương trình Toán 4-5- Chương trình Tiểu học (CTTH) - 2000, tôi nhận thấy, học sinh chủ yếu gặp hai dạng bài so sánh hai phân số: Dạng 1: ( >; <; = ) Dạng này thường cho dưới dạng 4 bài tập so sánh hai phân số. Ví dụ: - 15 17 và 10 17 (cùng mẫu số) - Bài tập 1, trang 7- SGK Toán 5 - 2 3 và 3 4 (khác mẫu số) - Bài tập 1, trang 7- SGK Toán 5 - 2 5 và 2 7 (cùng tử số) - Bài tập 2, trang 7- SGK Toán 5 - 3 5 và 1 (so sánh với 1) - Bài tập 1, trang 7- SGK Toán 5 Dạng 2: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại) Ví dụ: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 8 5 17 ; ; 9 6 18 (Bài tập 2, trang 7- SGK Toán 5 ) Từ hai dạng toán cơ bản này sẽ là cơ sở tiền đề cho việc dạy các dạng bài còn lại trong Toán nâng cao. Thực ra các đề thi học sinh giỏi Toán 5, đề bài nhìn chung giống kiến thức SGK, tài liệu nâng cao hoặc biến đổi đi. Ví dụ một số dạng bài mở rộng: - So sánh phân số sau mà không cần quy đồng mẫu số: 12 48 và 13 47 (Thi tú tài Toán Tuổi Thơ - Toán Tuổi Thơ 1 - Số 10- 11, trang 19) - Không quy đồng mẫu số hoặc tử số, em hãy tìm cách so sánh hai phấn số: 11 52 và 17 50 (Toán Tuổi Thơ 1- Số 69-70- Trang 12) - So sánh phân số sau bằng cách nhanh nhất: 7777772 7777778 và 88888881 88888889 (Toán Tuổi Thơ 1 - Số 4- Trang 5) - Viết 3 phân số khác nhau có cùng mẫu số mà mỗi phân số đó vừa lớn hơn 1 5 vừa bé hơn 1 4 (Toán Tuổi Thơ 1 - Số 34- Trang 22) - Có 6 miếng bìa được ghi số: Em hãy chọn ra hai mảnh bìa có số thích hợp để tạo thành một phân số sao cho: 499 1996 < < 667 2001 - So sánh A và B, biết rằng: A = 2006 2007 987654321 246813579 + ; B = 2007 2006 987654321 246813579 + Như vậy để học sinh học tốt về so sánh phân số thì học sinh cần nắm vững những vấn đề sau mà SGK đã đưa ra: 2.1 - Khái niệm về phân số. 2.2 - Tính chất cơ bản của phân số. 2.3 - Quy đồng mẫu số các phân số. 2.4 - Rút gọn phân số 2.5 - So sánh hai phân số có cùng mẫu số. 2.6 - So sánh hai phân số khác mẫu số. 2.7 - So sánh hai phân số có cùng tử số. 30 4 1 579 ? ? [...]... cao về so sánh phân số CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHẦN SO SÁNH PHÂN SỐ Để dạy cho học sinh khá giỏi lớp 5 về so sánh phân số, ngoài việc khắc phục những đặc điểm trên tôi đã tiến hành nghiên cứu lí thuyết về phân số Cụ thể: I - LÍ THUYẾT VỀ PHÂN SỐ - SO SÁNH PHÂN SỐ - Khái niệm phân số - Tính chất cơ bản của phân số - Phân số bằng nhau - Quan hệ giữa phân số và đơn vị - Phân. .. phân số có cùng mẫu số, so sánh hai phân số có cùng tử số, so sánh phân số với 1 và so sánh hai phân số khác mẫu số Bên cạnh đó, tôi tiến hành mở rộng những kiến thức về so sánh phân số theo nhiều cách với mục đích bồi dưỡng học sinh khá giỏi, giúp học sinh có cách so sánh phân số linh hoạt hơn, phù hợp với từng dạng bài trong chương trình Toán 4- 5 Trước khi dạy học sinh so sánh phân số tôi tiến hành... Ta so sánh như sau: Vì 11 11 17 < < 52 50 50 Hoặc: Vì nên 11 17 < 52 50 11 17 17 11 17 < < nên < 52 52 50 52 50 Nhận xét: Cách giải này là cách tương đối tổng hợp, học sinh phải vận dụng thành thạo cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số có cùng tử số và điều quan trọng hơn học sinh phải biết lựa chọn được phân số trung gian để so sánh: Có trường hợp lấy tử số của phân số tử số của phân. .. số: 11 17 và 52 50 Qua thực tế tôi thấy không có học sinh nào làm được dạng bài này Nguyên nhân dẫn đến học sinh không làm được vì học sinh chưa nắm được một số cách làm như: So sánh phân số với phân số trung gian, so sánh phần bù”, phần thừa” của các phân số với đơn vị (với 1), Để khảo sát thực tế chất lượng học sinh học so sánh phân số Năm học 2010 -2011, tôi đã tiến hành khảo sát sau khi học sinh. ..2.8 - So sánh phân số với đơn vị (với 1) Bên cạnh đó học sinh khá giỏi ngoài việc nắm kiến thức cơ bản cần phải nắm được một số cách so sánh phân số như so sánh phần bù của hai phân số, phần thừa của hai phân số, so sánh với phân số trung gian để giải các dạng bài mở rộng trên 2 - Điều tra thực trạng việc học sinh học cách so sánh phân số Qua kinh nghiệm từ nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 4; 5 tôi nhận... hai phân số cùng có tử số lớn hơn mẫu số ta đổi ra hỗn số rồi so sánh phần nguyên, phân số nào có phần nguyên lớn hơn thì phân số đó lớn hơn Nếu phần nguyên bằng nhau, ta đi so sánh phần phân số( là phần hơn so với đơn vị trong trường hợp phần nguyên là 1) Cũng có trường hợp phần hơn so sánh được ngay,cũng có trường hợp so sánh phần hơn lại là một bài toán so sánh phân số phức tạp + Nếu hai phân số cùng... rồi so sánh thương này với 1 - Ngoài ra còn có những dạng bài tổng hợp có liên quan đến so sánh phân số Lưu ý học sinh cách liên hệ và loại bỏ những dấu hiệu không bản chất của đề để hiểu đề và quy bài toán hay một phần bài toán về dạng so sánh phân số Có đề toán phải dùng phương pháp so sánh phân số để giải, có đề toán so sánh phân số ta phải làm những loại toán khác trước khi so sánh - So sánh dãy phân. .. cho học sinh cách tìm phân số bằng nhau một cách linh hoạt 5 Dạy so sánh hai phân số cùng mẫu số và so sánh phân số với 1: Trước hết tôi bám theo tiến trình bài dạy, củng cố học sinh các kiến thức cơ bản về so sánh hai phân số cùng mẫu số và so sánh phân số với 1 (như SGK Toán 5- trang 7) Sau khi luyện tập thực hành kĩ các bài tập thuộc phần kiến thức, tôi cho học sinh làm bài tập: Ví dụ 7: So sánh. .. một cách để tôi củng cố ý nghĩa của phân số cho học sinh trung bình, yếu b) Tìm phần bù tới đơn vị của mỗi phân số để so sánh Bước 1: Tìm phần bù tới đơn vị của mỗi phân số Cách tìm: lấy 1 trừ đi phân số đã cho được bao nhiêu (kết quả để ở dạng phân số) chính là phần thừa Chẳng hạn: Phần thừa của phân số 3 1 3 1 là vì : 1 − = 4 4 4 4 Bước 2: So sánh phần bù của phân số Bước 3: So sánh hai phân số đã cho... mẫu số của các phân số bằng nhau (2006: 2004 = 1 dư 2; 2007: 20 05 = 1 dư 2 nên ta sử dụng cách tìm phần thừa tới đơn vị của mỗi phân số để so sánh) d) Tìm phân số thứ ba nhỏ hơn một trong hai phân số nhưng lớn hơn phân số kia (so sánh dựa vào phân số trung gian) Bước 1: Lựa chọn phân số trung gian (tìm phân số thứ ba nhỏ hơn một trong hai phân số nhưng lớn hơn phân số kia) Bước 2: So sánh các phân số . phân số khác nhau có cùng mẫu số mà mỗi phân số đó v a lớn hơn 1 5 v a bé hơn 1 4 (Toán Tuổi Thơ 1 - Số 34- Trang 22) - Có 6 miếng b a được ghi số: Em hãy chọn ra hai mảnh b a có số thích. phần bù c a hai phân số, phần th a c a hai phân số, so sánh với phân số trung gian để giải các dạng bài mở rộng trên. 2 - Điều tra thực trạng việc học sinh học cách so sánh phân số Qua kinh nghiệm. thiếu c a mỗi cốc nước chính là phần bù tới đơn vị c a một phân số . Ví dụ 10: Cho hai phân số: 7777772 7777778 và 88888881 88888889 . Hãy so sánh hai phân số đó với nhau bằng cách nhanh nhất

Ngày đăng: 29/06/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan