- Chức năng quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Khái niệm về
VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.4.1.2 Môi trường vi mô.
Trong phân tích về chiến lược nói chung, môi trường vi mô được xem xét bởi 5 lực lượng cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, quyền lực nhà cung cấp, quyền lực người mua, áp lực của sản phẩm thay thế và áp lực từ đối thủ tiềm tàng.
Riêng đối với đào tạo nguồn nhân lực có 3 yếu tố trong môi trường vi mô được xem là có ảnh hưởng rõ nhất đến công tác đào tạo nguồn nhân lực là sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại, yếu tố khách hàng và yếu tố nhà cung cấp.
Trước hết yếu tố về đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp và tổ chức không chỉ cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà còn cạnh tranh cả về nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Để tồn tại và phát triển, không còn con đường nào khác là thực hiện đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, vì nguồn nhân lực tốt là nguồn gốc cho mọi thành công trong hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức, nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất trong tổ chức.
Khi đã coi là tài nguyên quý giá nhất, các tổ chức phải giữ gìn, duy trì và phát triển nguồn tài nguyên đó. Để thực hiện được việc này, các tổ chức phải có các chính sách nhân lực hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên, tặng thưởng hợp lý, phải tạo ra bầu không khí doanh nghiệp gắn bó... Ngoài ra tổ chức phải có một chế độ chính sách lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc và cải tiến các chế độ phúc lợi. Nếu không thực hiện được tổ chức có thể mất đi các nhân tài về các đối thủ cạnh tranh có thể có các chính sách đãi ngộ thích hợp và thu hút nhân tài của tổ chức. Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần tuý là vấn đề lương bổng, phúc lợi mà nó còn tổng hợp nhiều vấn đề khác như điều kiện được đào tạo nâng cao trình độ, điều kiện thăng tiến, bầu không khi – văn hoá doanh nghiệp, niềm tự hào, tự tôn của cá nhân người lao động trong doanh nghiệp...
Yếu tố thứ hai là khách hàng: Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi vậy mới có câu “Khách hàng là thượng đế” Khách hàng là đối tượng sẽ mua và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, là một phần của yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào công tác định hướng đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức. Doanh số là một trong những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp
phải bảo đảm rằng nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Chất lượng của hàng hoá hoặc dịch vụ rất quan trọng đối với khách hàng. Nhà quản lý phải đào tạo nhận thức làm cho nhân viên của mình hiểu rằng không có khách hàng thì không có doanh nghiệp và họ không còn cơ hội để làm việc nữa nếu doanh nghiệp không còn tồn tại, hoặc phải cho họ hiểu là doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.
Sự thay đổi về thị hiếu của khách hàng đòi hỏi Doanh nghiệp phải có sự đa dạng về hàng hoá, dịch vụ... Để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nhà quản trị phải biết định hướng đào tạo nhân viên, bố trí, biên chế lao động cho phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, có các chính sách ưu đãi hợp lý khi nhân viên làm tốt, phải có những lớp học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để giúp nhân viên phục vụ khách hàng tốt hơn, nhất là những nhân viên thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng...
Ví dụ: Ngành điện trước đây là một ngành kinh doanh thuộc quyền do Nhà nước quản lý không có sự cạnh tranh do đó việc quan tâm đến thị hiếu của khách hàng chưa được đề cao; đến nay nhưng trước nhu cầu của sự phát triển của đất nước, chúng ta đã từng bước thị trường hoá trong lĩnh vực kinh doanh điện, Nhà nước cho phép cạnh tranh đầu tư sản xuất kinh doanh điện và đã tạo ra thị trường bán nguồn điện cạnh tranh; đặc biệt đến nay ngành điện tham gia kinh doanh viễn thông là lĩnh vực kinh doanh trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo do đó việc quan tâm đến khách hàng được đặt lên hàng đầu đó là thị hiếu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ... do đó mục tiêu của Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thay đổi.
Ảnh hưởng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn có yếu tố: Nhà cung cấp nguồn nhân lực (Nhà trường):
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vấn đề cần quan tâm không chỉ là hoạt động sản xuất – kinh doanh diễn ra như thế nào, hiệu quả đến đâu... mà điều quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ra sao.
Vì sao các doanh nghiệp lại quan tâm đến điều này ?
Vì chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực bắt nguồn từ chính các nhà cung cấp của doanh nghiệp.
Đối với Việt nam hiện nay, các trường học hoàn toàn có khả năng cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ phù hợp với hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế hiện nay đối với các nhà cung cấp này là do số người có trình độ chuyên môn và khoa học, tính từ công nhân kỹ thuật đến tiến sỹ khoa học so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế thế giới còn chiếm tỷ lệ thấp, số này mới chiếm hơn 19%, còn lại hơn 80% là chưa qua đào tạo. Trong số được đào tạo nâng cao trình độ thì những người có trình độ sơ cấp lại chiếm tỷ lệ thấp.
Mặt khác, chất lượng đào tạo của các trường học còn phải cố gắng nhiều về các phương diện như kiến thức khoa học, năng lực thực hành nghề, phương pháp tư duy sáng tạo, khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại... Và điều quan trọng hơn cả chính là cơ cấu đào tạo còn chưa hợp lý so với yêu cầu của sản xuất, của sự phát triển kinh tế – xã hội giữa công nhân, trung học chuyên nghiệp, và cao đẳng, đại học, sau đại học. Vì những điều đó nên khi sử dụng nhân lực doanh nghiệp cũng đã gặp không ít khó khăn do có những nhân lực không còn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất – kinh doanh nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giải quyết nguồn nhân lực dôi dư.
Công tác đào tạo theo địa chỉ, tức là đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay các doanh nghiệp đã bước đầu thực hiện, nhưng do số lượng
CB CNV được cử đi đào tạo còn ít nên hầu hết phải học kèm vào các khoá đào tạo của Nhà trường, do đó vừa học vừa làm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.