Nội dung, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy quản lý Nhà

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 31 - 38)

Nhà nước về ODA tại Việt Nam

2.1.2.1. Nội dung quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng ODA Song song với việc ban hành các văn bản pháp lý quy định hoạt động quản lý Nhà nước về ODA, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tiến hành triển khai một loạt các hoạt động tích cực góp phần hỗ trợ công tác quản lý ODA, như:

- Lập kế hoạch thu hút và sử dụng ODA từng năm và theo giai đoạn 5 năm. Kế hoạch ODA được xây dựng dựa trên cơ sở và phù hợp với các chương trình tổng thể của quốc gia như: Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế-xã hội (2001-2010), kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội (2001-2005), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng 1996-2010, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam (CPRGS)...

- Hàng năm tổ chức Hội nghị CG (hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam) để đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế trong sử dụng ODA năm qua. Từ đó, cùng với các nhà tài trợ thảo luận biện pháp khắc phục những tồn tại còn vướng mắc, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong các năm tới. Hội nghị CG thường niên cũng là dịp để đánh giá năng lực quản lý ODA của Chính phủ và là diễn đàn chính thức để các nhà tài trợ đưa ra cam kết ODA cho Việt Nam. Bên cạnh Hội nghị CG, Chính phủ - mà đại diện là Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức hội nghị không chính thức giữa kỳ (thường được tổ chức vào tháng 6) nhằm xúc tiến các chương trình nghị sự đã được thoả thuận giữa Chính

phủ Việt Nam với các nhà tài trợ quốc tế tại Hội nghị CG năm trước. Thông qua hội nghị này, các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam, cùng với các cơ quan sử dụng ODA cung cấp thông tin cho nhau để tháo gỡ những vướng mắc từ đó thúc đẩy tiến trình thực hiện ODA theo đúng tiến độ đã ký kết.

- Thường xuyên kết hợp với các nhà tài trợ, trước hết với các nhà tài trợ lớn đề xuất giải pháp nhằm hài hoà các thủ tục tiếp nhận và sử dụng ODA. Từ đó, thống nhất phương thức quản lý OD nhằm đạt mục tiêu đặt ra cho cả 2 phía.

- Thực hiện cơ chế phân cấp thẩm quyền quản lý Nhà nước về ODA cho các ngành, địa phương. Cùng với đó, công tác giám sát được coi trọng nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được uỷ quyền.

- Công tác theo dõi, đánh giá của các cơ quan sử dụng ODA ngày càng được đề cao. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên cả trước, trong và sau khi sử dụng ODA, nhằm phát hiện những vướng mắc phát sinh trong quá trình thu hút và sử dụng ODA từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp.

2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam Dưới đây là cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa các cơ quan này trong bộ máy quản lý Nhà nước về ODA được thể hiện rõ trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng ODA sẽ được trình bày trong mục 2.1.2.3. Chính phủ Nước Tài trợ Các tổ chức tài chính quôc tế

Quản lý trực tiếp Phối hợp quản lý Phối hợp làm việc

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về ODA ở Việt Nam

VP Chính phủ UBNN tỉnh,Tp Trực thuộc Tư Các Bộ Ban, ngành Ban QLDA cấp

tỉnh, TP Nhà tài trợ Ban QLDA

Dự án triển khai tại địa phương

Dự án triển khai tại cấp Bộ

Nhà tài trợ

2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thu hút và sử dụng ODA

Theo nghị định 131/2006/NĐ-CP về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA gồm các nội dung sau:

+ Quyết định chiến lược, chính sách, quy hoạch, định hướng thu hút và sử dụng ODA cho từng thời kỳ; ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ ODA và những sửa đổi, bổ sung (nếu có) Danh mục

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA theo thẩm quyền.

+ Điều hành vĩ mô công tác quản lý và sử dụng ODA.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; hướng dẫn cơ quan chủ quản xây dựng danh mục chương trình, dự án yêu cầu tài trợ ODA của từng cơ quan để tổng hợp thành Danh mục yêu cầu tài trợ ODA trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Chủ trì soạn thảo, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng ODA.

+ Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA theo thẩm quyền.

+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan trình Chính phủ về việc ký kết, tiến hành đàm phán, ký điều ước quốc tế khung về ODA; trình

Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án.

+ Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức liên quan chuẩn bị chương trình, dự án; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA.

+ Hỗ trợ các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ.

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch giải ngân vốn ODA, bố trí đầy đủ và kịp thời vốn chuẩn bị chương trình, dự án, vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện đối với các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch vốn hàng năm.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng và nhu cầu vốn ứng trước cho chương trình, dự án.

+ Theo dõi, kiểm tra việc quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án; đôn đốc, hỗ trợ việc thực hiện các chương trình, dự án.

Xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này.

+ Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; báo cáo tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm), đột xuất và theo yêu cầu đặc biệt của Đảng và Nhà nước về tình hình quản lý, thực hiện các chương trình, dự án và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA.

+ Làm đầu mối xử lý các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ, ngành; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý các vấn đề về ODA thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

+ Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương

trình, dự án có tính đến yêu cầu hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

+ Chủ trì tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

- Bộ Tài chính: Bộ Tài chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: + Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút, sử dụng ODA và điều phối các nguồn vốn ODA; hướng dẫn chuẩn bị nội dung chương trình, dự án liên quan đến điều kiện sử dụng vốn, quản lý tài chính, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA.

+ Chuẩn bị nội dung đàm phán chương trình, dự án vốn vay với nhà tài trợ; theo ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Quy chế này.

+ Đại diện chính thức cho “người vay” là Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay, kể cả trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho một cơ quan khác chủ trì đàm phán các điều ước quốc tế.

+ Quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung đàm phán; theo sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán và ký các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án cho Bộ Tài chính sau khi các điều ước quốc tế cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay với IMF;

+ Phối hợp với Bộ Tài chính xác định và công bố danh sách các ngân hàng thương mại đủ tiêu chuẩn để ủy quyền thực hiện việc giao dịch thanh toán đối ngoại đối với nguồn vốn ODA, ủy quyền cho vay lại và thu hồi vốn trả nợ ngân sách trong trường hợp cần thiết;

+ Tổng hợp theo định kỳ (6 tháng, một năm) và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan về tình hình rút vốn và thanh toán thông qua hệ thống tài khoản của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA mở tại các ngân hàng.

- Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ:

• Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch định hướng thu hút và sử dụng ODA; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA thuộc lĩnh vực phụ trách;

• Chủ trì, phối hợp với cơ quan hữu quan trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phụ trách.

• Bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA thuộc lĩnh vực phụ trách.

• Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình, dự án theo quy định của pháp luật. Khi có yêu cầu, chịu trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chương trình, dự án trong thời gian quy định.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ:

• Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng ODA; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh, thành phố;

• Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình Chính phủ về việc ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA cho chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phụ trách theo quy định của Quy chế này;

• Bảo đảm chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA do địa phương trực tiếp quản lý và thực hiện;

• Chịu trách nhiệm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, thực hiện các chính sách đền bù, tái định cư cho chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Các Bộ, ngành khác đều có chức năng quản lý theo dõi quá trình thu hút và sử dụng ODA trên góc độ chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý Nhà nước về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005 (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w