Xử lý thuốc hoá học trừ sâu bệnh hại tỏi

Một phần của tài liệu giáo trình trồng tỏi nghề trồng cây làm gia vị (Trang 47 - 51)

*Mục tiêu:

- Rèn luyện kỹ năng thực hành xử lý thuốc hóa học trừ sâu bệnh trên cây tỏi cho học viên

- Thực hiện được công việc pha chế thuốc, phun thuốc trừ sâu bệnh trên cây tỏi một cách thành thạo

*Nguồn lực

- Chuẩn bị các dụng cụ, vật tư với thành phần và số lượng theo bảng sau:

TT Dụng cụ thiết bị, vật tư Đơn vị tính lượngSố

1 Bình phun thuốc thủ công Chiếc 6

2 Máy phun có động cơ Chiếc 2

3 Ống đong Chiếc 6

4 Cân kỹ thuật Chiếc 6

5 Que khuấy Chiếc 6

6 Thùng pha thuốc Chiếc 12

7 Bộ bảo hộ lao động (quần áo, khẩu

trang, ủng, găng tay) Bộ 6

8 Thuốc trừ sâu bệnh hại

(Ghi chú: Dự kiến cho lớp 30 học viên)

*Tiến hành:

Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị, vật tư đầy đủ Bước 2: Pha chế thuốc

- Căn cứ vào diện tích cần sử dụng, liều lượng thuốc dùng theo hướng dẫn (đối với từng loại thuốc), tính toán lượng thuốc thương phẩm cần dùng

- Pha chế thuốc theo hướng dẫn - Khuấy kỹ thuốc đã pha

Bước 3: Kiểm tra dụng cụ bảo hộ và thiết bị phun

- Quan sát kỹ kiểm tra đảm bảo bộ bảo hộ an toàn khi sử dụng - Đổ một ít nước vàobìnhkiểm trăchcs chắn bình chứa không bị dò rỉ - Khởi động động cơ (đối với máy phun động cơ)

- Điều chỉnh máy theo các chế độ chạy máy thường sử dụng khi xử lý thuốc.

Bước 3: Xử lý thuốc

- Đổ thuốc đã pha vào bình (hoặc máy) phun

- Phun thuốc: phun thuốc đều vào luống tỏi (chú ý tốc độ di chuyển sao

cho thuốc được phủ đều luống).

Chắt bỏ lượng thuốc thừa còn trong bình phun (Chú ý không đổ ra ao hồ, mương máng)

- Rửa sạch bình phun và dụng cụ pha bằng nước lã, sau đó bằng xà phòng

- Thảo bỏ bộ bảo hộ

- Rửa sạch chân tay bằng nước lã, sau đó bằng xà phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Thời gian thực hiện: 8 giờ *Địa điểm: Ngoài đồng ruộng

* Đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí sau:

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

1 Chuẩn bị dụng cụ vật tư 2.0

2 Pha chế thuốc 2.5

3 Xử lý thuốc 3.0

4 Vệ sinh sau xử lý thuốc hoá học 2.5

Tổng 10

*Hình thức tổ chức

- Giáo viên phân lớp thành nhóm nhỏ 4- 5 người/nhóm

- Giáo viên hướng dẫn và thực hiện thao tác mẫu cho học viên quan sát

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Các bước cần tiến hành khi điều tra sâu bệnh hại tỏi là:

a. Chọn ruộng điều tra b. Chọn điểm điều tra

c. Xác định cây điều tra d. Tất cả các bước trên

2. Số ruộng điều tra cần chọn để điều tra sâu bệnh đối với khu ruộng trồng tỏi có diện tích 4 ha là:

a. 1 ruộng b. 2 ruộng

c. 3 ruộng d. 4 ruộng

a. Ở 4 góc của ruộng được chọn b. Trên hai đường chéo và cách bờ ít nhất 2 m

c. Cách bờ 2 m d. Trên hai đường chéo của ruộng

4. Để phòng trừ sâu xanh da láng như không gây hại cho môi trường cần thực hiện:

a. Phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ

b. Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ

c. Luân canh tỏi với lúa nước d. Tất cả các biện pháp trên

5. Để phòng trừ ruồi hại tỏi có thể thực hiện các biện pháp:

a. Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ

b. Ngắt bớt những lá bị ruồi đục đem chôn

c. Luân canh với các loại cây trồng khác họ

d. Tất cả các biện pháp trên

6. Các bệnh hại chủ yếu đố ivới tỏi bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Bệnh khô đầu lá b. Bệnh sương mai

c. Bệnh thối nhũn d. Tất cả các loại bện trên

C. Ghi nhớ:

Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại tỏi là tiến hành các biện pháp tổng hợp bao gồm: chọn, xử lý giống, làm đất, biện pháp cơ giới, luân canh, chăm sóc đúng kỹ thuật. Chỉ sử dụng biện pháp hoá học khi sâu bệnh phát triển quá mức cho phép.

Một phần của tài liệu giáo trình trồng tỏi nghề trồng cây làm gia vị (Trang 47 - 51)