Về đối tượng chịu thuế TTĐB:

Một phần của tài liệu Tiểu luận kế toán thuế quy định kê khai thuế hiện nay tạo thuận lợi và khó khăn gì trong công tác kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 35)

VI. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠ

1. Về đối tượng chịu thuế TTĐB:

Ở 1 số mặt hàng tiêu dùng còn gặp nhiều bất cập trong việc xác định là đối tượng chịu thuế, cụ thể như:

a. Ô tô

Ô tô là một trong những mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tương đối cao, cá biệt có loại lên tới 60%. Sau 2 năm thực hiện nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đã nhận thấy nhiều điểm bất hợp lý. Do vậy, cơ quan này đề nghi đưa một số dòng xe ra khỏi danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhầm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời để quy định của Luật sát hơn so với thực tế.

Theo đó, ngoài các loại xe chở phạm nhân, tang lễ, xe thể thao, dạng golf... Bộ Tài chính đề nghị đưa các loại ôtô dùng để quét tần số, xe bọc thép phóng thang, xe truyền hình lưu động, xe phục vụ an ninh quốc phòng vào danh sách được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt.

Bộ Tài chính cho hay sau 2 năm thực hiện Nghị định số 26 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã xuất hiện một số bất cập. Nhiều đơn vị có văn bản đề xuất không thu thuế đổi với một số loại xe không tham gia giao thông như ôtô chạy trong phạm vi khu kinh tế cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn; xe không tham gia giao thông, chạy trong phạm vi của nhà máy hoặc xe ôtô chở người dưới 24 chỗ được gia cố, bổ sung chức năng theo thiết kế của nhà sản xuất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng... Cơ quan này cũng nhận thấy việc thu thuế đổi với những loại xe này không phù hợp với mục đích của chính sách thuế, không đảm bảo công bằng giữa các xe cùng loại.

Dự thảo về thuế được Bộ Tài chính xây dụng và trình Chính phủ xem xét cũng hướng dẫn chi tiết một số dòng xe đang gây tranh cãi gồm xe Van, xe tiết kiệm xăng hybrid. Cơ quan này cho hay trong quá trình triển khai quy định về thuế có phát sinh trường hợp “xe tải van có kiểu dáng xe du lịch” doanh nghiệp khai là xe vừa chở người vừa chở hàng nhưng thực chất là để chở người nhằm giảm số thuế phải nộp. Trường hợp khác doanh nghiệp nhập xe kiểu dáng giống xe du lịch từ 9-24 chỗ có một hàng ghế và vách ngăn cố định ngăn giữa khoang chở người và chở hàng nhưng chưa có hướng dẫn mức thuế suất thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy, cơ quan thuế và cơ quan hải quan không có cơ sở để áp dụng thuế suất đối với trường hợp này. Vì vậy, trong dự thảo, Bộ Khoa học Và Công nghệ cũng sẽ đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể hướng dẫn đối với dòng xe này.

Trên thực tế, 2 năm qua, ít nhất 36 nhà nhập khẩu xe hơi nằm trong danh sách bị truy thu thuế của hải quan. Ước tính có 720 xế nằm trong diện truy thu với số tiền vào khoảng 34 tỷ đồng. Hải quan cho rằng

doanh nghiệp "hô biến" xe chở người thành xe van để hưởng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT. Còn doanh nghiệp khẳng định đây là xe van và họ oan khi bị truy thu thuế. Sau Bộ Công an, Cộng đồng doanh nghiệp

VN - VCCI rồi đến Thanh tra Chính phủ vào cuộc để giải oan cho 36 nhà nhập khẩu. Thể nhưng, Bộ Tài chính vẫn kiên quyết truy thu thuế và khẳng định số tiền mà doanh nghiệp sẽ phải trả không dừng Iại ở chỗ 34 tỷ đồng.

Không chỉ xe van, thời gian qua, một số nhà nhập khẩu xe hybrid đưa xe về thị trường cũng khốn khổ vì vướng thủ tục áp thuế tiêu thụ đặc biệt. Do chưa có quy định cụ thể về tỷ Iệ tiết kiệm xăng, điện... nên cả doanh nghiệp và hải quan đều lúng túng trong việc tính thuế.

Nghịch lý và nguyên nhân thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao đổi với ôtô Bản chất đánh thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB) là nhà nuớc không khuyển khích tiêu dùng các mặt hàng, dịch vụ đó. Tuy nhiên với mức thuế 30% - 60% cho xe dưới 5 chỗ ngồi hiện nay đang dẫn đến 1 nghịch lý: ôtô bị hạn chể tiêu dùng cao hơn cả rượu bia, thuốc lá, vàng mã và kinh doanh karaoke, casino... Lý do đưa ra, theo Thứ trường Bộ Công nghiệp Đỗ Hữu Hào thì không chỉ đơn thuần là hàng tiêu dùng, mà còn là mặt hàng thuộc dạng xa xỉ và phải chịu thuế TTĐB, nghĩa là không được khuyến khích tiêu thụ do cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm để tạo ra sự thông thoáng của giao thông. Theo các thông báo của Bộ Giao thông vận tải thì tỷ lệ diện tích dành cho giao thông ở ta mới chỉ đạt 10%, trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia là 20%, vì thể mà hạn chế số lượng ôtô. Như vậy tất cả đều nằm ở quan niệm và phương pháp tổ chức giao thông. Nếu chính sách về ôtô đúng đắn hơn một chút thì bây giờ Việt Nam ta số lượng ôtô chắc cũng xấp xỉ

Indonesia mà đường sá chưa cần phải làm thêm gì nhiều. Đó là chưa nói, chính số lượng ôtô sẽ khiến đầu tư dạng BOT vào cơ sở hạ tầng giao thông trở nên hấp dẫn, bởi thu phí với ôtô thì bao giờ cũng dễ và nhiều hơn xe máy. Tóm lại, mọi chuyện đều thuộc về chính sách của nhà nước. Một khi thấy ôtô là chưa cần thiểt thì nó là chưa cần thiểt. Còn khi thấy

rằng sau khi áp dụng mọi biện pháp mà con số người chết vì tại nạn giao thông trên dưới 13.000 người mỗi năm vẫn không giảm, thì chính sách ôtô cho mỗi người chắc chắn sẽ là lời giải hiệu quả. Và khi đó, chính sách cần thiết trước hết là thôi xem ôtô là hàng hoá xa xỉ để đánh thuế TTĐB. Bộ Công Thương đề nghị Chinh phủ xem xét tạm dừng việc tăng thuế tiêu thu đặc biệt, thuế VAT đối với tất cả các loại xe. Trong trường hợp không thể áp dụng được với tẩt cả các loại xe thì ít nhất là áp dụng với xe tải và xe bus vì đây là phương tiện phục vụ sản xuất và dịch vụ, đồng thời là đối tượng chính của quy hoạch ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

b. Bia

Từ năm 2006 đến nay, thuế suất đổi với bia hơi tăng dần theo lộ trình. Quy định này một mặt thể hiện việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh bia hơi, nhất là các cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ có thêm thời gian sắp xếp, tổ chức lại sản xuất đế tăng cuờng đầu tư máy móc, thiết bị, nâng cao chất Iuợng sản phấm và chuấn bị tốt hon khi gia nhập "sân chơi chung", bình đẳng với các doanh nghiệp khác và các sản phấm bia khác. Vì vậy, bản sửa đổi thuế tiêu thu đặc biệt cũng sứa đổi một số quy định về cách tinh thuế đối với mặt hàng bia. Theo đó, thuế suất cho tất cả các loại bia được nâng từ: 45% lên 50% (năm 2013) và không được trừ vỏ bao bì khi tính thuế.

Tuy nhiên, cách tinh thuế theo dự thảo gây nhiều ý kiến lo ngại trong cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất bia. Trong năm 2008, các doanh nghiệp sản xuất bia đều gặp khó khăn vì các loại nguyên liệu sản xuất

bia, malt đã tăng hơn 300%, hoa houblon tăng hơn 700%, vì vậy, nếu tăng thuế, nhiều doanh nghiệp sản xuất bia sẽ khốn đốn.

Vì xem bia hơi là một mặt hàng bình dân, đặc biệt phục vụ cho nhu cầu của người lao động, nên việc tiếp tục xếp bia hơi vào diện đối tượng chịu thuế khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng. Nhiều doanh nghiệp lên tiếng yếu cầu đổi tên bia hơi thành "nước giải khát hương bia" với thuế suất từ 5% đến 8%.

Tuy nhiên, phương án này hoàn toàn không khả thi vì khi gia nhập WTO, cách thức quy định tên gọi hàng hóa như vậy sẽ không được chấp nhận.

c. Điều hoà

Đổi với mặt hàng này, luật thuế hiện hành quy định điều hòa nhiệt độ có công suất dưới 90.000 BTU là đổi tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đổi với điều hòa nhiệt độ là nhằm vào các đối tượng sứ dụng điều hòa nhiệt độ trong gia đinh, khách sạn, nhà hàng, văn phòng...

Cách đây 10 năm, khi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ra đời, điều hòa nhiệt độ đúng là loại hàng hóa xa xi, vừa đắt vừa tốn nhiều điện. Nhưng hiện nay, loại hàng hóa này đã trở nên quá phổ biến, đại chúng. Vì vậy, không nên xếp vào mặt hàng chiu thuế này. Điếu hòa nhiệt độ có công suất 18.000 BTU trở xuống được dùng cho gia đình, một đồ dùng rất bình dân nếu bị đánh thuế thì không phù hợp với điều kiện tiêu dùng như dân cư hiện nay.

Như vậy, mặc dù đã sự điều chỉnh và sửa đổi song luật thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn một số bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Do vậy trong thời gian cần có những giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này.

d. Xăng và chế phẩm của xăng

Một số Hải quan địa phương cũng kiến nghị không thu thuế TTĐB đổi với mặt hàng xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng, bởi đây là

những mặt hàng thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cho sản xuất.

Phân tích để xuất này, Cục Hải quan Đồng Nai cho biết, mặt hàng xăng các loại hiện nay phải chịu 4 loại thuế khác nhau (thuế nhập khẩu , Giá trị gia tăng, TTĐB và thuế Bảo vệ môi trường), hơn nữa đây là mặt hàng thiết yếu đổi với tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Vì vậy, không nên đánh thuế TTĐB với mặt hàng này. Hơn thế nữa, hiện nay xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi thuộc diện chịu thuế TTĐB, khi vận hành sử dụng xăng lại tiếp tục chịu thuế TTĐB, điều này dẫn đến người tiêu dùng bị đánh thuế trùng lắp.

Bên cạnh đó, hiện nay mặt hàng nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng thì thuộc diện chịu thuế TTĐB, nhưng khi dùng vào mục đích khác là sản xuất ra sản phẩm khác thì không chịu thuế TTĐB. Việc xác định đối tượng chịu thuế, không chịu thuế TTĐB theo mục đích, công dụng dễ dẫn đến gian 1ận trốn thuế và khó thực hiện trong thực tế.

2. Về đối tượng chịu thuế

Theo quy định hiện hành thuế TTĐB hiện chỉ thu vào 10 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ. Nhìn chung, đối tượng chịu thuế thuế TTĐB hiện nay ở nước ta còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu, cho thấy: có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải được điều chỉnh bởi thuế TTĐB nhưng chưa được đưa vào diện chịu thuế như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp. .. Ngược lại, có trường hợp có loại hàng hóa đáng lý ra phải được khuyến khích tiêu dùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thi thì Iại chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế TTĐB như xe ôtô từ 16- 24 chỗ ngồi; có trường hợp Iại thể hiện sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước; ...Đó là những hạn chế cơ bản về đối tượng chịu thuế của loại thuế này.

3. Về thuế suất

Thuế suất thuế TTĐB hiện khá phức tạp. Trong 11 mặt hàng chịu thuế thuế TTĐB thì có 12 mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 10% - 70%. Đối Với mỗi Ioạỉ hàng hóa, dịch vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau, trong một số trường hợp đổi với cùng một loại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chỉ khác nhau để áp dụng các mức thuế suất rất chênh lệch nhau, nên biểu thuế càng thêm phức tạp, Iàm cho việc xác định mức thuế suất áp dụng chính xác rất khó khăn và dễ bị vận dụng tùy tiện.

Ta có thể thấy rõ điều này trong biếu niêm yết thuế TTĐB với một số mặt hàng: như cùng một mặt hàng là xe ô tô nhưng có đến 7 mức thuế suất khác nhau từ 10% - 60%, hay đối với mặt hàng thuốc là, nếu sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước thì áp dụng thuế suất 45% nhưng sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khấu thì thuế suất 1à 65%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kế toán thuế quy định kê khai thuế hiện nay tạo thuận lợi và khó khăn gì trong công tác kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w