Một số loại sâu bệnh chính hại tỏi và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu giáo trình trồng tỏi nghề trồng cây làm gia vị (Trang 37 - 47)

Mã bài : MĐ0 4 03

1. Phòng trừ sâu bệnh hại tỏi

1.3. Một số loại sâu bệnh chính hại tỏi và biện pháp phòng trừ

1.3.1. Sâu hại chính

Trong thành phần các loài sâu hại trên tỏi trong những năm gần đây, những đối tượng sâu hại chính gồm: sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bọ trĩ. Phương pháp điều tra, phòng trừ đối với các đối tượng dịch hại này như sau.

1.3.1.1. Sâu xanh da láng

a. Triệu chứng, tác hại

Sâu non tuổi nhỏ gặm lá. Tạo thành những vết hình thù không xác định Phần lá sâu để lại bị khô.

Sâu tuổi lớn có thể ăn cụt hoặc khuyết lá

Hình số 4.3.2 Sâu xanh da láng hại tỏi b. Đặc điểm nhận dạng

+ Trứng được đẻ thành ổ trên cọng lá, mỗi ổ từ 20 - 40 trứng, ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt. Trứng có hình cầu hoặc hình bầu dục, trên có cạnh khía, mới đẻ có màu xanh xám sau chuyển thành nâu đậm có một chấm đen trên mặt trứng. Trứng thường nở vào ban ngày. Thời gian pha trứng từ 2-5 ngày.

Hình số 4.3.3 : Trứng sâu xanh da láng

+ Sâu non có hình dạng giống sâu xanh nhưng không có u lông trên mình, sâu có 5, 6 tuổi, thời gian sống từ 10-19 ngày. Sâu non đẫy sức dài 10- 15mm. Trên mặt lưng của sâu có 5 vạch màu nâu, trong đó có 2 vạch bên hông có màu đậm hơn, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng. Mặt bụng có màu hồng hoặc xanh nhạt.

• Tuổi 1: thân sâu có màu xanh lá cây hay vàng xanh, đầu đen bóng, mang

nhiều lông, bụng màu vàng nhạt. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 - 5 ngày.

• Từ tuổi 2: Bụng màu vàng xanh, các đốt trên thân phân biệt rõ dần. Mình

sâu có 3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2-4 ngày.

• Tuổi 3: có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu màu

vàng nhạt, bóng; vẫn còn mang nhiều lông. Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2-3 ngày.

• Từ tuổi 4 trở đi các vạch trên cơ thể sâu rõ dần, cơ thể có màu xanh nhạt

dễ lẫn với màu của cọng tỏi.

Hình sô 4. 3.4 : Sâu non

+ Nhộng: sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu hoặc đỏ sẫm, thời gian pha nhộng từ 10-15 ngày.

Hình số 4. 3.5: Nhộng

+ Ngài có màu trắng xám, dài 7-10mm, đầu màu xám. Cánh trước có màu xám, trên có nhiều vân, gần mép trước cánh có một đốm màu xám nhạt, Cuối bụng có một túm lông. Thời gian sống của ngài từ 5-10 ngày.

Hình số 4.3.6 : Trưởng thành c. Đặc điểm sinh sống và gây hại

Ngài đẻ trứng thành từng ổ trên lá. Một ngài cái có thể đẻ 300- 400 trứng. Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.

Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn. Sâu có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hoá học. d. Biện pháp phòng trừ

+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ + Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung

+ Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất

+ Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thoúcc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao

Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục cương, nấm bạch cương); Chế

vi khuẩn BT để phun..

Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát. + Biện pháp hóa học:

Chú ý khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu xanh da láng

• Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

• Khi điều tra sâu thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là

thời điểm phun thuốc tốt nhất

• Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng

luân phiên các loại thuốc, cụ thể: Lần 1: Atabron 5EC

Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC Lần 4: Mimic 20F + SeNPV

Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV

1.3.1.2. Dòi đục lá

a. Triệu chứng và tác hại

Ruồi cái dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng lớp biểu bì lá thành những lỗ nhỏ, tạo thành những đốm trắng trên bề mặt lá.

Dòi hại làm giảm khả năng quang hợp.

Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phát sinh, phát triển.

Hình số 4. 3.7: Vết hại trên lá b. Đặc điểm hình thái

- Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, đường kính khoảng 0,2mm, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.

- Sâu non được gọi là dòi. Dòi dài khoảng 2mm, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen. Thời gian sống của dòi khoảng 3-4 ngày.

Hình số 4. 3.8: Sâu non (dòi)

Nhộng màu nâu vàng, dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát dục từ 6 - 8 ngày. Nhộng thường phân bố ở vị trí cuối cuống lá.

Hình số 4. 3.9: Nhộng

- Trưởng thành: trưởng thànhlà con ruồi. Ruồi dài 2 - 3mm, màu vàng đen, trên lưng ngực có vệt vàng

Hình số 4. 3.10: Tưởng thành (ruồi)

c. Đặc điểm sinh sống và quy luật phát sinh gây hại

Ruồi cái đẻ trứng trên các lỗ do chúng tạo ra trên bề mặt lá. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá.

Khi các vết đục trên mặt lá quá nhiều sẽ làm cho lá bị sần sùi, héo khô. Dòi sau khi nở đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với tăng kích thước của cơ thể dòi. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây.

Ruồi thường xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng nhưng phát triển mạnh trong các tháng vụ đông xuân vào giai đoạn 20-25 ngày và 40-45 ngày sau gieo, gây hại chủ yếu ở các lá bánh tẻ và lá non.

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ đặc biệt là những loài cỏ lá rộng (ký chủ phụ của ruồi) trước khi xuống giống khoảng 1 tháng.

+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước.

+ Ngắt bớt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già

+ Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành. + Biện pháp hóa học:

Sử dụng các thuốc có tính thấm sâu và nội hấp như Bulldock 0.25 EC; Trigard 75WP; Vertimec 1.8EC; Netoxin 18SL để phun

Chú ý:

• Khi điều tra; nếu tỷ lệ thiên địch trên 50% không cần phun thuốc.

• Khi tỏi đã lớn, chỉ sử dụng thuốc khi mật độ ruồi trên 7 con/lá.

1.3.1.3. Bọ trĩ (bù lạch)

a. Triệu chứng và tác hại

Bọ trĩ non và trưởng thành dùng miệng chích vào mô cây để hút dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng kém. Lá bị hại nhẹ trên bề mặt lá có nhiều vết chấm nhỏ, khi bị hại nặng lá bị kéo, biến màu vàng sau chuyển sang màu nâu đen. Khi bị hại nặng lá quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới.

Hình số 4. 3.11: Vết hại trên lá do bọ trĩ

Bọ trĩ thường phân bố tập trung dọc theo rìa lá. Dùng tay ướt vuốt nhẹ mép lá có thể thấy bọ trĩ bám vào. Đây cũng là cách dùng để nhận biết cây bị hại.

b. Đặc điểm hình thái

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ. Chiều dài chỉ 0.8-1mm:

+ Trứng hình hạt đậu (trứng rất nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường). + Bọ trĩ non có 2 tuổi, hình dạng gần giống bọ trĩ trưởng thành nhưng không có cánh. Khi mới nở bọ trĩ non có màu trắng trong sau chuyển thành màu nâu đỏ. Sang tuổi 2 cơ thể có màu vàng nâu và di chuyển nhanh.

+ Nhộng có màu vàng nâu, có hình thái giống với giai đoạn tiền nhộng nhưng cánh trước kéo dài đến gần hết cơ thể, các lông trên cơ thể cũng dài hơn.

Hình số 4. 3.12: Các giai đoạn phát dục của bọ trĩ c. Đặc điểm sinh sống và quy luật phát sinh gây hại

Bọ trĩ non và trưởng thành thường sống ở mặt dưới lá. Bọ trĩ trưởng thành đẻ trứng trong mô lá.

Bọ trĩ phát sinh mạnh vào mùa xuân khi nhiệt độ bắt đầu tăng. Vụ tỏi đông ít bị hại hơn.

Thời gian sống của bọ trĩ trưởng thành khoảng 1 tháng, thời gian đẻ trứng kéo dài từ 14 - 21 tuần.

d. Biện pháp phòng trừ

+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây vụ trước đem chôn.

+ Dùng bẫy màu vàng từ khi cây con để diệt bọ trĩ non tuổi lớn và trưởng thành..

+ Sử dụng thuốc hoá học: Dùng các loại thuốc như Actara hoặc Vertimec kết hợp với dầu khoáng để phun

Nên thay đổi thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ quen thuốc. .

1.3.2. Bệnh hại chính 1.3.2.1. Bệnh khô đầu lá

a. Triệu chứng bệnh

Vết bệnh có hình bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng sau đó tâm vết bệnh chuyển thành màu nâu vàng trên nền trắng xám, sau từ 5- 7 ngày gãy gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20cm. Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen. Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ.

Tiền nhộng

Ấu trùng tuổi 1

Trưởng thành

Nhộng

b. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh do một loại nấm gây nên. Ngoài tỏi, nấm còn hại trên nhiều loại cây trồng khác như: súp lơ, khoai tây, cà chua,...

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời âm u, nhiều sương mù,

sương muối, nhiệt độ từ 22-250C.

Giai đoạn tỏi hình thành củ (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2) là giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất.

Hình sô 4.3.13: Vết bệnh khô đầu lá tỏi Những ruộng tỏi trồng quá dày, bón nhiều phân đạm, hoặc ruộng tưới nước quá ẩm bệnh phát triển nặng hơn. Các giống tỏi tía, kiệu nhiễm bệnh nhẹ hơn các giống tỏi tàu và tỏi tây. Nấm bệnh lan truyền nhờ gió.

c. Biện pháp phòng trừ

+ Gieo trồng tập trung, thời vụ: từ 5-15/10 là thích hợp nhất.

+ Đảm bảo mật độ, không trồng quá dày. Hàng cách hàng 15-20cm, cây cách cây 10-15 cm.

+ Tưới nước đủ ẩm, không để ruộng quả ướt. Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.

+ Bón phân cân đối. Bón lót 3/4 lượng đạm hoặc có thể thay đạm bằng phân lân ngâm với nước giải.

+ Thường xuyên thăm đồng, ngắt bỏ lá tỏi bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh phát sinh lan truyền.

+ Khi bệnh chớm xuất hiện dùng các thuốc: Altracol 70WP 0,2-0,4%, Score 250ND 0,3- 0,5l/ha, Topsin M

0,4- 0,6l/ha ... phun 3 - 4 lần/vụ. Hình sô 4.3.14: ngắt lá làm cho ruộng thông thoáng

1.3.2.2. Bệnh sương mai

a. Triệu chứng bệnh

Bệnh thường hại trên lá già sau đó lan xuống củ. Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, trên có lớp nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gãy gục và chết.

b. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh do một loại nấm gây ra. Bệnh thường xuất hiện cục bộ ở một vài ruộng sau đó lan sang các ruộng xung quanh, bào tử nấm lan truyền nhờ gió.

Hình số 4.3.15: Triệu chứng bệnh sương mai trên lá và trên củ

Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 220C

và độ ẩm cao, trời có nhiều sương mù. Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn chế sự phát triển của bệnh.

Cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại. Cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cuối cùng cây còn ít lá, củ nhỏ và sau đó cây chết. Nấm tồn tại trong củ trong thân và qua đông ở đó

c. Biện pháp phòng trừ

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bị bệnh đem chôn hoặc ủ làm phân bón.

+ Sử dụng luân phiên các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh:

Iprovalicarb; Propineb; Trichoderma.

1.3.2.3. Bệnh đốm vòng

a. Triệu chứng bệnh

Ban đầu trên lá và cuống hoa xuất hiện những đốm nhỏ trắng sau chuyển thành hình oval có viền màu trắng, hơi lõm xuống.

Nếu thời tiết ẩm, vết bệnh chuyển màu xám hay nâu, giữa có màu tím xung quanh vết bệnh màu vàng lục.

Phần lá bị bệnh mềm, rũ xuống, sau 3 - 4 tuần thì chết, tuy nhiên phần thân vẫn còn đứng.

Hình số 4.3.16: Vết bệnh đốm vòng trên lá tỏi

Ở cây trưởng thành vùng cổ lá dễ bị bệnh tấn công tạo thành vết nhũn nước. Vết thối có màu vàng đến đỏ rất dễ nhận dạng, cuối cùng vết bệnh khô và teo tóp lại.

b. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Do một loại nấm gây nên. Nấm xâm nhiễm vào cây qua các vết thương hay khí khổng.

Nấm bệnh có thể tồn tại ở những tàn dư cây bệnh và bào tử sẽ phát tán

theo gió và nước bắn lên. Ẩm độ cao và nhiệt độ từ 20 - 30oC phù hợp cho bệnh

phát triển.

Những vùng có thời tiết ẩm bệnh gây hại nghiêm trọng c. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch.

Luân canh cây tỏi với các cây trồng không phải ký chủ của nấm bệnh như: lúa, ngô, đậu,…

Khi bệnh mới xuất hiện trên đồng ruộng phun các loại thuốc như:

CopperB 75WP, Tilt 250 EC,... với nồng độ 0,1 - 0,2%.

1.3.3.4. Bệnh thối nhũn

a. Triệu chứng bệnh

Triệu chứng bệnh thể hiện chủ yếu trên lá;

Vết bệnh xuất hiện đầu tiên trên lá. Ban đầu có màu xanh tối sau chuyển thành mầu nâu nâu đen. Khô tóp (nếu trời khô), hoặc thối nhũn (nếu gặp mưa ẩm). Cây bị hại phần lớn bị chết.

b. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh thối nhũn do 5 loài vi sinh vật gây ra, gồm 4 loài nấm và 1 loài vi khuẩn. Bệnh thường bắt đầu gây hại từ giai đoạn cây bắt đầu đẻ nhánh và gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây bắt đầu xuống củ cho tới khi thu hoạch.

Nguồn bệnh tồn tại trong đất, lan truyền nhờ gió, nước tưới. Bệnh hại nặng hơn ở những chân đất cát pha, đất thịt nhẹ. Bệnh phát tiển mạnh trên những ruộng trồng muộn.

c. Biện pháp phòng trừ

+ Làm đất phơi ruộng trước khi trồng + Lên luống cao để thoát nước

+ Sử dụng củ giống sạch bệnh thu hoạch từ ruộng không bị bệnh để trồng.

+ Trước khi thu hoạch củ về làm giống nên ngừng tưới nước 2 tuấn. + Bón phân cân đối tăng cường bón phân chuồng hoai mục và phân hữu cơ sinh học

+ Sử dụng các loại thuốc như Belnat; Newkasuran hoặc Boocdo phun phòng sau khi bón phân, đảm bảo thời gian cách ly ít nhất 2 tuần.

Một phần của tài liệu giáo trình trồng tỏi nghề trồng cây làm gia vị (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w