Phương pháp phỏng vấn Trực tiếp phỏng vấn các sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46, K47 và một số giảng viên tiếng Anh để thấy được những phương pháp học từ vựng chủ yế
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
LƯỜNG THỊ QUỲNH DUY SINH VIÊN LỚP CĐ SƯ PHẠM TIẾNG ANH K46
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP HỌC TỪ VỰNG
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH
CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIẾNG ANH K46
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2011-2012
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Mai Hương
Sơn la, tháng 8 năm 2011
Trang 22
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương
- Giảng viên môn tiếng Anh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong khoa Ngoại Ngữ, phòng Quản lý Khoa học và Quan hệ quốc tế, cùng toàn thể bạn bè
và đặc biệt là các sinh viên lớp Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp những ý kiến hay, bổ ích cho
em trong quá trình thực hiện đề tài Để đề tài thêm phần hoàn thiện, em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày tháng năm 2012
Chủ nhiệm đề tài Lường Thị Quỳnh Duy Lớp Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh
K46
Trang 33
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 2
7 Đóng góp của đề tài 3
8 Câu hỏi nghiên cứu 3
PHẦN HAI: NỘI DUNG 4
Chương I: Cơ sở lý thuyết về từ vựng 4
1.1 Định nghĩa từ vựng 4
1.2 Phân loại từ vựng 4
1.3 Vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ 5
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến người học trong quá trình học từ vựng 6
1.5 Định nghĩa phương pháp học từ vựng 6
1.6 Phân loại phương pháp học từ vựng 7
1.6.1 Phương pháp học từ vựng tiêu biểu trong một số phương pháp dạy ngôn ngữ 7
1.6.2 Phân loại phương pháp học từ vựng 8
1.7 Một số phương pháp học từ vựng tiêu biểu hiện nay theo Norbert Schmitt (1997, p207-208) 12
1.7.1 Phương pháp đoán từ 12
1.7.1.1 Đoán từ dựa vào cấu trúc ngôn ngữ 12
1.7.1.2 Đoán từ dựa vào từ cùng gốc 13
1.7.1.3 Đoán từ dựa vào ngữ cảnh 13
1.7.1.4 Sử dụng tài liệu tham khảo 14
1.7.1.5 Thiết kế danh mục từ và thẻ từ 16
1.7.2 Phương pháp giao tiếp 17
1.7.3 Phương pháp ghi nhớ 18
1.7.3.1 Sử dụng tranh ảnh 18
1.7.3.2 Liên hệ với những từ có liên quan 18
1.7.3.3 Nhóm từ 18
1.7.3.4 Một số phương pháp ghi nhớ khác 19
Trang 44
1.7.4 Phương pháp nhận thức 19
1.7.4.1 Đọc nhiều, viết nhiều 19
1.7.4.2 Sử dụng danh mục từ trong sách giáo khoa 19
1.7.4.3 Ghi chép từ mới 20
Chương II: Tổ chức nghiên cứu 21
2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu 21
2.1.1 Chương trình học 21
2.1.2 Điều kiện học 21
2.2 Câu hỏi điều tra 22
2.3 Phương pháp điều tra 22
2.3.1 Sử dụng bảng câu hỏi điều tra 22
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn 22
2.4 Miêu tả quá trình điều tra 23
2.5 Phân tích dữ liệu 23
2.5.1 Vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh 23
2.5.2 Phương pháp đoán từ 24
2.5.3 Phương pháp giao tiếp 26
2.5.4 Phương pháp ghi nhớ 27
2.5.5 Phương pháp nhận thức 28
2.5.6 Một số phương pháp khác 30
Chương III: Kết luận và một số định hướng về phương pháp học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành 32
3.1 Bàn về kết quả nghiên cứu 32
3.2 Một số biện pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 33
3.3 Một số gợi ý cho những hướng nghiên cứu tiếp theo 36
3.4 Kết luận 36
Tài liệu tham khảo .38
Phụ lục 39
Trang 55
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng bởi nó đã trở thành ngôn
ngữ quốc tế và được sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong tất cả các ngành như hàng không, thương mại khoa học, công nghệ ở Việt Nam, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng hơn và được đưa vào môi trường học đường như một môn học bắt buộc Có thể nói nếu ta coi việc học tiếng Anh như xây nhà, thì việc học từ vựng chính là xây nền móng cho ngôi nhà đó Có rất nhiều cách để học từ vựng, nhưng để
có được chiến thuật làm giàu từ vựng một cách hiệu quả thì không phải là dễ và trong thực tế cho thấy phương pháp học từ vựng cũng chưa thực sự hiệu quả
Mặc dù sau nhiều năm học tiếng Anh nhưng người học khó có thể giao tiếp thành công Họ có xu hướng sử dụng những từ vựng đơn giản thay vì những gì họ
đã được học Bên cạnh đó, cách sử dụng từ vựng cũng là một yếu tố thiết yếu để đánh giá chất lượng của một bài viết Trong kĩ năng viết, người học thường gặp khó khăn để lựa chọn từ vựng vừa chính xác vừa hợp lý
Một bí quyết giúp người học sử dụng tiếng Anh thành công là trang bị kiến thức về từ vựng Chúng ta chỉ có thể hiểu một cách chính xác trừ phi từ vựng được sử dụng đúng và phù hợp Do đó, sự hạn chế về kiến thức từ vựng tiếng Anh ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng tiếng Anh
Từ những lý do trên, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những phương pháp học từ vựng của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La để từ đó tìm ra những phương pháp học từ vựng chủ yếu của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và nghiên cứu những phương pháp học mới nhằm củng cố và cải thiện phương pháp học cho những sinh viên chuyên ngành sau này
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi muốn giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài giúp sinh viên xác định được tầm quan trọng của việc học
từ vựng và mối quan hệ của nó với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
Thứ hai, đề tài đi sâu vào nghiên cứu phương pháp học từ vựng chủ yếu của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La
Thứ ba, đề tài đưa ra một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả để giúp người học tiếng Anh xây dựng vốn từ của riêng mình
Trang 66
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về từ vựng
Nghiên cứu phương pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La
Đề xuất một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có cơ sở lý luận khoa học, thông tin chính xác cho những phân tích trong đề tài
4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Phát phiếu câu hỏi điều tra, thu thập thông tin từ những sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trưòng Cao đẳng Sơn La để thấy những phương pháp học từ vựng chủ yếu của các sinh viên chuyên ngành tiếng Anh
4.3 Phương pháp phỏng vấn
Trực tiếp phỏng vấn các sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46, K47 và một số giảng viên tiếng Anh để thấy được những phương pháp học từ vựng chủ yếu của họ và mức độ hiệu quả của các phương pháp đó
4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Từ những kết quả thu được trên phiếu điều tra, tổng hợp và thống kê để cho ra những số liệu chúnh xác nhất cho đề tài
5 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp học từ vựng
5.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Để phù hợp với một sinh viên năm cuối đang vừa học tập tại trường, vừa nghiên cứu khoa học, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
6.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số phương pháp học từ vựng chủ yếu của sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La và
đưa ra một số gợi ý về cách học từ vựng hiệu quả
Trang 77
6.2 Giới hạn về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp học từ vựng của khách thể là 67 sinh viên chuyên ngành Cao đẳng sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La (Có thể có thêm sự tham khảo ý kiến của một số giảng viên và một số sinh viên năm thứ hai)
7 Đóng góp của đề tài
Đề tài đưa ra cái nhìn tổng quan về từ vựng và phương pháp học từ vựng trong học ngoại ngữ Trên cơ sở đó, đề tài giúp tìm ra những phương pháp học
từ vựng hiệu quả cho người học tiếng Anh
8 Câu hỏi nghiên cứu
1 Từ vựng có vai trò như thế nào trong quá trình học tiếng Anh?
2 Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La thường Sử dụng những phương pháp học từ vựng nào?
3 Làm thế nào để học từ vựng có hiệu quả?
Trang 88
PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương I: Cơ sở lý thuyết vể từ vựng 1.1 Định nghĩa từ vựng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng Tương ứng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó trong học ngoại ngữ, từ vựng trở thành mối quan tâm chủ yếu của các nhà nghiên cứu, người dạy và người học
Ur, Penny (1996) định nghĩa từ vựng là những từ chúng ta dạy trong một ngoại ngữ nào đó Tuy nhiên 1 đơn vị từ vựng có thể có một từ đơn cũng có thể
có nhiều hơn một từ đơn Nó là sự kết hợp giữa hai hay ba từ hay thậm chí là những thành ngữ đa từ
Pyles và Alges (1970) cũng cho rằng: Khi nghĩ về một ngôn ngữ, yếu tố đầu tiên chúng ta nghĩ đến là từ Từ chính là sự tập trung của ngôn ngữ Chúng
là sự gắn kết giữa âm thanh và nghĩa để cho phép chúng ta giao tiếp với người khác Hơn nữa, chúng còn được sắp xếp cùng nhau để tạo câu, đoạn hội thoại giao tiếp hay diễn ngôn ở những dạng khác nhau Điều đó chỉ ra rằng từ vựng rất cần thiết cho việc học một ngôn ngữ nào đó
Theo định nghĩa của từ điển trên trang web world.IQ.com, từ vựng là những từ được một cá thể con người hay thực thể khác biết đến, nó là một phần của một ngôn ngữ cụ thể Vốn từ vựng của một cá nhân vừa là sự cấu thành của tất cả những từ mà người đó có thể hiểu được, cũng vừa là sự cấu thành của tất
cả những từ được người đó sử dụng trong quá trình tạo câu mới
2000, hay 3000 từ được sử dụng thường xuyên nhất trong tiếng Anh Những danh sách này có tác dụng rất lớn đối với người dạy và người học tiếng Anh
Trang 99
Dựa vào khái niệm về hình vị, từ được chia thành những từ đơn (chỉ chứa một hình vị gốc); những từ chuyển hoá (bao gồm một hình vị gốc và một hay nhiều hơn các hình vị phụ để biến hoá nghĩa của từ); những từ ghép (có ít nhất hai hình vị gốc với hình vị phụ hoặc không có hình vị phụ)
Dựa vào phương pháp học ngôn ngữ, vốn từ vựng của một người học ngôn ngữ được chia thành vốn từ tích cực (active vocabulary) và tiêu cực (passive vocabulary) hay vốn từ sản sinh và tiếp nhận Vốn từ tích cực của một
cá nhân bao gồm các từ mà người đó có thể hiểu, phát âm chính xác, sử dụng hiệu quả trong nói và viết Ngược lại vốn từ tiêu cực của một cá nhân chứa những từ mà người đó có thể nhận biết và hiểu được khi chúng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định nhưng thậm chí vẫn có thể tạo ra chúng hay sử dụng chúng một cách chính xác
1.3 Vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ
Không thể phủ nhận rằng từ vựng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với một ngôn ngữ, có thể nói nếu ta coi học tiếng Anh như xây nhà, thì việc học
từ vựng chính là xây nền móng cho căn nhà đó Có rất nhiều cách để học từ vựng, nhưng để có được chiến thuật làm giàu từ vựng một cách hiệu quả thì không phải là dễ cho nên rất nhiều những khía cạnh liên quan đến từ vựng đã được nghiên cứu bao gồm cách sử dụng từ vựng, cách thiết kế giáo trình học từ vựng, sự đánh giá và các chiến lược học từ vựng Không có vốn từ vựng rộng, bạn sẽ khó tạo được một đoạn hội thoại bất kỳ Do vậy, người học cần phải nỗ lực để tiếp thụ ngôn ngữ đích không chỉ trong lớp học mà còn ở thế giới bên ngoài Như Troike (1976) đã khẳng định: Từ vựng là quan trọng nhất cho việc hiểu và nhận biết tên sự vật, sự việc, hành động hay các khái niệm
Scott thornbury (2002:13) nhấn mạnh rằng: “Không có ngữ pháp thì chỉ có thể diễn đạt được rất ít nhưng không có từ vựng thì không thể truyền đạt được điều gì”
David Willkin (2007:76) khẳng định thêm rằng: “Nếu bạn sử dụng hầu hết thời gian để học ngữ pháp thì tiếng Anh của bạn sẽ không được cải thiện nhiều lắm Bạn sẽ thấy được sự tiến triển đáng kể nếu bạn học nhiều từ và cụm
từ Bạn chỉ có thể nói rất ít về ngữ pháp nhưng bạn có thể nói rất nhiều thứ với
từ vựng” Rõ ràng, từ vựng rất cần thiết để luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nói riêng và học ngoại ngữ nói chung
Trang 1010
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến người học trong quá trình học từ vựng
Theo Lightbown và Spada (1999: 51 – 68), những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của một cá nhân bao gồm: trí thông minh, năng khiếu, tính cách, động lực và quan điểm, hứng thú, niềm tin, độ tuổi và các phương pháp học của người học
Rubin và Thompson (1994: 3 – 8) cũng đồng quan điểm như vậy khi cho rằng độ tuổi, năng khiếu, tính cách, phương pháp học và những kinh nghiệm đã trải qua là những yếu tố ảnh hưởng đến việc học từ vựng của người học
Polsky (1989) đã bổ sung thêm hai yếu tố nữa đó là phong cách học và phương pháp học Tầm quan trọng của phương pháp học được Nunan (1999: 171) nhấn mạnh rằng: Kiến thức thức về các phương pháp rất quan trọng, bởi vì
nó giúp người học nhận thức rõ họ đang làm gì, nếu họ ý thức được quá trình học của mình, việc học sẽ hiệu quả hơn Ellis (1997: 76 – 8) cũng có chung quan điểm như vậy khi ông khẳng định các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người học thành công sử dụng nhiều phương pháp học hơn những người học không thành công và họ áp dụng những phương pháp khác nhau cho mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến bộ đi lên của họ Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu họ nhận ra những phương pháp học mang tính quyết định thì họ sẽ có thể tiến hành giảng dạy cho sinh viên
Như vậy, phương pháp học là yếu tố quyết định cho việc học từ vựng thành công của mỗi cá nhân
1.5 Định nghĩa phương pháp học từ vựng
Không có một định nghĩa chính thống nào về phương pháp học từ vựng
Lý do có thể là vì các phương pháp học từ vựng chính là một phần của các phương pháp học ngôn ngữ Cho nên có thể coi định nghĩa về các phương pháp học ngôn ngữ chính là định nghĩa về phương pháp học từ vựng
Theo Oxford (1990), một trong những giảng viên và các nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu phương pháp học ngôn ngữ đã đưa ra quan điểm của mình về phương pháp học như sau: Phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong học một ngôn ngữ nào đó bởi vì nó chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tham gia học tập một cách tích cực và trực tiếp của người học nhằm phát huy tối đa năng lực giao tiếp của họ
Trang 1111
Rubin (1987) và Schmitt (1997) đã đồng quan điểm khi định nghĩa về phương pháp học như là một quá trình trong đó các thông tin được truyền đạt, tích luỹ tiếp thu và sử dụng Nói cách khác, phương pháp học là những suy nghĩ
và hành vi đặc biệt mà các cá nhân sử dụng để giúp họ hiểu, nhận thức hay ghi nhớ những thông tin mới
1.6 Phân loại phương pháp học từ vựng
1.6.1 Phương pháp học từ vựng tiêu biểu trong một số phương pháp dạy ngôn ngữ
Trong trường phái cổ điển “Grammar Translation Method” một phương pháp dạy từ vựng truyền thống là giáo viên đưa ra các từ mới trong bài sau đó yêu cầu học sinh tìm từ có nghĩa tương đương trong tiếng mẹ đẻ của chúng Trong khi tìm nghĩa tương ứng học sinh có thể trao đổi với nhau hoặc lắng nghe
sự gợi ý từ giáo viên hay thậm chí là tra từ trong từ điển Cách học này không chỉ giúp học sinh có thể bổ sung vốn từ vựng ngay ở trên lớp mà còn tạo cơ hội cho họ làm việc theo nhóm và tận dụng trí nhớ của mình
Không giống với trường phái truyền thống trên, cách dạy từ vựng trong trường phái trực tiếp “Direct Method” đã có sự đổi mới hơn Khi giáo viên giới thiệu cho học sinh một từ hay cụm từ mới ở ngôn ngữ đích họ thường minh họa nghĩa của từ đó bằng những hình ảnh, dụng cụ trực quan hay bằng những vở kịch; họ tuyệt đối không bao giờ dịch sang tiếng mẹ đẻ Học sinh phải thực hành nói và hội thoại giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ đích trong những tình huống
cụ thể Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh bổ sung vốn từ vựng của mình thông qua sử dụng các từ mới trong những câu hoàn chỉnh để giao tiếp với nhau Phương pháp học từ vựng như vậy giúp học sinh linh hoạt hơn trong việc đặt câu và tạo ra được những đoạn hội thoại mới mẻ
Trong trường phái thính thoại “Audio Lingual Method” từ và cấu trúc mới được trình bày thông qua các bài hội thoại Các bài hội thoại đó lại được học thông qua sự bắt chước và nhắc lại Nghĩa là giáo viên giới thiệu một bài hội thoại mới bằng ngôn ngữ đích kết hợp với hình ảnh minh họa Sau đó giáo viên đọc mẫu hai lần Học sinh nhắc lại từng dòng của bài hội thoại đó một vài lần Giáo viên chữa lỗi nếu học sinh nói sai Lúc này, việc học ngôn ngữ chính là một quá trình hình thành thói quen Việc luyện tập máy móc như vậy không phát huy được tính tư duy độc lập sáng tạo ở học sinh và việc học từ vựng do đó cũng ít hiệu quả
Trang 1212
Trường phái dạy ngôn ngữ giao tiếp “CLT” đã duy trì một phương pháp dạy từ vựng hết sức hiệu quả bằng cách tổ cức các trò chơi ô chữ Người học được tham gia vào rất nhiều các hoạt động có ý nghĩa với những nhiệm vụ khác nhau Học dưới dạng các trò chơi như vậy người học sẽ cảm thấy hứng thú hơn
và việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn Có nhiều học sinh trả lời rất nhanh và chính xác nhưng cũng có những em học sinh không thể tìm được câu trả lời nhưng cái chính là họ có thể học được rất nhiều từ các câu trả lời của những người khác Cách học này nhằm góp phần làm tăng năng lực giao tiếp bằng cách khuyến khích họ trở thành những tham thể tham gia trực tiếp vào bài học Newton (2001) cho rằng đây là cách học vừa giúp người học bổ sung vốn từ vựng vừa phát triển kỹ năng giao tiếp cho họ Rất nhiều các chuyên gia công nhận rằng chơi trò chơi ngay trên lớp học là một cách học từ vựng hiệu quả
Tóm lại, mỗi trường phái nói trên duy trì một cách dạy và học từ vựng khác nhau Tuy nhiên mục đích chính của mỗi trường phái đó đều nhằm tạo ra
sự tiến bộ trong việc học ngôn ngữ nói chung và học từ vựng nói riêng
1.6.2 Phân loại phương pháp học từ vựng
Mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu về phương pháp học từ vựng của các tác giả: Lawson và Hogben, 1996; Avina và Sadoski, 1996; Hell và Mahn,
1997, tuy nhiên chỉ có hai nghiên cứu đã tìm hiểu về phương học từ vựng một cách tổng thể
Trong một nghiên cứu gần đây của Stoffer (1995), bà đã triển khai một bản điều tra bao gồm 53 mục được thiết kế để tìm hiểu về các phương pháp học
từ vựng 53 mục này dược tổng hợp lại trong 9 tiêu chí:
Phương pháp bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ xác thực
Phương pháp sử dụng cho động lực cá nhân
Phương pháp sử dụng để tổ chức từ
Phương pháp sử dụng để tạo ra sự liên kết bên trong
Phương pháp ghi nhớ
Phương pháp bao gồm các hoạt động sáng tạo
Phương pháp bao gồm các hoạt động thể chất
Phương pháp sử dụng để tạo ra sự tự tin
Phương pháp tra từ điển
Trang 1313
Trong một nghiên cứu khác của Schmitt (1997), ông đã đưa ra đề xuất của riêng mình về việc phân loại phương pháp học từ vựng Ông phân biệt các phương pháp mà người học dùng để tiếp cận nghĩa của từ trong lần tiếp xúc đầu tiên với những phương pháp mà người học dùng để củng cố lại nghĩa của từ đó trong những lần tiếp xúc tiếp theo Những phương pháp dùng để tiếp cận nghĩa của từ bao gồm phương pháp đoán từ và phương pháp giao tiếp Những phương pháp dùng để củng cố nghĩa của từ gồm phương pháp giao tiếp, phương pháp ghi nhớ, phương pháp nhận thức và phương pháp siêu nhận thức Phương pháp giao tiếp xuất hiện ở cả hai nhóm phương pháp trên vì nó có thể được sử dụng cho cả hai mục đích Cách phân loại này một phần căn cứ vào hệ thống phân loại của Oxford (1990)
Nhóm phương pháp tiếp cận nghĩa của từ
Phương pháp đoán nghĩa của từ gồm:
Phân tích từ loại
Phân tích từ thêm tiền tố, hậu tố và từ gốc
Kiểm tra nhận thức về ngôn ngữ thứ nhất
Phương pháp giao tiếp gồm:
Yêu cầu giáo viên dịch sang ngôn ngữ thứ nhất
Yêu cầu giáo viên giải thích từ mới hay tìm từ đồng nghĩa
Hỏi giáo viên nghĩa của một câu hoàn chỉnh trong đó có chứa từ mới Hỏi bạn cùng lớp về nghĩa của từ
Khám phá nghĩa của từ mới thông qua các hoạt động tập thể
Nhóm phương pháp củng cố nghĩa của từ
Phương pháp giao tiếp gồm:
Nghiên cứu nghĩa của từ và thực hành theo
Trang 1414
Kiểm tra sự chính xác trong dang mục từ hay bảng từ của học sinh Giao tiếp với người nước ngoài
Phương pháp ghi nhớ gồm:
Nghiên cứu nghĩa của từ thông qua tranh ảnh minh hoạ
Mô tả nghĩa của từ
Liên hệ với kinh nghiệm bản thân
Sử dụng phương pháp từ vựng theo chủ điểm
Nhóm từ với nhau để nghiên cứu
Nhóm từ theo từng khoảng trên một trang giấy
Sử dụng từ mới để đặt câu
Nhóm các từ trong một cốt truyện
Nghiên cứu cách viết của từ
Nghiên cứu cách phát âm của từ
Đọc to từ trong khi học thuộc
Hình ảnh hóa cấu tạo của từ
Gạch chân chữ cái đầu tiên của từ
Sắp xếp các từ theo nhóm
Sử dụng phương pháp từ chìa khoá
Ghi nhớ gốc từ và phụ tố
Ghi nhớ từ loại của từ
Giải thích nghĩa của từ
Sử dụng các từ cùng gốc
Học các từ trong một thành ngữ
Sử dụng hoạt động cơ thể
Trang 15Tham khảo mục từ vựng trong sách giáo khoa
Nghe băng danh mục từ
Sử dụng sổ tay từ vựng
Phương pháp siêu nhận thức gồm:
Sử dụng các phương pháp giao tiếp bằng Tiếng Anh
Kiểm tra trình độ cá nhân bằng những bài kiểm tra về từ vựng
Sử dụng trò chơi ô chữ
Bỏ qua từ mới
Tiếp tục học từ ngoài giờ lên lớp
1.7 Một số phương pháp học từ vựng tiêu biểu hiện nay theo Norbert Schmitt (1997, p 207-208)
Bởi vì hệ thống phân loại từ vựng do Schmitt (1997) đề xuất sẽ được sử dụng như một lý thuyết nền cho các nghiên cứu trong lĩnh này nên việc làm rõ và đưa ra ví
dụ minh họa cho các phương pháp học đó đã được sử dụng trong các câu hỏi điều tra của chúng tôi Theo Schmitt thì có các phương pháp học từ vựng sau:
1.7.1 Phương pháp đoán từ
Phương pháp đoán từ được sử dụng khi người học phải đối mặt với việc tiếp cận nghĩa của một từ mới nào đó trong khi không có trong tay bất kỳ một nguồn tài liệu tham khảo nào cũng như sự trợ giúp từ người khác Người học buộc phải sử dụng một số thủ thuật sau để xác định nghĩa của từ
1.7.1.1 Đoán từ dựa vào cấu trúc ngôn ngữ
Nhận biết từ loại của các từ mới sẽ giúp người học dễ dàng hơn trong việc đoán nghĩa của từ Thông thường, những từ đứng sau trợ động từ is/are; has/have; don’t/ doesn’t và có các đuôi “ing”; “ed”; hay “s” thì là động từ Những từ có đuôi “ly” đứng sau động từ “to be” và đứng trước động từ thường
là trạng từ Những từ đứng sau động từ “to be” và đứng trước danh từ thường là
Trang 1616
tính từ Chẳng hạn trong câu “Let me acquaint you with my family” chúng dễ dàng xác định được từ “acquaint” là một động từ Sau đó chúng ta liên hệ với ngữ cảnh trong câu trên để nhanh chóng tìm ra nghĩa của động từ đó
Những dấu hiệu nhận biết nghĩa của từ cũng được thể hiện trực tiếp thông qua gốc từ của nó Trong tiếng Anh có rất nhiều từ được cấu tạo bằng các từ nguyên gốc Latin và Hylạp Nắm rõ các gốc từ này chúng ta có thể suy luận một cách nhanh chóng nghĩa của từ là gì Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một bảng gốc từ theo cuốn “Bí quyết học từ vựng tiếng Anh” do tác giả Phan Hà chủ biên
để người đọc tham khảo (Xem phụ lục II)
Bên cạnh đó tiền tố và hậu tố cũng là một trong những yếu tố quan trọng, trợ giúp đắc lực cho việc đoán nghĩa
Hay xem bảng sau: (Xem phụ lục III)
Nếu người học không biết rằng muốn chuyển một số các động từ hoặc tính từ sang danh từ ta chỉ đơn giản thêm vào một chữ cái hay một nhóm các chữ cái thì đương nhiên họ sẽ xem hai từ “improve” và “improvement” là hai từ riêng rẽ Điều đó khiến người học dễ dàng quên chúng Do vậy, người học sẽ tăng vốn từ vựng của mình một cách có hệ thống nhờ biết được tiền tố và hậu tố của từ
Dưới đây là một số thống kê về tiền tố và hậu tố của danh từ, động từ, tính
từ, trạng từ (Bí quyết học tiếng Anh, 2003, NXB giáo dục, Phan Hà)
(Xem phụ lục IV, V, VI, VII, VIII)
1.7.1.2 Đoán từ dựa vào từ cùng gốc
Từ cùng gốc là những từ tồn tại trong những dạng ngôn ngữ khác nhau nhưng bắt nguồn từ một gốc từ chung Nếu ngôn ngữ đích có liên quan gần gũi với ngôn ngữ mẹ đẻ của người học thì những từ cùng gốc chính là một nguồn tài liệu hữu dụng cho cả việc đoán từ và ghi nhớ nghĩa của từ Ví dụ như từ “haus” trong tiếng Đức là một từ cùng gốc với từ “house” trong tiếng Anh Tuy nhiên việc đoán nghĩa theo cách này chỉ thật sự hiệu quả đối với những ngôn ngữ có
sự tương đồng chẳng hạn như tiếng Đức và tiếng Hà Lan là hai ngôn ngữ có cùng gốc
1.7.1.3 Đoán từ dựa vào ngữ cảnh
Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có những từ được sử dụng một cách thường xuyên và những từ ít được sử dụng Theo ước tính của một nghiên cứu
Trang 1717
gần đây, chỉ có 2500 từ trong tổng số vốn từ vựng của một người Anh được sử dụng thường xuyên còn lại rất ít được sử dụng Do vậy việc gặp phải những từ chưa từng xuất hiện trong khi học tiếng Anh là một điều đương nhiên
Một từ không biết nghĩa có thể được đoán dựa vào ngữ cảnh Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người học phải đạt được một trình độ nhất định trong
sự thành thạo về ngôn ngữ cũng như một kiến thức nền đầy đủ về vấn đề đang xem xét và đặc biệt là những kiến thức mang tính chiến lược về việc làm sao để quá trình suy luận diễn ra một cách hiệu quả
Người học có thể đoán nghĩa của từ theo 5 bước sau:
- Căn cứ vào sự lặp lại của từ đó trong những câu tiếp theo, phân tích để
từ đó tìm ra sự giống và khác nhau về ngữ cảnh sử dụng của chúng
1.7.1.4 Sử dụng tài liệu tham khảo
Mục đích của tài liệu tham khảo là để người học kiểm tra lại độ chính xác của những từ vừa đoán Từ điển là nguồn tài liệu quan trọng và hữu dụng nhất đối với người học tiếng Anh Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại từ điển khác nhau tuy nhiên một cuốn từ điển tốt phải là từ điển của nhà xuất bản đáng tin cậy, tốt nhất là từ điển Anh – Anh hay Anh – Anh - Việt
Trong những cuốn từ điển đơn ngữ và song ngữ, tác giả thường trình bày theo trình tự dưới đây:
- Thông tin đầu tiên được in đậm đó là cách viết chính tả của từ đang được tra cứu
Trang 1818
- Cũng trong phần từ đầu mục, bạn sẽ thấy các dấu ngắt từ ở các âm tiết Thông tin này giúp bạn dùng dấu gạch nối ngắt từ ở cuối dòng khi không còn đủ chỗ trống cho cả từ và viết tiếp các âm tiết ở dòng sau
- Thông tin thứ ba là ký hiệu phiên âm Nó giúp chúng ta phát âm chính xác từ đang được tra cứu Âm tiết được đánh dấu trọng âm ngay trước nó sẽ là
âm tiết cần nhấn mạnh
- Trong phần giải thích bạn sẽ thấy có từ viết tắt như: n, v, a, adv… Điều này có nghĩa là bạn đang xem nghĩa của từ khi nó được dùng với tư cách là một danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ…
- Phần tiếp theo sẽ là một số biến thể của từ nếu có Nếu là danh từ thì tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta dạng số nhiều của nó; nếu là động từ tác giả sẽ cung cấp dạng “s” hoặc “es” ở thì hiện tại hay dạng “ed” hoặc bất quy tắc ở dạng quá khứ…
- Khi từ được tra có nhiều nghĩa, các nghĩa này sẽ được đánh số từ nghĩa thông dụng nhất đến nghĩa ít thông dụng nhất Tuy nhiên, để chọn được nghĩa đúng của từ bạn cần phải dựa vào văn cảnh
- Để làm rõ hơn, ở mỗi nghĩa đều có những ví dụ minh họa Các ví dụ này hầu hết đều quen thuộc và dễ hiểu
- Một số cụm từ thông dụng cũng được trình bày ở phần mở rộng
- Tác giả sẽ cung cấp thêm thông tin về từ đồng nghĩa và trái nghĩa của từ nếu có Tuy nhiên chỉ trong một số cuốn từ điển nhất định mới có phần này Thông thường từ đồng nghĩa được giải thích rõ ràng và cụ thể hơn để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
Như vậy, một cuốn từ điển tốt phải đảm bảo có đủ các thông tin sau:
Trang 1919
- Các dạng kết hợp của từ với những từ khác
- Từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết kế một cuốn từ điển nhỏ của riêng mình Bạn sắp xếp từ theo bảng chữ cái và thứ tự như trên Cuốn từ điển này rất tiện mang theo mọi lúc mọi nơi
Từ điển rất hữu dụng Tuy nhiên, người học cần lưu ý rằng lạm dụng nó quá mức sẽ làm giảm khả năng tư duy Vì vậy, người học cần sử dụng nó một cách hợp lý Mỗi từ có thể có nhiều nghĩa do vậy cần căn cứ vào văn cảnh để xác định nghĩa phù hợp nhất Trong quá trình làm bài đọc (Reading), càng tránh
sử dụng từ điển nhiều càng tốt Hãy tập trung để đoán nghĩa sau đó mới tra lại từ điển để củng cố
1.7.1.5 Thiết kế danh mục từ và thẻ từ
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến danh mục từ và thẻ từ do người học
tự thiết kế Trình bày danh mục từ và thẻ từ một cách khoa học và có hệ thống sẽ rất thuận tiện cho việc ôn lại và bổ sung vốn từ
Danh mục từ
Có rất nhiều cách trình bày một danh mục từ Trong đó liệt kê từ theo chủ
điểm; theo từ đồng nghĩa, trái nghĩa và theo từ loại là ba cách phổ biến nhất
Liệt kê từ theo chủ điểm
Mỗi chủ điểm khác nhau giúp người học tự tra cứu các từ theo chủ đề đó một cách tập trung và chính xác Người học được làm quen với những từ thường dùng nhất, nâng cao khả năng dùng từ và làm giàu thêm vốn từ đã có
Người học có thể liệt kê từ theo chủ điểm theo các dạng sau:
+ Liệt kê theo cách thông thường (Xem phụ lục IX)
+ Sử dụng biểu đồ hình cây (Xem phụ lục X)
+ Sử dụng biểu đồ hình bóng (Xem phụ lục XI)
Liệt kê theo từ đồng nghĩa, trái nghĩa
Cách 1: (Xem phụ lục XII)
Cách trình bày này giúp người học vừa nhớ được từ đồng nghĩa, vừa phân biệt được cách dùng của chúng thông qua những ví dụ cụ thể
Trang 20Ví dụ: (Xem phụ lục XIV)
Thẻ từ rất tiện lợi Người học nên dán chúng lên những chỗ dễ nhìn thấy nhất như vậy sẽ giúp nhớ rất lâu Hơn nữa, người học có thể coi nó như là một cách để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi
1.7.2 Phương pháp giao tiếp
Phương pháp giao tiếp vừa được dùng để khám phá nghĩa của từ mới, vừa
để củng cố lại từ đó trong những lần gặp sau Có thể hiểu phương pháp này chính là cách hỏi người khác về nghĩa của một từ nào đó
Giáo viên chính là một nguồn thông tin trực tiếp và chính xác Khi gặp khó khăn với các từ mới, thay vì mất thời gian tra từ điển, sinh viên có thể gặp trực tiếp giáo viên để hỏi Giáo viên sẽ giúp đỡ bằng cách giải thích bằng tiếng Việt, cung cấp từ đồng nghĩa, đưa ra định nghĩa về từ đó hay lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ nghĩa của từ
Người học có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ các bạn học trong lớp thông qua những hoạt động tương tác lẫn nhau Cách này tương đối hay vì mỗi người có một vốn từ riêng, người này biết từ này nhưng người khác lại không biết; thông qua làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm có thể trao đổi thông tin với nhau góp phần làm giàu thêm vốn từ của mỗi người
Giao tiếp với người nước ngoài cũng là một trong những cách phổ biến để nâng cao vốn từ Họ rất thân thiện và sẵn sàng giao tiếp Thông qua những đoạn
Trang 211.7.3 Phương pháp ghi nhớ
Ghi nhớ là phương pháp học từ vựng qua tranh ảnh, đồ vật hay các nhóm
từ Người học thường ghi nhớ theo những cách sau:
1.7.3.1 Sử dụng tranh ảnh
Thay vì học thuộc các định nghĩa dài dòng, khó nhớ tốt nhất nên tự sáng tạo
ra một cuốn sổ minh họa nghĩa của từ bằng tranh ảnh sưu tầm hay do chính tay người học thiết kế Cuốn sổ vừa độc đáo, vừa dễ xem, dễ nhớ lại rất hiệu quả
Ví dụ: (Xem phụ lục XV)
Ngoài ra người học cũng có thể liên hệ các từ mới với những sự kiện, kinh nghiệm đặc biệt của cá nhân Đương nhiên những từ mới đó sẽ luôn khắc sâu trong trí nhớ của mỗi người
Trong khi học từ mới, cần nghĩ ra một hình ảnh gì đó về từ đang học Hãy
cố nghĩ ra một hình ảnh thật dễ nhớ để có thể nhanh chóng nhớ nghĩa khi gặp lại
nó Để giúp ích, hình ảnh mà người học tưởng tượng nên liên quan về nghĩa của
từ hơn là liên quan về cách phát âm hoặc cách viết
1.7.3.2 Liên hệ với những từ có liên quan
Từ mới có thể được liên hệ với những từ mà người học đã biết ở ngôn ngữ thứ hai Nó thường bao gồm một số kiểu quan hệ về nghĩa như từ cùng loại (red, blue, white…); từ đồng nghĩa (beautiful, nice, good – looking…); từ trái nghĩa (cold – hot, tall – short…); tập con (dog, cat, lion… là tập con của animal) Những mối quan hệ này có thể được minh họa bằng bản đồ ngữ nghĩa - một cách thường dùng để củng cố từ (Oxford–1990)
1.7.3.3 Nhóm từ
Các từ có thể được nhóm lại với nhau để dễ nhớ, dễ tích luỹ và dễ gợi lại Điều này có nghĩa là tất cả các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa cần phải được sắp xếp thành các nhóm từ theo chủ đề hoặc chức năng… Đây chính là cách nhóm từ theo chủ điểm, từ đồng nghĩa và từ loại mà chúng tôi đã đề cập ở mục 1.7.1.5
Trang 22Tóm lại, phương pháp ghi nhớ đòi hỏi người học phải có một trí nhớ tốt
và những cách ghi nhớ thông minh Người học cần chọn cho mình một phương pháp ghi nhớ phù hợp và hiệu quả nhất
1.7.4 Phương pháp nhận thức
Phương pháp này phần nào tương tự như phương pháp ghi nhớ Tuy nhiên, sự khác nhau ở chỗ phương pháp nhận thức không tập trung quá sâu vào quá trình vận dụng kỹ năng Nhóm phương pháp này bao gồm quá trình lặp lại
và sử dụng những công cụ máy móc cho quá trình học từ vựng như:
1.7.4.1 Đọc nhiều, viết nhiều
Đây là quá trình lặp lại thông qua dạng nói và dạng viết
Dạng nói chính là cách đọc đi đọc lại từ mới nhiều lần Thông thường có hai cách đọc cơ bản: đọc thầm và đọc to Đọc thầm để khắc sâu từ vào trí nhớ; đọc to để học cách phát âm của từ đó
Việc viết từ sẽ giúp người học nhớ từ lâu hơn vì họ đã thấy, đọc và nghe
từ đó và giờ đây họ đang cảm nhận từ Cố gắng viết từ trong câu có liên quan đến cuộc sống và những sở thích cá nhân
1.7.4.2 Sử dụng danh mục từ trong sách giáo khoa
Cuối mỗi cuốn sách giáo khoa đều có một phần danh mục từ của các bài học Mỗi phần đó có ghi từ mới, cách phát âm và nghĩa của từ đó Đây là một phần tài liệu tham khảo tương đối bổ ích cho người học
Mục đích sử dụng của danh mục từ trong phương pháp nhận thức hoàn toàn khác với phương pháp đoán từ Nếu phương pháp đoán từ dùng danh mục
từ cho mục đích khai thác nghĩa ban đầu thì phương pháp nhận thức sử dụng chúng để ôn tập và củng cố lại
Trang 2323
1.7.4.3 Ghi chép từ mới
Trong lớp học hay môi trường ngoài lớp học, bất cứ khi nào được tiếp cận với từ mới, ngay lập tức hãy ghi lại vào một cuốn sổ nhỏ và sau đó kiểm tra lại bằng từ điển để bổ sung và sửa dổi thông tin cần thiết Cách học này sẽ hình thành cho người học một thói quen tốt, từ đó cải thiện vốn từ của họ
Trang 24lý thuyết, vốn từ vựng của sinh viên được tăng dần Các chủ đề của mỗi bài học đều rất quen thuộc với cuộc sống hằng ngày để sinh viên có thể sử dụng từ một cách thường xuyên Duy chỉ có một số bài trong các môn lý thuyết tiếng là hơi trừu tượng và gây khó khăn đối với sinh viên trong quá trình học
Thầy cô rất nhiệt tình tìm thêm tài liệu và thông tin trên mạng để cung cấp thêm cho sinh viên Qua đó, sinh viên có nhiều cơ hội để mở rộng vốn từ hơn
Giáo trình hầu hết đều phù hợp với trình độ của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm thứ ba mà giá cả lại phù hợp nên các bạn đều có khả năng mua được
Thư viện nhà trường cũng có một số loại sách chuyên ngành tiếng Anh phục vụ cho sinh viên chuyên ngữ nhưng không nhiều và còn hạn hẹp về thể loại cũng như số lượng Đặc biệt là những cuốn sách về phương pháp học từ vựng, sử dụng từ vựng tiếng Anh… còn hạn chế Điều này gây ra một phần khó khăn không nhỏ cho việc học từ vựng của sinh viên
Đặc biệt, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn hơn 67 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và được biết hầu hết các bạn đều rất ít học từ vựng ở nhà Do vậy, đay là một trở ngại lớn cho việc bổ sung vốn từ của bạn
Trang 2525
2.2 Câu hỏi điều tra
Trong chương này, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào giải quyết hai câu hỏi là:
- Sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Sư phạm tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La đánh giá như thế nào về vai trò của từ vựng trong học ngoại ngữ?
- Họ sử dụng những phương pháp nào trong quá trình học từ vựng?
Ở câu hỏi thứ hai, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào mức dộ sử dụng của người học đối với từng phương pháp và quan điểm của học về mức độ hiệu quả của những phương pháp đó
Với hai câu hỏi điều tra này, chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra được những phương pháp học từ vựng mà sinh viên chuyên ngành CĐ SP tiếng Anh K46 áp dụng để từ đó tìm ra những gợi ý về phương pháp học từ vựng hiệu quả cho ngươig học tiếng Anh
2.3 Phương pháp điều tra
2.3.1 Sử dụng bảng câu hỏi điều tra
Trong bảng câu hỏi điều tra, chúng tôi chỉ đưa ra những câu hỏi dành cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Cao đẳng Sơn La để thu thập thông tin
Trong quá trình phỏng vấn các sinh viên chuyên ngành CĐ SP tiếng Anh K46, K47, họ đã cung cấp cho chúng tôi một số kinh nghiệm trong quá trình học
từ vựng Từ đó chúng tôi có cài nhìn tổng quan hơn về các phương pháp học từ vựng của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trường Cao đẳng Sơn La
2.4 Miêu tả quá trình điều tra
Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành CĐSP tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La Bản điều tra gồm
ba câu hỏi trắc nghiệm và một câu hỏi mở trong đó câu hỏi số 3 có 25 mục nhỏ
Trang 2626
Trắc nghiệm dưới hình thức khoanh tròn vào phương án phù hợp nhất Các câu trả lời đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin hữu ích về những phương pháp học từ vựng của sinh viên chuyên ngành CĐSP tiếng Anh K46 trường Cao đẳng Sơn La
67 phiếu điều tra được phát đi cho 67 sinh viên chuyên ngành CĐSP tiếng Anh K46 Trong đó có cả sinh viên dân tộc Kinh và sinh viên dân tộc thiểu số (Thái, Mường, Dao…) với những khả năng học tiếng Anh khác nhau
2.5 Phân tích dữ liệu
2.5.1 Vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh
Bảng 1: Đánh giá vai trò của từ vựng trong học tiếng Anh (Xem phụ lục I)
Không quan trọng
Quan sát bảng trên chúng ta nhận thấy: đa số sinh viên (91%) đánh giá rằng từ vựng rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh, 9% cho rằng học từ vựng là quan trọng, 0% cho rằng vai trò của từ vựng là bình thường và 0% cho rằng học từ vựng là không quan trọng Từ vựng chính là điều kiện cần và đủ đối với quá trình học tiếng Anh Không có một vốn từ nhất định, chúng ta không thể thực hành được bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cũng như hiểu rõ về các môn lý thuyết tiếng
Nhận thức đúng đắn của sinh viên về vai trò của từ vựng là một yếu tố thuận lợi cho cả người dạy và người học Rõ ràng, khi nhận thức được vai trò của việc học từ vựng thì sinh viên sẽ thích học từ vựng hơn Nhờ sự hứng thú đó
mà chất lượng và hiệu quả của việc học cũng cao hơn Tuy nhiên có đến hàng nghìn từ chúng ta phải ghi nhớ do vậy sinh viên phải lựa chọn phưong pháp học
từ vựng phù hợp nhất với trình độ của mình
Trang 27Đó là lý do dẫn tới 41,8% sinh viên luôn học từ vựng theo cách này, 32,8% thường xuyên sử dụng, 20,9% bình thường, và 4,5% hiếm khi sử dụng
Sau khi điều tra chúng tôi nhận thấy sinh viên rất thích sử dụng từ điển trong khi học tiếng Anh và đây cũng là thủ thuật được áp dụng thường xuyên nhất trong quá trình học từ vựng với 74,6% luôn sử dụng, 13,4% thường xuyên, 9% bình thường và chỉ có 3% hiếm khi Hầu hết sinh viên đều cho rằng khi không biết nghĩa của một từ nào đó thì tra từ điển là cách hay nhất và hữu dụng nhất Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có hai mặt và sử dụng từ điển quá nhiều sẽ làm giảm khả năng tư duy của người học Vì vậy người học cần biết sử dụng từ điển hợp lý và đúng cách
Mục đích của cách học từ thông qua từ cùng gốc là dựa vào những gốc từ sẵn có để có những suy đoán về nghĩa của từ Những gốc từ này đều xuất phát từ tiếng Latin và Hylạp, chúng mang nghĩa nhất định Từ những hiểu biết về gốc từ
Trang 2828
đó người học có thể dễ dàng suy luận được nghĩa của từ Tuy nhiên, cách học này đòi hỏi người học phải có một trí nhớ tốt Vì vậy chỉ có 14,9% luôn sử dụng, 41,8% thường xuyên sử dụng, 38,8% bình thường, 4,5% hiếm khi sử dụng
Một điều đặc biệt là sinh viên cũng rất hay đoán từ dựa vào từ loại (19,4% luôn luôn sử dụng, 50,7% thường xuyên sử dụng, 25,4% sử dụng ở mức độ bình thường và 4,5% hiếm khi sử dụng) Điều này chứng tỏ việc nhớ được các dạng
từ loại của từ không quá khó khăn đối với người học Người học có thể dễ dàng nhận biết một từ thuộc loại từ nào thông qua cấu trúc ngữ pháp của câu hoặc một số dạng đặc trưng và cách biến đổi của từ Như vậy cách học này khá thông dụng và có thể áp dụng với nhiều từ kể cả với những từ khó
Sử dụng thẻ từ là thủ thuật có mức độ sử dụng ít nhất với 3% luôn luôn sử dụng, 19,4% thường xuyên sử dụng, 28,4% bình thường và có tới 49,2% hiếm khi sử dụng thẻ từ Cách học này ít được sử dụng vì người học phải tốn thời gian
để tạo ra một tấm thẻ từ nhưng lại chỉ có thể ghi lại từ một đến hai từ lên đó Hơn nữa, thẻ từ khá nhỏ nên rất dễ bị mất và thất lạc do vậy hiệu quả sử dụng không cao
Thiết kế danh mục từ là một thủ thuật được sinh viên sử dụng cũng khá nhiều trong quá trình học từ vựng Mỗi dạng danh mục từ khác nhau có mức độ
sử dụng và mức độ hiệu quả khác nhau:
+ Kết quả điều tra cho thấy: 9% luôn luôn, 34,3% thường xuyên, 29,8% bình thường và 26,9% hiếm khi sử dụng danh mục từ theo chủ điểm Người học
có thể tự mình thiết kế danh mục từ theo sở thích riêng của mình để tạo sự hứng thú với việc học từ vựng Cách học này tương đối hay do vậy người học có thể
sử dụng thêm một số dạng biểu đò hình cây, hình bóng hay bảng từ… để làm cho danh mục từ trở nên sinh động hơn, tạo hứng thú khi học từ
+ Trong khi đó chỉ có 7,5% luôn sử dụng, 28,3% thường xuyên sử dụng, 41,8% bình thường, 22,4% hiếm khi sử dụng danh mục từ đồng nghĩa, trái nghĩa Học từ thông qua cách này là một cách học rất thú vị do vậy người học nên áp dụng nó trong quá trình học từ vựng
+ Trên thực tế, có những từ dạng động từ và danh từ của nó giống nhau nhưng cũng có những từ khác nhau cả về danh từ, động từ, tính từ và trạng từ Với cách học thông qua danh mục từ theo từ loại, người học có thể nắm rõ các dạng từ loại của một từ nhất định để từ đó hình thành những dấu hiệu nhận biết
Trang 2929
về chúng Có lẽ do vậy mà có tới 13,4% luôn luôn sử dụng, 31,3% thường xuyên sử dụng, 40,3% bình thường, 14,9% hiếm khi sử dụng Do vậy chúng ta thấy được rằng cách học này cũng có thể là một cách học khá hay đối với người học
2.5.3 Phương pháp giao tiếp
Bảng 3: Đánh giá mức độ sử dụng của phương pháp giao tiếp (Xem phụ lục I)
Với 31,3% luôn luôn sử dụng, 23,9% thường xuyên, 37,3% bình thường và 7,5% hiếm khi thì phương pháp hỏi trực tiếp giáo viên về nghĩa của từ và những vấn đề có liên quan đến nó cũng nhận được sự ủng hộ của khá nhiều sinh viên và được cho là một cách học hiệu quả Giáo viên sẽ cung cấp cho người học những thông tin cần thiết và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của họ Tuy nhiên, không nên quá ỷ lại vào giáo viên dẫn tới việc thụ động tiếp nhận kiến thức
Nếu có cơ hội giao tiếp với người Anh bản xứ một cách thường xuyên thì khả năng nói cũng như vốn từ của người học sẽ tăng lên rất nhiều Tuy nhiên, đối với sinh viên trường Cao đẳng Sơn La thì cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài rất ít Thêm vào đó, họ sợ bị từ chối hoặc bị người khác chê cười hay không đủ tự tin nên việc học từ vựng bằng cách này không phổ biến (6% luôn sử dụng, 12% thường xuyên sử dụng, 12% ở mức độ bình thường và có tới 70% hiếm khi sử dụng)