triển kinh tế- xã hội
Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA trong thời gian tới, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA, các cơ quan liên quan cần nhận thức sâu sắc quan điểm của Đảng về thu hút ngoại lực để phát triển kinh tế- xã hội.
- Một là, phải coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Vì vậy coi trọng phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài để có thêm vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý nhằm đẩy nhanh, mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hai là, phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển các luồng vốn nước ngoài ở tầm vĩ mô. Đặc biệt là nợ nước ngoài và nguồn vốn ngắn hạn nhằm tránh cho đất nước rơi vào tình hình khủng hoảng nợ, từng bước cải thiện chỉ tiêu nợ quốc gia, giảm gánh nặng nợ trong tương lai. Muốn vậy, vốn phải xây dựng hạn mức nợ nước ngoài của quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn và được quốc tế thừa nhận.
- Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các nguồn vốn nước ngoài, gắn việc sử dụng vốn với trách nhiệm trả nợ.
- Bốn là, thực hiện tốt việc đa phương hóa đối tác, đa dạng hóa hình thức huy động vốn nước ngoài. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự mở rộng
về quy mô nguồn vốn nước ngoài cũng như tăng cường tính ổn định, giảm bớt rủi ro trong thu hút và sử dụng vôn nước ngoài.
- Năm là, Nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động tài chính đối ngoại, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện chính sách và môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi thu hút và sử dụng vốn nước ngoài đồng thời hướng tới mục tiêu hiệu quả và an toàn. Chỉ có như vậy mới đưa được hoạt động thu hút và sử dụng vốn nước ngoài vào khuôn khổ, chống lãng phí, tham ô xảy ra và là yếu tố quan trọng tạo ra lòng tin đối với phía đối tác nước ngoài.