HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN QUANG TẠI VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG Cùng với sự phát triển của thành phố mạng Viễn Thông Đà Nẵng kể từ năm 1993 đến nay đã phát triển nhanh chóng, hiện tại mạng viễn thông Đà Nẵng đã được số hoá 100% với số lượng hơn 111,624 máy điện thoại, hơn 73,014 thuê bao ADSL, khoảng hơn 2,359 đường FTTH sử dụng cho các tiệm internet và các doanh nghiệp. Với địa thế cản biển nước sâu, sân bay quốc tế, giao thông thuận lợi nối liền các khu công nghiệp nên có nhiều thuận lợi để phát triển thành một thành phố hiện đại trong tương lai. Do vậy mạng Viễn Thông Đà Nẵng đã được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội, với các loại hình dịch vụ viễn thông như: Điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, các đường FTTH, điện thoại công cộng dùng thẻ, các đường truyền số liệu và các đường truyền băng rộng.
Trang 1TẠI VIỄN THÔNG ĐÀ NẴNG 2.1 Giới thiệu mạng Viễn Thông Đà Nẵng
2.1.1 Giới thiệu chung:
Cùng với sự phát triển của thành phố mạng Viễn Thông Đà Nẵng kể từ năm 1993 đến nay đã phát triển nhanh chóng, hiện tại mạng viễn thông Đà Nẵng đã được số hoá 100% với số lượng hơn 111,624 máy điện thoại, hơn 73,014 thuê bao ADSL, khoảng hơn 2,359 đường FTTH sử dụng cho các tiệm internet và các doanh nghiệp Với địa thế cản biển nước sâu, sân bay quốc tế, giao thông thuận lợi nối liền các khu công nghiệp nên có nhiều thuận lợi để phát triển thành một thành phố hiện đại trong tương lai Do vậy mạng Viễn Thông Đà Nẵng đã được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội, với các loại hình dịch vụ viễn thông như: Điện thoại cố định, điện thoại di động, internet, các đường FTTH, điện thoại công cộng dùng thẻ, các đường truyền số liệu và các đường truyền băng rộng
3
Trang 3Nẵng được xem như một mạng lớn của khu vực miền trung và cả nước về qui mô cũng như dung lượng Đáp ứng được các nhu cầu về thông tin phục vụ cho mọi thành phần với chất lượng tốt, dịch vụ đa dạng và hoạt động ổn định 2 Công ty Điện thoại là đơn vị được Viễn thông Đà Nẵng giao trực tiếp quản lý, vận hành khai thác và bảo dưỡng toàn
bộ mạng chuyển mạch trên địa bàn toàn Thành phố Đà Nẵng Hình (1-1) cho thấy cấu trúc của mạng chuyển mạch Viễn thông Đà Nẵng
Hệ thống mạng chuyển mạch tại Viễn thông Đà Nẵng sử dụng loại tổng đài Alcatel
1000 E10 OCB 283 do Pháp sản xuất, hệ thống này hoạt động khá đồng bộ và ổn định với dung lượng máy hiện có trên mạng vào khoảng 184,638 thuê bao trên 250.000 line Cấu trúc mạng bao gồm: 2 OCB (tổng đài Host) đó là: OCB Hoà Khánh và OCB Đài Phát, được kết nối với 68 tổng đài vệ tinh (CSND) và 07 bộ truy nhập thuê bao (bộ tập trung thuê bao) và 9 bộ MXU toả khắp trên địa bàn Thành phố Tuy địa hình của Thành phố khá đa dạng, mạng viễn thông Thành phố Đà Nẵng cũng vì thế mà rất phức tạp Nhưng những vùng xa xôi hẻo lánh vẫn được đáp ứng về nhu cầu thông tin liên lạc nhờ
sự linh hoạt của loại tổng đài này Những xã vùng núi và trung du được lắp đặt các bộ truy nhập thuê bao như AN2000, V5.2, ULC đưa về trung tâm bằng cáp quang hoặc vi-ba đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân dù ở nơi xa Thành phố nhất
Mạng truyền dẫn Viễn Thông Đà Nẵng chủ yếu sử dụng cáp quang và các thiết bị SDH Với trên 400 km cáp quang và các thiết bị sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH và PDH Bao gồm:
- 3 tuyến Point - Point: Host 2/9 -CSND Tuý Loan, Host 2/9 - Miếu Bông, Host Hoà Khánh - CSND Hoà Sơn sử dụng PDH 34Mbps
- 4 tuyến PDH 34Mbps chạy song song với SDH: Host Đài Phát - Đông Tây, Host Đài Phát -Trưng Nữ Vương, Host Đài Phát -Host Hoà Khánh: 02 tuyến
- Vòng Ring 622Mbps khu vực Đài Phát, dung lượng lắp đặt 252E1 kết nối tổng đài Host với 11 tổng đài vệ tinh, bao gồm Ngô Gia Tự, Đông Tây, Trưng Nữ Vương, Trần Quốc Toản, 47 Trần Phú, Thuận Phước, Ông Ích Khiêm, Trần Cao Vân, Vĩnh Trung, Trạm HTC và Trạm VMS
3
Trang 4tổng đài Host với 08 tổng đài vệ tinh bao gồm Xuân Thiều, Liên Chiểu, Thanh Vinh, Phước Tường, Đà Nẵng 2, Hải Phòng, Phú Lộc, Hoà Minh
- Vòng Ring 622Mbps khu vực CSND 2/9 dung lượng lắp đặt 126E1 kết nối tổng đài Host với 09 tổng đài vệ tinh bao gồm Hoà Cường, Duy Tân, Hoà Cầm, Tuý Loan, Hoà Khương, Hoà Tiến, Miếu Bông, Cẩm Lệ, Khuê Trung
- Vòng Ring 622Mbps khu vực CSND Bắc Mỹ An dung lượng lắp đặt 126E1 kết nối tổng đài Host với 06 tổng đài vệ tinh Hòa Quý, Non Nước, Sơn Trà, Mân Thái,
An Đồn, An Trung
- Ngoài ra dự phòng mạng truyền dẫn còn sử dụng hệ thống ViBa gồm:
- Hệ thống ViBa CTR 210 và DM 1000 dự phòng luân phiên được sử dụng và lắp đặt tại các điểm Miếu Bông, Hoà Cầm để dự phòng cho cáp quang và tăng luồng tại các điểm trên trong thời gian chờ tăng dung lượng quang
- Với năng lực mạng truyền dẫn như trên, Viễn Thông Đà Nẵng không những đáp ứng được nhu cầu phát triển mạng của đơn vị mà còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng luồng E1 của khách hàng, các đường truyền số liệu, thuê kênh riêng
2.3 Thiết bị được sử dụng trong mạng truyền dẫn Viễn thông Đà Nẵng
Trên mạng truyền dẫn của Viễn Thông Đà Nẵng hiện có ba loại thiết bị truyền dẫn
đó là: Thiết bị sử dụng công nghệ truyền dẫn SDH, thiết bị sử dụng công nghệ truyền dẫn PDH và thiết bị truyền dẫn vô tuyến ViBa
2.3.1 Thiết bị SDH
Hiện nay trên mạng truyền dẫn Viễn Thông Đà Nẵng đa số được thiết kế theo mạng Ring nhằm tăng khả năng bảo vệ, do đó các thiết bi SDH chính là các thiết bị xen rẽ ADM, trên mạng lưới hiện có:
- 09 trạm truyền dẫn sử dụng thiết bị SDH FLX 150/600 Trong đó có 2 trạm Master, dung lượng mỗi trạm Master là 63E1 Số luồng trang bị cho mỗi trạm là 21E1
- 20 trạm sử dụng thiết bị truyền dẫn SDH FLX600/600A Trong đó có 02 trạm Master, dung lượng lắp đặt mỗi trạm Master như sau:
3
Trang 5+ ADM4 Hoà Khánh : 226 E1
2.3.2 Thiết bị PDH
Đây là hệ thống truyền dẫn của Đà Nẵng trong những năm trước, sau khi lắp đặt hệ thống truyền dẫn công nghệ SDH thì hệ thống PDH chỉ dùng để phục vụ cho những tổng đài ở xa, chưa có điều kiện phát triển SDH và dùng để dự phòng, hiện nay trên mạng truyền dẫn Viễn Thông Đà Nẵng có:
- 08 trạm truyền dẫn PDH 34Mbps điểm - điểm
- Tổng dung lượng là 84 luồng E1
- Thiết bị của hãng Alcatel
2.3.3 Đồng bộ trong mạng viễn thông Đà Nẵng
Các tổng đài trong mạng Viễn Thông Đà Nẵng có khả năng tự động đồng bộ, đồng
bộ ngoài bằng tín hiệu 2MHz (G703.10) hoặc 2Mbps (G703.8)
CLK In
Đến các trạm khácHình 2.1 Sơ đồ tiếp nhận đồng bộ của tổng đài E10
Trang 6ĐÀ NẴNG 2
HOST ĐÀI PHÁT
CSND BẮC
KHÁNH
CSND 2/9
RING 3 ALCATEL OCB ĐÀI PHÁT
MS_SPRING _2F
RING 2 ALCATEL OCB ĐÀI PHÁT
MS_SPRING _2F
RING 6B ALCATEL OCB HÒA KHÁNH
ADM16 ADM64
ADM16
ADM16 ADM16
ALCATEL1660SM
45 TRẦN PHÚ
ALCATEL1660SM ĐÔNG TÂY
ALCATEL1660SM TRẦN QUỐC TOẢN
ALCATEL1660SM NGÔ GIA TỰ
ALCATEL1660SM TRƯNG NỮ VƯƠNG
ALCATEL1660SM ANTRUNG
ALCATEL1660SM PHƯỚC TƯỜNG
ALCATEL1660SM
AN ĐỒN
ALCATEL1660SM THANH LỘC ĐÁN
ALCATEL1660SM PHƯỚC MỸ
ALCATEL1660SM
AN KHÊ
ALCATEL1660SM PHÚ LỘC ALCATEL1660SM
HÒA MINH
RING LIÊN ĐÀI ALCATEL
a
ALCATEL 1662SMC
ALCATEL 1662SMC
ALCATEL 1662SMC ALCATEL
1662SMC
ALCATEL R2 1660SM
ALCATEL R3 1660SM
ALCATEL RLH 1660SM
ALCATEL RLH 1660SM
ALCATEL RLH 1660SM
ALCATEL RLH 1660SM
ALCATEL R6B 1660SM
ALCATEL R5B 1660SM
ADM16
MS_SPRING _2F
ADM16
ADM16 ADM16
ALCATEL1660SM VMS_40LELOI
RING 1 ALCATEL VMS_HTC
MS_SPRING _2F
MSP MSP
Trang 7Mạng cáp quang 10Gbps, thiết bị truyền dẫn và quản lý của Alcatel, sử dụng công nghệ ghép kênh SDH đang được lắp đặt thành những mạch vòng Ring tại Viễn thông Thành phố Đà Nẵng và do Công ty Điện thoại quản lý Mỗi Ring 10Gbps được thiết kế để có thể xen rớt các luồng 2Mbps, 34Mbps, 140Mbps, 155Mbps…
Các hệ thống quản lý và sử dụng trong mạng là:
Hệ thống truyền dẫn :
-1662SMC (STM-16 Synchronous Mutiplexr Compact)
-1660SM (STM-1/4/16/64 Mutil-service Core Node)
Hệ thống quản lý:
- 1320CT (Equipment Craft Terminal for SDH and DWDM network element)
- 1353&1354 (Element Manager for SDH and Optical networks)
Mạng cáp quang 10Gbps của Viễn thông Đà Nẵng được lắp đặt gồm 01 vòng Ring liên Host và 05 vòng Ring khu vực Vòng Ring liên Host bao gồm các nút mạng Đài Phát, Hòa Khánh, Đài 2/9, Bắc Mỹ An sử dụng 04 thiết bị 1660SM và
04 thiết bị 1662SMC liên kết với nhau Thiết bị 1660SM kết hợp với thiết bị 1662SMC tạo nên những mạng truyền dẫn SDH theo khuyến nghị G707 của ITU-
T cho phép xen rớt các tín hiệu E1, E3 và tín hiệu STM_1
05 vòng Ring khu vực đều sử dụng thiết bị 1660SM bao gồm các nút mạng:Ring khu vực 1 : Đài Phát 1_HTC_VMS
Ring khu vực 2: Đài Phát 2, Thuận Phước, Trần Cao Vân, 45 Trần Phú, Ông Ích Khiêm, TT Thương Nghiệp
Ring khu vực 3: Đài Phát 3, Ngô Gia Tự, Trần Quốc Toản, Trưng Nữ Vương, Đông Tây
Trang 8Ring khu vực 5B: Bắc Mỹ An, An Trung, An Đồn, Mân Thái, Phước Mỹ, Sơn Trà.
Ring khu vực 6B: Hịa Khánh, Phước Tường, An Khê, Hải Phịng, Đà Nẵng
2, Phú Lộc, Thanh Lộc Đán, Hịa Minh
Cơ chế bảo vệ sử dụng trong mạng hiện nay là :
♦ MS_SPRing 2Fiber : dùng trong vịng Ring gồm các Node 1660SM
♦ MSP : dùng giữa 2 Node 1660SM và 1662SMC
2.4 Giới thiệu thiết bị trong mạng 10Gbps đang sử dụng tại Viễn thơng Đà Nẵng
2.4.1 Thiết bị 1660SM
2.4.1.1 Giới thiệu chung:
SDH (Đồng bộ số phân cấp) hiện nay là cơng nghệ truyền dẫn nổi trội trong các mạng đơ thị và mạng lõi Cùng với nhu cầu địi hỏi khơng ngừng của truyền thơng tốc độ cao, Alcatel đề cao tầm quan trọng của các thiết bị truyền dẫn quang với các chức năng như hội tụ, chuyển mạch và chuyển tiếp lưu lượng, đem đến cho ngành viễn thơng và nhà cung cấp dịch vụ một giải pháp để xây dựng các mạng quang thơng minh tích hợp những khả năng TDM và Packet đáp ứng được
sự cạnh tranh mới và những lợi ích phát sinh truyền thống
1660SM hỗ trợ các cơ chế bảo vệ: Bảo vệ đoạn ghép kênh tuyến tính (MSP), bảo vệ tuyến (SNCP) và bảo vệ MS-SPRing Thiết bị cĩ thể được cấu hình như một bộ ghép kênh Hub (dùng trong cấu hình star), bộ Add/Drop hay bộ đấu chéo tại chỗ để sử dụng trong mạng tuyến tính, rings, mesh
Thiết kế của Alcatel 1660SM tích hợp cơng nghệ quang chuyển mạch dữ liệu cho các giải pháp tối ưu về mạng đơ thị, là 1 phần của dịng sản phẩm truyền dẫn OMSN (Optical Multi-Service Node)
Trang 9- Trên các đường trục liên vùng.
- Sử dụng trong cấu hình điểm-điểm với chức năng drop/insert và với các trạm lặp
- Sử dụng làm cổng kết nối quốc tế hay làm ranh giới giữa các mạng
- Trong các ứng dụng đòi hỏi truyền ở khoảng cách cực xa, có sử dụng các
bộ khuếch đại
2.4.1.3 Mô tả thiết bị
1660 SM là thiết bị truyền dẫn đa phương tiện STM-1/4/16/64, đấu chéo các tín hiệu PDH và SDH ở các mức khác nhau cũng như các luồng dữ liệu dạng gói Thiết bị có thể hoạt động như một thiết bị đầu cuối hoặc như một bộ ghép kênh Add/Drop
Cấu trúc ghép kênh SDH và sơ đồ khối và của thiết bị 1660SM được thể hiện
ở hình 3.2 và 3.3 :
Hình 2.2 : Cấu trúc ghép kênh SDH của 1660SM
Trang 101660SM có cấu trúc điều khiển tập trung, do đó hạn chế được việc sử dụng
bộ vi xử lý và phần mềm trên card điều khiển, card ma trận cũng như card chuyển mạch ATM và card chuyển mạch Ethernet Các card lưu lượng không có vi xử lý trên bo mạch và được sử dụng chung cho các thiết bị truyền dẫn cùng họ của Alcatel
Cổng lưu lượng của 1660 SM có thể là PDH hoặc SDH Tất cả các cổng lưu lượng đều có thể được bảo vệ theo cấu hình N+1 Phụ thuộc vào cấu trúc mạng sử dụng, 1660SM có thể thực hiện bảo vệ MSP theo cơ chế đơn hướng hay song hướng trên các giao diện STM-n Chức năng bảo vệ SNCP là chức năng có sẵn của 1660 SM gồm bảo vệ theo cơ chế SNCP-I hay SNCP-N ở tất cả các mức VCi
Hình 2.3 : Sơ đồ khối chức năng của thiết bị 1660SM
Trang 11Các cổng SDH sử dụng trong cơ chế bảo vệ MSP hay SNCP được lựa chọn linh hoạt thông qua phần mềm quản lý thiết bị tại chỗ hay từ xa tương ứng với vị trí của các cổng này trên shelf 1660 SM cũng có thể quản lý multiple 2 fibres MS-Spring ở tốc độ 2.5G và 10G
Các giao diện quang long-haul và short-haul được hỗ trợ trên các giao diện STM-1, STM-4 và STM-16, STM-64 Hơn thế nữa, các giao diện này cũng hoạt động được với các bộ khuyếch đại khi cần truyền dẫn ở khoảng cách rất xa
Các giao diện STM-1 và STM-16 cũng có thể thực hiện truyền dẫn song hướng trên một sợi quang đơn, nguyên tắc hoạt động của sợi quang này tương tự như bộ phận chia/kết hợp bên ngồi Giao thức phần mềm giữa hai node đầu cuối
sẽ phát ra cảnh báo LOS khi phát hiện sợi quang bị đứt
Các kênh nghiệp vụ, theo chuẩn SDH được hỗ trợ cho các dịch vụ phụ trợ Một kênh EOW với báo hiệu DTMF được sử dụng trong quá trình bảo dưỡng thiết bị
Khối tạo ra tín hiệu đồng bộ, được tích hợp trong card ma trận SDH, thực hiện đồng bộ cho 1660 SM và cung cấp tín hiệu đồng bộ cho các thiết bị bên ngoài Tín hiệu đồng bộ có thể được lấy từ 1 nguồn đồng bộ 2MHz / 2Mb/s bên ngoài, hoặc từ bất kỳ cổng STM-N, cổng 2Mb/s nào hay từ nguồn dao động nội bên trong Cơ chế lựa chọn nguồn đồng bộ SSM(Synchronisation Status Message) và lựa chọn theo thứ tự mức ưu tiên cũng được hỗ trợ
Khối điều khiển thiết bị thực hiện chức năng điều khiển thiết bị bao gồm cấu hình, thu thập cảnh báo, theo dõi trạng thái và dữ liệu của thiết bị Tiện ích download phần mềm (tại chỗ và từ xa) cũng được hỗ trợ để cập nhật phần mềm mới nhất cho khối điều khiển
Thiết bị có thể được quản lý qua giao thức CMISE Craft Terminal bởi 1 máy tính cá nhân gắn vào giao diện F(RS232) hoặc thông qua hệ thống quản lý mạng OMSN (Network Managerment System) bằng giao diện Q(RJ45) Và 1660SM có
Trang 12thể hoạt động như một thiết bị trung gian để các NE trong dòng thiết bị truyền dẫn của Alcatel có thể truy cập thông qua giao diện Q2/RQ2 (bằng dây mạng nối giữa
2 vòng ring)
Bằng cách này, 1660 SM có thể dễ dàng gửi và nhận các thông tin về cảnh báo, cấu hình hệ thống, xử lý tới mạng quản lý tập trung TMN sử dụng chuẩn SDH DCC
2.4.1.4 Cấu hình vật lý thiết bị 1660SM
- Cấu trúc cơ khí của 1660SM được thiết kế dựa trên chuẩn rack 19 inch và
hỗ trợ EMI/EMC bảo đảm chống lại điện từ trường tuân theo tiêu chuẩn của ETSI
- Kích thước vật lý của shelf 1660 SM là: 482mm×650mm×250mm(W×H×D)
- Các card được lắp trên shelf có kích thước: 265mm×213mm và 256mm x 88mm (H×D)
Hình 2.4 : Cấu trúc vật lý của 1660SM
Trang 13Hình 2.4 thể hiện cấu trúc vật lý tổng thể của 1660 SM Khung giá được chia làm 2 phần : Phần trên là vùng access, phần dưới là vùng traffic và vùng điều khiển
Vùng access (bao gồm 21 slot), chứa các card truy xuất (access card) cung cấp các giao tiếp vật lý, các card có chức năng chung: Cấp nguồn và các dịch vụ khác , các slot đó dùng để cài các card như sau:
+ 1 slot khe thứ 11 dành cho card SERVICE, trên card này có các giao diện
AUX, EOW, cổng đồng bộ I/O 2MHz hoặc 2Mb/s
+ 2 slot dành cho card nguồn (ký hiệu là CONGIA và CONGIB), trên các card này có các giao diện QB3 Int, housekeeping + remote alarm, Q2/RQ2
+ 18 slot dành cho các card access Các slot này có thể cài các card access sau:
- Card access 21×2Mb/s(giao diện cổng 75 ohm hoặc 120 ohm)
- Card access 12×STM-1 quang
- Card access 14×Ethernet 10/100
Trang 14- Card access 4×1000 LX/SX
- Card access 16×10/100 Ethernet ISA-PR (rộng 2 slot)
- Card access 4×Ethernet 1000 ISA-PR (rộng 2 slot)
- Card quang booster (độ rộng 2slot)
- Card quang khuyếch đại (độ rộng 2 slot)
- Card MUX/DEMUX sử dụng cho ứng dụng CWDM
- OADM module sử dụng cho ứng dụng CWDM
Vùng Basic (ở dưới) chứa các card xử lý lưu lượng (port card), các card có chức năng chung : Điều khiển, đồng bộ hoá, kết nối chéo (bao gồm 20 slot) có thể gồm các card sau :
+ Lên tới 2 slot dành cho card ma trận chuyển mạch (card Matrix A, B)
+ 1 sot dành cho card điều khiển thiết bị (card EQC)
+ 17 slot còn lại có thể dùng cho các card sau:
- Card 63×2Mb/s
- Card 3×34/45Mb/s
- Card 4×140Mbps/STM-1e
- Card 4×STM-1e giao diện điện
- Card 4×STM-1e/o biến đổi điện/quang
- Card 1×STM-4o giao diện quang
- Card 4×STM-1o giao diện quang
- Card 4×STM-4o giao diện quang
- Card 4×STM-1/4 SFP
- Card 1×STM-16o giao diện quang (độ rộng 2 slot)
Trang 15- Card 1×STM-16o giao diện quang slim (độ rộng 1 slot)
- Card 1×STM-64o giao diện quang
- Card ISA-Ethernet 11×10/100 Base T
- Card ISA-Gigabit Ethernet 4×1000 SX/LX
- Card ISA-Ethernet Switch ES1/4/16
- Card ISA ATM
- Card ISA PR-EA
- Card ISA-PR
- Card STM-16 (ứng dụng cho CWDM)
- Card 4×ANY
- Card 4×OC3 với bộ convert AU3/TU3
2.4.1.5 Các khối chức năng của thiết bị 1660SM
• Khối điều khiển
Khối điều khiển thực hiện chức năng quản lý (SEMF: Synchronous Equipment Management Function) theo chuẩn G.783 của ITU-T Khối này kết nối với các hệ thống quản lý bên ngoài thông qua chuẩn giao diện QB3 CMIP Mô hình quản lý được tuân theo chuẩn G.774 của ITU-T Điều khiển thiết bị thông qua giao diện đầu cuối truy cập nhân công “Local Craft Terminal” cũng dựa trên giao diện tương tự
1660SM có cấu trúc điều khiển tập trung, dựa trên mô hình 2 mức:
- Equipment Controller (EC), quản lý kênh DCC, giao diện CT/OS và quản
lý dữ liệu cơ sở
- Shelf Controller (SC), quản lý các cảnh báo, thực hiện giám sát, theo dõi và bảo vệ thiết bị
Trang 16Hình 2.5 Card EQC
2 vi xử lý được sử dụng tương ứng với 2 chức năng điều khiển EC và SC
Bộ vi xử lý EC được tích hợp trên card điều khiển thiết bị (Equipment Controller unit) trong khi bộ vi xử lý SC được tích hợp trong card ma trận chuyển mạch SDH Chúng truyền tín hiệu thông qua bus ISSB (Intra Shelf
Serial Bus) Vi xử lý SC thực hiện các chức năng SDH, thu
thập dữ liệu (cảnh báo, thông tin theo dõi) và cấu hình thiết bị
thông qua các bus song song (ISPB: Intra Shelf Parallel Bus)
trên backplane của 1660SM Chức năng truyền thông các bản
tin (MCF: Message Communication Function) được thực hiện
thông qua khối EC, khối này có thể quản lý 32 kênh DCC
Việc lựa chọn các cổng STM-n và kênh DCCm hoặc kênh
DCCr thông qua giao diện đầu cuối truy cập nhân công ”Local
Craft Terminal”
Quá trình lưu trữ cơ sở dữ liệu về cấu hình và download
phần mềm được thực hiện bằng cách thay đổi Card Flash
PCMCIA.(Thẻ ATA nằm trong card EQC)
Khối EC cũng thực hiện chức năng như một phương tiện
trung gian để kết nối với các thiết bị quản lý Alcatel khác
thông qua giao diện Q2/RQ2 Thông tin quản lý được xử lý
thông qua giao diện Q2/RQ2 và ghép vào kênh DCC truyền
lên đường truyền SDH để đưa tới hệ thống quản lý tập trung
TMN
Khi ma trận chuyển mạch SDH được bảo vệ trong cấu
hình 1+1 thì chức năng SC cũng được bảo vệ Trong trường
hợp khối EC bị lỗi thì vẫn không ảnh hưởng đến lưu lượng cũng như không có tự động chuyển mạch bảo vệ xảy ra, vì lưu lượng được quản lý bởi khối SC của ma trận chuyển mạch SDH
Trang 17Hình bên là card điều khiển EQC, được cài ở slot 22 trên subrack của 1660SM
Chú thích:
(1): Nút reset card
(2): Giao diện quản lý NE tại chỗ (RS232)
(3): Được sử dụng bởi nhà sản xuất (RJ45)
(4): Đèn LED (đỏ) - Cảnh báo Urgent trên thiết bị (Critical hoặc Major)
(5): Đèn LED (đỏ) - Cảnh báo Not Urgent trên thiết bị (Minor)
(6): Đèn LED (vàng) - Lưu trữ cảnh báo (Attended)
(7): Đèn LED (vàng) - Điều kiện bất thường
(8): Đèn LED (vàng) - Cảnh báo Indicatve (Warring)
(9): Nút kiểm tra đèn trên card
(10): Nút lưu trữ cảnh
(11): Đèn LED (xanh): Card đang hoạt động
(12): Đèn LED hai màu:
+ Màu đỏ: Card lỗi+ Màu xanh: Card hoạt động tốt
• Khối kênh nghiệp vụ
Chuẩn SDH cho phép hỗ trợ các kênh nghiệp vụ thông qua các bytes mào đầu đoạn (SOH) và mào đầu tuyến (POH) của các khung đồng bộ Các bytes này được sử dụng để căn chỉnh từ, kiểm tra chẵn lẻ, vận hành quản lý mạng, thực hiện theo dõi trong khung SDH 1 số kênh dữ liệu và kênh nghiệp vụ có sẵn để sử dụng Các bytes mào đầu quản lý bởi 1660 SM được liệt kê ở bảng 3.1, bảng 3.2, bảng 3.3 và bảng 3.4
Trang 18
Bảng 2.4
Bảng 2.2 Bảng 2.1
Bảng 2.3