1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thông tin thực hành của sinh viên BM Ngoại

10 299 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 108,5 KB

Nội dung

THÔNG TIN VỀ THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC BỘ MÔN NGOẠI NỘI DUNG MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA CỦA BỘ MÔN NGOẠI CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 2 CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 3 CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 6 MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA Khoa Y – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đào tạo bác sỹ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, có kiến thức y học cơ sở vững chắc; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA 11. VỀ THÁI ĐỘ 1.1 Tận tuỵ với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. 1.2 Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. 1.3 Khiêm tốn học tập vươn lên. 1.4 Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền. 22. VỀ KIẾN THỨC Trình bày và áp dụng được: 12.1 Những quy luật cơ bản về: - Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. - Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. 22.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. 32.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 42.4 Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. 33. VỀ KỸ NĂNG: 3.1 Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 3.2 Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường sức khoẻ. 3.3 Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường. 3.4 Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa. 3.5 Thực hiện được một số xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng. 3.6 Chỉ định đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường. 3.7 Phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương công tác 3.8 Đề xuất các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và tham gia tổ chức phòng chống dịch. 3.9 Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh. 3.10 Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA CỦA BỘ MÔN NGOẠI Bộ môn Ngoại tham gia với nhà trường để đào tạo sinh viên y khoa qua các nội dung: 41. VỀ THÁI ĐỘ 1.2 Tôn trọng và coi trọng việc hợp tác với đồng nghiệp, với tập thể tham gia cuộc mổ; từ khâu chuẩn bị trước mổ, trong mổ, sớm sau mổ và sau khi xuất viện. 1.3 Khiêm tốn học tập vươn lên, ý thức tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. 52. VỀ KIẾN THỨC Trình bày và áp dụng được: 52.1 Những quy luật cơ bản về: - Cấu tạo, hoạt động và chức năng của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý ngoại khoa thường gặp. - Sự tác động qua lại giữa môi trường sống và sức khoẻ con người, các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ. 62.2 Những nguyên tắc cơ bản về chẩn đoán các bệnh ngoại khoa thường gặp, cấp cứu ban đầu những bệnh ngoại khoa thường gặp và phòng ngừa biến chứng của bệnh và biến chứng sau mổ. 72.3 Luật pháp, chính sách của Nhà nước về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 82.4 Phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. 63. VỀ KỸ NĂNG: 3.1 Thực hiện được công tác tư vấn trước và sau mổ, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. 3.2 Đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp để chăm sóc, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. 3.3 Chẩn đoán và xử lý các bệnh thông thường và các trường hợp cấp cứu thông thường. 3.6 Chỉ định, đánh giá được kết quả của một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường. 3.7 Phát hiện sớm các bệnh ngoại khoa. 3.10 Sử dụng tối thiểu một ngoại ngữ để đọc và hiểu được tài liệu chuyên môn. CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 2 Chương trình thực hành ngoại khoa có thể có những thay đổi tùy điều kiện cụ thể của từng tổ bộ môn ngoại. I. Mục đích: chương trình thực hành lâm sàng Ngoại tổng quát của sinh viên năm thứ hai nhằm rèn luyện kỹ năng về chăm sóc điều dưỡng người bệnh ngoại khoa. II. Mục tiêu: 1. Thực hành việc Chăm sóc trước và sau mổ người bệnh được phẫu thuật. 2. Thực hành các kỹ năng điều dưỡng: – Nhận bệnh – Chuẩn bị trước mổ – Vô khuẩn – Theo dõi dấu sinh hiệu – Săn sóc bệnh nhân sau mổ – Chích thuốc – Thay băng – Truyền dịch III. Tổ chức thực hiện  Buổi sáng – Nhận bệnh nhập viện, nhập khoa – Đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm – Chuẩn bị người bệnh trước mổ – Theo dõi bệnh nhân trong khoa – Thăm khám và theo dõi bệnh nhân sau mổ và bệnh nhân điều trị trong khoa – Công tác chăm sóc của điều dưỡng: Thay băng, Chích thuốc, Truyền dịch, Đặt thông, Theo dõi  Buổi chiều – Học lý thuyết ở trường – Chiều tối và ngày cuối tuần vào chăm sóc người bệnh  Sinh viên đi theo Điều dưỡng để kiến tập và được hướng dẫn thực hiện.  Kiểm tra hiện diện: vào thời điểm bất kỳ trong buổi sáng.  Bảng chỉ tiêu thực hành Chỉ tiêu thực hành Họ Tên bệnh nhân Chẩn đoán Ngày thực hiện chỉ tiêu Chữ ký xác nhận của Điều dưỡng Nhận xét của Điều dưỡng Nhận bệnh Chuẩn bị trước mổ Săn sóc bệnh nhân sau mổ Theo dõi dấu sinh tồn Truyền dịch Thay băng Thông tiểu Nuối ăn qua ống * Rửa tay * Mang găng vô khuẩn ** Tiêm thuốc ** Xoay trở người bệnh  Chỉ tiêu thực hành Nhận bệnh 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Chuẩn bị trước mổ 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Săn sóc bệnh nhân sau mổ 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Theo dõi dấu sinh tồn 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Truyền dịch 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Thay băng 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Thông tiểu 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) Nuôi ăn qua ống 1 chỉ tiêu (trong 2 tuần thực hành) * Rửa tay chỉ tiêu thực hành thứ 1 khi thi cuối đợt * Mang găng vô khuẩn chỉ tiêu thực hành thứ 1 khi thi cuối đợt ** Tiêm thuốc chỉ tiêu thực hành thứ 2 khi thi cuối đợt ** Xoay trở người bệnh chỉ tiêu thực hành thứ 2 khi thi cuối đợt IV. Đánh giá Điểm thi cuối đợt thực tập được chấm điểm khi sinh viên thực hiện chăm sóc người bệnh theo yêu cầu của giảng viên. V. Tài liệu tham khảo Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 3 Chương trình thực hành ngoại khoa có thể có những thay đổi tùy điều kiện cụ thể của từng tổ bộ môn ngoại. I. Mục đích: chương trình thực hành lâm sàng Ngoại tổng quát của sinh viên năm thứ ba nhằm rèn luyện kỹ năng về chẩn đoán của các bệnh ngoại khoa và chấn thương, rèn luyện kỹ năng chăm sóc người bệnh. II. Mục tiêu: 1. Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng được 15 bệnh ngoại khoa và 15 bệnh cảnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp. 2. Đọc và đánh giá được các xét nghiệm (công thức máu, sinh hóa,. . .), các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (siêu âm bụng, X-quang). 3. Kiến tập chuẩn bị bệnh nhân trước mổ, săn sóc sau mổ. 4. Đánh giá được sự lành sẹo bình thường của vết thương. Các bệnh ngoại khoa thường gặp: A. Bệnh cấp cứu: 1. Chấn thương bụng 2. Vết thương bụng 3. Vết thương phần mềm 4. Đau khắp bụng 5. Đau vùng dưới sườn phải 6. Đau vùng bụng dưới phải 7. Đau vùng trên rốn 8. Đau bụng dưới 9. Tắc ruột 10 Chảy máu trong 11. Thủng dạ dày 12. Chảy máu tiêu hóa 13. Viêm túi mật 14. Viêm đường mật 15. Viêm ruột thừa B. Bệnh chương trình: 16. Hội chứng hẹp môn vị 17. Hội chứng tắc mật ngoài gan 18. U bụng 19. Sỏi đường mật chính 20. Ung thư dạ dày 21. Ung thư đại trực tràng 22. Ung thư tế bào gan 23. Thoát vị vùng bụng 24. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 25. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 26. Chăm sóc ống dẫn lưu ổ bụng 27. Chăm sóc vết mổ vùng bụng 28. Trĩ 29. Áp xe và rò quanh hậu môn 30. Lao hồi manh tràng III. Tổ chức thực hiện  Tất cả 30 bệnh, hội chứng nêu trên được trình bệnh tại giường.  Các bài giảng, chuyên đề thực hiện tại phòng học của tổ bộ môn: 2. Cách làm Bệnh án ngoại khoa. 3. Viêm ruột thừa. 4. Chấn thương- vết thương bụng. 5. Đau bụng cấp. 6. Viêm phúc mạc. 7. K dạ dày: thể lâm sàng theo vị trí, diễn tiến. 8. Hậu môn nhân tạo. 9. X-quang dạ dày-tá tràng. 10. X-quang đại tràng. 11. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý gan mật.  Trực gác: sinh viên sẽ trực mỗi sáu ngày một lần, từ 18 giờ hôm nay đến 7 giờ sáng hôm sau.  Kiểm tra hiện diện: vào thời điểm bất kỳ trong buổi sáng.  Chỉ tiêu thực hành 1. Hoàn chỉnh bệnh án bụng cấp ngoại khoa 1 chỉ tiêu thực hành 2. Hoàn chỉnh bệnh án người bệnh bị chấn thương hay vết thương bụng 1 chỉ tiêu thực hành 3. Hoàn chỉnh bệnh án và Chăm sóc trước mổ người bệnh được phẫu thuật 1 chỉ tiêu thực hành 4. Hoàn chỉnh bệnh án và Chăm sóc sau mổ người bệnh được phẫu thuật 1 chỉ tiêu thực hành 5. Hoàn chỉnh bệnh án người bệnh bị ung thư đường tiêu hóa 1 chỉ tiêu thực hành 6. Hoàn chỉnh bệnh án thoát vị vùng bụng 1 chỉ tiêu thực hành 7. Hoàn chỉnh bệnh án về tình trạng lành sẹo của vết mổ vùng bụng 1 chỉ tiêu thực hành 8. Hoàn chỉnh bệnh án bệnh trĩ 1 chỉ tiêu thực hành IV. Đánh giá Điểm thi cuối đợt thực tập được chấm điểm khi sinh viên thực hiện thăm khám hay chăm sóc người bệnh theo yêu cầu của giảng viên. V. Công việc phải làm của sinh viên và giảng viên Công việc của sinh viên Công việc của giảng viên Nhận giường bệnh Nhận bệnh nhân Làm bệnh án, theo dõi bệnh nhân Săn sóc bệnh nhân, vệ sinh, vận động Lấy dấu hiệu sinh tồn, Thay băng Đưa bệnh nhân đi chụp X quang, SA Đưa bệnh nhân đi mổ, xem mổ Giảng dạy trong mổ và Đối chiếu bệnh phẩm Trình bệnh nhân tại giường bệnh Hướng dẫn sinh viên tại giường bệnh Trực gác, giao ban Dự giao ban Trình bệnh án Phân tích bệnh án phần chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt Trình chuyên đề Hướng dẫn V. Tài liệu tham khảo Bài giảng ngoại khoa cơ sở Bài giảng bệnh học ngoai khoa Bates_guide_to_physical_examination Schwartz's Principles of Surgery, 8th Edition FC. Brunicardi ACS Surgery: Principles & Practice, SW. Ashley Sabiston Textbook of Surgery, CM. Townsend CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 6 Chương trình thực hành ngoại khoa có thể có những thay đổi tùy điều kiện cụ thể của từng tổ bộ môn ngoại. I. Mục đích Thực hành lâm sàng ngoại khoa để sinh viên rèn luyện kỹ năng về chẩn đoán và điều trị ban đầu bệnh ngoại khoa. II. Mục tiêu Sinh viên kiến tập và rèn luyện kỹ năng về chẩn đoán và điều trị ban đầu bệnh ngoại khoa như sau: 1. Chẩn đoán và điều trị ban đầu tình trạng bụng cấp ngoại khoa hay người bệnh bị chấn thương 2. Chăm sóc trước và sau mổ người bệnh được phẫu thuật 3. Chẩn đoán và điều trị ban đầu một số bệnh nhân ung thư (vú, đại trực tràng, dạ dày, tụy, gan) hay thoát vị vùng bụng 4. Chẩn đoán được tình trạng lành sẹo có biến chứng 5. Chẩn đoán và điều trị ban đầu những trường hợp vàng da có nguyên nhân ngoại khoa Để đạt được những mục tiêu kể trên sinh viên cần chú ý đến những chi tiết sau đây: 1. Tích cực tham gia vào việc chăm sóc, phục vụ người bệnh từ lúc nhận bệnh, tham gia đưa người bệnh đi làm xét nghiệm hay thủ thuật, xem mổ hay phụ mổ, theo dõi và chăm sóc sau mổ, cho đến khi người bệnh xuất viện hay trở lại tái khám. 2. Chịu sự giám sát và hướng dẫn của sinh viên năm trên, nội trú, bác sĩ điều trị hay giáo viên … Trao đổi thường xuyên với người hướng dẫn về người bệnh mà mình phụ trách vừa để chăm sóc người bệnh tốt hơn, vừa để hiểu bài giảng lý thuyết thấu đáo hơn. 3. Tích cực tham gia học nhóm, học tổ. Trình bày bệnh án, luôn cố gắng vận dụng chứng cứ cho bất kỳ lập luận hay quyết định của mình đối với người bệnh. Các bệnh ngoại khoa thường gặp: A. Bệnh cấp cứu: 1. Chấn thương bụng 2. Vết thương bụng 3. Viêm ruột thừa 4. Thủng dạ dày 5. Tắc ruột 6. Chảy máu trong 7. Chảy máu tiêu hóa B. Bệnh chương trình: 8. Hội chứng hẹp môn vị 9. Hội chứng tắc mật ngoài gan 10. U bụng 11. Sỏi đường mật chính 12. Ung thư dạ dày 13. Ung thư đại trực tràng 14. Ung thư tế bào gan 15. Thoát vị vùng bụng 16. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ 17. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 18. Áp xe và rò quanh hậu môn 19. Trĩ IV. Tổ chức thực hiện  Tất cả 19 bệnh, hội chứng nêu trên được trình bệnh tại giường.  Các bài giảng, chuyên đề thực hiện tại phòng học của tổ bộ môn: 12. Cách làm Bệnh án ngoại khoa. 13. Viêm ruột thừa. 14. Chấn thương- vết thương bụng. 15. Đau bụng cấp. 16. Viêm phúc mạc. 17. K dạ dày: thể lâm sàng theo vị trí, diễn tiến. 18. Hậu môn nhân tạo. 19. X-quang dạ dày-tá tràng. 20. X-quang đại tràng. 21. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý gan mật.  Trực gác: sinh viên sẽ trực mỗi sáu ngày một lần, từ 7 giờ sáng ngày hôm nay đến 7 giờ sáng hôm sau.  Kiểm tra hiện diện: vào thời điểm bất kỳ trong buổi sáng.  Chỉ tiêu thực hành 1. Hoàn chỉnh bệnh án bụng cấp ngoại khoa 1 chỉ tiêu thực hành 2. Hoàn chỉnh bệnh án người bệnh bị chấn thương hay vết thương bụng 1 chỉ tiêu thực hành 3. Hoàn chỉnh bệnh án và Chăm sóc trước mổ người bệnh được phẫu thuật 1 chỉ tiêu thực hành 4. Hoàn chỉnh bệnh án và Chăm sóc sau mổ người bệnh được phẫu thuật 1 chỉ tiêu thực hành 5. Hoàn chỉnh bệnh án người bệnh bị ung thư đường tiêu hóa 1 chỉ tiêu thực hành 6. Hoàn chỉnh bệnh án thoát vị vùng bụng 1 chỉ tiêu thực hành 7. Hoàn chỉnh bệnh án về tình trạng lành sẹo của vết mổ vùng bụng 1 chỉ tiêu thực hành IV. Đánh giá Điểm thi cuối đợt thực tập được chấm điểm khi sinh viên thực hiện thăm khám hay chăm sóc người bệnh theo yêu cầu của giảng viên. V. Tài liệu tham khảo Bài giảng ngoại khoa cơ sở Bài giảng bệnh học ngoai khoa Bài giảng điều trị học ngoai khoa Schwartz's Principles of Surgery, 8th Edition FC. Brunicardi ACS Surgery: Principles & Practice, SW. Ashley Sabiston Textbook of Surgery, CM. Townsend . TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 2 CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 3 CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 6 MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO BÁC SỸ ĐA KHOA Khoa Y – Đại học Y Dược thành. điểm khi sinh viên thực hiện thăm khám hay chăm sóc người bệnh theo yêu cầu của giảng viên. V. Công việc phải làm của sinh viên và giảng viên Công việc của sinh viên Công việc của giảng viên Nhận. TRÌNH THỰC HÀNH NGOẠI KHOA SINH VIÊN Y 6 Chương trình thực hành ngoại khoa có thể có những thay đổi tùy điều kiện cụ thể của từng tổ bộ môn ngoại. I. Mục đích Thực hành lâm sàng ngoại khoa để sinh

Ngày đăng: 27/06/2015, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w