Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng : Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí

16 1.9K 7
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng :  Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo dục từng bước áp dụng phương tiện hiện đại vào dạy học, phải tích cực hóa các hoạt động học của học sinh, khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức. Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước, áp dụng các loại phương tiện dạy học vào giáo dục từ cấp THCS đến THPT trong dạy và học địa lí, đã đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, khả năng tư duy của học sinh THCS. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa sử dụng đồng bộ ở các trường THCS trong toàn tĩnh, một số giáo viên chưa thành thạo với các kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình, thiết bị dạy học trong nhà trường còn thiếu và được cấp về trong thời gian dài nên đã cũ nát, học sinh thì còn lúng túng khi tiếp cận với phương tiện dạy học (đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại)... . Là một giáo viên từng tham gia giảng dạy môn địa lí nhiều năm và đã được tiếp cận với phương pháp dạy học mới nhưng tôi không tránh khỏi sự băn khoăn về những vấn đề trên. Để phương tiện dạy học địa lí được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và đồng bộ hơn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí” Vì vậy, tôi xin đưa ra kinh nghiệm nhỏ này để cùng các đồng nghiệp tham khảo, chia sẻ, góp ý.

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo dục từng bước áp dụng phương tiện hiện đại vào dạy học, phải tích cực hóa các hoạt động học của học sinh, khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức. Để đạt được điều này người giáo viên phải biết vận dụng và tổ chức việc dạy theo hướng tích cực nhằm giúp các em khai thác hết kiến thức. Thực hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học của Đảng và Nhà nước, áp dụng các loại phương tiện dạy học vào giáo dục từ cấp THCS đến THPT trong dạy và học địa lí, đã đạt được một số kết quả khả quan, góp phần nâng cao chất lượng học tập, khả năng tư duy của học sinh THCS. Tuy nhiên việc sử dụng phương tiện dạy học vẫn chưa sử dụng đồng bộ ở các trường THCS trong toàn tĩnh, một số giáo viên chưa thành thạo với các kỹ năng khai thác kiến thức từ kênh hình, thiết bị dạy học trong nhà trường còn thiếu và được cấp về trong thời gian dài nên đã cũ nát, học sinh thì còn lúng túng khi tiếp cận với phương tiện dạy học (đặc biệt là thiết bị dạy học hiện đại) . Là một giáo viên từng tham gia giảng dạy môn địa lí nhiều năm và đã được tiếp cận với phương pháp dạy học mới nhưng tôi không tránh khỏi sự băn khoăn về những vấn đề trên. Để phương tiện dạy học địa lí được sử dụng rộng rãi, thường xuyên và đồng bộ hơn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí” Vì vậy, tôi xin đưa ra kinh nghiệm nhỏ này để cùng các đồng nghiệp tham khảo, chia sẻ, góp ý. 2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS 3. Phạm vi nghiên cứu: Đổi mới phương pháp dạy học cấp THCS bằng việc kết hợp các phương tiện dạy học 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng sử dụng thiết bị trong dạy học địa lý để việc dạy và học môn địa lý ở trường THCS có hiệu quả hơn. Giúp học sinh thích học hơn, tự tìm ra kiến thức, hiểu và nhớ bài nhanh hơn. - Tìm hiểu một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị trong dạy học địa lý như: Bản đồ, Lát cắt, Át lát, Tranh ảnh địa lý, băng đĩa video… - Tìm hiểu các kỹ năng khai thác thiết bị dạy học địa lý của học sinh. Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp phần cùng các giáo viên giảng dạy bộ môn địa lý trong các nhà trường THCS có các kỹ năng sử dụng thiết bị thành thạo, hiệu quả. 5. Giả thuyế khoa học: Trong quá trình d y h c a lí c p THCS, vi c s d ng k t h p các thi t b d y h c vàạ ọ Đị ấ ệ ử ụ ế ợ ế ị ạ ọ h ng d n cho cho h c sinh cách khai thác ki n th c t kênh hình ph i m b o tính khoaướ ẫ ọ ế ứ ừ ả đả ả h c, th c ti n và v n d ng linh ho t, sáng t o các ph ng pháp d y h c a lí t i các tr ngọ ự ễ ậ ụ ạ ạ ươ ạ ọ đị ạ ườ THCS thì s t o ra c thái h c t p úng n cho h c sinh và nâng cao ch t l ng d yẽ ạ đượ độ ọ ậ đ đắ ọ ấ ượ ạ h c b môn.ọ ộ 6. C s ph ng pháp:ơ ở ươ - Dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo. - Dựa trên những vấn đề mới được tập huấn, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và từ kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy 7. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học, ngoài ra tôi còn sử dụng một số phương pháp sau - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra khảo sát, trò chuyện với giáo viên, học sinh - Phương pháp tổng hợp tài liệu 8. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: 8.1. Ý nghĩa khoa học giáo dục: - Kết quả nghiên cứu và cách tổ chức thực hiện từ sáng kiến kinh nghiệm góp phần làm khơi dậy cho các em khao khát tìm tòi, nghiên cứu cố gắng phát huy năng lực, trí tuệ trong quá trình nắm vững kiến thức địa lí cấp THCS. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Vấn đề sáng kiến kinh nghiệm đề cập là tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên giảng dạy môn Địa lí ở các Trường THCS nói chung và trên địa bàn các địa phương tỉnh nhà nói riêng. Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. 1.1. Cơ sở lý luận Thiết bị dạy học là phương tiện hỗ trợ giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học. Thiết bị dạy học bao gồm các mô hình, bản đồ, tranh ảnh, dụng cụ, băng, đĩa ghi âm, ghi hình, phần mềm dạy học, máy vi tính Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho các môn học ở trường phổ thông, trong danh mục này có các loại hình tranh ảnh, mô hình, dụng cụ, băng đĩa hình, , máy chiếu, phần mềm dạy học Ngày nay, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nhiều thiết bị dạy học mới ra đời. Sự ứng dụng hay tích hợp các ứng dụng của công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho việc dạy học có hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống. Thiết bị dạy học đã gợi động cơ cho học sinh ý thức về ý nghĩa của những hoạt động và của dối tượng hoạt động. Gợi động cơ nhằm làm cho những mục đích sư phạm biến thành mục đích của cá nhân học sinh, chứ không phải là sự vào bài, đặt vấn đề một cách hình thức. Gợi động cơ được hiểu cả tầm vĩ mô lẫn vi mô. Trong quá trình dạy học, người giáo viên chỉ dừng ở mức cố gắng gợi động cơ ở tầm vi mô thông qua từng phần, từng nội dung bài học cụ thể. Việc gợi động cơ ở tầm vĩ mô đòi hỏi sự cố gắng của toàn thể xã hội, cả trong và ngoài ngành giáo dục. Địa lí là bộ môn khoa học tổng hợp, tri thức địa lí chủ yếu được hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng, liên hệ địa phương Muốn thực hiện các bài học trên lớp. Giáo viên phải là người hướng dẫn các em chủ động trong giờ học. Qua thực tế hiện nay để đạt một giờ dạy tốt là cả một vấn đề mà mỗi thầy cô chúng ta cần quan tâm : Có những giờ dạy rất thành công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi giáo viên đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để các giờ dạy địa lí đạt kết quả cao nhất. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Qua thực tiễn giảng dạy địa lý ở bậc THCS tôi thấy. a) Đối với giáo viên. Nhiều giáo viên sử dụng thiết bị dạy học chưa được thường xuyên hoặc sử dụng chưa hiệu quả còn mang tính chất đối phó. Một số giáo viên chưa thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị dạy học: Sử dụng các loại thiết bị dạy học chưa phù hợp với nội dung từng mục, bài học, chưa chú ý hướng dẫn học sinh đọc bản đồ theo một trình tự hợp lý. b) Đối với học sinh. Nhiều học sinh chưa biết cách sử dụng, khai thác nội dung kiến thức từ các TBDH. chưa nắm được các bước đọc bản đồ cũng như khai thác được thông tin từ bản đồ do ít có cơ hội sử dụng rèn luyện các kỹ năng sử dụng bản đồ. Học sinh còn thụ động quan sát ghi chép, chưa thực sự yêu thích môn học, chưa hiểu hết được bản chất ý nghĩa của các TBDH trong mỗi nội dung bài học. Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn địa lí” để nêu lên những kinh nghiệm của bản thân đóng góp một phần ý kiến nhỏ của mình vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và ham học hỏi tìm tòi, khám phá của học sinh. 2. Vai trò của thiết bị dạy học: Lời nói là một nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất trong giảng dạy nhưng nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin đưa đến cho mỗi học sinh qua thị giác mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đố kiến thức được đưa vào đầu óc 87% từ mắt, 9% do nghe và 4% từ các giác quan khác. Khổng Tử đã từng nói: “Cái tôi nghe, tôi quên Cái tôi nhìn, tôi nhớ Cái tôi làm, tôi hiểu”. Đã nhấn mạnh vai trò của trực quan và hoạt động thực hành. 2.1. Thiết bị dạy học có thể gợi động cơ học tập của học sinh: Trong dạy học địa lí bản đồ, tranh ảnh, mô hình, lát cắt, đọan phim video đưa ra những tình huống, những thông tin từ thực tế. Đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ và giải quyết các vấn đề đặt ra, qua đó gợi động cơ học tập. Ví dụ khi dạy bài 13 – Địa hình bề mặt Trái Đất, địa lí lớp 6, có thể cho các em quan sát 2 bức ảnh sau: Sau khi học sinh quan sát, thảo luận các em có thể phân biệt được điểm khác nhau cơ bản của 2 bức ảnh trên. Từ đó các em có thể trả lời được câu hỏi núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào? 2.2. Kiến tạo kiến thức: Nếu học sinh chưa biết thông tin chứa trong thiết bị dạy học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng cần nghiên cứu Nếu học sinh đã biết nội dung của khái niệm dưới dạng lời nói, văn tự hoặc kí hiệu mà khái niệm sự vật, hiện tượng rất trừu tượng thì TBDH giúp minh họa khái niệm đó. Chẳng hạn, các sự vật hiện tượng và các quá trình địa lí xảy ra ở khắp nơi trong lớp vỏ Trái Đất, trên một không gian hết sức rộng lớn, học sinh có thể quan sát trực tiếp được, phải nhờ đến sự quan sát trực tiếp từ TBDH (tranh ảnh, vi deo ). Từ các hình ảnh được trực quan hóa, hình thành biểu tượng để tiến tới xây dựng khái niệm là một con đường phổ biến trong dyaj học địa lí 2. 3. Kích thích hứng thú học tập của học sinh. TBDH có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin như màu sắc, hình ảnh, âm thanh, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng một lĩnh vực khoa học công nghệ Ví dụ dạy bài 8 – Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (Địa lí 6). Trước khi vào bài có thể cho học sinh xem một đoạn video về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, qua đó sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo cho các em có nhu cầu tìm hiểu, nhu cầu khám phá. Sau khi xem xong đoạn phim, giáo viên dẫn dắt học sinh thảo luận thông qua 1 số câu hỏi để từ đó dẫn đến kiến thức mới. 2. 4. Phát triển năng lực hợp tác của từng học sinh: Bốn trụ cột của giáo dục toàn thế giới trong thế kỉ XXI cũng nhấn mạnh điều này “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống với mọi người, học để làm người”. TBDH có thể biến đổi mức độ yêu cầu đặt ra cho từng học sinh trong quá trình hoạt động trí tuệ, tạo môi trường cho học sinh phát triển năng lực hợp tác và tối ưu từng học sinh 2. 5. Rèn luyện kỹ năng TBDH cũng có thể giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hiện một loạt hoạt động nào đó, chẳng hạn như rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh…các sự vật hiện tượng địa lí. 6. Đem lại cảm xúc cho học sinh. Ngoài hiệu quả về mặt lí trí, về tri thức, việc sử dụng TBDH đem lại hiệu quả về mặt cảm xúc do những đặc điểm bề ngoài, cách thức gây tác động đến học sinh Ví dụ: cho học sinh xem đoạn phim video về sóng thần ở Nhật Bản sẽ làm cho các em có sự rung động về những mất mát của người dân Nhật Bản uq đợt sóng thần vào tháng 3 năm 2011. Hoặc khi dạy bài 29 – Dân cư – xã hội Châu Phi (Địa lí 7) Giáo viên cho học sinh quan sát 2 bức ảnh sau Sau khi học sinh quan sát hình ảnh các em sẽ có những cảm xúc, sự thương cảm về sự thiếu đói về vật chất của người dân Châu Phi III. Phương pháp thực hiện 1. Nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học. Từ thực trạng trên với mục đích góp phần nâng cao chất lượng các tiết học có sử dụng thiết bị, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn địa lý cấp THCS theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tôi nhận thấy để làm được điều này trước tiên giáo viên phải nắm được và thực hiện một số nguyên tắc sau. - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức các loại bài học, PPDH chủ đạo để lựa chọn TBDH phù hợp. - Phải xác định rõ mục đích sử dụng. - Trước khi hướng dẫn học sinh học tập trên lớp, giáo viên phải xem xét, làm thử ở nhà cho thành thạo các thao tác, tránh để xảy ra sự lúng túng, mất thời gian ở trên lớp. - Đảm bảo cho tất cả học sinh đều được quan sát, làm việc với các phương tiện học tập. Không nên quá lạm dụng các TBDH dễ tạo nên sự quá tải và làm giảm đặc trưng của PPDH bộ môn. 2. Phương pháp sử dụng một số thiết bị thường dùng 2.1) Sử dụng, khai thác kiến thức từ bản đồ. a. Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lí: là kiến thức cuốn SGK thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài địa lí. Từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu,… cho học sinh. Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh đến từng nơi được, Vì vậy, dạy học địa lí không thể không có bản đồ . Trong mỗi bản đồ địa lí đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các mối quan hệ địa lí- kiến thức “ẩn”. Dựa vào bản đồ, giáo viên có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức, phát triển tư duy địa lí và khai thác đặc trưng quan trọng của địa lí là tự duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ. b. Các bước khai thác kiến thức từ bản đồ: - Đọc tên bản đồ để biểt nội dung bản đồ; - Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ; - Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ; - Liên kết kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí, để nêu đặc điểm của đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ tự nhiên Việt Nam. (Địa lí 8) Với bản đồ này giáo viên yêu cầu học sinh: -Đọc tên bản đồ để biết được nội dung của bản đồ; -Đọc bảng chú giải để biết cách sử dụng nội dung của bản đồ; -Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đặc điểm của sông ngòi Việt Nam trên bản đồ; -Liên kết các ký hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí để nêu đặc điểm và giải thích được các đặc điểm tự nhiên. Trên bản đồ không có dấu hiệu gì cho thấy các dạng địa hình chủ yếu và hướng chạy của địa hình? Đặc điểm sông ngòi, khí hậu, tài nguyên khoáng sản … như thế nào? Nên giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào màu sắc để phân biệt được các dạng địa hình và độ cao địa hình để biết được độ dốc của sông, biết được sông chảy như thế nào và có những con sông nào?. Tác động bởi nhân tố địa hình đến việc hình thành đặc điểm khí hậu như thế nào? => Từ bản đồ trên học sinh có thể nhận biết được các thành phần tự nhiên của nước ta như thế nào? c. Các kĩ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh khi sử dụng bản đồ: - Kĩ năng chỉ các đối tượng địa lí trên bản đồ; - Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ; - Kĩ năng xác định tọa độ địa lí; - Kĩ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ; - Kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ; - Kĩ năng phát hiện mối quan hệ địa lí. 2.2)Cách sử dụng, khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí. Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước sau: - Cần chọn vị trí và thời điểm treo tranh thích hợp, đẫn dắt học sinh khai thác các thông tin trên tranh ảnh bằng các câu hỏi định hướng hoạt động nhận thức của học sinh. Có thể khai thác các thông tin trong tranh ảnh để sử dụng ở mọi tình huống, mọi khâu của quá trình dỵ học như: Nêu vấn đề, giải thích minh họa, nghiên cứu tri thức mới, củng cố, ôn tập. - Khi sử dụng tranh không nên ghi sẵn tất cả các thông tin, nên thiết kế tranh “câm” (chú trọng kênh hình, hạn chế kênh chữ) để khuyến khích học sinh hoạt động, nếu tranh được trang bị sẵn mà đã ghi đủ thông tin thì khi sử dụng trên lớp giáo viên có thể che bớt thông tin có trên tranh, chỉ nên để lại các hình ảnh. Tranh câm tạo môi trường cho học sinh quan sát, hoạt động một cách tích cực để rút ra kiến thức mới - Quan sát tranh ảnh và chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên tranh? Ví dụ: Khi dạy bài 9: Khu vực Tây Nam Á (địa lí 8). Dựa vào 3 bức ảnh sau hãy cho biết khu vực có các kiểu cảnh quan nào? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành khai thác ảnh theo các bước sau: - Sự khác biệt của mỗi bức ảnh - Cho biết những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng trong ảnh?: - Nhận định được các kiểu cảnh quan của 3 bức ảnh (Hình 1: Thảo nguyên; Hình 2: Hoang mạc; Hình 3: Bán hoang mạc) => Từ đó học sinh có thể biết được khu vực có các kiểu cảnh quan nào? Và tại sao lại có các kiểu cảnh quan đó? 2.3) Cách sử dụng, khai thác từ át lát địa lí. Át lát là phương tiện dạy học rất cần thiết và hữu ích đối với môn địa lí trong nhà trường. Cùng với sách giáo khoa, át lát là nguồn cung cấp kiến thức, là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng cũng như hỗ trợ rất lớn trong các cuộc thi vì Átlát là cuốn sách thứ 2 viết bằng kênh hình. Để khai thác át lát một cách hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác át lát theo trình tự sau: -Tìm hiểu cấu trúc của át lát (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao); -Xem bảng chú giải ở mặt sau của trang bìa để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ. -Tùy theo yêu cầu của từng bài học để thực hiện các yêu cầu tiếp theo. Các câu hỏi sử dụng atlat thường có dạng: “Dựa vào atlat địa lý và kiến thức đã học…’’ với những câu hỏi kiểu này, yêu cầu học sinh phải dựa vào hai kênh thông tin là át lát kết hợp với các biểu đồ trong át lát và kiến thức sách giáo khoa. Như vậy nếu người học có đầy đủ các kỹ năng sử dụng bản đồ thì việc khai thác át lát sẽ rất thuận lợi, nó sẽ giúp người học hình dung được tình hình phân bố và phát triển của rất nhiều sự vật, hiện tượng địa lí trên không gian lãnh thổ, giảm tải được tính trừu tượng của nội dung học tập, hạn chế ghi nhớ máy móc. 2.4) Cách sử dụng, khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí. Khi phân tích lát cắt không chỉ là phân tích địa hình nơi lát cắt đi qua mà còn phân tích được những đặc điểm tự nhiên xung quanh dọc theo lát cắt. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí giáo viên cần hướng dẫn học sinh theo trình tự sau: -Phân tích đặc điểm tình hình nơi lát cắt đia qua: +Tên lát cắt? +Lát cắt đi từ đâu đến đâu? +Vị trí của lát cắt trên bản đồ? +Lát cắt đi qua những khu vực địa hình nào? (mô tả được các đặc điểm, hình thái cơ bản mà lát cắt đi qua như độ cao, độ dốc, hướng nghiêng, mức độ chia cắt) +Giải thích được nguồn gốc của địa hình nơi lát cắt đi qua. -Phân tích đặc điểm tự nhiên một cách tổng hợp dọc lát cắt. Ví dụ : Dạy bài 40: Thực hành đọc lát cắt địa lí tư nhiên tổng hợp. (Địa lí 8) - GV treo lát cắt lên góc phải của bảng, giới thiệu học sinh khai thác lát cắt theo trình tự. -Đọc tên lát cắt, đọc tên các bảng chú giải. -Vị trí của lát cắt trên bản đồ. Dựa vào các yêu cầu của bài thực hành để trả lời thông qua việc khai thác lát cắt như: +Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào? +Tính độ dày của tuyết cắt theo tỉ lệ ngang?. +Kể tên và nêu sự phân bố của các loại đất đá nơi lát cắt đi qua? +Có mấy kiểu rừng? chúng được phát triển trong điều kiện tự nhiên như thế nào?. Đây là yêu cầu học sinh phải có kĩ năng chồng xếp bản đồ, có nghĩa là ngoài việc dựa vào lát cắt, giáo viên phải hướng dẫn học sinh dựa vào đặc điểm đất, địa hình, khí hậu của khu vực nơi lát cắt đi qua, để tìm ra được điều kiện phát triển của các loại rừng nơi lát cắt đi qua. Sử dụng lát cắt này để dạy trong cả bài, nên khi dạy giáo viên cần hướng dẫn để học sinh khai thác triệt để các kiến thức từ lát cắt, từ đó hình thành được các kĩ năng phân tích các đối tượng trên lát cắt địa lí. 2.5) Mô hình Mô hình là một mô phỏng bằng thực tế hay bằng khái niệm một số thuộc tính và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó với mục đích nhận thức, làm đối tượng quan sát thay cho nguyên hình hoặc làm đối tượng nghiên cứu về nguyên hình Một số lưu ý khi sử dụng mô hình: + Khi sử dụng mô hình để minh họa giải thích, giáo viên cần chọn vị trí đặt mô hình sao cho cả lướp đều quan sát được và đặt các câu hỏi dẫn dắt HS quan sát mô hình để trả lời. [...]... bộ môn riêng để tiện cho việc sắp xếp và sử dụng TBDH cho môn địa lí còn ít và thiếu chưa đồng bộ, tài liệu cho môn học chưa có nhiều Do đó tôi dề nghị với nhà trường tăng cường mua sắm TBDH cho môn địa lí và do với đặc thù bộ môn nên tôi nghị các cấp quản lí xây dựng một phòng học địa lí với trang thiết bị cần thiết để cho việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp môn địa lí. .. Sông chính? Lưu vực? Hệ thống sông? 2.6) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học địa l : CNTT là phương tiện dạy học hiện đại, đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp Ví d : Những hình ảnh về quá trình chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vận động tự quay quanh... quý báu trong dạy và học địa lí để chúng tôi học hỏi để từng bước nâng cao chất lượng của giáo dục nói chung và phân môn địa lí nói riêng 2 Ý kiến đề xuất * Đối với giáo viên: Để dạy học môn đại lí có hiệu quả, thu hút được sụ tìm tòi, khám phá của HS thì phải có sự đầu tư của giáo viên cả quá trình truyền thụ bài trên lớp cũng như soạn bài trên cơ sở kết hợp các loại đồ dùng dạy học Nhằm giúp học sinh... đều có kỹ năng và phương pháp tốt trong việc sử dụng khai thác kiến thức từ các TBDH - Hầu như các em học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, dụng cụ học tập và những phương tiện cần thiết phục vụ cho việc học tập Có điều kiện, có môi trường học tập tốt, được gia đình, thầy cô và cả xã hội quan tâm * Khó khăn - Nhiều giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn học sinh khai tác thông tin từ các thiết bị dạy học. .. học sinh sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả * Đối với ban giám hiệu nhà trường và các cấp quản lí giáo dục: Hiện nay ở các trường học cấp THCS thiết bị dạy học dược cấp về từ rất lâu nên đã bị hư hỏng và rách nát rất nhiều gây khó khăn trong việc sử dụng và bảo quản của giáo viên Nên có một số tiết dạy vẫn còn không có đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung, nên hiệu quả của một số tiết học chưa cao... bão, lũ 3 Phương pháp khai thác kiến thức từ một số bài học cụ thể qua việc khai thác kiến thức từ thiết bị dạy học: Ví dụ 1: Khi dạy phần tự nhiên tiết 19 bài 17 “Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lí 9) Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Nhận biết vị trí địa lí, giới 1 Vị trí dịa lí và giới hạn lãnh thổ hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng - Gồm 15 tĩnh thành ph : đối với... quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả của nó Tuy nhiên khi ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học giáo viên cần lưu ý - Cần phải chọn lọc các nội dung có thể ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao - Không được làm dụng CNTT vào giảng dạy - Ứng dụng CNTT phải kết hợp tốt với các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh - Khi thiết kế giáo án điện tử giáo viên cần nắm bắt tính hệ thống... các trường THCS trong huyện còn thiếu thiết bị dạy học, chưa thực sự đồng bộ hoặc đã quá lâu đã bị hư hỏng nhiều nên hiệu quả sử dụng chưa cao - Việc phân loại, bảo quản của nhân viên thiết bị cũng như một số giá viên khi sử dụng thiết bị còn chưa khoa học, vì vậy khi cần đến giáo viên rất vất vả, mất nhiều thời gian để tìm kiếm Chính điều này đã làm cho giáo viên ngại sử dụng thiết bị và cũng chính... đới? IV Bài học kinh nghiệm - Trong quá trình sử dụng TBDH địa lí, giáo viên không những có vai trò định hướng cho học sinh quan sát, hướng dẫn và gợi ý học sinh cách khai thác kiến thức mà còn giúp học sinh tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh Tạo điều kiện để học sinh Học trong hành động” Việc sử dụng TBDH phải... thực hiện tốt trong nhà trường…/ Tôi xin chân thành cảm ơn 2.2)Cách sử dụng, khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí c) Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi - Hiện nay việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa cũng như việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn Địa lý nói riêng đang được triển khai có hiệu quả Các loại bản đồ, át lát, tranh ảnh… được trang bị tương đối . bản là núi, đồng bằng, bờ bi n và thềm lục địa. Trong đó: đồi nùi chiếm ưu thế. +Có các dãy núi lớn Trường Sơn, Hoàng Li n Sơn; +Có vùng bi n rộng lớn gấp ba lần đất li n với 2 quần đảo lớn Hoàng. giới trong thế kỉ XXI cũng nhấn mạnh điều này “Học để bi t, học để làm việc, học để chung sống với mọi người, học để làm người”. TBDH có thể bi n đổi mức độ yêu cầu đặt ra cho từng học sinh trong. nhiều trong một giờ học là không hiệu quả. Trước hết, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh bi t cách làm việc với sách giáo khoa (SGK) và các TBDH của mình (at lát, bản đồ, bi u đồ, bảng số li u,…)

Ngày đăng: 13/06/2015, 17:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan