Mục tiêu:
- Trình bày được các bước công việc phòng trừ dịch hại tỏi
- Thực hiện được các công việc điều tra sâu bệnh thành phần; xác định được sâu bệnh hại chủ yếu và tiến hành phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại tỏi.
- Nhận dạng được các loại cỏ dại, dịch hại khác và tiến hành phòng trừ đảm bảo an toàn cho cây và môi trường.
A. Nội dung:
1. Phòng trừ sâu bệnh hại tỏi1.1. Điều tra sâu bệnh hại tỏi 1.1. Điều tra sâu bệnh hại tỏi
1.1.1. Một số khái niệm thường được sử dụng trong việc điều tra sâu bệnh hại tỏi
- Ruộng điều tra:
Là ruộng được chọn để tiến hành điều tra
Số lượng ruộng điều tra phụ thuộc vào: diện tích khu vực, số giống được trồng, chân đất. Thông thường số ruộng điều tra được chọn/một khu vựctừ 1 – 3 ruộng.
- Điểm điều tra:
Là vị trí cụ thể trên ruộng điều tra để thu thập các mẫu cây bị hại, thông
thường mỗi điểm điều tra có diện tích 1m2.
- Mẫu điều tra: là số lượng cây (hoặc củ, lá) thu thập trên một điểm điều tra. - Mật độ sâu hại: là số lượng sâu hại trên một đơn vị diện tích (thông
thường là 1m2)
- Tỷ lệ hại: là % số cây bị hại so với tổng số cây điều tra.
Điều tra định kỳ: là việc điều tra được tiến hành thường xuyên trên các ruộng đữ chọn trong suốt vụ gieo trồng (thông thường là 7 ngày/lần).
1.1.2. Chọn ruộng, điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại tỏi
Việc chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại tỏi được tiến hành với các bước sau:
* Chọn ruộng điều tra:
Trên khu vực cần điều tra, tuỳ theo diện tích chọn từ 2 – 3 ruộng để điều tra:
Diện tích dưới 1ha: chọn 1 ruộng;
Diện tích 1 - 5ha: chọn 2 ruộng;
Chú ý: nếu trên khu vực trồng nhiều giống cần tăng số ruộng điều tra. * Chọn điểm điều tra
Trên mỗi ruộng điều tra chọn 5 điểm nằm trên 2 đường chéo (theo sơ đồ
dưới đây). Các điểm cần được chọn cách bờ ít nhất 2m:
* Chọn cây điều tra:
Trên mỗi điểm chọn 10 cây (hoặc củ, lá) để điều tra:
• Sâu bệnh hại trên toàn bộ cây điều tra 10 cây/điểm
• Sâu bệnh hại củ, rễ (thối đế tỏi, thối ướt củ, bệnh do tuyến trùng)
điều tra 5 củ/điểm
• Sâu bệnh hại lá (dòi đục lá, rệp, bọ trĩ) điều tra 10 lá/điểm
1.1.3. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại tỏi * Điều tra thành phần sâu bệnh hại tỏi
Tại mỗi điểm quan sát từ xa (cách 1 m), ghi chép các loài sâu nhìn thấy được. Đến điểm điều tra quan sát kỹ sâu và bệnh trên cây, dưới gốc.
Thu thập mẫu sâu bệnh hại và ghi lại tên tất các loại sâu bệnh trên vào
phiếu điều tra (xem bảng phần thực hành)
* Điều tra diễn biến sâu bệnh hại chính
- Đối với sâu hại:
Xác định số lượng sâu hại hiện có trên đồng ruộng từ đó tính toán xác định mật độ của chúng.
Tính mật độ sâu theo công thức:
Mật độ sâu hại (con/m2) = Tổng số sâu thu được
Tổng số m2 điều tra
- Đối với bệnh hại:
Thu thập tất cả các mẫu bệnh hại trên các điểm điều tra, phân loại các vết bệnh theo các cấp bệnh khác nhau để đánh giá mức độ hại của bệnh trên đồng ruộng.
Tính tỷ lệ bệnh hại theo công thức:
Tỷ lệ bệnh/tỷ lệ hại (%) = Tổng số cây (hoặc lá, củ,…) bị bệnh x 100 Tổng số cây (hoặc lá, củ,…) điều tra
Thực hành bài số 4.3.1: Điều tra sâu bệnh hại tỏi thành phần *Mục tiêu:
- Học viên nắm được phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây tỏi - Điều tra được thành phần sâu bệnh hại trên cây tỏi
-Xác định được loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây tỏi
*Nguồn lực:
- Ruộng tỏi đang thời gian sinh trưởng - Dụng cụ, trang bị điều tra:
Chuẩn bị các dụng cụ, trang bị với thành phần và số lượng theo bảng sau:
TT Dụng cụ thiết bị Đơn vị tính lượngSố
1 Thước Chiếc 6
2 Vợt côn trùng Chiếc 6
3 Khay điều tra Chiếc 12
4 Túi đựng mẫu bệnh Chiếc 30
5 Hộp đựng côn trùng Chiếc 30
6 Kính lúp cầm tay Chiếc 30
7 Cọc điều tra Chiếc 30
Phiều điều tra Bảng 2
(Ghi chú: Dự kiến cho lớp 30 học viên)
*Tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư
Bước 2: Điều tra thành phần sâu bệnh hại
Tại mỗi điểm quan sát từ xa (cách 1 m), ghi chép các loài sâu nhìn thấy được. Đến điểm điều tra quan sát kỹ sâu và bệnh trên cây, dưới gốc.
Thu thập mẫu sâu bệnh hại và ghi lại tên tất các loại sâu bệnh trên vào phiếu điều tra:
Mẫu phiếu điều tra thành phần sâu hại tỏi
TT Tên sâu/bệnh Bộ phận hại Mức độ hại
Ghi chú:Mức độ hại: + Hại nhẹ
++ Hại trung bình +++ Hại nặng
Bước 3: Xác định loài sâu hại chủ yếu.
- Tại điểm điều tra tiến hành xác định số lượng sâu hại hiện có trên đồng
ruộng từ đó tính toán xác định mật độ (theo công thức đề cập trong phần 1.1.3).
- Thu thập tất cả các mẫu bệnh hại trên các điểm điều tra, phân cấp bệnh.
Đánh giá tình hình bệnh hại thông qua tỷ lệ bệnh (theo công thức đề cập
trong phần 1.1.3).
- Căn cứ vào mức độ gây hại (mật độ sâu, tỷ lệ hại) để xác định được đối tượng gây hại chủ yếu tại thời điểm điều tra.
*Thời gian thực hiện: 7 giờ *Địa điểm: Ngoài đồng ruộng
* Đánh giá kết quả thực hiện
Học viên tự đánh giá (hoặc giảng viên đánh giá học viên) kết quả thực hành theo các tiêu chí:
STT Tiêu chí đánh giá Điểm
1 Chuẩn bị dụng cụ điều tra 1.0
2 Chọn ruộng điều tra 1.0
3 Chọn điểm điều tra 1.0
4 Thực hiện điều tra trên điểm đã chọn 2.0
5 Ghi chép số liệu, thu thập mẫu sâu 1.5
7 Xác định loại sâu hại chủ yếu. 1.5
Tổng 10
*Tổ chức thực hiện
- Phân thành nhóm nhỏ 3 – 4 người/nhóm
- Giáo viên thực hiện thao tác mẫu cho học viên quan sát
1.2. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tỏi
Để phòng trừ sâu bệnh hại tỏi có thể thực hiện các biện pháp sau:
1.2.1. Biện pháp kỹ thuật canh tác: * Biện pháp giống:
- Chọn sử dụng khoẻ, sạch nguồn sâu bệnh với các biểu hiện sau:
• Củ được thu hoạch từ ruộng không bị sâu bệnh;
• Củ đồng đều;
• Củ không có vết bệnh, các nhánh (múi) căng đều không thối
hoặc đàn hồi;
• Màu sắc vỏ củ sáng.
Hình số 4.3.1 Củ tỏi giống đủ tiêu chuẩn - Xử lý củ giống trước khi trồng với các bước:
• Tách nhánh, loại bỏ nhánh lép, có dấu hiệu thối hỏng
• Ngâm nhánh tỏi vào dung dịch nước vôi 5% hoặc thuốc hoá
học.
* Luân canh cây trồng:
Không trồng tỏi liên tục mà nên luân canh với cây trồng khác như lúa, rau, đậu vừa có tác dụng tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng trong đất, vừa hạn chế sâu bệnh
Các công thức luân canh có thể áp dụng:
• Lúa xuân – Lúa mùa - Tỏi đông
* Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ:
Sau khi thu hoạch xong thu dọn sạch tàn dư cây tỏi đem chôn hoặc ủlàmphân bón.
Phát quang cỏ dại, lùm cây quanh ruộng tỏi làm mất nơi cư trú của sâu hại. Cày sâu 25 - 30 cm, cày lật đất, phơi đất trước khi trồng diệt nguồn bệnh trong đất.
Xử lý đất: rắc vôi bột với lượng 300 – 400kg/ha.
1.2.2 .Biện pháp thủ công, cơ giới
Cắt bỏ những là già, lá bị bệnh nhằm hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh. Trong quá trình canh tác làm cỏ, bón phân nếu phát hiện các đối tượng sâu hại như sâu xanh da láng có thể thu bắt bằng tay để tiêu diệt.
1.2.3. Biện pháp hóa học:
Sử dụng các loại thuốc hoá học để trừ diệt khi sâu bệnh phát triển quá mức (biện pháp này sẽ được đề cập chi tiết đối với từng loại sâu bệnh hại ở phần sau)
1.3. Một số loại sâu bệnh chính hại tỏi và biện pháp phòng trừ
1.3.1. Sâu hại chính
Trong thành phần các loài sâu hại trên tỏi trong những năm gần đây, những đối tượng sâu hại chính gồm: sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bọ trĩ. Phương pháp điều tra, phòng trừ đối với các đối tượng dịch hại này như sau.
1.3.1.1. Sâu xanh da láng
a. Triệu chứng, tác hại
Sâu non tuổi nhỏ gặm lá. Tạo thành những vết hình thù không xác định Phần lá sâu để lại bị khô.
Sâu tuổi lớn có thể ăn cụt hoặc khuyết lá
Hình số 4.3.2 Sâu xanh da láng hại tỏi b. Đặc điểm nhận dạng
+ Trứng được đẻ thành ổ trên cọng lá, mỗi ổ từ 20 - 40 trứng, ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt. Trứng có hình cầu hoặc hình bầu dục, trên có cạnh khía, mới đẻ có màu xanh xám sau chuyển thành nâu đậm có một chấm đen trên mặt trứng. Trứng thường nở vào ban ngày. Thời gian pha trứng từ 2-5 ngày.
Hình số 4.3.3 : Trứng sâu xanh da láng
+ Sâu non có hình dạng giống sâu xanh nhưng không có u lông trên mình, sâu có 5, 6 tuổi, thời gian sống từ 10-19 ngày. Sâu non đẫy sức dài 10- 15mm. Trên mặt lưng của sâu có 5 vạch màu nâu, trong đó có 2 vạch bên hông có màu đậm hơn, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng. Mặt bụng có màu hồng hoặc xanh nhạt.
• Tuổi 1: thân sâu có màu xanh lá cây hay vàng xanh, đầu đen bóng, mang
nhiều lông, bụng màu vàng nhạt. Trên lưng có nhiều chấm to màu nâu nhạt, Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2 - 5 ngày.
• Từ tuổi 2: Bụng màu vàng xanh, các đốt trên thân phân biệt rõ dần. Mình
sâu có 3 sọc màu trắng mờ, một sọc giữa lưng và 2 sọc ở hai bên thân. Thời gian phát triển của sâu tuổi 2 từ 2-4 ngày.
• Tuổi 3: có màu vàng xanh, sau chuyển sang màu xanh lá cây. Đầu màu
vàng nhạt, bóng; vẫn còn mang nhiều lông. Thời gian phát triển của sâu ở tuổi này từ 2-3 ngày.
• Từ tuổi 4 trở đi các vạch trên cơ thể sâu rõ dần, cơ thể có màu xanh nhạt
dễ lẫn với màu của cọng tỏi.
Hình sô 4. 3.4 : Sâu non
+ Nhộng: sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu hoặc đỏ sẫm, thời gian pha nhộng từ 10-15 ngày.
Ổ
Hình số 4. 3.5: Nhộng
+ Ngài có màu trắng xám, dài 7-10mm, đầu màu xám. Cánh trước có màu xám, trên có nhiều vân, gần mép trước cánh có một đốm màu xám nhạt, Cuối bụng có một túm lông. Thời gian sống của ngài từ 5-10 ngày.
Hình số 4.3.6 : Trưởng thành c. Đặc điểm sinh sống và gây hại
Ngài đẻ trứng thành từng ổ trên lá. Một ngài cái có thể đẻ 300- 400 trứng. Sâu non tuổi 1 tập trung gây hại xung quanh ổ trứng, đến cuối tuổi 1 sâu mới phát tán sang các lá khác. Khi lớn sâu phân tán dần. Sâu non tuổi 2 có tập quán nhả tơ buông mình khi có động. Ở tuổi 3 sâu cắn phá mạnh nhất, có thể cắn thủng lá làm lá bị gục héo.
Sâu thường gây hại mạnh vào các tháng ít mưa hoặc ruộng khô hạn. Sâu có đặc tính kháng thuốc nên rất khó phòng trị bằng thuốc hoá học. d. Biện pháp phòng trừ
+ Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm ổ trứng và ngắt bỏ + Bắt sâu non bằng tay khi sâu còn nhỏ sống tập trung
+ Luân canh tỏi với lúa nước để diệt nhộng sâu trong đất
+ Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: ong, ruồi ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thoúcc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao
Sử dụng các chế phẩm nấm (như nấm lục cương, nấm bạch cương); Chế
vi khuẩn BT để phun..
Các loại chế phẩm này nên phun thuốc vào các buổi chiều mát. + Biện pháp hóa học:
Chú ý khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu xanh da láng
• Trong ngày nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
• Khi điều tra sâu thấy sâu non mới nở hoặc còn nhỏ sống tập trung là
thời điểm phun thuốc tốt nhất
• Sâu non từ tuổi lớn có tính kháng thuốc mạnh vì vậy cần sử dụng
luân phiên các loại thuốc, cụ thể: Lần 1: Atabron 5EC
Lần 2: Cascade 5EC + Mimic 20F Lần 3: Dipel 3.2WP + Cascade 5EC Lần 4: Mimic 20F + SeNPV
Lần 5: Dipel 3.2 WP + SeNPV
1.3.1.2. Dòi đục lá
a. Triệu chứng và tác hại
Ruồi cái dùng bộ phận đẻ trứng chọc thủng lớp biểu bì lá thành những lỗ nhỏ, tạo thành những đốm trắng trên bề mặt lá.
Dòi hại làm giảm khả năng quang hợp.
Ngoài ra, vết thương trên lá do dòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, phát sinh, phát triển.
Hình số 4. 3.7: Vết hại trên lá b. Đặc điểm hình thái
- Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, đường kính khoảng 0,2mm, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt.
- Sâu non được gọi là dòi. Dòi dài khoảng 2mm, màu trắng trong, phần trước hơi vàng, trông rõ ruột bên trong màu đen. Thời gian sống của dòi khoảng 3-4 ngày.
Hình số 4. 3.8: Sâu non (dòi)
Nhộng màu nâu vàng, dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát dục từ 6 - 8 ngày. Nhộng thường phân bố ở vị trí cuối cuống lá.
Hình số 4. 3.9: Nhộng
- Trưởng thành: trưởng thànhlà con ruồi. Ruồi dài 2 - 3mm, màu vàng đen, trên lưng ngực có vệt vàng
Hình số 4. 3.10: Tưởng thành (ruồi)
c. Đặc điểm sinh sống và quy luật phát sinh gây hại
Ruồi cái đẻ trứng trên các lỗ do chúng tạo ra trên bề mặt lá. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá.
Khi các vết đục trên mặt lá quá nhiều sẽ làm cho lá bị sần sùi, héo khô. Dòi sau khi nở đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với tăng kích thước của cơ thể dòi. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây.
Ruồi thường xuất hiện quanh năm trên đồng ruộng nhưng phát triển mạnh trong các tháng vụ đông xuân vào giai đoạn 20-25 ngày và 40-45 ngày sau gieo, gây hại chủ yếu ở các lá bánh tẻ và lá non.
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ đặc biệt là những loài cỏ lá rộng (ký chủ phụ của ruồi) trước khi xuống giống khoảng 1 tháng.
+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước.
+ Ngắt bớt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già
+ Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành. + Biện pháp hóa học:
Sử dụng các thuốc có tính thấm sâu và nội hấp như Bulldock 0.25 EC; Trigard 75WP; Vertimec 1.8EC; Netoxin 18SL để phun
Chú ý:
• Khi điều tra; nếu tỷ lệ thiên địch trên 50% không cần phun thuốc.
• Khi tỏi đã lớn, chỉ sử dụng thuốc khi mật độ ruồi trên 7 con/lá.
1.3.1.3. Bọ trĩ (bù lạch)
a. Triệu chứng và tác hại
Bọ trĩ non và trưởng thành dùng miệng chích vào mô cây để hút dinh dưỡng làm cho cây sinh trưởng kém. Lá bị hại nhẹ trên bề mặt lá có nhiều vết chấm nhỏ, khi bị hại nặng lá bị kéo, biến màu vàng sau chuyển sang màu nâu đen. Khi bị hại nặng lá quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống phía dưới.
Hình số 4. 3.11: Vết hại trên lá do bọ trĩ
Bọ trĩ thường phân bố tập trung dọc theo rìa lá. Dùng tay ướt vuốt nhẹ mép lá có thể thấy bọ trĩ bám vào. Đây cũng là cách dùng để nhận biết cây bị hại.
b. Đặc điểm hình thái