1. Về đối tượng chịu thuế
Nên mở rộng thêm đối tượng chịu thuế, ví dụ như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp, vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp,… không phân biệt đó là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là những người có thu nhập cao trong xã hội. Tuy nhiên, mức thuế suất không nên cao quá (khoảng 10% để tránh hiện tượng trốn thuế), và xem xét lại những đối tượng chịu thuế hiện hành, bỏ bớt những mặt hàng nên khuyến khích tiêu dùng như xe ôtô từ 16-24 chỗ ngồi; hoặc những mặt hàng quan trọng như xe ô tô phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng,…
2. Về thuế suất
Nên đơn giản hoá thuế suất thuế TTĐB. Cùng một loại hàng hóa nên thống nhất theo 1 mức thuế suất, biến việc xác định mức thuế suất và kê khai thuế chính xác và dễ áp dụng vào thực tế hơn
3. Về vấn đề miễn giảm thuế
Theo quy định hiện hành của chính sách thuế TTĐB thì với các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ (có công suất dưới 10 triệu lít/năm) đang hoạt động nếu nộp đủ thuế TTĐB mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế TTĐB tương ứng Với số lỗ trong năm xét giảm thuế. Quy định này trong chừng mục nào đó không khuyến khích các cơ sở sản xuất nói trên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, luật còn quy định:
cơ sở lắp ráp sản xuất ô tố trong nước được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp. Điều này có nghĩa là nếu ô tô nhập khẩu thì phải chịu mức
thuế suất TTĐB từ 10% - 60%, còn nếu là ô tô sản xuất trong nước thì được giảm đến 95% thuế TTĐB phải nộp, tức là chỉ nộp thuế TTĐB với mức thuế suất tương ứng từ 1,5% đến 5% mà thôi. Quy định phân biệt này nhằm bảo hộ cho ngành lắp ráp ô tô còn khá non trẻ ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang mở cửa hội nhập sâu rộng, đang thực hiện các cam kết theo chương trình CEPT, hiệp định thương mại Việt Mỹ.. .., quy định đó không còn phù hợp nữa vì đã vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia.
4. Về giá tính thuế
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU ngoài giá tính thuế nhập khẩu (là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên hay còn gọi là giá C.I.F) cộng thuế nhập khẩu nêncó thêm giá tính thuế tại khâu nội địa, dựa trên các chi phí bán hàng trong nước (chi phí đóng gói, quản lý, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành... cộng với lãi của người nộp thuế). Cách tính này bảo đảm bình đẳng về giá tính thuế giữa ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước trước bối cảnh thuế nhập khẩu được cắt giảm mạnh; qua đó, ôtô sản xuất trong nước có thể cạnh tranh bình đẳng với hàng nhập khẩu, tuy nhiên cần cân nhắc vì cách này sẽ làm giá ô tô tăng mạnh.
5. Về công tác kê khai thuế TTĐB với những mặt hàng nhỏ lẻ
Cần có quy định, hướng dẫn cũng như các chế tài xử phạt chặt chẽ hơn về cách kê khai, nộp thuế TTĐB và xuất hoá đơn TTĐB với các chủ thế kinh doanh mặt hàng rượu, vàng mã, bài lá,… những mặt hàng sản xuất nhỏ, phân tán, thường là các hộ gia đình buôn bán, lén lút không đăng kí kinh doanh, không đăng kí nộp thuế, khó kiểm soát hoá đơn TTĐB