PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ những bài học đầu tiên tôi đã được các thầy cô giáo cho biết: Nước Việt Nam ta có rừng vàng biển bạc, tôi đã nghĩ thế sao người Việt Nam ta vẫn nghèo khổ, sao không đào vàng bạc đem đi bán, lớn lên tôi đã hiểu rõ hơn rừng vàng, biển bạc phải cần bàn tay lao động, trí tuệ của con người bảo vệ và khai thác. Tôi cũng đã từng nghe câu nói : Người Việt Nam sống trên thuốc và chết cũng trên thuốc, tôi thấy đúng bởi xung quanh chúng ta có biết bao vị thuốc quý đã được dùng để phòng và chữa bệnh cho con người, nhưng cũng có rất nhiều vị thuốc mà chúng ta chưa biết công dụng. Từ xa xưa Hải Thượng Lãn Ông (tác giả của cuốn sách Hải Thượng Y Tòng Tâm Lĩnh) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam Nhân” – thuốc Nam dùng để chữa bệnh cho người Nam) là các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề Y Việt Nam đã dùng cỏ cây hoa lá xung quanh để chữa bệnh cứu người. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có những bài thuốc hay và được người dân ở đó sử dụng rộng rãi mang tính đặc thù, tạm gọi là những bài thuốc dân gian. Một đặc thù của các bài thuốc dân gian là dùng những nguyên liệu thảo mộc sẵn có ở địa phương, cách dùng đơn giản. Với mong muốn các bài thuốc của địa phương mình được phổ biến, sử dụng rộng rãi, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu một số bài thuốc dân gian ở huyện ……………………….”. Đề tài hoàn thành sẽ góp phần hệ thống một số bài thuốc dân gian được sử dụng ở huyện ………………, làm tư liệu cho mọi người sử dụng.
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ngay từ những bài học đầu tiên tôi đã được các thầy cô giáo cho biết: Nước Việt Nam ta có rừng vàng biển bạc, tôi đã nghĩ thế sao người Việt Nam ta vẫn nghèo khổ, sao không đào vàng bạc đem đi bán, lớn lên tôi đã hiểu rõ hơn rừng vàng, biển bạc phải cần bàn tay lao động, trí tuệ của con người bảo vệ và khai thác. Tôi cũng đã từng nghe câu nói : Người Việt Nam sống trên thuốc và chết cũng trên thuốc, tôi thấy đúng bởi xung quanh chúng ta có biết bao vị thuốc quý đã được dùng để phòng và chữa bệnh cho con người, nhưng cũng có rất nhiều vị thuốc mà chúng ta chưa biết công dụng. Từ xa xưa Hải Thượng Lãn Ông (tác giả của cuốn sách Hải Thượng Y Tòng Tâm Lĩnh) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng “Nam dược trị Nam Nhân” – thuốc Nam dùng để chữa bệnh cho người Nam) là các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề Y Việt Nam đã dùng cỏ cây hoa lá xung quanh để chữa bệnh cứu người. Ở mỗi địa phương, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có những bài thuốc hay và được người dân ở đó sử dụng rộng rãi mang tính đặc thù, tạm gọi là những bài thuốc dân gian. Một đặc thù của các bài thuốc dân gian là dùng những nguyên liệu thảo mộc sẵn có ở địa phương, cách dùng đơn giản. Với mong muốn các bài thuốc của địa phương mình được phổ biến, sử dụng rộng rãi, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm hiểu một số bài thuốc dân gian ở huyện ……………………….”. Đề tài hoàn thành sẽ góp phần hệ thống một số bài thuốc dân gian được sử dụng ở huyện ………………, làm tư liệu cho mọi người sử dụng. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu Sưu tầm một số bài thuốc dân gian ở huyện ……………… * Nhiệm vụ - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài - Tìm hiểu một số bài thuốc dân gian ở huyện …………. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số bài thuốc dân gian ở huyện …………… 4. Phạm vi nghiên cứu - Thu thập và nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài - Sưu tầm và phân loại các bài thuốc dân gian ở ………… 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Thu thập và nghiên cứu những tài liệu liên quan đến đề tài - Sưu tầm và phân loại các bài thuốc dân gian ở huyện ……………. 6. Giả thiết khoa học Nếu sưu tầm, hệ thống được các bài thuốc dân gian trên địa bàn sẽ là tài liệu tham khảo cho nhiều người sử dụng. 7. Thời gian và địa điểm nghiên cứu * Thời gian Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 * Địa điểm PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cở sở lí luận Việt Nam ta đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước. Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống. Nền Đông y Việt Nam đã được văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Thế kỷ thứ 13, nhà bác học Chu Văn An đã nêu đường lối chữa bệnh không dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ 14, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây con thuốc Việt Nam để chữa bệnh (580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ 18 đại danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc "Y TÔNG TÂM LỈNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ bản, dược lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu, bệnh án, một số trường hợp bệnh Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ truyền dân tộc được viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá trị về Đông y bằng tiếng Quốc ngữ. Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh sống từng vùng địa dư sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình tồn sinh và phát triển đều tích luỹ được những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng địa phương. Ðông y Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẽ, với các phương pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân từ xưa tới nay. Trong nhiều năm qua Ðảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ nhằm xây dựng nền Y Dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn quan tâm chỉ đạo việc "kết hợp thuốc đông y với tây y". Nhà nước đã cho thành lập Hội Ðông y, Viện Ðông y, Viện Châm cứu. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ thừa kế, nghiên cứu, phát triển dược liệu, đào tạo cán bộ YDHCT, khám chữa bệnh Hơn năm mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối của Ðảng, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu quan trọng: - Ðã đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên cứu; 46 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện YHHÐ cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 10.000 cơ sở YDHCT tư nhân. - Ðã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ gồm 35 tiến sĩ; 100 thạc sĩ; 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ chuyên khoa cấp 1; 2000 bác sĩ y học cổ truyền; 5000 cán bộ trung học YDHCT. - Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như Lạng Sơn, Thanh Hoá, Sóc Trăng, Thái Nguyên, đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc ít người; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. - Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ, trong đó đại đa số là cây mọc tư nhiên. Về động vật, có 406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành được sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê được 70 loại khoáng vật có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc. Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu hành trên thị trường. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia, - Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. - Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trường. - Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước. Nhìn lại chặng đường phát triển của nền Y dược Việt Nam nói chung và nền YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau hơn mười lăm năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn. Ðường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ mà Ðảng và Nhà nước ta đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. Nền y dược học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ tốt đẹp do Ðảng Cộng sản Việt Nam mang lại. 2. Cở sở thực tế Y học cổ truyền đã là những phương thức phòng và chữa bệnh không thể thiếu trong cuộc sống của con người chúng ta, nhất là những người dân lao động ở nông thôn. Trên thực tế cho thấy cách sử dụng của bà con chúng ta chủ yếu được lưu truyền bằng miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Trên địa bàn huyện Yên Khánh người dân cũng đã sử dụng khá nhiều bài thuốc dân gian nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này. 3. Nội dung đề tài 3.1. Cây nhọ nồi Cây nhọ nồi à một vị thuốc dễ kiếm mà dân gian thường dùng để cầm máu. Nhọ nồi mọc rất nhiều ở các bờ ruộng, bờ mương, vườn nhà, thế nhưng nó lại rất hữu ích trong nhiều trường hợp. Cỏ mực, một cây thuốc Nam rất thông thường mọc hoang hầu như khắp nơi, hiện là một dược liệu đang được nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan và trừ được nọc độc của một số loài rắn nguy hiểm. * Đặc tính thực vật : Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, thuộc loại thân thảo hằng niên, cao trung bình 0.2-0.4 m, có khi đến 0.8 m, mọc bò , hoặc có khi gần như thẳng đứng, có lông trắng cứng, thưa. Thân màu lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay đầu cành, có hoa cái bên ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả thuộc loại bế quả cụt đầu, có 3 cạnh màu đen dài chừng 3mm * Dưới đây là một số bài thuốc cầm máu từ cây nhọ nồi: Chữa khạc ra máu: Lấy 60g cây nhọ nồi, 40 g rễ cỏ tranh cộng với một ít thịt lợn nạc, cho vào nồi ninh nhừ lấy nước uống. Chữa chảy máu cam: Cỏ nhọ nồi 20 g, hoa hoè sao đen 20 g, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. Chữa tiêu chảy ra máu: Đặt cây nhọ nồi lên một miếng ngói rồi sấy khô, sau đó cây nhọ nồi đã khô thành bột. Mỗi lần uống 6 g bột nhọ nồi với nước cháo. Ngoài công dụng cầm máu, cây nhọ nồi còn được sử dụng như một vị thuốc hữu hiệu trong một số trường hợp sau: Chữa viêm họng: 20 g nhọ nồi, 20 g bồ công anh, 12 g củ rẻ quạt, 16 g kim ngân hoa, 16 g cam thảo đấy, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Chữa sốt cao: 20 g cây nhọ nồi, 20 g sài đấy, 20 g củ sắn dây, 16 g cây cối xay, 12 g ké đầu ngựa, 16 g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang. Chữa mề đay: Lấy cây nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài, lá cải trời rồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng. Chữa mộng tinh: Cây nhọ nồi sấy khô, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g với nước cơm, hoặc dùng 30 g sắc lấy nước uống. Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mỗi thứ 15 g sắc lấy nước uống ngày một thang. Chữa sốt phát ban: Mỗi ngày sắc 60 g nhọ nồi rồi lấy nước uống. Ngày 1 thang, chia 2 - 4 lần trong ngày. 3.2 Cây chó đẻ răng cưa Loại cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo , tên khoa học là Phyllanthus. Từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như viêm gan, vàng da, lậu, lở loét, sỏi mật, cảm cúm, thống phong * Đặc điểm thực vật, phân bố của cây chó đẻ răng cưa: Cây chó đẻ răng cưa là cây thảo, cao 40cm, lá mỏng màu lục, mốc mặt dưới, mọc so le như một lá kép với nhiều lá chét. Hoa đơn, xanh nhạt, nhỏ. Quả nang hình cầu, đường kính khoảng 2mm, mọc thành hàng dọc cành nên có tên “Diệp hạ châu”, mọc dưới lá, mỗi quả có 3 mảnh vỏ, trong mỗi mảnh chứa 2 hạt nhỏ hình tam giác. Chó đẻ răng cưa mọc hoang dại khắp nơi trong các vùng, ven bờ ruộng, nương rẫy, chưa được gieo trồng. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến của cây chó đẻ răng cưa: Dùng toàn cây chó đẻ răng cưa, thu hái vào mùa hè, lúc quả xanh chắc, rửa sạch, dùng tươi giã nát vắt lấy nước cốt để uống, bã đắp vết thương hoặc phơi trong râm cho khô để dùng dần. * Công dụng, chủ trị cây chó đẻ răng cưa: Vị đắng, ngọt, mát, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm mụn nhọt, vết sưng do côn trùng đốt; lợi tiểu tiện, bảo vệ gan, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa, chữa ỉa chảy, viêm ruột. Liều dùng cây chó đẻ răng cưa: Dạng tươi 40 – 80g/ lần, dùng nhiều ngày đến khi khỏi hẳn bệnh mà không sợ bị độc. Dùng khô 40g, sắc uống ngày 3 lần. Bài thuốc có cây chó đẻ răng cưa: Chữa viêm gan cấp hoặc mãn mức độ vừa và nhẹ, xét nghiệm HbsAg (+): cây chó đẻ răng cưa 40g, chua ngút 15g, cỏ nhọ nồi 15g, nước 3 bát (600ml) sắc lấy 1 bát (200ml), chia làm 3 lần uống trong ngày, điều trị nhiều đợt đến khi khỏi bệnh. Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ răng cưa đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30-40 ngày. Khẩu phần hàng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ). 3.3 Chanh Chanh không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn chữa được một số bệnh đấy nhé! Chanh - loại trái cây rẻ tiền mà có vô cùng nhiều công dụng, đặc biệt, đây được coi là một thần dược làm đẹp của chị em. Chanh là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C - loại vitamin rất tốt cho vóc dáng và sắc đẹp của bạn. Chỉ với một trái chanh nhỏ xíu, bạn đã có thể F5 nhan sắc của mình "từ đầu đến chân". * Tác dụng của Chanh - Giảm cân Mỗi sáng bạn chỉ cần cho 2 thìa nhỏ nước cốt chanh vào trong ly nước đầy, uống lúc chưa ăn gì, dung dịch nước cốt chanh sẽ làm giảm sự hấp thụ chất béo, rất tốt cho việc giảm cân. Nên nhớ chỉ cho một chút nước cốt chanh thôi, nếu không sẽ không tốt cho dạ dày của bạn. - Tẩy da chết và làm trắng Nguyên liệu: 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mật ong, 15 giọt chanh Cách làm: Trộn đều rồi thoa vào những vết thâm đen hoặc chai sần như ở khuỷu tay, chân đều có tác dụng rất tốt, làn da bạn sẽ sáng mịn trở lại nhanh chóng. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ là bạn nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, nếu không khi bạn ra ngoài nắng, phương pháp này sẽ phản tác dụng, làm da dễ bắt nắng hơn. Ta cũng có thể pha nước cốt chanh với đường và muối, cho thêm 1 chút nước và ngâm tay hoặc chân vào, da tay da chân sẽ trở nên rất mềm mại. - Làm đẹp móng Bạn có thể sử dụng nửa quả chanh hoặc nước cốt chanh pha loãng chà lên các đầu móng tay, móng chân, phần sừng chết trên móng sẽ bay mất, để lại những chiếc móng sáng hồng. - Làm sáng da Trong quả chang có chứ một loại enzyme giúp làm sạch và tẩy những tế bào chết, vì vậy để có làn da sáng đẹp bạn hãy làm theo cách sau nhé: Cách 1: Lấy một ít phèn chua ngâm với nước cốt chanh, rồi dùng bông gòn mềm thấm đều lên mặt. Sau nửa tiếng, rửa lại với nước ấm. Cách làm này giúp cho da "dễ thở" khi phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bẩn. Cách 2: Lấy nước cốt chanh trộn với đường rồi nhẹ nhàng bôi lên khu vực bị thâm như môi, đầu gối. Lặp lại việc này hai lần/ tuần, bạn sẽ thấy vết thâm mờ đi trông thấy. [...]... vắt một trái chanh tươi vào trong 250 ml nước ấm có thêm khoảng 1 thìa muối, khuấy đều Dùng hỗn hợp này dể súc miệng 3 lần/ngày Mỗi lần súc miệng nên ngậm dung dịch trong cổ họng khoảng 1 phút để đem lại hiệu quả giảm đau 3.4 Trinh nữ hoàng cung Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc được nhân dân ta thường dùng để điều trị một số bệnh của phụ nữ rất hiệu quả, trong đó có u xơ tử cung * Sau đây là một số bài. .. trường hợp nhiễm trùng hoặc chớm viêm và dùng trong thời gian ngắn, nếu không có thể dẫn tới nguy hiểm - Giảm sốt: Có hai cách sử dụng chanh khi muốn giảm sốt Một là uống một chút nước chanh, hai là cắt chanh thành từng lát và đắp vào cơ thể, chủ yếu là xung quanh trán Bằng cách này sẽ giúp cho cơ thể toát mồ hôi và hạ sốt cho dù người bệnh bị sốt vì bất kì loại bệnh nào - Ổn định huyết áp: Do quả... lá sống đời 25g Hai vị này rửa sạch giã nhỏ, sau cho 250ml nước sôi để nguội khuấy đều, lọc lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau Ngày uống 2 lần, uống liền 2 - 3 ngày PHÀN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận Đề tài đã sưu tầm được 10 cây thuốc và các bài thuốc kèm theo được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện ………………… 2 Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu đề tài ở mức độ rộng hơn - Phát triển đề tài ở các... các tổn thương ở tế bào não Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,… 3.8 Cây Mã đề Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả... vị 2 g Sắc uống ngày một thang - Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20 g Sắc uống ngày một thang - Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1-2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm Sắc đặc, uống ngày một thang - Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8 g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12 g, cúc hoa 8 g Sắc uống ngày một thang 3.9 Cây tía tô Tía tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng... tô còn là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời * Chữa cảm lạnh Lấy vỏ một quả quýt cạo rửa sạch cùng 3 lát gừng dày và một nắm lá tía tô tươi hoặc khô cho vào nồi, thêm vào một bát nước, đun sôi kỹ, uống nóng và đắp chăn ấm * Chữa đau bụng, đầy chướng Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần * Chữa ăn phải cua độc Trong trường hợp này bệnh nhân thường bị đau bụng,... hoặc rất đắng tùy theo mùa Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây và lá ngải cứu: * Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước... tiết niệu Sau đây là một số bài thuốc cụ thể: - Lợi tiểu: Hạt mã đề 10 g, cam thảo 2 g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày - Chữa tiểu ra máu: Lá mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12 g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống - Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16 g, thạch cao 20 g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12 g; mộc thông 8 g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6 g Sắc uống ngày một thang - Chữa viêm... số bệnh của phụ nữ rất hiệu quả, trong đó có u xơ tử cung * Sau đây là một số bài thuốc đơn giản, hiệu quả từ cây trinh nữ hoàng cung: - Bài thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt: Lá trinh nữ hoàng cung thái nhỏ, sao vàng sắc uống: mỗi ngày dùng 35 lá - Bài thuốc chữa u nang buồng trứng, u xơ tử cung và u tuyến tiền liệt: Ba lá trinh nữ hoàng... định hơn - Chống trầm cảm: Uống nước chanh pha với nước vài lần trong một ngày sẽ có tác dụng làm dịu, thư giãn cơ thể, từ đó giúp làm giảm trầm cảm và giảm căng thẳng - Hạ sốt: Cảm nóng và cảm lạnh do nhiều nguyên nhân gây nên sẽ khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu, để khắc phục tình trạng này có thể dùng trái chanh như một liều thuốc hữu hiệu” - Giảm đau họng Khi bị viêm họng, cảm giác đau họng thực . lục hay nâu nhạt hay hơi đỏ tía. Lá mọc đối, phiến lá dài và hẹp cở 2.5 cm x 1.2 cm. Mép lá nguyên hay có răng cưa cạn, hai mặt lá đều có lông. Hoa mầu trắng hợp thành đầu, mọc ở kẽ lá hay. bài thuốc dân gian ở huyện ……………. 6. Giả thiết khoa học Nếu sưu tầm, hệ thống được các bài thuốc dân gian trên địa bàn sẽ là tài liệu tham khảo cho nhiều người sử dụng. 7. Thời gian và địa điểm. Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ truyền dân tộc được viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên so n trên 200 tập sách