Nội dung và các tiêu trí đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 71 - 73)

- Chức năng quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Khái niệm về

1.6.2.Nội dung và các tiêu trí đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1.6.2.Nội dung và các tiêu trí đánh giá công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

nguồn nhân lực.

1.6.2.1.Nội dung đánh giá.

Đánh giá công tác đào tạo là quá trình bao gồm việc xem xét đánh giá cả ba mặt đầu vào, quá trình và đầu ra, thể hiện trong sơ đồ sau (hình 1.5)

HÌNH 1-5: NỘI DUNG VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ..

Đầu vào bao hàm các yếu tố liên quan đến mục tiêu đào tạo, đối tượng người học; chất lượng đội ngũ giảng viên như trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm đào tạo, sự phát triển đội ngũ; các yếu tố liên quan đến tài chính như cơ sở vật chất thiết bị xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, lớp học đặc biệt là thư viện; các yếu tố liên quan đến quản lý như việc lập kế hoạch cho các khoá đào tạo, quản lý phân công bố trí nhân lực phục vụ, giảng dạy...

Quá trình bao hàm quá trình tổ chức thực hiện công tác đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, phương pháp dạy học, truyền đạt kiến thức bài giảng và tổ chức học tập là nội dung chính của yếu tố quá trình.

Đầu vào Quá trình Đầu ra

* Mục tiêu đào tạo * Đối tượng đầu vào * Đội ngũ CB, GV * Tài chính

* CSVCKT dạy học * Hệ thống quản lý đào tạo

* Giáo trình và tài liệu tham khảo.

* Nội dung, phương pháp giảng dạy môn học *Giảng dạy của giáo viên. * Học tập của học sinh * NCKH của CB, GV và học viên * Kết quả học tập (chất lượng).

* Hiệu quả và hiệu suất đào tạo. * Kiến thức kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. * Thích ứng thị trường lao động. * Kết quả NCKH và chuyển giao công nghệ. * Hiệu quả về chi phí đào tạo.

Việc thường xuyên cập nhật kiến thức mới, tìm hiểu những vướng mắc trong thực tế sản xuất để kịp thời giải quyết, phổ biến trong ngành là vô cùng cần thiết. Những khó khăn trong học tập của người học, các vấn đề sư phạm xuất hiện trong quá trình đào tạo, những tập tục văn hoá là những thiếu thốn nguồn lực phải thường xuyên xem xét, giải quyết kịp thời.

Đầu ra bao gồm chất lượng kết quả học tập đó là kết quả thi cử; hiệu quả và hiệu suất đào tạo đó là kết quả mang lại cho doanh nghiệp sau đào tạo là việc áp dụng thành công những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, kiến thức kỹ năng người lao động được nâng lên, sự thích ứng với điều kiện làm việc mới của người lao động tốt hơn; hiệu suất đào tạo ý muốn nói đến hiệu suất đầu tư giữa chi phí đào tạo trên lợi ích mang lại từ đào tạo, người lao động sau khi đào tạo làm việc tốt hơn, ý thức trách nhiệm tốt hơn, làm việc tăng năng suất lao động đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP (Trang 71 - 73)