ODA
- Thứ nhất, sử dụng công cụ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA là cơ sở khoa học quan trọng trong quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng ODA. Các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA tiến hành tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát việc thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA đã đề ra sẽ đảm bảo hiệu quả tổng thể, dễ dàng trong kiểm tra, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của từng dự án và các nhóm dự án.
- Thứ hai, cần gắn liền chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong quản lý Nhà nước về ODA. Khi chức năng, quyền hạn gắn liền tương ứng với trách nhiệm thì các bộ phận quản lý Nhà nước sẽ thận trọng và có tinh thu hút và sử dụng ODAần trách nhiệm cao trong các quyết định quản lý của mình, tránh được tình trạng lạm quyền, quan liêu, tham nhũng. Mặt khác, quyền hạn, trách nhiệm gắn với lợi ích phù hợp sẽ tạo ra động lực làm việc cho các bộ phận quản lý. Qua đó hiệu quả trong quản lý Nhà nước sẽ được nâng lên.
- Thứ ba, quán triệt quan điểm tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước về ODA. ODA là vốn do Nhà nước thống nhất quản lý từ trung ương đến địa phương, đảm bảo việc sử dụng đem lại hiệu quả tổng thể cho nền kinh tế đất nước. Vì vậy, Nhà nước luôn tiến hành quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thu hút và sử dụng nguon vốn này.
Tính dân chủ thể hiện ở chỗ, để thu hút và sử dụng ODA có hiệu quả thì trong quản lý, Nhà nước tiến hành phân cấp cho các ngành, địa phương trong thu hút và sử dụng ODA trên cơ sở phải quy định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp. Mặt khác, yêu cầu có sự công khai thông tin về các chương trình dự án có sử dụng ODA cho người dân địa phương có dự án được biết và có cơ chế thích hợp để người dân tham gia
vào kiểm soát quá trình thực hiện và vận hành dự án. Có cơ chế cung cấp, chia sẻ thông tin về quá trình thu hút và sử dụng ODA cho các cơ quan và đại chúng được biết.
- Thứ tư, quán triệt quan điểm tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý Nhà nước về ODA. Trong đó, hiệu quả thu hút và sử dụng ODA là mục tiêu cuối cùng và là quốc sách hàng đầu, tiết kiệm là phương tiện và mục tiêu trung gian để đạt tới hiệu quả cuối cùng. Hiệu quả phải được thu hút thể hiện trên hai phương diện: đạt được mục tiêu đề ra với một lượng vốn đầu tư ít nhất, hay nói cách khác là hiệu suất đầu tư trên một đơn vị giá trị sử dụng phải tối ưu. Do đó phải quán triệt quan điểm là sử dụng ODA ngày nay không để lại gánh nặng nợ nần cho ngày mai.
3.2. Phương hướng thu hút, quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời kỳ 2006 – 2010
3.2.1. Phương hướng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam trong thời kỳ 2006 – 2010
Chủ trương thu hút và sử dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.
Chính sách thu hút và quản lý ODA trong thời gian tới cần tập trung cải thiện mạnh mẽ tình hình giải ngân các chương trình và dự án ODA đã ký kết, sớm đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Đồng thời, xây dựng các chương trình, dự án ODA gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, đặt trọng tâm vào chất lượng và hiệu quả.
Để thực hiện chủ trương và chính sách sử dụng ODA nêu trên, các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn này là :
+ Phát triển nông nghiệp và nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thủy sản) kết hợp xoá đói, giảm nghèo;
+ Xây dựng hạ tầng kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục đào tạo, dân số phát triển và một số lĩnh vực khác);
+ Bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
+ Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai. Nhằm bảo đảm sử dụng ODA có hiệu quả, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam
- Hoàn thiện và tăng cường quản lý Nhà nước về ODA của Việt Nam hiện nay là vấn đề quan trọng đang được chính phủ, các Bộ, ban, ngành, địa phương tập trung xem xét. Phương hướng này trong giai đoạn 2006-2010 được thể hiện:
- Tiếp tục bổ sung và điều chỉnh hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến ODA sao cho đồng bộ, thống nhất và sát với thực tiễn.
- Tiếp tục tiến hành hoàn thiện các cơ chế về tài chính trong quản lý Nhà nước về ODA, bao gồm cải thiện thủ tục rút vốn vay ODA, rút ODA không hoàn lại theo hướng đơn giản hóa, hài hòa thủ tục giữa Việt Nam với các nhà tài trợ nhưng vẫn phải đảm bảo được quản lý ODA. Cải tiến chính sách thuế đối với các dự án ODA.
- Nâng cao hiệu lực chức năng định hướng của Nhà nước trong quản lý Nhà nước về ODA. Cụ thu hút và sử dụng ODAể là thu hút và sử dụng ODAực hiện tốt công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, thu hút và sử dụng ODA trong giai đoạn 2006-20010. Nắm bắt kịp thu hút và sử dụng
ODAời xu hướng diễn biến quốc tế có ảnh hưởng đến chính sách vay ODA để kịp thu hút và sử dụng ODAời điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Mặt khác, sẽ sắp xếp lại các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA và trong giai đoạn này ưu tiên hàng đầu dành cho xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, hẻo lánh và vùng sâu, vùng xa.
- Tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền phê duyệt dự án trên cơ sở xác định rõ vai trò của tất cả các bên tham gia để đảm bảo công tác quản lý có hiệu quả đối với ODA. Cần giao thêm trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước về ODA ở cấp vĩ mô, về cơ bản là nhiệm vụ chỉ đạo và hỗ trợ các cơ quan cấp dưới trong thu hút và sử dụng ODA như thu hút và sử dụng ODA và phổ biến các văn bản hướng dẫn kỹ thuật về những hoạt động, lĩnh vực cụ thể trong chu kỳ dự án phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cũng quy định rõ trách nhiệm đối với các địa phương, ban ngành được phân quyền trong ra quyết định thu hút và sử dụng ODA.
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về ODA tại Việt Nam
3.3.1. Nâng cao nhận thức về ODA
Để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA, cần thống nhất và nâng cao nhận thức về bản chất của ODA. ODA là nguồn vốn vay, vay ưu đãi, dài hạn, lãi suất thấp, nhưng không phải cho không. Cái giá khá đắt phải trả cho những ưu đãi này là các ràng buộc. Ràng buộc về mua sắm hàng hóa và dịch vụ, bên cạnh nghĩa vụ: có vay thì có trả. Thực tế, đi kèm khoản vay của WB và ADB thường gắn với những can thiệp về chính sách như tư nhân hóa, cổ phần hóa...Các nhà tài trợ song phương thường tập trung cho vay ODA vào những lĩnh vực họ có lợi thế hoặc theo họ nên đầu tư. Do vậy rất cần thiết phải nâng cao nhận thức về ODA, phát huy tính chủ
động trong việc thu hút ODA nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của ngành, địa phương.
3.3.2. Xây dựng quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng ODA phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước
Xây dựng quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam là biện pháp cần thiết và quan trọng trong giai đoạn 2006-2010. Nó thể hiện rõ vai trò là công cụ để xác định, đảm bảo ODA được thu hút và sử dụng co trọng điểm, có mục đích rõ ràng để khi tất cả các dự án ODA được thực hiện thì mục đích tổng thể sẽ được thực hiện. Nó làm căn cứ đáng tin cậy thể hiện một nhu cầu rõ ràng về ODA tới các nhà tài trợ để các nhà tài trợ căn cứ vào đó xem xét tính hợp lý, tính hiệu quả, khả năng hoàn trả vốn của Việt Nam để đưa ra quyết định có tài trợ hay không; là kim chỉ nam hướng dẫn, thúc đẩy mọi nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước về ODA thực hiện mục tiêu ODA trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để kiểm tra hiệu quả quá trình thu hút và sử dụng ODA đã đúng với tiến độ, đã phù hợp với thực tế, và đã đảm bảo chất lượng sử dụng hay chưa.
Cần xây dựng quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng ODA dựa trên những căn cứ khách quan bao gồm: chiến lược phát triển và ổn định kinh tế trong thời kỳ 2001-2010, kế hoạch tổng thể kinh tế- xã hội 5 năm trong giai đoạn 2006-2010, chương trình đầu tư công cộng giai đoạn 2005- 2015, quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 2001-2010, khả năng của các nhà tài trợ.
Nội dung của quy hoạch tổng thể cần xác định rõ danh mục các dự án ưu tiên thu hút và sử dụng. Trên cơ sở đó mà xây dựng quy hoạch thu hút và sử dụng ODA cho từng ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2006-2010.
3.3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý Nhà nước về ODA
Cần phải sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 131 về ODA. Dù đã được ban hành gần một năm nay song đến nay Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng ODA vẫn chưa có đủ văn bản hướng dẫn. Hiện mới chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 04 hướng dẫn chung và Bộ Tài chính ban hành Thông tư 108 hướng dẫn các vấn đề về quản lý tài chính và thuế vào tháng 7 vừa qua. Còn thông tư do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp soạn thảo về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA thì vẫn chưa hoàn thành.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống theo hướng giảm dần những bất cập, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo phù hợp với tập quán quốc tế và hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ, đồng thời thực hiện mạnh các biện pháp chống tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.
- Xây dựng nguyên tắc ưu tiên để lựa chọn danh mục dự án đầu tư sử dụng ODA để tránh tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả và không đúng thời gian quy định và kiên quyết từ chối các khoản vay nếu thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do các yếu tố ràng buộc.
- Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến việc thu hút và sử dụng ODA.
- Quản lý và điều phối ODA tập trung xác định mức vay và xác định phương án trả nợ cho từng chương trình sử dụng vốn ODA.
- Cải tiến công tác vận động nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài theo hướng đối thoại trực tiếp và đi vào thực chất hơn nữa. Tăng cường vận động, ODA ở cấp địa phương, vùng, nhất là vùng kinh tế trọng điểm nhằm cung cấp cho các nhà tài trợ cách nhìn tổng hợp hơn và tạo điều kiện để phối hợp tốt hơn các nguồn lực.
- Hoàn thiện chính sách tài chính đối với ODA như: triển khai công tác quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010; đảm bảo chính sách thuế thông
thoáng và dễ thực hiện đối với chương trình, dự án ODA; tăng cường quản lý ODA theo Luật Ngân sách,...
3.3.4. Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA
- Xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này;
- Thể chế hoá công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA trong các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Công tác quản lý tập trung chủ yếu vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, giảm dần sự tham gia trực tiếp vào các vấn đề cụ thể, trong đó, nhiệm vụ hậu kiểm cần được tăng cường. Tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra của bộ chủ quản, các bộ chức năng, các cơ quan thanh tra và kiểm tra, kiểm toán đối với việc thu hút và sử dụng ODAực hiện dự án, đối với các chủ đầu tư và các PMU.
- Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng,
góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng;
- Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.
3.3.5. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ODA và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ
- Tổ chức quản lý ODA:
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng ODA ở các cấp, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư của các tỉnh và
thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân các cấp thẩm định chương trình, dự án ODA;
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý chương trình, dự án ODA;
+ Đẩy mạnh hoạt động của Tổ công tác ODA của Chính phủ về thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA.
- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ:
+ Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ;
+ Nâng cao năng lực chuẩn bị chương trình, dự án ODA;
+ Tăng cường năng lực cho các Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
3.3.6. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thu hút và sử dụng ODA
Mặc dù quy trình thủ tục hành chính trong quản lý Nhà nước về thu hút và sử dụng ODA đã dần từng bước được hoàn thiện và đảm bảo tính chất một cửa trong xét duyệt, tránh được sự chồng chéo về chức năng. Tuy nhiên tồn tại chính vẫn là thời gian phê chuẩn, xét duyệt không được thực hiện đúng nên gây chậm chễ cho quá trình thực hiện dự án. Vì thế, giải pháp chính trong cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới là Chính phủ, các bộ, địa phương cần rà soát lại toàn bộ các văn bản hướng dẫn để chỉnh sửa sao cho có tính hệ thống, tính đồng bộ trong thu hút và sử dụng ODA. Mặt khác, có thể áp dụng phương pháp quản lý chất lượng theo tiêu