1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình trồng tỏi nghề trồng cây làm gia vị

100 639 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 8,22 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ TỎI MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ04 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển nghề trồng cây làm gia vị có ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố sắp xếp lực lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng. Giáo trình mô đun MĐ04: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi được biên soạn theo chương trình khung của nghề trồng cây làm gia vị trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 6 bài: Trồng tỏi. Chăm sóc tỏi. Phòng trừ dịch hại tỏi. Thu hoạch, làm sạch và phân loại tỏi. Sơ chế và bảo quản tỏi. Tiêu thụ tỏi và hạch toán thu chi. Giáo trình mô đun MĐ04 kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, vun xới và phòng trừ sâu bệnh hại, nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về trồng, chăm sóc, thu hoạch bảo quản, và hạch toán thu chi cho tỏi. Nhận biết được sâu bệnh hại chủ yếu và thực hiện được các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại tỏi nhằm đảm bảo năng suất cao và chất lượng củ tốt. Giáo trình mô đun Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi nằm trong chương trình khung nghề trồng cây làm gia vị do tập thể giáo viên khoa trồng trọt trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang biên soạn. Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo. Do đó giáo trình mô đun Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Hoàng Thị Chấp (Chủ biên) 2. Lê Duy Thành 3. Nguyễn Văn Vượng 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MỤC LỤC 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ TỎI 7 Bài 1: TRỒNG TỎI 8 A. Nội dung: 8 1. Thời vụ trồng tỏi 8 1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng tỏi chủ yếu 8 2. Xử lý tỏi giống trước khi cấy 8 2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước 9 2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học 9 3. Khoảng cách trồng 9 3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng tỏi 9 3.2. Khoảng cách trồng cụ thể 10 4. Kỹ thuật trồng tỏi 11 4.1. Kỹ thuật trồng tỏi ta 11 4.2. Kỹ thuật trồng tỏi tây 13 5. Tủ luống 14 6. Tưới nước 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 1. Câu hỏi ôn tập 15 2. Bài thực hành 15 C. Ghi nhớ: 18 Bài 2: CHĂM SÓC TỎI 19 A. Nội dung: 19 1. Giặm tỉa tỏi sau trồng 19 1.1. Mục đích của giặm, tỉa 19 1.2. Giặm tỏi 19 2. Làm cỏ, xới đất 19 2.1. Tác hại của cỏ dại 19 2.2. Tác dụng của xới xáo đất 19 2.3. Yêu cầu kỹ thuật làm cỏ, xới đất 20 3. Tưới và tiêu nước 21 3.1. Căn cứ để tưới nước 21 3.2. Chuẩn bị các nguồn lực để tưới 24 3.2. Tiêu nước 25 4. Bón phân 26 4.1. Nguyên tắc sử dụng phân bón 26 4.2. Kỹ thuật bón phân thúc cho tỏi 27 4.3. Thực hiện quy trình bón phân thúc cho tỏi 28 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 28 1. Câu hỏi 28 2. Thực hành bài 4.2.1: Bón phân thúc cho tỏi ta 28 C. Ghi nhớ: 31 Bài 3: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI TỎI 32 Mã bài: MĐ04 - 03 32 A. Nội dung: 32 1. Phòng trừ sâu bệnh hại tỏi 32 1.1. Điều tra sâu bệnh hại tỏi 32 1.2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tỏi 36 1.3. Một số loại sâu bệnh chính hại tỏi và biện pháp phòng trừ 37 2. Phòng trừ cỏ dại 47 2.1. Tác hại của cỏ dại đối với tỏi 47 2.2. Một số loại cỏ dại hại tỏi 47 2.3. Biện pháp phòng trừ cỏ dại hại tỏi 47 Thực hành bài số 4.3.2: xử lý thuốc hoá học trừ sâu bệnh hại tỏi 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 49 C. Ghi nhớ: 50 Bài 4: THU HOẠCH, LÀM SẠCH VÀ PHÂN LOẠI TỎI 51 A. Nội dung 51 1. Thu hoạch tỏi 51 1.1. Xác định thời điểm thu hoạch 51 1.2. Dự tính sản lượng 51 1.3. Thu hoạch tỏi lá 52 1.4. Thu hoạch tỏi củ 52 2. Làm sạch và phân loại sản phẩm 54 2.1. Làm sạch sản phẩm 54 2.2. Phân loại sản phẩm 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57 1. Câu hỏi 57 2. Thực hành 57 C. Ghi nhớ 58 Bài 5: SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN 59 A - Nội dung 59 1. So chế và bảo quản tỏi tây sau khi thu hoạch 59 1.1. Đặc điểm của tỏi tây sau thu hoạch 59 1.2. Sơ chế tỏi tỏi tây 60 1.3. Bảo quản tỏi tỏi tây 61 3. Sơ chế và bảo quản tỏi củ 62 2.1. Xử lý tỏi củ trước khi làm khô 62 2.2. Làm khô sản phẩm 62 2.3. Phân loại và đóng gói sản phẩm khô 65 2.4. Bảo quản sản phẩm khô 68 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 71 5 1. Câu hỏi 71 2. Thực hành 71 C. Ghi nhớ 72 Bài 6: TIÊU THỤ TỎI VÀ HẠCH TOÁN THU CHI 73 A. Nội dung của bài: 73 1. Tiêu thụ tỏi 73 1.1. Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ tỏi 73 1.2. Các phương thức tiêu thụ tỏi tươi 76 1.3. Phân phối và tiêu thụ tỏi 81 2. Hạch toán thu chi trong sản xuất tỏi 88 2.1. Công thức tính 88 2.2. Cách tính các chỉ tiêu 88 B. Câu hỏi và bài tập thực tỏi 89 1. Câu hỏi 89 2. Thực hành 89 C. Ghi nhớ: 90 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 91 I. VỊ TRÍ , TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 91 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 91 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 92 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 92 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 94 VI. Tài liệu tham khảo 99 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ TỎI Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi (MĐ04) là mô đun trọng tâm của chương trình dạy nghề trồng cây làm gia vị, cung cấp những kiến thức và trực tiếp rèn luyện kỹ năng về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi. Những công việc của học viên thực hiện trong mô đun này có liên quan trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm tỏi. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hiệu quả nhất khi thực hiện ngay trên thực địa gắn liền với mùa vụ gieo trồng. Mô đun 04: trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và tiêu thụ tỏi đạt chất lượng và hiệu quả cao. 7 Bài 1: TRỒNG TỎI Mã bài: MĐ 04 -01 Mục tiêu: - Xác định được thời vụ thích hợp để trồng tỏi - Xử lý được tỏi giống trước khi trồng theo đúng quy trình - Thực hiện trồng và chăm sóc tỏi sau trồng đúng quy trình A. Nội dung: 1. Thời vụ trồng tỏi 1.1. Căn cứ xác định thời vụ trồng tỏi 1.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của giống tỏi Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn, khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, chịu ẩm của các loại giống tỏi khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp. 1.1.2. Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây tỏi Tỏi là cây ưa ánh sáng, ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng, cây sinh trưởng kém, năng suất thấp. 1.1.3. Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ Những vùng chuyên tỏi, có thể trồng quanh năm đối với giống tỏi ăn lá (tỏi tây). Có thể trồng 2 vụ lúa sớm 1 vụ tỏi Thu – Đông. Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ Đông - xuân . 1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng tỏi chủ yếu 1.2.1. Thời vụ trồng tỏi ta - Thời vụ trồng tỏi thích hợp ở vùng đồng bằng sông Hồng từ 25 đên 5 tháng 10, thu hoạch 30/1 – 5/2. - Ở khu vực miền Trung trồng tháng 9 – 10, thu hoạch tháng 1 – 2. 1.2.2. Thời vụ trồng tỏi tây Tỏi tây dùng để ăn lá, thân nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thích hợp nhất gồm 2 vụ: - Vụ đông trồng tháng 9 – 10 thu hoạch tháng 11 - 12 - Vụ xuân trồng tháng 2 – 3 để thu hoạch tháng 4 - 5 2. Xử lý tỏi giống trước khi cấy Xử lý giống trước khi trồng là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được áp dụng nhiều trong sản xuất cây rau nói chung và cây tỏi nói riêng. Xử lý củ trước 8 khi gieo trồng nhằm thúc đẩy mầm, kích thích mầm mọc nhanh, tăng cường sự trao đổi chất trong củ, thúc đẩy sinh trưởng phát triển, hạn chế tác hại của sâu bệnh. Có nhiều phương pháp xử lý như: ngâm nước, xử lý hóa chất… 2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước Củ giống được ngâm nước trước khi cấy chắc chắn sẽ mọc mầm nhanh hơn, sinh trưởng tốt hơn, làm tăng độ đồng đều của cây giống. Dùng nước sạch, ít tạp khuẩn để ngâm. Thời gian ngâm củ tỏi giống từ 2 – 3 giờ, sau đó vớt để cho ráo nước mới đem cấy (trồng). Không nên ngâm nước quá lâu vì sẽ làm các chất hòa tan trong củ bị thất thoát. Sau khi ngâm nước các ánh tỏi giống được cắm vào đất có đủ độ ẩm. Nếu đất khô quá phải được tưới đảm bảo đủ ẩm mới được cắm tỏi. 2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học Xử lý các ánh hành bằng chát hóa học là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm hạn chế nấm bệnh. - Xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1% (3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho củ hành giống trước khi trồng. - Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP 2% + Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 – 10 phút. 3. Khoảng cách trồng 3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng tỏi Tùy theo tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng cho phù hợp. Nguyên tắc chung là: - Không trồng quá dầy, cây sẽ sinh trưởng, phát triển yếu - Không trồng quá thưa, lãng phí đất, nhiều cỏ dại, năng suất trên đơn vị diện tích thấp. Các căn cứ chủ yếu để xác định mật độ khoảng cách trồng hợp lý: * Dựa vào thời gian sinh trưởng và khả năng sinh trưởng của giống: Giống có thời gian sinh trưởng dài, khả năng sinh trưởng mạnh thì trồng thưa hơn. * Dựa vào độ màu mỡ của đất đai: - Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi thì trồng thưa. - Đất xấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồng dày để tăng số cây, tăng năng suất tổng thể. * Dựa vào khả năng đầu tư thâm canh: 9 - Nếu có khả năng chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao thì nên trồng mật độ thưa hơn. - Nếu khả năng chăm sóc, mức độ đầu tư thâm canh có hạn thì nên trồng mật độ vừa phải đến trồng dầy hơn. * Dựa vào phương thức canh tác: - Nếu trên luống chỉ trồng thuần một mình cây tỏi thì mật độ khoảng cách trồng dày hơn. Hình số 4.1.1: Ruộng tỏi trồng thuần Hình số 4.1.2: Tỏi trồng xen 3.2. Khoảng cách trồng cụ thể *Khoảng cách trồng tỏi ta: - Giống tỏi ta thường trồng với khoảng cách trồng mỗi nhánh 8 – 10 cm Hình số 4.1.3: Khoảng cách trồng tỏi ta Ghi chú: Vị trí trồng cây: Khoảng cách cây trên hàng (cm) Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm) *Khoảng cách trồng tỏi tây: -Tỏi tây trồng khoảng cách cây cách cây 10-15cm. 10 [...]...11 Khoảng cách cây cách cây Hình số 4.1.4: Khoảng cách trồng tỏi tây 4 Kỹ thuật trồng tỏi 4.1 Kỹ thuật trồng tỏi ta Trồng tỏi củ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn củ giống - Để cây tỏi sinh trưởng, phát triển tốt, cần chọn những củ tỏi chắc, trọng lượng củ từ 12 – 15g, có 10 – 12 nhánh Bước 2: Tách và lựa chọn các ánh Hình 4.1.5: Tách ánh tỏi - Chọn những ánh tỏi to đều, chắc, loại... cho tỏi * Phương pháp xác định tưới theo thời gian sinh trưởng của cây Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi + Dựa vào thời vụ trồng tỏi được xác định và điều kiện thời tiết của vùng Ví dụ: Vụ đông cây tỏi thường thiếu nước, cây dễ bị hạn ở thời kỳ đầu, nhưng thời kỳ này cây tỏi cũng không cần nhiều nước, nên chỉ cần cung cấp nước đủ ẩm (độ ẩm đất khoảng 65 – 70%) cho cây là được Cây tỏi vụ... điểm tưới của cây tỏi 3 Cho biết phương pháp tưới nước cho cây tỏi 4 Khái niệm, tác động và phương châm của việc tiêu nước cho cây tỏi 5 Trình bày nguyên tắc sử dụng phân bón cho cây tỏi 2 Thực hành bài 4.2.1: Bón phân thúc cho tỏi ta 29 *Mục tiêu: Rèn kỹ năng thực hành cho học viên trong việc thực hiện công việc bón phân thúc cho tỏi đúng yêu cầu kỹ thuật *Nguồn lực: - Ruộng tỏi của hộ gia đình - Phân... hành trồng 2 luống dài 15 – 20 mét - Giáo viên thao tác mẫu cho học viên quan sát Bài thực hành số 4.1.2: Trồng tỏi tây bằng cây con *Mục tiêu: Thực hiện được các bước công việc trồng tỏi tây bằng cây con thành thạo và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật *Nguồn lực - Cây con giống - Cuốc, xẻng, thúng, xảo, quanh gánh, ô doa - Phương tiện vận chuyển dụng cụ, vật tư - Bộ đồ bảo hộ lao động - Ruộng trồng tỏi đã làm. .. hiện - Giáo viên giao địa bàn cho nhóm sinh viên thực hiện C Ghi nhớ: - Chọn củ tỏi giống phải chắc, không sâu bệnh, không dập nát, trầy xước - Trồng đúng thời vụ để vừa đảm bảo cho cây sinh trưởng thuận lợi và vừa đảm bảo cho cây trồng vụ sau - Tủ luống và tưới nước giữ ẩm trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây 19 Bài 2: CHĂM SÓC TỎI Mã bài: MĐ04 – 02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình. .. bớt nước mặt ruộng để đảm bảo đúng với yêu cầu của cây tỏi Tiêu nước mặt ruộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ bản: + Cây trồng: Cây tỏi là loại cây màu, có khả năng chịu lượng nước kém hơn cây lúa cho nên mưa ngày nào phải tiêu thoát ngày ấy Sau các đợt mưa, ẩm độ đất trên 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, cần tiêu thoát nước nhanh cho tỏi vì cây tỏi rất sợ ngập, đất ngập úng, thiếu không... điểm gì? Câu 2: Kỹ thuật xử lý giống tỏi trước khi trồng (cấy) Câu 3: Trình bày các bước trồng tỏi (cắm tỏi) 2 Bài thực hành Bài thực hành số 4.1.1: Trồng tỏi ta bằng củ *Mục đích: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc trồng tỏi *Nguồn lực: - Ruộng để thực hành của hộ gia đình - Phân bón vô cơ - Giống tỏi - Hóa chất - Dụng cụ: xô, chậu, cuốc, xẻng, dao nhỏ, dụng cụ để pha... bệnh/tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây (hoặc lá, củ,…) bị bệnh x 100 Tổng số cây (hoặc lá, củ,…) điều tra Thực hành bài số 4.3.1: Điều tra sâu bệnh hại tỏi thành phần *Mục tiêu: - Học viên nắm được phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây tỏi - Điều tra được thành phần sâu bệnh hại trên cây tỏi -Xác định được loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây tỏi *Nguồn lực: - Ruộng tỏi đang thời gian sinh trưởng - Dụng cụ,... bị mưa to 4.2.2 Trồng tỏi tây bằng cây con Bước 1: 14 Khi cây giống mọc được 20-25 ngày, có 2-3 lá thì nhổ, cắt bớt một ít rễ và lá ngọn Bước 2: Trồng theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón tay moi một hố sâu khoảng 3 – 4 cm, rộng 4 – 5 cm để đặt cây con Bước 3: Đặt cây con vào hố trồng và giữ cây con thẳng đứng Bước 4: Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con Bước 5: Dùng... Ngâm tỏi vào nước 12 - Ngâm các ánh tỏi vào nước sạch khoảng 2 – 3 giờ rồi vớt cho ráo và cắm vào luống Hình 4.1.6: Tỏi giống ngâm nước trước khi cắm Bước 4: Cắm các ánh tỏi trên luống theo khoảng cách đã định - Ấn sâu xuông đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên (a) (b) Hình số 4.1.7: a, Luống được trộn phân và đất b, Cắm tỏi vào luống 13 Hình số 4.1.8: Trồng tỏi ở đảo Lý Sơn 4.2 Kỹ thuật trồng tỏi . trồng. Giáo trình mô đun MĐ04: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ tỏi được biên soạn theo chương trình khung của nghề trồng cây làm gia vị trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 6. THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ TỎI MÃ SỐ: MĐ04 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo. Khoảng cách trồng tỏi ta Ghi chú: Vị trí trồng cây: Khoảng cách cây trên hàng (cm) Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm) *Khoảng cách trồng tỏi tây: -Tỏi tây trồng khoảng cách cây cách cây 10-15cm. 10

Ngày đăng: 26/06/2015, 16:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS. TS. Tạ Thu Cúc và CCS, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, Nhà xuất bản Hà Nội 2005 Khác
2. PGS. TS. Trần Khắc Thi và CCS, Sổ tay hướng dẫn thực hành VietGAP trên rau, Hà Nội năm 2009 Khác
3. Website www.agriviet.com ThS. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng hành lá 4. www.ctu.edu.vn ThS. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng hành lá – phần 1 Khác
5. www.khuyennongvn.gov.vn ThS. Trần Thị Ba, Kỹ thuật trồng hành lá – phần 2 Khác
6. Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN 5009 : 2007. Tỏi – Bảo quản lạnh. Garlic – Cold storage Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w