Mã bài : MĐ0 4 03
1. Phòng trừ sâu bệnh hại tỏi
1.2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tỏi
Để phòng trừ sâu bệnh hại tỏi có thể thực hiện các biện pháp sau:
1.2.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác: * Biện pháp giống:
- Chọn sử dụng khoẻ, sạch nguồn sâu bệnh với các biểu hiện sau:
• Củ được thu hoạch từ ruộng không bị sâu bệnh;
• Củ đồng đều;
• Củ không có vết bệnh, các nhánh (múi) căng đều không thối
hoặc đàn hồi;
• Màu sắc vỏ củ sáng.
Hình số 4.3.1 Củ tỏi giống đủ tiêu chuẩn - Xử lý củ giống trước khi trồng với các bước:
• Tách nhánh, loại bỏ nhánh lép, có dấu hiệu thối hỏng
• Ngâm nhánh tỏi vào dung dịch nước vôi 5% hoặc thuốc hoá
học.
* Luân canh cây trồng:
Không trồng tỏi liên tục mà nên luân canh với cây trồng khác như lúa, rau, đậu vừa có tác dụng tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng trong đất, vừa hạn chế sâu bệnh
Các công thức luân canh có thể áp dụng:
• Lúa xuân – Lúa mùa - Tỏi đông
* Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ:
Sau khi thu hoạch xong thu dọn sạch tàn dư cây tỏi đem chôn hoặc ủlàmphân bón.
Phát quang cỏ dại, lùm cây quanh ruộng tỏi làm mất nơi cư trú của sâu hại. Cày sâu 25 - 30 cm, cày lật đất, phơi đất trước khi trồng diệt nguồn bệnh trong đất.
Xử lý đất: rắc vôi bột với lượng 300 – 400kg/ha.
1.2.2 .Biện pháp thủ công, cơ giới
Cắt bỏ những là già, lá bị bệnh nhằm hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. Trong quá trình canh tác làm cỏ, bón phân nếu phát hiện các đối tượng sâu hại như sâu xanh da láng có thể thu bắt bằng tay để tiêu diệt.
1.2.3. Biện pháp hóa học:
Sử dụng các loại thuốc hoá học để trừ diệt khi sâu bệnh phát triển quá mức (biện pháp này sẽ được đề cập chi tiết đối với từng loại sâu bệnh hại ở phần sau)