1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình trồng ớt nghề trồng cây làm gia vị

169 1K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 14,03 MB

Nội dung

Cần căn cứ vào hướng dẫn cụ thể về thời vụ gieo trồng được ghi trên bao bì của từng loại hạt giống ớt để thực hiện hình 5.1.1 Hình 5.1.1: Các hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì hạt g

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ ỚT

MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ

Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, năm 2013

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đào tạo nghề nhằmnâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để đáp ứngđược yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nôngthôn trong thời kỳ hội nhập; Bộ LĐTB&XH, Bộ Nông nghiệp & PTNN, Tổngcục dạy nghề đã giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáotrình dạy nghề trình độ sơ cấp

Giáo trình mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt là một trong 5 giáo trình được biên soạn dùng để sử dụng cho khóa học đào tạo nghề trồng cây làm gia vị trình độ sơ cấp cho Nông dân

Quán triệt triết lý DACUM và quan điểm đào tạo theo năng lực thực hiện,đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là: sau khi hoàn thành khóa học ngườihọc có khả năng thực hiện được các nội dung công việc đề cập trong giáo trình,chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành phù hợp với đối tượng học viên,nhằm đáp ứng mục tiêu trên Phần kiến thức lý thuyết đưa vào giáo trình đượcgiới hạn với phạm vi và mức độ nhất định nhằm giúp người học có thể lý giảiđược các biện pháp kỹ thuật của nghề

Mô đun trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ ớt được bố cục gồm 5

bài, trong mỗi bài, nội dung được trình bày theo kiểu tích hợp giữa kiến thức lý

thuyết và kỹ năng thực hành Bài 1: Trồng ớt Bài 2: Chăm sóc ớt Bài 3: Phòng trự dịch hại ớt Bài 4: Thu hoạch và bảo quản ớt Bài 5: Tiêu thụ sản phẩm và

hạch toán thu chi

Với mong muốn thông qua giáo trình này sẽ mang đến cho người họcnhững kiến thức hết sức cô đọng, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hiện Tuy nhiên

do thời gian có hạn nên cũng không thể tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót khibiên soạn giáo trình này Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quí báucủa các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, của đọc giả và người sử dụng đểcho cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm biên soạn

1 Lê Duy Thành (Chủ biên)

2 Nguyễn Văn Vượng

3 Hoàng Thị Chấp

Trang 4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

MỤC LỤC 3

MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ ỚT 10

Bài 1: Trồng ớt 11

A NỘI DUNG: 11

1 THỜI VỤ TRỒNG ỚT 11

1.1 Căn cứ để xác định thời vụ trồng 11

1.1.2 Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt 11

1.1.3 Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ 12

1.2 Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta 12

1.2.1 Đối với các tỉnh phía Bắc: 12

1.2.1 Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên: 12

1.2.1 Đối với các tỉnh Nam Bộ: 13

2 MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG 13

2.1 Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách trồng 13

2.2 Giới thiệu một số mật độ, khoảng cách trồng phù hợp 15

3 LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ XỬ LÝ CÂY GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG .16

3.1 Lựa chọn cây giống 16

3.2 Xử lý cây giống 17

4 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CON 17

4.1 Kỹ thuật trồng cây con không dùng màng nông nghiệp che phủ 17

4.1.1 Trồng cây con 17

4.1.2 Tủ luống sau trồng 18

4.1.3 Kỹ thuật trồng ớt gieo ươm trong bầu trồng trên nền đất ướt 19

4.2 Kỹ thuật trồng cây con khi có dùng màng nilon che phủ mặt luống theo hướng VietGap 21

4.2.1 Vật liệu phủ: 21

4.2.2 Các bước và cách thức thực hiện công việc: 21

4.3 Tưới nước sau trồng 24

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 25

Trang 5

1 Câu hỏi lý thuyết 25

2 Các bài tập thực hành 25

C GHI NHỚ 29

Bài 2: Chăm sóc ớt 30

A NỘI DUNG 30

1 GIẶM ỚT SAU TRỒNG 30

1.1 Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên ruộng ớt sau trồng 30

1.1.1 Do chất lượng cây giống 30

1.1.2 Do kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng cây con 31

1.1.3 Do khâu chăm sóc sau trồng 32

1.1.4 Do tác động của ngoại cảnh 32

1.2 Kỹ thuật giặm 32

1.2.1 Tác dụng của trồng giặm 32

1.2.2 Yêu cầu cần đạt khi trồng giặm 32

1.2.3 Các bước và cách thức thực hiện công việc 33

2 LÀM CỎ, XỚI ĐẤT VÀ VUN GỐC 34

2.1 Tác dụng của việc làm cỏ, xới đất và vun gốc 34

2.2 Các bước và cách thức thực hiện công việc 35

2.2.1 Đối với ruộng ớt trồng không che phủ luống 35

2.2.2 Đối với ruộng ớt trồng có che phủ luống bằng rơm rạ, vỏ trấu 38

2.2.3 Yêu cầu chung cần đạt được sau xới xáo, làm cỏ, vun gốc: 38

2.2.4 Đối với ruộng ớt trồng có dùng màng nilon che phủ luống 39

3 TƯỚI VÀ TIÊU NƯỚC CHO ỚT 39

3.1 Tìm hiểu nhu cầu nước của cây ớt 39

3.2 Cách xác định độ ẩm đất trên ruộng trồng ớt 40

3.3 Lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu nước 41

3.3.1 Yêu cầu đối với phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu 41

3.3.2 Các căn cứ để lựa chọn phương pháp và kỹ thuật tưới, tiêu 41

3.3.3 Chuẩn bị các nguồn lực để tưới, tiêu 42

3.3.4 Một số phương pháp tưới nước cho ruộng ớt: 42

4 BÓN PHÂN SAU TRỒNG 44

Trang 6

4.1 Tác dụng của bón thúc phân cho cây ớt 44

4.1.1 Khái niệm về bón thúc 44

4.1.2 Tác dụng của bón thúc 44

4.2 Nguyên tắc và yêu cầu chung khi bón thúc 44

4.2.1 Nguyên tắc 44

4.2.2 Các yêu cầu đối với việc bón thúc phân cho ớt 45

4.2.3 Đặc điểm của một số loại phân thường dùng bón thúc cho cây ớt 46

4.3 Quy trình bón thúc phân cho cây ớt 51

4.3.1 Những căn cứ để xác định quy trình bón thúc phân cho cây ớt 51

4.3.2 Quy trình chung bón phân cho cây ớt 51

4.4 Các bước và cách thức thực hiện quy trình bón phân cho ớt 52

4.5 Giới thiệu quy trình bón phân thúc cho một số giống ớt được trồng phổ biến ở nước ta 54

5 TỈA CÀNH: 58

6 LÀM GIÀN ĐỠ CÂY 58

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 60

1 Câu hỏi lý thuyết 60

2 Các bài tập thực hành 60

Bài 3: Phòng trừ dịch hại ớt 63

A NỘI DUNG: 63

1 ĐẶC ĐIỂM, TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ 63

MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ỚT 63

1.1 Sâu hại 63

1.2 Bệnh hại 67

2 ĐIỀU TRA SÂU BỆNH HẠI ỚT 72

2.1 Một số khái niệm chung 72

2.2 Mục đích điều tra 73

2.3 Phương pháp điều tra và tiến hành điều tra 74

2.3.1 Xác định thời gian điều tra: 74

2.3.2 Xác định phương pháp điều tra: 74

2.3.3 Xác định ruộng và điểm điều tra: 74

2.3.4 Xác định mẫu và lấy mẫu điều tra: 74

Trang 7

2.3.5 Thực hiện điều tra và tính toán kết quả điều tra theo hướng dẫn sau: 75

2.4 Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại ớt 77

2.5 Các dạng sai hỏng có thể gặp khi điều tra và cách hạn chế, khắc phục 79

3 TỔ CHỨC PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ỚT 80

3.1 Nguyên tắc chung trong phòng trừ 80

3.2 Quản lý dịch hại theo IPM 80

3.2.1 Khái niệm về quản lý dịch hại theo IPM 80

3.2.3 Nội dung của quản lý dịch hại tổng hợp 81

3.3 Phòng trừ bằng biện pháp sinh học: 82

3.4 Phòng trừ bằng biện pháp hoá học: 82

3.5 Thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại ớt: 83

4 PHÒNG TRỪ CỎ DẠI VÀ MỘT SỐ DỊCH HẠI KHÁC 85

4.1 Phòng trừ cỏ dại 85

4.1.1 Khái niệm về cỏ dại 85

4.1.2 Tác hại cỏ dại đối với cây ớt trên đồng ruộng 85

4.1.3 Đặc điểm chung của cỏ dại 85

4.1.4 Một số loại cỏ dại trong ruộng ớt 86

4.1.5 Tiến hành phòng trừ cỏ dại cho ruộng ớt 87

4.2 Phòng trừ chuột hại ớt 90

4.2.1 Tìm hiểu tập tính sinh hoạt và quy luật gây hại của chuột 90

4.2.2 Thực hành một số biện pháp phòng trừ chuột hại ớt 92

4.3 Phòng trừ một số sinh vật khác gây hại ớt (kiến, mối, dế) 98

4.3.1 Đặc điểm gây hại 98

4.3.2 Phương pháp phòng trừ 99

5 MỘT SỐ CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT 101

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 107

1 Câu hỏi lý thuyết 107

2 Các bài tập thực hành nhóm 107

C GHI NHỚ 111

Bài 4: Thu hoạch và bảo quản ớt 112

A NỘI DUNG: 112

Trang 8

1 THU HOẠCH ỚT 112

1.1 Xác định thời điểm thu hoạch 112

1.1.1 Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống ớt 112

1.1.2 Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ớt 112

1.1.3 Căn cứ vào điều kiện bảo quản và tiêu thụ sản phẩm sau thu hái 114

1.1.4 Căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu 114

1.2 Giám định sản lượng 115

1.3 Chuẩn bị điều kiện thu hoạch 116

1.3.1 Chuẩn bị nguồn lao động 116

1.3.2 Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu hái 116

1.4 Kỹ thuật thu hoạch ớt 117

1.5 Những điểm cần chú ý khi thu hoạch ớt 120

2 LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI SẢN PHẨM ỚT 120

2.1 Làm sạch sản phẩm 120

2.2 Phân loại sản phẩm 121

3 SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ỚT TƯƠI 122

3.1 Đặc điểm của ớt tươi sau thu hoạch 122

3.2 Xử lý ớt tươi trước khi bảo quản 122

3.3 Đóng gói, bảo quản ớt tươi 123

4 SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN ỚT KHÔ 125

4.1 Làm khô sản phẩm 125

4.1.1 Làm khô bằng phương pháp phơi nắng: 125

4.1.2 Làm khô sản phẩm bằng phương pháp sấy 126

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 137

1 Câu hỏi lý thuyết 137

2 Các bài tập thực hành 137

C GHI NHỚ 141

Bài 5: Tiêu thụ ớt và hạch toán thu chi 142

A Nội dung của bài: 142

1 Tiêu thụ ớt 142

1.1 Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ ớt 142

1.1.1 Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất ớt 142

Trang 9

1.1.2 Chọn, tạo giống tốt và xây dựng thương hiệu cây ớt 143

1.1.3 Xây dựng hệ thống chế biến sản phẩm quả thích hợp: 143

1.1.4 Đẩy mạnh công tác Marketing, giới thiệu sản phẩm: 143

1.2 Các phương thức tiêu thụ ớt quả tươi 143

1.2.1 Vận chuyển quả tươi 143

1.2.2 Quản lý quả trong quá trình vận chuyển 145

1.2.3 Các dạng phương tiện vận chuyển quả tươi 145

1.3 Phân phối và tiêu thụ ớt 147

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp thị ớt 147

1.3.2 Các hệ thống tiếp thị trong nước 148

1.3.3 Phân tích thị trường 148

1.3.4 Tiêu thụ ớt 152

2 Hạch toán thu chi trong sản xuất ớt 154

2.1 Công thức tính 154

2.2 Cách tính các chỉ tiêu 154

2.2.1 Chi phí: 154

2.2.2 Doanh thu: 155

2.2.3 Lợi nhuận: 155

B Câu hỏi và bài tập thực hành 156

1 Câu hỏi 156

2 Phần thực hành và bài tập 156

C Ghi nhớ: 158

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 159

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 159

II MỤC TIÊU MÔ ĐUN 159

III NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN 160

IV HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO 167

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ 168

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ 168

Trang 10

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ

TIÊU THỤ ỚT

Mã mô đun: MĐ05

Giới thiệu mô đun:

Mục tiêu chính của mô đun nhằm cung cấp cho học viên có được nhữngkiến thức, kỹ năng nghề về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây

ớt sinh trưởng, phát triển, cho năng suất, chất lượng cao Các kiến thức và kỹnăng thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm ớt; mang lại lợi nhuận cao chongười nông dân

Về phương pháp học tập: theo phương pháp trao đổi, thảo luận, học viênchủ yếu là thực hành, rèn luyện kỹ năng nghề trong thực tế sản xuất, qua đó sẽthu nhận được những kiến thức cần thiết của nghề

Nội dung chính của mô đun được bố cục gồm 5 bài, trong mỗi bài được hình

thành từ sự tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành Bài 1: Trồng

ớt Bài 2: Chăm sóc ớt Bài 3: Phòng trừ dịch hại cho ớt Bài 4: Thu hoạch và bảo quản ớt Bài 5: Tiêu thụ sản phẩm và hạch toán thu chi.

Về phương pháp đánh giá kết quả học tập: kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm,

sử dụng bộ câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước thuộc nội dung kiến thức đã họctrong mô đun Đánh giá kỹ năng dựa trên quan sát sự thành thạo và kết quả thựchiện các thao tác, dựa trên sản phẩm thu được sau khi thực hiện các bài thựchành thuộc nội dung kiến thức của mô đun

Trang 11

Bài 1: TRỒNG ỚT

Mã bài: MĐ05-01 Mục tiêu:

- Xác định được thời vụ thích hợp để trồng ớt

- Xử lý được cây ớt giống trước khi trồng theo đúng quy trình

- Thực hiện trồng và chăm sóc ớt sau trồng đúng quy trình

A NỘI DUNG:

1 THỜI VỤ TRỒNG ỚT

1.1 Căn cứ để xác định thời vụ trồng

1.1.1 Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây ớt

Ớt là cây ưa ánh sáng, nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, làm quảcần nhiệt độ, ánh sáng đầy đủ Do đó ở các tỉnh miền Bắc thời vụ gieo trồng ớtđòi hỏi khắt khe hơn; ngược lại miền Nam có thể gieo trồng quanh năm

1.1.2 Căn cứ vào đặc điểm của giống ớt

Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn; khả năng sinh trưởng, pháttriển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, chịu ẩm của các loại giống

ớt khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp

Cần căn cứ vào hướng dẫn cụ thể về thời vụ gieo trồng được ghi trên bao

bì của từng loại hạt giống ớt để thực hiện (hình 5.1.1)

Hình 5.1.1: Các hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì hạt giống ớt

Ví dụ:

- Các giống chín sớm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 4-5 tháng, chịurét kém chỉ nên gieo trồng vào vụ Hè - Thu

Trang 12

- Các giống chín trung bình, thời gian sinh trưởng trung bình, khoảng 5-56tháng, chịu rét khá nên gieo trồng vào vụ Xuân - Hè

- Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài, khoảng 4-5 tháng, chịurét, chịu nóng chỉ nên gieo trồng vào vụ hè Xuân

- Các giống chín muộn, thời gian sinh trưởng dài khoảng 5-6 tháng, chịu rétchịu nóng, các giống ớt lai nên gieo trồng vào vụ Thu – Đông, hoặc Đông -xuân

1.1.3 Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ

Những vùng chuyên ớt, có thể trồng 3 vụ trong năm Ngược lại nhữngvùng không chuyên canh, trồng 2 vụ lúa sớm 1 vụ ớt Thu – Đông; hoặc trồng vụ

ớt Xuân – Hè sau đó trồng vụ lúa mùa.; Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ ớtĐông – Xuân

1.2 Giới thiệu một số thời vụ chủ yếu trồng ớt ở nước ta

Ớt có thể trồng được quanh năm ở những nơi có điều kiện thuận lợi; nhiệt

độ thích hợp của ớt là từ 25-300C Tuy nhiên tập trung chủ yếu trồng 3 vụ trongnăm như sau:

1.2.1 Đối với các tỉnh phía Bắc:

- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch

- Vụ chính (Đông - Xuân): Gieo hạt tháng 10 - 11, thu hoạch tháng 2-3dương lịch

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch

(a) (b)

Hình 5.1.2 Ớt trồng vụ đông (a) và vụ Hè – Thu (b)

1.2.1 Đối với các tỉnh miền Trung, Tây nguyên:

- Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8 - 9, thu hoạch từ tháng 12 - 1 dương lịch

Trang 13

- Vụ chính (Đông - Xuân): Gieo hạt tháng 11-12, thu hoạch tháng 3-4dương lịch.

- Vụ Hè Thu: Gieo tháng 5-6, thu hoạch 9-10 dương lịch

1.2.1 Đối với các tỉnh Nam Bộ:

Có thể gieo trồng quanh năm, tập trung các vụ chính như sau:

- Vụ Thu Đông: Gieo hạt tháng 8, trồng tháng 9, thu hoạch từ tháng 11 đếntháng 6 năm sau

- Vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10-11, trồng tháng 11-12, thu hoạch quả từtháng 2 đến tháng 6

- Vụ Xuân hè: Gieo hạt tháng 2-3, trồng tháng 4-5, thu hoạch tháng 6 đếntháng 9

- Vụ Hè thu: Gieo hạt tháng 4-5, trồng tháng 5-6, bắt đầu thu hoạch từ tháng

7 đến tháng 10

Hình 5.1.3: Ớt trồng vụ Đông – Xuân đang chuẩn bị cho trái

2 MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG

2.1 Căn cứ để xác định mật độ, khoảng cách trồng

Trang 14

Ghi chú:

Vị trí trồng cây:

Khoảng cách cây trên hàng (cm)

Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm)

Tùy theo tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng chophù hợp Nguyên tắc chung là:

- Không trồng quá dầy, cây sẽ sinh trưởng, phát triển yếu, nhiều sâubệnh, ít hoa quả

- Không trồng quá thưa, lãng phí đất, nhiều cỏ dại, năng suất trên đơn vịdiện tích thấp

Các căn cứ chủ yếu để xác định mật độ khoảng cách trồng hợp lý:

* Dựa vào thời gian sinh trưởng và khả năng sinh trưởng của giống:

Giống có thời gian sinh trưởng dài; khả năng phân cành nhiều, tán rộng,

lá to thì trồng thưa hơn

* Dựa vào độ màu mỡ của đất đai:

- Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi thì trồng thưa

- Đất sấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồngdày để tăng số cây, tăng năng suất tổng thể

* Dựa vào thời vụ gieo trồng:

- Vụ đông nên trồng dày

- Vụ Đông – Xuân, vụ Thu – Đông trồng mật độ vừa phải

- Vụ Hè – Thu nên trồng thưa hơn

* Dựa vào khả năng đầu tư thâm canh:

- Nếu có khả năng chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao thì nêntrồng mật độ thưa hơn

- Nếu khả năng chăm sóc, mức độ đầu tư thâm canh có hạn thì nên trồngmật độ vừ phải đến trồng dầy hơn

* Dựa vào phương thức canh tác:

- Nếu trên luống chỉ trồng thuần một mình cây ớt thì mật độ khoảng cáchtrồng thưa hơn (Hình 5.1.4)

- Nếu trên ruộng ngoài trồng ớt còn trồng xen các cây trồng khác trênluống ớt như: hành, tỏi ta, rau cải, rau xà lách thì mật độ khoảng cách trồng ớtnên thưa hơn (Hình 5.1.5)

Trang 15

Hình 5.1.4: Ớt trồng thuần trồng với mật độ khoảng cách dầy hơn

Hình 5.1.5: Ruộng ớt có trồng xen hành, rau cải

2.2 Giới thiệu một số mật độ, khoảng cách trồng phù hợp

- Mật độ trồng: tùy thuộc vào giống Đối với giống có khả năng phâncành mạnh, mỗi sào (Bắc Bộ) trồng khoảng 900 - 1000 cây (tuỳ theo vụ), cây xcây là 40 x 45 cm; hàng cách hàng 60 cm

- Nếu dự định nhanh cho thu hoạch trái (4-5 tháng sau khi trồng) nêntrồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm, mật độ 3500-5000 cây/1000 m2;nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50-60) cm, mật độ 2000-2500cây/1000 m2

- Vụ Thu – Đông và vụ Đông – Xuân, khoảng cách trồng 50 x (30 - 40) cm

- Vụ Hè – Thu, khoảng cách 70 x 60 cm

- Đất sấu, khoảng cách trồng 50 x 40 cm

- Đất tốt, khoảng cách trồng 70 x 60 cm

- Trồng thuần, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm

Trang 16

- Ruộng có trồng xen các cây khác, khoảng cách trồng 60 x 60 cm.

- Nếu đất trũng, khó thoát nước, phải lên liếp, khoảng cách 70 x 60 cm

3 LỰA CHỌN CÂY GIỐNG VÀ XỬ LÝ CÂY GIỐNG TRƯỚC KHI TRỒNG

3.1 Lựa chọn cây giống

Khi cây con trong vườn ươm chuẩn bị đem trồng thì ngừng tưới nước 1-2ngày nhằm làm cho cây cứng cáp

Cây con đủ tiêu chuẩn trồng là cây có chiều cao 10-12cm, có từ 4-5 láthật, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, thân thẳng, tuổi cây khoảng 25-30 ngàysau khi gieo thì chuyển cây con ra trồng

- Trước khi nhổ từ vườn ươm ra trồng nên tưới đẫm đất luống cây con để

dễ nhổ cây, không bị đứt rễ

- Những cây con chưa đủ tiêu chuẩn cần chăm sóc tiếp để đạt tiêu chuẩndùng trồng cho đợt sau và dùng để trồng giặm

(a) (b)

Hình 5.1.6: Cây ớt giống chưa đủ tiêu chuẩn (a), đủ tiêu chuẩn đem trồng (b)

Hình 5.1.7: Chọn cây con giống khẻo mạnh, đủ số lá, thẳng cây đủ tiêu chuẩn

Trang 17

3.2 Xử lý cây giống

- Không sử dụng những cây giống bị nhiễm sâu bệnh để trồng

- Ngắt bỏ các lá đã bị và úa (nếu có) trước khi trồng

- Hồ rễ cây con bằng nước phân lân pha loãng có pha thêm thuốc trừbệnh để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho cây con trước khi trồng Cách làmnhư sau:

Bước 1: Bó cây con giống thành từng bó nhỏ khoảng 40 – 50 cây bằng lạt mềm

hoặc bằng dây ni lon

Bước 2: Cho nước sạch vào thùng (chậu); lượng nước tùy thuộc lượng cây giống

cần trồng nhiều hay ít Khoảng 15 – 20 lít sử dụng cho 3000 – 3500 cây con

Bước 3: Hòa tan phân lân supe và thuốc trừ bệnh vào nước với tỷ lệ cho 15 lít

nước như sau:

+ Phân lân supe 1 kg

+ Thuốc trừ bệnh: 15gam

(Có thể dùng các loại thuốc như: Validacin, Anvil, Ridomil; Copper –B, Starner,New Kasuran, Kasumin, Copper Zin C, Copper B, Derosal, Appencarb super,Ridomil, Score để phòng trừ bênh do nấm và vi khuẩn)

Bước 4: Dùng que khuấy đều để phân và thuốc hòa tan

Bước 5: Nhúng ngập rễ cây con giống vào dung dịch nước đã pha Ngâm

khoảng 1- 2 phút sau đó đem cây con đi trồng

Chú ý: Không nhúng ngập cả cây con trong nước, không ngâm lâu quá thờigian; Xử lý xong phải đem trồng ngay

4 KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CON

Đất trồng ớt sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân thúc theotiêu chuẩn của quy trình đề ra (nội dung này đã được giới thiệu tại mô đun 02 –Chuẩn bị đất trồng ớt) tiến hành trồng cây con Tùy theo phương thức trồng cómàng che phủ hay không có màng che phủ mà có kỹ thuật trồng khác nhau

4.1 Kỹ thuật trồng cây con không dùng màng nông nghiệp che phủ

Trang 18

- Đất trước khi trồng phải đủ ẩm

- Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chiều mát làtốt nhất

- Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định

Trang 19

Hình 5.1.9: Mặt luống sau khi đã tủ

- Chú ý:

+ Trong điều kiện Vật liệu tủ là rơm rạ chưa được mục nát thì phải dùngdao băm nhỏ thành các đoạn ngắn trước khi đem tủ lên mặt luống để tránh làmgãy cây con khi tủ

+ Cũng có thể tủ mặt luống trước sau đó trồng cây con sau

+ Khi vật liệu tủ khan hiếm hoặc không có thì có thể không cần tủ mặtluống Tuy nhiên cần tưới nước để giữ ẩm liên tục cho đất ruộng ớt, đặc biệt làgiai đoạn sau trồng khi cây còn non

+ Những vùng nắng nóng, đất khô hạn, không chủ động được nguồnnước tưới, khó kiếm vật liệu tủ thì nên đầu tư dùng màng nilon để che phủ luống

là tốt nhất

4.1.3 Kỹ thuật trồng ớt gieo ươm trong bầu trồng trên nền đất ướt

Áp dụng trong trường hợp trồng ớt vào mùa mưa trên nền đất thấp trũng,

ẩm ướt, không có điều kiện làm đất kỹ và phải khẩn trương đảm bảo kịp thời vụgieo trồng

Quy trình thực hiện như sau:

* Chuẩn bị cây con giống:

Quy trình và kỹ thuật gieo ươm cây con giống trong bầu như đã đượcgiới thiệu trong mô đun 01 (mục 3: chuẩn bị giống ớt để trồng) của nghề này

Hình 5.1.10: Gieo hạt ươm cây con trong bầu túi nilon hoặc khay nhựa

Trang 20

- Dùng cuốc san phẳng sơ bộ mặt luống

- Dùng gốc rạ tủ vào giữa dọc theo chiều dài luống

- Trộn hỗn hợp phân bón lót với các thành phần như sau:

NPK + Hỗn hợp gồm 1 phần phân chuồng hoai mục + 1 phần tro bếp hoặc trấuhun, hoặc xơ dừa + 1 phần lớp đất mặt giàu mùn được đập nhỏ

Hình 5.1.12: Trộn hỗn hợp phân bón lót

Trang 21

* Bón phân lót và đặt bầu cây con:

- Bón lót theo hố thẳng hàng tại vị trí trồng cây con trên luống

- Đặt bầu cây con theo hố đã bón phân trên luống (hình 1.18)

Hình 5.1.13: Bón phân và đặt bầu cây con theo hố trên luống

4.2 Kỹ thuật trồng cây con khi có dùng màng nilon che phủ mặt luống theo hướng VietGap

4.2.1 Vật liệu phủ:

Có thể dùng màng ni lon trắng hoặc có màu đen để che phủ Vụ Hè – Thunhiệt độ cao, nắng nóng nên dùng nilon trắng; Vụ Thu – Đông, vụ Đông – Xuân,

vụ Đông nên dùng nilon màu tối màu

4.2.2 Các bước và cách thức thực hiện công việc:

Đất sau khi đã lên luống rạch hàng bón phân lót, san phẳng mặt luống

Hình 5.1.14: Lên luống và san phẳng mặt luống trước khi tủ nilon

Trang 22

Bứơc 1: Phun thuốc trừ cỏ

Dùng thuốc trừ cỏ Achetochlor hoặc Ronsta 50% hay các loại thuốc khác

có bán trên thị trường; lượng dùng theo hướng dẫn trên bao bì Phun đều lên mặtluống

Bứơc 2: Phủ nilon:

- Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở hai bên mép luống về phía rãnh;

- Căng phẳng nilon phủ kín trên mặt luống;

Hình 5.1.15: Căng phủ nilon lên mặt luống

- Dùng cuốc vét đất ở rãnh ập nhẹ vào hai bên mép luống để cố định nilonđồng thời kết hợp làm sạch gọn đất ở rãnh luống

Hình 5.1.16: Vét rãnh lấp đất cố định nilon

Trang 23

Bước 3: Đục lỗ để trồng cây con

Dùng tay, hoặc dùng ống sắt hay ống bơ rỗng có đường kính khoảng8cm, cắt thành hình răng cưa sắc để đục lỗ màng phủ với khoảng cách hàng vàkhoảng cách cây như đã xác định trước

(a) (b)

Hình 5.1.17: Đục lỗ ni lon để trồng cây con, hàng đôi (a) hàng đơn (b)

Bước 4: Trồng cây con

- Dùng bay nhỏ xới nhẹ vào lỗ đã đục sẵn để bới đất đặt cây con

- Mỗi hố trồng 1 cây Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đấtnhỏ vào hố xung quanh cây con; ấn nhẹ đất xung quanh gốc cho cây đứng vững,thẳng cây Lớp đất lấp cao qua cổ rễ khoảng 1 – 2 cm

Chú ý:

- Đất trước khi trồng phải đủ ẩm

- Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chiều mát làtốt nhất

- Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định

- Màng nilon phải được lấp đất hoặc gim chặt xung quanh mép luống đểkhông bị gió thổi bay

- Nếu sử dụng nilon có màu thì phủ quay mặt ánh bạc lên trên và màuđen ở úp xuống dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổicôn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được)

Trang 24

Hình 5.1.18: Ruộng ớt trồng có màng nilon che phủ luống

4.3 Tưới nước sau trồng

Sau khi trồng phải tưới nước đầy đủ, nhất là mùa nắng, đất không đủ ẩm

Có thể tưới theo gốc (nếu diện tích ít); hoặc dùng ô doa tưới nhẹ khắptrên mặt luống Tốt nhất là bơm nước vào rãnh (tưới thấm) Tưới thấm vào rãnhtiết kiệm nước, không làm văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, không làm trôi và nénchặt đất mặt luống; tăng hiệu quả sử dụng phân bón

Hình 5.1.19: Tưới nước cho cây sau trồng

Trang 25

B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

1 Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu các thời vụ chính trồng ớt ở nước ta

Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày nội dung công việc xử lý cây giống ớt trước khi

trồng

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu tiêu chuẩn cây ớt giống đem trồng

Câu 4: Trình bày ưu điểm của việc trồng ớt có dùng màng nilon che phủ đất

2 Các bài tập thực hành

Bài thực hành 5.1.1 Trồng ớt không dùng màng nilon che phủ

1 Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được đúngquy trình kỹ thuật của bài thực hành trồng ớt không dùng màng nilon che phủ,đảm bảo tỷ lệ cây con sống cao nhất

2 Các nguồn lực cần thiết để thực hiện:

Tính cho nhóm học viên 4 – 5 người

2 Ruộng trồng ớt đã làm đất, lên luống,

Trang 26

3 Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp

- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện

- Giáo viên giao địa bàn cho nhóm sinh viên thực hiện

4 Nhiệm vụ của nhóm học viên:

Nhóm học viên làm theo thứ tự các bước công việc theo hướng dẫn củagiáo viên như sau:

1 Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị

2 Chuẩn bị cây con giống

3 Xác định vị trí trồng và moi hố để trồng cây trên luống

4 Trồng cây vào hố

5 San phẳng đất mặt luống

6 Vét đất làm sạch rãnh luống

7 Tưới nước cho cây sau trồng

5 Thời gian hoàn thành bài tập thực hành: 07 giờ

6 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm bài thực hành cần đạt được:

1 Chuẩn bị dụng cụ trang

thiết bị

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị như

đã nêu ở mục 3; đảm bảo chất lượng tốt

2 Chuẩn bị cây con giống Chuẩn bị đầy đủ cây giống như đã nêu ở

mục 3; đảm bảo cây đủ tiêu chuẩn

3 Xác định vị trí trồng và

moi hố để trồng cây trên

luống

Đúng vị trí, đúng mật độ, khoảng cách; đúngquy cách theo quy trình

4 Trồng cây vào hố Mỗi hố trồng 01 cây Đúng vị trí hố, đặt

thẳng cây, lấp đất đúng độ cao, cây không bịgập rễ, không bị chấn thương

5 San phẳng đất mặt luống Nén đủ độ chặt đất xung quanh gốc cây; san

Trang 27

1 Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện được đúngquy trình kỹ thuật của bài thực hành trồng có dùng màng nilon che phủ, đảm bảo

tỷ lệ cây con sống cao nhất

2 Các nguồn lực cần thiết để thực hiện:

Tính cho nhóm học viên 4 – 5 người

2 Ruộng trồng ớt đã làm đất, lên luống,

3 Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên hướng dẫn chung cho cả lớp

Trang 28

- Chia lớp học viên thành từng nhóm 4 – 5 người để thực hiện

- Giáo viên giao địa bàn cho nhóm sinh viên thực hiện

4 Nhiệm vụ của nhóm học viên:

Nhóm học viên làm theo thứ tự các bước công việc theo hướng dẫn của giáo viên như sau:

1 Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị

2 Chuẩn bị cây con giống

3 Căng phủ nilon lên mặt luống

4 Gim cố định nilon trên mặt luống

5 Xác định vị trí và đục lỗ nilon, moi hố để trồng cây trên luống

6 Trồng cây vào hố

7 Vét đất làm sạch rãnh luống, lấp đất vào hai mép dọc theo tấm nilon

8 Tưới nước cho cây sau trồng

5 Thời gian hoàn thành bài tập thực hành: 08 giờ

6 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm bài thực hành cần đạt được:

Công việc chính Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trang thiết bị

như đã nêu ở mục 3; đảm bảo chấtlượng tốt

2 Chuẩn bị cây con giống Chuẩn bị đầy đủ cây giống như đã nêu ở

mục 3; đảm bảo cây đủ tiêu chuẩn

3 Căng phủ nilon lên mặt luống - Phủ kín chùm hết mặt luống, thành

luống

- Nilon căng phẳng, đều, không rách

- Tiết kiệm màng nilon

4 Gim cố định nilon trên mặt

luống

- Phẳng, chắc không bị gió thổi bay

Trang 29

5 Xác định vị trí và đục lỗ nilon,

moi hố để trồng cây trên luống

Đúng vị trí, đúng mật độ, khoảng cách;đúng quy cách theo quy trình

6 Trồng cây vào hố Mỗi hố trồng 01 cây Đúng vị trí hố, đặt

thẳng cây, lấp đất đúng độ cao, câykhông bị gập rễ, không bị chấn thương

- Các thời vụ chủ yếu trồng ớt ở từng vùng miền

- Tiêu chuẩn cây giống ớt đem trồng

- Quy trình trồng ớt không/có dùng màng nilon che phủ

Trang 30

1.1.1 Do chất lượng cây giống

Chất lượng cây giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết địnhđến khả năng sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây con trên đồngruộng Nếu chất lượng cây giống tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao, cây con sinh trưởngnhanh, đồng đều, cây khỏe Đây là cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo mật độ câycon trên đồng ruộng

Ngược lại, chất lượng cây giống kém thì dẫn đến tỷ lệ sống của cây conthấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài, không đồng đều, cây yếu… sẽ làm giảmmật độ, mất khoảng, cây con sinh trưởng kém, làm giảm sút đáng kể năng suất,sản lượng sau này

Chất lượng cây giống kém được phản ảnh qua một số chỉ tiêu, nội dung chủ yếu thường gặp như sau:

Trang 31

- Cây giống còn non chưa đảm bảo

độ tuổi đem trồng

- Cây trong vườn ươm bị cớm nắng,

thiếu ánh sáng; cây yếu ớt, không

- Cây giống bị xây xước, bị dập nát,

nhiễm bệnh; bị đứt nhiều rễ

- Trước khi nhổ cây giống cần tướiđẫm nước trên luống cây giống trongvườn ươm để dễ nhổ, hạn chế bị đứt rễcây con

- Khi nhổ cây, khi xử lý và bảo quản,vận chuyển cây giống phải nhẹ nhàng,cẩn thận

- Cây giống nhổ từ vườn ươm ra

không trồng ngay, bảo quản kém, bị

héo, úa vàng, rụng lá

- Tính toán khả năng trồng đến đâu nhổcây giống trồng xong trong ngày;không để cây giống sang ngày hômsau

- Nếu cần phải bảo quản cây giống thìphải để cây giống nơi dâm mát; thườngxuyên phun nước giữ ẩm cho câygiống trong quá trình bảo quản

- Cây giống bị nhiễm sâu bệnh từ

trong vườn ươm

- Nhổ bỏ, tiêu hủy cây giống bị sâubệnh trong vườn ươm trước khi đem sửdụng Không dùng cây giống bị nhiễmsâu bệnh để trồng

- Xử lý cây giống trước khi trồng

không đảm bảo theo quy trình đề ra

- Xử lý cây con giống trước khi trồngtheo đúng quy trình kỹ thuật đã nêutrong mục 3.2, bài 1 của mô đun này

1.1.2 Do kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng cây con

Kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và sức

sống của cây con, từ đó ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên đồngruộng sau trồng Thường xảy ra các trường hợp sau:

- Làm đất không kỹ, đất bí, không

tơi xốp, còn nhiều cỏ dại

- Làm đất phải đạt tiêu chuẩn theo yêucầu đề ra

- Không xử lý đất trước khi trồng, - Phải xử lý đất trước khi trồng bằng

Trang 32

trong đất trồng còn tồn tại nhiều

nguồn sâu bệnh hại gây nhiễm và

làm chết cây con mới trồng

các loại thuốc phù hợp để hạn chế tối

đa nguồn sâu bệnh và các dịch hại khác

- Khi trồng cây: lấp đất quá nông

hoặc quá sâu, đất xung quanh gốc

nén quá chặt làm đứt rễ cây

- Khi trồng cây phải thực hiện đúngtheo đúng quy trình kỹ thuật đã nêutrong mục 4, bài 1 của mô đun này

- Trồng cây vào lúc quá nắng nóng

hay gặp mưa to

- Thực hiện đúng theo đúng quy trình

kỹ thuật đã nêu trong mục 4, bài 1 của

mô đun này

- Khi tủ luống không cẩn thận làm

dập nát, gẫy cây con

- Thực hiện đúng theo đúng quy trình

kỹ thuật đã nêu trong mục 4, bài 1 của

mô đun này

- Không tưới nước hoặc tưới không

đủ lượng nước để giữ ẩm thường

xuyên cho cây con sau khi trồng

- Thực hiện đúng theo đúng quy trình

kỹ thuật đã nêu trong mục 4, bài 1 của

mô đun này

1.1.3 Do khâu chăm sóc sau trồng

- Nếu sau trồng đất ruộng quá ẩm hay ngập úng thì cây con dễ bị thối rễ,nhiễm bệnh; ngược lại nếu để quá khô hạn thì cây con bị khô héo, lâu bén rễ hồixanh, có thể bị chết…Tất cả những điều này dẫn đến làm giảm tỷ lệ sống củacây con, mất khoảng nhiều, không đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích

- Đối với loại đất pha cát, trồng không che tủ luống đất dễ bị đóng váng,

bí dí chặt, nhất là sau khi trồng gặp mưa to, cần phải phải tiến hành xới xáo nhẹngay sau khi cây bén rễ hồi xanh để tạo sự thông thoáng cho đất, tạo điều kiệncho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe, không bị chết ẻo, không bị mấtkhoảng làm giảm mật độ cây con trên ruộng

1.1.4 Do tác động của ngoại cảnh

Một số yếu tố ngoại cảnh bất lợi thường gặp làm ảnh hưởng sấu đến mật

độ, khoảng cách cây con trên ruộng đậu lạc:

- Sau trồng gặp mưa lớn, mưa kéo dài nhiều ngày, nhất là vụ ớt Hè - Thutrồng trên nền đất trũng thấp

- Ruộng bị ngập úng nước hay quá khô hạn lâu ngày

- Gieo vụ Xuân - Hè, thời kỳ cây con thường gặp trời âm u, mưa phùn lâungày, ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh, nhất

là sâu xám, bệnh thối lở cổ rễ, bệnh héo rũ, tuyến trùng hại rễ làm cho câymầm dễ bị hại

1.2 Kỹ thuật giặm

Trang 33

1.2.1 Tác dụng của trồng giặm

Trồng giặm bổ sung cây con để đảm bảo số cây/đơn vị diện tích theo yêucầu của quy trình kỹ thuật, nhằm góp phần đạt được năng suất của ruộng ớt theo

dự kiến

1.2.2 Yêu cầu cần đạt khi trồng giặm

- Giặm càng sớm càng tốt khi thấy mất khoảng, ngay sau khi cây con bén

rễ hồi xanh (khoảng 5 – 6 ngày sau trồng)

- Sử dụng các cây giống đã đủ tiêu chuẩn để trồng giặm, tránh sự chênhlệch giữa cây giặm và cây trồng trước

- Khi giặm không làm ảnh hưởng đến các cây xung quanh

- Trồng giặm đúng giống

- Khi trồng giặm xong phải đảm bảo được mật độ, khoảng cách của cây connhư đã dự định

1.2.3 Các bước và cách thức thực hiện công việc

thường gặp

1 - Chọn giống cần

để trồng giặm

- Đúng giống, đủ sốlượng cây giống cần (kể

4 Tiến hành trồng

giặm bổ sung

- Như đã nêu ở phần yêucầu cần đạt của trồnggiặm bổ sung đã nêutrên

- Trồng không đúngquy trình

- Bỏ sót khoảng khôngtrồng

5 Tưới nước cho cây

Trang 34

Hình 5.2.1: Trồng giặm ớt ngay sau khi cây bén rễ hồi xanh

- Hạn chế được nơi trú ngụ, nguồn thức ăn phụ, nguồn lây lan của nhiềuloại sâu bệnh gây hại ớt

- Góp phần đảm bảo mật độ, khoảng cách cây trên ruộng, làm tăng năngsuất, sản lượng

- Ruộng đậu có nhiều cỏ dại sẽ gây khó khăn, làm tốn công trong khâu thu

hoạch

* Tác dụng của xới xáo đất:

Xới xáo là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùnggốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

- Ở giai đoạn đầu, giúp cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏehơn

- Giúp bộ rễ cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, tăng khả năng hút dinhdưỡng, hút nước

- Xới xáo làm lớp đất mặt quanh bộ rễ tơi xốp, thông thoáng; chế độ nhiệt,

ẩm độ được duy trì ổn định sẽ giúp cây hút dinh dưỡng tốt, sinh trưởng, pháttriển nhanh

- Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt

để cung cấp cho cây

Trang 35

- Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết hợp với xới xáo đất, có tác dụngđảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cungcấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mấtphân bón.

- Xới xáo cũng là một trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại, cỏ dạirất có hiệu quả và an toàn

* Tác dụng của vun gốc:

Vun gốc là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây Vungốc cho cây ớt có một số tác dụng chính sau:

- Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ

- Giữ ẩm cho vùng đất có rễ cây hoạt động

- Vun cao đất vào gốc kết hợp vét rãnh luống là một trong những biệnpháp kỹ thuật quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thoát nước trên mặt luống

và trong ruộng khi gặp mưa to; cây không bị ngập úng; hạn chế được các bệnhgây thối lở cổ rễ, tuyến trùng

2.2 Các bước và cách thức thực hiện công việc

2.2.1 Đối với ruộng ớt trồng không che phủ luống

Tiến hành làm cỏ, xới xáo đất mặt luống 3 - 4 lần kết hợp với các lần bónphân thúc

* Lần 1:

- Tiến hành sau khi trồng 10 – 15 ngày

- Mục đích: Phá váng mặt đất, làm cho lớp đất mặt luống tơi xốp, thôngthoáng, diệt mầm cỏ dại

- Cách làm: Dùng cuốc xới băm nhẹ lớp đất mặt luống, sâu đều khoảng 4– 5 cm; Nhặt sạch cỏ dại; san phẳng đất mặt luống

- Chú ý không xới sát gốc cây để tránh làm đứt rễ và nghiêng đổ cây con

Hình 5.2.2: Xới xáo làm cỏ trên ruộng ớt lần 1

Trang 36

Hình 5.2.3: Nhặt sạch cỏ trong ruộng ớt sau khi xới xáo

+ Vun nhẹ đất nhỏ vào kín xung quanh gốc cây

+ Chú ý không xới sát gốc cây để tránh làm đứt rễ và nghiêng đổ cây con

Hình 5.2.4: Xới xáo, làm cỏ lần 2 kết hợp vun nhẹ đất vào gốc

Trang 37

Hình 5.2.5: Làm sạch cỏ dưới rãnh luống kết hợp vun đất vào gốc cây

* Lần 3:

- Tiến hành trước khi ớt bắt đầu giao tán, chuẩn bị ra đợt hoa đầu tiên (khoảng

35 – 50 ngày sau trồng, tùy từng giống)

- Mục đích:

+ Phá váng mặt đất, làm cho lớp đất mặt luống tơi xốp, thông thoáng,diệt mầm cỏ dại

+ Kết hợp đảo trộn, lấp phân bón thúc lần 2

+ Vun đất cao, kín vào gốc cây Tùy theo giống ớt cao cây hay thấp cây

để vun đất vào gốc có độ cao phù hợp

Trang 38

Hình 5.2.6: Xới xáo, làm cỏ lần 3 và vun cao đất vào gốc cây

- Dùng tay nhổ sạch cỏ trong gốc cây

- Dùng cuốc vét sạch đất dưới rãnh luống hất nhẹ vun vào gốc cây

(xem hình 5.2.5; 5.2.6)

Hình 5.2.7: Làm sạch cỏ dưới rãnh luống kết hợp vun đất vào hai mép luống

Trang 39

Hình 5.2.8: Dùng tay nhổ sạch cỏ dưới gốc cây và trên mặt luống

2.2.2 Đối với ruộng ớt trồng có che phủ luống bằng rơm rạ, vỏ trấu

Đối với ruộng này không cần phải làm cỏ xới xáo lần 1, vì:

+ Sau trồng 1 thời gian nhất định thì vật liệu che phủ mới hoai mục, khi

đó mới tiến hành xới xáo làm cỏ

+ Mặt luống có che phủ đất không bị nén chặt, ít cỏ, giữ được độ ẩm

- Khi vật liệu tủ đã ải mục, tiến hành xới xáo, làm cỏ, vun gốc tương tự nhưruộng trồng không che phủ luống đã nêu ở trên

2.2.3 Yêu cầu chung cần đạt được sau xới xáo, làm cỏ, vun gốc:

- Xới xáo đúng thời điểm đã xác định vào các giai đoạn sinh trưởng của cây

- Sau xới xáo đất phải tơi xốp

- Không gây đọng nước cục bộ trên mặt luống

- Không làm dập nát thân cành, hoa lá và đứt rễ của cây

- Ruộng phải sạch cỏ dại

- Nếu xới xáo kết hợp bón phân thúc thì phải lấp kín được phân

- Khi vun gốc phải vun đất cao, kín gốc cây

2.2.4 Đối với ruộng ớt trồng có dùng màng nilon che phủ luống

Đối với những ruộng này không xới xáo, làm cỏ và vun gốc được Cầnthường xuyên kiểm tra đồng ruộng và làm tốt các công việc sau:

- Dùng tay nhổ sạch cỏ mọc xung quanh gốc cây

- Làm sạch cỏ dưới rãnh luống

- Vét đất rãnh luống áp vào hai bên mép luống để giữ chặt màng nilon

Trang 40

Hình 5.2.9: Ruộng ớt trồng có che tủ nilon luôn sạch cỏ

3 TƯỚI VÀ TIÊU NƯỚC CHO ỚT

3.1 Tìm hiểu nhu cầu nước của cây ớt

Ớt là cây trồng cạn không chịu được ngập úng nước, nhưng không chịuđược hạn Nhu cầu nước của cây ớt thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, kỹ thuậttrồng trọt, thời vụ gieo trồng, giống và đặc biệt là phụ thuộc từng giai đoạn sinhtrưởng, phát triển của cây Nhu cầu nước của cây tăng dần theo sự tăng trưởngdiện tích lá theo từng giai đoạn:

- Thời kỳ mọc mầm: đất phải đủ ẩm, hạt mới hút được no nước để nẩymầm nhanh, đều, khỏe; nếu đất quá khô hạn, hoặc quá úng nước đều không cólợi cho quá trình nẩy mầm, thậm chí gây thối hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng tớimật độ cây con trong vườn ươm Thời kỳ này ẩm độ đất thích hợp là 70 - 80%

- Thời kỳ cây con trong vườn ươm: ở giai đoạn đầu khi cây có 1- 2 lá thật

là thời điểm cây khủng hoảng về nước và dinh dưỡng (vì cây chuyển từ sốngnhờ dinh dưỡng trong hạt sang tự hút dinh dưỡng, hút nước trong đất trong khi

rễ chưa phát triển mạnh) Nếu đất khô hạn, thiếu nước trong giai đoạn này là rấtnguy hiểm, có thể gây héo chết cây con hàng loạt Lượng nước cần tăng dầntheo sự tăng trưởng của thân lá Nếu khô hạn cây sinh trưởng phát triển chậm, lánhỏ làm giảm diện tích lá và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây

- Thời kỳ cây con khi mới trồng ra ngoài ruộng, nhu cầu nước của câykhông lớn, nhưng nếu đất không đủ ẩm cây bén rễ hồi xanh chậm, thậm chí bịchết Sau bén rễ hồi xanh, nhu cầu nước dần tăng lên Nếu thiếu nước, đất khôhạn cây con sinh trưởng chậm, đanh cây, phân cành nhánh kém, cây ra hoa quảquá sớm, quả bé, năng suất chất lượng giảm đáng kể

- Thời kỳ ra hoa: Thời kỳ này cây cần nước nhiều, nếu đất quá khô hạn,

ẩm độ không khí quá thấp, nhiệt độ cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sốhoa và tỷ lệ hoa hữu hiệu, dẫn đến năng suất không cao

- Thời kỳ làm quả: Đây là thời kỳ cây ớt cần nhiều nước nhất, đặc biệt là

ở giai đoạn cuối khi quả chín Nếu thiếu nước ở giai đoạn này quả sẽ chín ép,quả nhỏ, mầu sắc mã quả kém hấp dẫn, tỷ lệ quả lép cao, ảnh hưởng nghiêm

Ngày đăng: 26/06/2015, 16:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Tạ Thu Cúc và CS, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội 2005 Khác
2. PGS. TS. Trần Khắc Thi và CS, Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP trên rau, Hà Nội năm 2009 Khác
3. www.nhanonglamgiau.com Kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho cây ớt Khác
4. www.tiengiangdost.gov.vn Võ Hữu Thành, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư Cái Bè, Kỹ Thuật Trồng ớt sừng vàng (Châu Phi ) Khác
5. www.dalat.gov.vn Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che Plastic 6. www.bacninh.gov.vn Sâu, bệnh hại trên cây ớt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w