Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là dòng vốn chảy đến các quốc gia đang phát triển từ các nước hay các tổ chức đa phương
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là dòng vốn chảy đến các quốc gia đang phát triển từ các nước hay các tổ chức đa phương. Trong quá trình phát triển của ODA đã cho thấy sự tăng lên cả về quy mô cũng như tính hiệu quả trong hoạt động chuyển giao và tiếp nhận ODA. Mục tiêu của ODA là để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Và với mục tiêu này thì ODA đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam. Kể từ khi bắt đầu tiếp nhận ODA đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam nâng cao cơ sở hạ tầng, đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có thể sử dụng không hiệu quả, gây gánh nặng nợ nần cho đất nước nếu như không có sự quản lý nhà nước chặt chẽ. Với đề tài “Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005”, tác giả muốn tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quản lý Nhà nước, cũng như tầm quan trọng của quản lý nhà nước về nguồn vốn này, và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện thêm công tác quản lý Nhà nước về ODA hiện nay tại Việt Nam. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.1. Khái niệm về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức 1.1.1.1. Định nghĩa về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã có lịch sử dài hơn nửa thế kỷ, phản ánh một trong những mối quan hệ quốc tế giữa một bên là các nước phát triển hoặc các tổ chức quốc tế và bên kia là các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ phát triển. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ODA là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vậy ODA là gì? - Theo Ngân hàng Thế giới (WB). Theo Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (WB) xuất bản tháng 6/1999 có đưa ra định nghĩa về ODA như sau: “ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức ODF, trong đó có yếu tố viện trợ không hoàn lại cộng với cho vay ưu đãi và phải chiếm ít nhất 25% trong tổng viện trợ thì gọi là ODA”. Tài trợ phát triển chính thức (ODF- Official Development Finance): Nguồn này bao gồm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA- Official Development Assitance) và các hình thức tài trợ khác. Trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF. ODA là vốn bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại cộng với các khoản vay ưu đãi có thời gian dài và lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trường tài chính quốc tế. ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn ODF khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay, khối lượng vốn cho vay, bao giờ trong ODA Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25%.Theo quan điểm của WB khi định nghĩa ODA họ chỉ đứng trên góc độ về bản chất tài chính mà xem xét mà chưa chỉ rõ chủ thể quan hệ với ODA và ý nghĩa của ODA. - Định nghĩa ODA nói trên cũng đã được Chính phủ Việt Nam sử dụng trong Quy chế quản lý và sử dung nguồn vốn ODA ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong Quy chế này được hiểu là: “hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. - Theo UNDP (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) thì: “ODA hay nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm cả các khoản cho không và các khoản vay đối với các nước đang phát triển, đó là các nguồn vốn do các bộ phận chính thức cam kết (nhà tài trợ chính thức), nhằm mục đích cơ bản là phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội và được cung cấp băng các khoản tài chính ưu đãi (nếu là khoản vay sẽ có yếu tố không hoàn không ít hơn 25%)”. - Theo giáo trình Kinh tế Đầu tư của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân thì:“ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển”. 1.1.1.2. Đặc điểm của ODA a) Tính ưu đãi - Phần vốn vay hoàn trả với lãi suất ưu đãi thông thường là dưới 3% trên năm. (Có một số dự án có lãi suất 3%/năm) nhưng nói chung là thấp hơn mức lãi suất vay thông thường trên thị trường tài chính quốc tế là từ 7% đến 12%/năm. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - Thời gian sử dụng vốn dài: thường 25-40 năm, cá biệt có khoản viện trợ ODA thời gian 50 năm. Thời gian này gồm 2 giai đoạn chính: Thời gian ân hạn (là thời gian trả lãi suất thấp hoặc không phải trả lãi) từ 3 đến 10 năm. Thời gian giải ngân, trả nợ và lãi được chia nhỏ thành từng thời kỳ. - Những khoản hoàn lại trong vốn ODA phải tuân thủ các nguyên tắc tín dụng cơ bản. Cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo kế hoạch thỏa thuận từ trước. b) Tính ràng buộc ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. Một số nước như Bỉ, Đức, Đan Mạch cung cấp ODA kèm theo điều kiện là phải sử dụng 50% vốn để mua hàng hóa và dịch vụ tư vấn của mình. Hoặc như Nhật Bản quy định vốn phải được thực hiện bằng đồng Yên Nhật. Mỹ là nước đã dùng ODA của mình để thực hiện những ảnh hưởng chính trị với một số nước trên thế giới. Nhật Bản hiện đang là nhà tài trợ lớn nhất trên thế giới và cũng đã từng sử dụng ODA của mình làm công cụ kinh tế và chính trị. Trong thời gian cuối những năm 1990, khủng hoảng tài chính, tiền tệ đã diễn ra ở Châu Á và nhiều nước Đông Nam Á phải chịu ảnh hưởng lớn. Nhật Bản dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các nước Đông Nam Á chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại và đầu tư của Nhật Bản, vì vậy, lấy lại sự ổn định cho những nước này chính là củng cố thị trường quan trọng của Nhật Bản. Tính ràng buộc của ODA còn thể hiện qua mục đích sử dụng. Mỗi thoả thuận hay hiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA không thể tùy tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp nước vay không tuân thủ nhằm đạt được mục tiêu đầu tư thì thỏa thuận vay vốn có thể bị bên cho vay đơn phương hủy bỏ. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 c)Có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng ODA, do những điều kiện vay ưu đãi nên yếu tố nợ nần thường chưa xuất hiện. Một số nước đi vay chủ quan , không sử dụng một cách có hiệu quả, không tạo ra được những điều kiện tương ứng để phát triển kinh tế (không đủ thu hút FDI và các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển), không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau. Nên, nước đi vay khi hoạch định chính sách tiếp nhận ODA cần phải kết hợp với chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế. 1.1.2. Phân loại ODA ODA với cùng bản chất, nhưng tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có thể đưa ra các cách phân loại khác nhau. 1.1.2.1.Theo đối tác cung cấp ODA Theo đối tác cung cấp ODA, có thể chia: - ODA song phương: là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhà nước (Chính phủ) này cho Nhà nước (Chính phủ) khác, không thông qua tổ chức thứ ba. - ODA đa phương: là nguồn vốn hỗ trợ do nhiều thành viên góp vốn thông qua các tổ chức quốc tế, các tổ chức chuyên môn hoặc các tổ chức tài chính thực hiện theo mục đích, tôn chỉ riêng của mình. 1.1.2.2.Theo mục đích sử dụng, có thể chia: - Hỗ trợ cán cân thanh toán: là nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp thông qua việc chuyển giao tiền tệ hoặc chuyển giao hiện vật (được gọi là viện trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ nhập khẩu). - Hỗ trợ theo chương trình: là vốn hỗ trợ theo một khuôn khổ đã đạt được bằng hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát trong một khoảng thời gian mà không Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 phải xác định trước một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. Ví dụ, như viện trợ chung cho giáo dục cơ bản, cho cải tạo môi trường, - Hỗ trợ theo dự án: loại hình có tính chất truyền thống của ODA. Nó được chia thành dự án phát triển cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật. Trên thực tế thường có cả hai loại dự án này. Dự án hỗ trợ kỹ thuật tập trung chủ yếu cho chuyển giao tri thức, ý tưởng, loại dự án này thường chiếm xấp xỉ 20% tổng ODA. Dự án hỗ trợ phát triển cơ bản chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.1.2.3.Theo hình thức hoàn trả Theo hình thức hoàn trả, có thể chia: - Viện trợ không hoàn lại (cho không): là các khỏan vốn thông thường được cấp từ các tổ chức phi Chính phủ và một phần của nhà tài trợ song phương và nhà tài trợ đa phương. - Viện trợ có hoàn lại: là các khoản vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp và có thời gian sử dụng dài. Nó thể hiện tính ưu thế so với khoản tín dụng thương mại trên thị trường tài chính quốc tế. 1.1.2.4.Theo điều kiện sử dụng Theo điều kiện sử dụng, có thể chia: - Viện trợ không ràng buộc: là khoản vốn chuyển giao chỉ tuân theo nguyên tắc tín dụng quốc tế hoặc cho không mà không bắt bên tiếp nhận cam kết thêm một điều khoản phụ đi kèm. - Viện trợ có ràng buộc: là khoản vốn chuyển giao, ngoài việc tuân theo nguyên tắc tín dụng quốc tế thì bên nước tiếp nhận phải cam kết thêm hàng loạt các cam kết đi kèm: sử dụng ở đâu, ưu đãi về mặt kinh tế, ủng hộ nhà tài trợ về mặt chính trị . 1.1.2.5. Theo bên nhận ODA Theo bên nhận ODA, có thể chia: Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 - ODA đặc biệt: Chủ yếu để hỗ trợ các nước kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người dưới 100USD/năm. Thường là những nước trong 40 nước nghèo nhất trên thế giới có vị trí chiến lược về kinh tế, địa lý. - ODA thông thường: Chủ yếu hỗ trợ các nước đang phát triển và chậm phát triển. 1.1.3 Vai trò của ODA đối với đối tác đầu tư 1.1.3.1.Vai trò kinh tế (động cơ kinh tế) Nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế, ODA được sử dụng dể thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế với các nước tiếp nhận. Mặt khác, trên một giác độ nhất định, các nước cung cấp còn sử dụng ODA để xuất khẩu tư bản, từ việc tạo ra các món nợ lớn dần cho đến việc các nước tiếp nhận ODA phải sử dụng chuyên gia của họ, mua vật tư thiết bị của họ với giá đắt, thậm chí cả các điều kiện đấu thầu, giải ngân được đưa ra cũng là để làm sao với lãi suất thấp, có ưu đãi nhưng mà họ vẫn được các mục đích khác nhau một cách có hiệu quả nhất. Thực tế, đi kèm với ODA di chuyển từ các nước DAC tới các nước kém phát triển (LAC) là dòng vốn đầu tư của tư nhân. Lượng vốn đầu tư tư nhân đi kèm gấp hơn 5 lần lượng. Khi các nước LDC đã tiếp nhận ODA thì có thể chấp nhận dễ dàng hơn các điều kiện cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp; hệ thống cơ chế chính sách đảm bảo quyền lợi, lợi ích, nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước từng bước được hình thành, trong đó chú ý tới việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư của các nước cung cấp ODA tham gia vào những lĩnh vực đầu tư có khả năng sinh lợi cao. Ngoài ra, ODA còn là phương tiện để giúp các nước cung cấp viện trợ thâm nhập thị trường các nước đang phát triển một cách dễ dàng hơn và các hàng hóa của nước ngoài có thể vào thị trường trong Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 nước thông qua việc nước tiếp nhận ODA có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu. Như vậy, khả năng cạnh tranh và xâm chiếm thị trường của hàng hóa các nước cung cấp ODA so với hàng hóa trong nước tăng lên. Mặt khác, ODA được cung cấp không hoàn toàn bằng tiền mà bao gồm cả hàng hóa thiết bị, máy móc do nước cung cấp sản xuất ra được quy đổi thành tiền; nghĩa là, ODA bao hàm cả việc tạo ra môi trường cho các thị trường xuất khẩu. ODA còn tạo ra sự ổn định về nguồn cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho các nước cung cấp ODA. Thực tế cho thấy, các nước cung cấp ODA phụ thuộc vào các nước LCD về năng lượng, các nguyên liệu, khoáng sản và ODA trở thành phương tiện để các nước này giải quyết được sự thiếu hụt trên. 1.1.3.2. Vai trò chính trị (động cơ chính trị) Trong giai đoạn hiện nay, khi chiến tranh lạnh kết thúc thì việc mở rộng thị trường thông qua hợp tác kinh tế đang nổi lên hàng đầu nhưng vẫn còn một số nước LDC nhận ODA ít nhiều bị ràng buộc về mặt chính trị. Ví dụ như Mỹ viện trợ cho nước ngoài được coi là: “những công cụ quan trọng trong thúc đẩy các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ” và “viện trợ là một bộ phận quan trọng của vai trò lãnh đạo thu hút và sử dụng ODAế giới của Mỹ”. Điều này lý giải tại sao ngày nay cơ quan viện trợ phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đang giảm sự tập trung trước đây vào vấn đề tăng trưởng kinh tế và đang xúc tiến cải tổ cơ cấu. 1.1.3.3. Yếu tố đạo đức (động cơ về đạo đức) Hầu hết các nước cung cấp ODA đều là những nước đế quốc trước đây đi xâm chiếm thuộc địa. Với việc sử dụng ODA tài trợ cho các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, bảo đảm bền vững về môi trường, kết cấu hạ tầng ở các nước đang phát triển nhằm làm phai mờ hình ảnh trước đây, xây dựng một hình ảnh mới trong xã hội các nước đang phát Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 triển và trong cộng đồng thế giới. Chính vì vậy, năm 1969 các tổ chức DAC và OECD đã xác định mục tiêu của các nước này là dành 0,7% GDP của nước mình cho ODA. 1.1.4. Điều kiện để được tiếp nhận ODA Có hai điều kiện chung nhất cho các nước đang và chậm phát triển nhận được ODA tài trợ của cộng đồng các nhà tài trợ. - Điều kiện 1: Các nước tiếp nhận ODA phải là những nước có mức GDP bình quân trên đầu người thấp. Các nước có thu nhập thấp, trung bình thấp là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 1100 USD/năm, 1101-3035 USD/năm, các nước này tập trung ở Châu Á, Châu Phi, và Châu Mỹ La Tinh. - Điều kiện 2: Mục tiêu sử dụng ODA của nước tiếp nhận phải phù hợp với phương hướng ưu tiên, mục đích của bên tài trợ. Chỉ tiêu này được xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp ODA và bên nhận ODA. Theo thống kê và đánh giá của WB về phân bổ ODA thì ODA song phương chủ yếu đổ vào các quốc gia trước đây là thuộc địa và đồng minh của các nước tài trợ cho dù nước tiếp nhận có thể chế không tốt, hiệu quả sử dụng ODA không cao. 1.2. Quản lý Nhà nước về ODA 1.2.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về ODA 1.2.1.1.Khái niệm quản lý Nhà nước về ODA Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP thì: “Quản lý nhà nước về ODA là sự tác động có tổ chức của Nhà nước đối với toàn bộ nguồn vốn ODA bằng quyền lực của nhà nước, thông qua cơ chế quản lý vốn ODA, nhằm thực hiện được các mục tiêu đặt ra đối với quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA”. Hoặc có thể hiểu: “Quản lý nhà nước về vốn ODA là quá trình nhà nước lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra việc thu hút và sử dụng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 [...]... trong cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2005 2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam 2.1.1 Hệ thống... phương pháp quản lý Nhà nước để khai thác thế mạnh của nguồn vốn này trong quá trình phát triển đất nước 1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về ODA Nội dung quản lý Nhà nước về ODA được cụ thể hóa thành nội dung của các chức năng quản lý Nhà nước về ODA Trong đó: “Chức năng quản lý Nhà nước về ODA chính là tập hợp công việc, nhiệm vụ mang tính chất cùng loại mà các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA phải thực hiện... Việt Nam có nhiều tiến bộ 2.1.2 Nội dung, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam 2.1.2.1 Nội dung quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng ODA Song song với việc ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động quản lý Nhà nước về ODA, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tiến hành triển khai một loạt các hoạt động tích cực góp phần hỗ trợ công tác quản lý ODA,... luật, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về ODA và cũng có thẩm quyền trong việc ra các văn bản pháp luật như các nghị định Tổng số văn bản: 18 1 Nghị định Số 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính 2 phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ 3 phát triển chính. .. dụng ODA, nhằm phát hiện những vướng mắc phát sinh trong quá trình thu hút và sử dụng ODA từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp 2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Dưới đây là cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Mối quan hệ giữa các cơ quan này trong bộ máy quản lý Nhà nước về ODA được thể hiện rõ trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc... pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam do Quốc hội ,Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố đều có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật tùy vào thẩm quyền của mình 2.1.1.1 Các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam của Quốc hội, Chính phủ: Quốc hội là... quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Thông tư Liên tịch số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN ngày 17 tháng 10 06 năm 1998 của Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vỗn hỗ trợ phát triển chính thức Thông tư số 41/TT-BTC ngày 3 tháng 3 năm 2002 của Bộ Tài chính 11 về việc Hướng dẫn thực hiện chính. .. được các mục tiêu của nhà nước đặt ra với kết quả và hiệu quả cao trong điều kiện phát triển của đất nước 1.2.1.2.Tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về ODA ODA là một nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các nước tiếp nhận trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, nguồn vốn này cũng có thể sử dụng không hiệu quả, gây gánh nặng nợ nần cho đất nước nếu như không có sự quản lý nhà nước chặt chẽ Phải nhấn... tới quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam của các bộ, ngành liên quan: Các Bộ, ban ngành liên quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý Nhà nước về ODA như thông tư để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các Nghị đinh.Tổng số văn bản: 30 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20 tháng 09 năm 2001 của Bộ 1 Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý sử dụng nguồn hỗ trợ phát. .. hình phát triển đất nước và bối cảnh quốc tế hiện nay, với sự ra đời của Nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP, việc thẩm định và phê duyệt dự án ODA đang được phân cấp mạnh mẽ Thay vì tình trạng quản lý “từ trên xuống” và tâm lý “người ngoài cuộc”, cơ quan chủ quản và địa phương (được thụ hưởng nguồn vốn . QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC 1.1. Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển. nước nếu như không có sự quản lý nhà nước chặt chẽ. Với đề tài Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai