1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh

75 3,6K 62

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆUCuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹnăng cần có của nghề, đã cậ

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ03

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” cùng với bộ giáo

trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹnăng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực

tế sản xuất đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi làcẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng

Cuốn giáo trình gồm 3 bài:

1) Bài 01: Trồng và chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản2) Bài 02: Chăm sóc cây quất cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả

3) Bài 03: Phòng trừ dịch hại

Cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ Viện rau quả, bộ mônhoa, cây cảnh trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Đồng thời chúng tôi cũngnhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của cácViện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Caođẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lờicảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo cácViện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, cácthầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi

để hoàn thành bộ giáo trình này

Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây quất cảnh” giới thiệu khái quát về kỹthuật trồng chăm sóc, quản lý dịch hại và cách tạo dáng thế cho cây quất cảnh.Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúngtôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹthuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1. Trần Văn Dư:

2 Lê Trung Hưng

3 Trần Ngọc Trường

Trang 4

MỤC LỤC

Bài 1: Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn 8

kiến thiết cơ bản 8

A Nội dung 8

1 Đặc điểm thực vật học cây quất 8

1.1 Rễ 8

1.2 Thân, cành 8

1.3 Lá quất 9

1.4 Hoa quất 10

1.5 Quả quất 10

1.6 Hạt quất 10

2 Yêu cầu ngoại cảnh 11

2.1 Nhiệt độ 11

2.2 Lượng mưa 11

2.3 Ánh sáng 11

2.4 Yêu cầu về đất đai 12

3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 12

3.1 Khoảng cách trồng 12

3.2 Thời vụ trồng 13

4 Trồng cây 13

4.1 Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng quất (tắc) cảnh 13

4.2 Tưới, tiêu nước cho cây quất (tắc) cảnh 15

5 Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 15

5.1 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng 15

5.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá 17

6 Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh 17

6.1 Dáng trực 18

6.2 Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà 18

6.3 Dáng hoành 18

6.4 Dáng huyền 19

6.5 Các bước thực hiện tạo dáng 19

B Câu hỏi và bài tập thực hành 21

1 Câu hỏi trắc nghiệm 21

2 Bài thực hành 22

C Ghi nhớ: 22

A Nội dung 23

1 Ý nghĩa của việc chơi cây quất (tắc) cảnh trong ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam 23

1.1 Ý nghĩa 23

1.2 Cách chọn cây quất (tăc) cảnh 24

3 Quy trình kỹ thuật chăm sóc 26

Trang 5

3.1 Tưới nước 26

3.2 Bón phân 28

4 Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả 34

4.1 Đảo quất (tắc) 34

4.2 Khoanh vỏ 35

4.3 Điều khiển quá trình ra hoa tạo quả bằng các biện pháp canh tác để tạo cây quất Tứ quý 36

5 Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh 38

5.1 Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh trước Tết Nguyên Đán 38

5.2 Một số cây quất (tắc) cảnh thế 38

5.3 Thu gom cây quất (tắc) sau Tết Nguyên Đán để làm cây dáng thế 44

B Câu hỏi và bài tập thực hành 44

1 Câu hỏi trắc nghiệm 44

2 Bài thực hành 46

C Ghi nhớ: 46

Bài 3: Phòng trừ dịch hại 47

A Nội dung 47

1 Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây quất (tắc) 47

1.1 Điều tra thường kỳ 47

1.2 Điều tra sâu bệnh hại thành phần 47

1.3 Lựa chọn điểm điều tra 47

1.4 Thành phần sâu, bệnh và ngưỡng phòng trừ sâu hại trên cây quất (tắc) cảnh 48

2 Sâu hại 50

2.1 Sâu vẽ bùa 50

2.2 Nhện đỏ 53

2.3 Rầy chổng cánh 54

2.4 Ruồi vàng 56

2.5 Bướm phượng vàng 57

2.6 Sâu đục thân 59

3 Bệnh hại 62

3.1 Bệnh loét 62

3.2 Bệnh Greening 64

B Câu hỏi và bài tập thực hành 65

1 Câu hỏi trắc nghiệm 65

Câu 4: Quan sát lá thấy có biểu hiện: phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh Đó là bệnh gì? 65

Câu 5 Đâu là triệu chứng của bệnh loét? 66

A Ban đầu là những chấm nhỏ có đường kính trên dưới 1mm, màu trong vàng, thường thấy ở mặt dưới của lá, sau đó vết bệnh mở rộng và phá vỡ biểu bì mặt dưới lá, màu trắng nhạt hoặc nâu nhạt 66

B Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, khi bổ dọc thì tâm quả bị lệch hẳn sang một bên, quả có quầng đỏ từ dưới đít lên 2 Các bài thực hành: 66

2 Các bài thực hành: 66

Trang 6

C Ghi nhớ: 67

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 68

I Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 68

II Mục tiêu: 68

III Nội dung chính của mô đun: 69

IV Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 69

VI Tài liệu tham khảo 74

Trang 7

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY QUẤT CẢNH

Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun:

- Mô đun này trang bị cho học viên về đặc điểm thực vật học, các giống

quất (tắc) cảnh đang được trồng phổ biến hiện nay và kỹ thuật trồng, chăm sóc,

kỹ thuật đảo quất (tắc) và cách tạo dáng thế, phòng chống sâu bệnh hại cho câyquất (tắc) cảnh

- Mô đun 03: “Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh” có thời gian học tập là

100 giờ, trong đó có 24 giờ lý thuyết, 68 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra Mô đunnày trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các côngviệc như: kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, cắt tỉa tạo dáng và phòng trừ sâubệnh cho cây quất (tắc) cảnh

Trang 8

Bài 1: Trồng và chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn

kiến thiết cơ bản

Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây quất (tắc) cảnh;

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quất (tắc)cảnh;

- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh vàlựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;

- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc câyđúng kỹ thuật;

- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây quất(tắc) cảnh;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môitrường

A Nội dung

1 Đặc điểm thực vật học cây quất

1.1 Rễ

- Rễ là bộ phận quan trọng nhất

của cây quất, rễ có chức năng hút

nước, chất dinh dưỡng nuôi cây và

- Rễ ngang (có rễ con): phân bố

song song với mặt đất ở độ sâu từ 10

-100 cm hay sâu hơn Rễ này có chức

năng hút nước, hấp thụ các chất dinh

Trang 9

nhỏ ở ngoài tán gọi là nhánh Trên thân chính mọc các cành chính, hợp thànhkhung tán tạo cho cây có một thế vững chắc, chống được gió bão và nhữngđiều kiện ngoại cảnh không thuận lợi Trên cành chính lại phát triển các cànhphụ Trên cành chính và cành phụ tiếp tục mọc các đợt cành mới.

Hình 3.1.2: Thân, cành cây quất cảnh

1.3 Lá quất

- Lá cây quất làm nhiệm

vụ quang hợp tạo nên hợp chất

hữu cơ để nuôi cây, lá tốt phân

lá, biên lá, eo lá Trên lá cây quất

có chứa các túi tinh dầu

Hình 3.1.3: Lá cây quất cảnh

Trang 10

1.4 Hoa quất

- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính

của cây gồm cuống hoa, đế hoa, đài

hoa, cánh hoa, nhị, nhụy

- Hoa quất là hoa lưỡng tính (hoa

- Quả quất cảnh có hình cầu, bên

ngoài lớp vỏ có chứa các túi tinh dầu

Bên trong được chia thành các múi,

bên trong múi có chứa tép và hạt

- Trong quả quất cảnh số

lượng hạt trong một quả khoảng

5 - 10

- Nắm được cấu tạo và đặc

điểm quả và hạt quất sẽ giúp ích

rất lớn đối với công tác chọn

giống, chế biến, cất giữ và vận

chuyển quả

Hình 3.1.6: Hạt quất cảnh

Trang 11

2 Yêu cầu ngoại cảnh

2.1 Nhiệt độ

Cây quất có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 - 39 oC, trong đó nhiệt độ thíchhợp nhất là từ 23 - 29 oC Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừngsinh trưởng Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khôhéo và rụng lá Nhiệt độ không khí cao có liên quan đến nhiệt độ của đất và do

đó ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ ngày

và đêm lớn cây phát triển mạnh và làm cho khả năng tích luỹ vận chuyển đườngbột trong quả tăng, kích thích sự hình thành các sắc tố trên vỏ quả làm cho quảđẹp, có màu sắc đúng với đặc điểm của từng giống Nhìn chung ở những vùng

có nhiệt độ bình quân năm trên 20oC và tổng tích ôn từ 2500 - 3500 oC đều cóthể trồng được cây quất cảnh

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của quả quất.Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, nhanh rụng, màu sắc trái chín không đẹp

Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín

vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnhhưởng bởi giống trồng

Cây quất cảnh là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ củacây cây quất cảnh thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộngsinh), do đó nếu ngập nước, đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bịchết thối, làm rụng lá, quả non Điều này giải thích tại sao trồng cây quất cảnhtrên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc Các thời kỳ cầnnước của cây cam quýt là các thời kỳ: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa vàphát triển quả Nhìn chung, lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước

ta từ 1400- 2500mm/năm, xét về tổng số là đủ thậm chí thừa so với nhu cầu củacam quýt Tuy nhiên, lượng mưa lại phân bố không đều giữa các tháng trongnăm gây nên tình trạng thừa nước và thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởngkhác nhau của cây cam quýt, do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm, tướinước bổ xung trong thời kỳ khô hạn

2.3 Ánh sáng

Cây quất cảnh không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp10.000 - 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiềutrong ngày mùa hè) Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, mất nhiềunước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn

Trang 12

2.4 Yêu cầu về đất đai

Cây quất cảnh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần loại đấtthoát nước tốt và thoáng khí là có thể trồng được quất, tuy nhiên trồng trên đấtxấu, việc đầu tư sẽ phải cao hơn Đất trồng cây quất thích hợp và kinh tế đó là:

- Độ chua pHKCL = 5,5 - 6,5, đặc biệt là phải thoát nước tốt (tốc độ thẩmthấu của nước từ 10 - 30 cm/giờ), thành phần cơ giới: cát pha hoặc thịt nhẹ (cátthô đến thịt nhẹ chiếm 65 – 70%) Địa hình hơi dốc từ 3 – 8o.

Trên thực tế các vùng trồng quất cảnh có tiếng đều là những vùng nằmven sông suối, trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồihằng năm, đất sa thạch cuội kết, có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt

và giàu dinh dưỡng Do vậy, việc chọn đất trồng quất cảnh phải chú ý tới cáctiêu chuẩn về dinh dưỡng và loại đất Trong những trường hợp không có điềukiện lựa chọn thì cần phải có đầu tư cải tạo bằng cách tăng hàm lượng chất hữu

cơ, làm các công trình tưới tiêu hợp lý…

Trồng cây theo kiểu hình vuông hoặc hình chữ nhật dễ thiết kế, song mật

độ cây trên đơn vị diện tích ít hơn trồng kiểu nanh sấu, mặc dù khoảng cáchhàng, khoảng cách cây đều giống nhau

Công thức tính mật độ trồng như sau:

Diện tích (m2)

Số lượng cây (n) =

Khoảng cách hàng x khoảng cách cây

Trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu)

Trang 13

Diện tích (m2)

Số lượng cây (n) =

(Khoảng cách hàng x khoảng cách cây) x 0,86Trong đó: k là hệ số = 0,86

Ví dụ: Nên bố trí hàng cách hàng 1 m, cây cách cây 1 m thì:

1ha trồng theo kiểu chữ nhật sẽ được

10.000

n = = 10.000 cây

1 x 11ha trồng theo kiểu tam giác (nanh sấu) sẽ được:

n = = 11.627 cây

3.2 Thời vụ trồng

+ Thời vụ tốt nhất vào tháng 2 - 3 dương lịch (vụ Xuân)

+ Có thể trồng vào tháng 8 - 9 (khi đã lập thu)

+ Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào đầu hoặc cuối mùamưa

4 Trồng cây

4.1 Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng quất (tắc) cảnh

Bước 1: Đào một hố nhỏ chính giữa

- Hố được đào với kích thước:

rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm

để đặt cây giống xuống chính

giữa hố

Hình 3.1.7: Đào hố trồng cây

Trang 14

Bước 2: Bóc túi bầu

nylon

- Đặt cây giống nằm dọc trên

tay thuận của người trồng, sau

đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi

bầu, đặt cây vào chính giữa hố

Hình 3.1.8: Bóc bỏ túi bầu nylonBước 3: Lấp đất

- Sau khi đặt cây xuống hố, tiến

hành lấp đất

- Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn

xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ

đất phía xung quanh bầu cây làm cho

cây không bị đổ khi tưới nước Lấp

đất cao đến phần cổ rễ của cây giống

Hình 3.1.9: Lấp đất cho cây mới trồng

Bước 4: Cắm cọc chống đổ

- Đối với cây quất cảnh, sau khi

trồng xong chúng ta phải tiến hành

chống cọc cho cây khỏi bị đổ Việc

chống cọc phải được tiến hành ngay

Trang 15

- Sau khi trồng nên tiến hành tủ

gốc để giữ ẩm cho cây

- Vật liệu giữ ẩm gồm: Rơm, rạ,

cỏ mục

Hình 3.1.11: Tủ gốc cho cây quất (tắc)

cảnh

4.2 Tưới, tiêu nước cho cây quất (tắc) cảnh

- Cây quất (tắc) cảnh ngay

sau khi trồng phải được tiến

hành tưới nước ngay, nhằm cho

cây nhanh chóng phục hồi và

phát triển

Chú ý: Phải thường xuyên

giữ ẩm cho vườn quất (tắc)

trong khoảng 60 – 70% trong

thời gian 3 – 4 tháng sau khi

trồng

- Đối với một số vườn bị

ngập úng chúng ta phải đào

rãnh thoát nước trong những

ngày mưa, tránh hiện tượng để

nước ngập úng 24 tiếng sẽ làm

rễ quất bị thối gây ảnh hưởng

đến quá trình phát triển, thậm

trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập

nước quá lâu

Hình 3.1.12: Tưới nước cho cây quất (tắc)

cảnh ngay sau trồng

5 Bón phân cho cây quất (tắc) cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản

- Đối với cây quất (tắc) cảnh: giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây đượctính từ khi bắt đầu trồng cây giống ra ruộng sản xuất đến khi cây bắt đầu chothu hoạch Giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 1 – 1,5 năm

5.1 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn sau khi trồng

- Sau khi trồng được 2 tháng, chúng ta tiến hành bón phân cho cây quất,giai đoạn này cây quất (tắc) bắt đầu ra rễ mới vì vậy cần phải bổ sung dinh

Trang 16

dưỡng cung cấp cho cây phát triển bộ rễ và lá cây tạo tiền đề cho quá trình pháttriển về sau.

Lượng bón: Bón thúc dùng phân NPK (16 - 16 - 8), trung bình 5-10g/gốc/lần, mỗi lần bón cách nhau 30 ngày Bón đến tháng thứ 9 sau trồng

Cách bón: Hòa nước tưới vào gốc cây, tưới cách gốc khoảng từ 15 – 20

cm Có thể rạch rãnh để bón, rạch rãnh vòng quanh tán cây, rạch sâu 5 cm, rộng

10 cm rải đều phân xuống rãnh sau đó lấp đất lên trên và tưới nước giữ ẩm chocây

Ngoài ra có thể dùng phân bón qua lá phun bổ sung trong trường hợp câysinh trưởng phát triển kém Các loại phân qua lá có thể bón bổ sung gồm: Phânbón qua lá tổng hợp Sông Giang, Đầu Trâu 502

Hình 3.1.13: Phân bón qua lá tổng hợp Sông Gianh và Đầu Trâu 502

* Cắt tỉa tạo tán thường xuyên để cây

có bộ tán lá phân bố đều xung quanh,

hoặc có thể tạo hình làm cây nguyên

liệu cho quá trình làm cây dáng, thế

sau này

Hình 3.1.14: Vườn quất (tắc) cảnh 9

tháng sau trồng

Trang 17

5.2 Bón phân cho cây quất (tắc) giai đoạn phát triển thân lá

- Sau 9 tháng trồng, vườn

quất (tắc) cảnh đã đi vào một

quá trình phát triển ổn định về

cành, tán chuẩn bị bước sang

một giai đoạn mới là giai đoạn

ra hoa, tạo quả Vì vậy, người

trồng quất cảnh phải bổ sung

dinh dưỡng cho cây để cây phát

triển tốt tạo tiền đề cho giai

đoạn sau

- Lượng bón cho cây quất

cảnh giai đoạn này: dùng phân

đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục

lên trên Tránh phủ đất quá dày,

bì sản phẩm

6 Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõdáng, thế là gì ?

- Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng

nằm ngang hay so với mặt chậu

VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng

- Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư

tưởng theo truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế

mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm

VD : Thế nhân văn, thế ngũ phúc

Trang 18

Phân loại cây thế đối với cây quất cảnh dựa vào dáng thế cây và số lượngcây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau :

nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ

thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất

khuất

Hình 3.1.17: Cây quất (tắc) dáng trực

6.2 Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà

- Là dáng mà trục của thân cây

hơi nghiêng so với phương nằm

ngang khoảng α = 200 – 70o

* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên

những cây này gặp trắc trở, thiên tai

làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống

và vươn lên

Về mặt thẩm mỹ các cây có

dáng xiêu thường trông rất mềm mại,

duyên dáng nhã nhặn, thường thể

hiện hình tượng của người phụ nữ

Hình 3.1.18: Cây quất (tắc) dáng xiêu

Trang 19

nhưng cây vẫn sống

và nảy lộc đâm chồi

(cây nằm ngang trên

- Cây có gốc trong chậu nhưng

thân cây trườn qua mép chậu đổ

xuống phía dưới như dòng thác đổ

Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu

hướng ngóc lên Cây mọc vách đá α

> 900

* Ý nghĩa : Ngoài thiên nhiên

những cây này thường sống trong

điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất

(cây ở sườn núi, vách đá ) nhưng

cây vẫn có thể sống, gốc cây bám

chắc vào đá, treo leo giữa trời mây,

ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của

sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong

ba bão táp hướng tới tương lai phát

triển

Về mặt thẩm mỹ : Dáng cây

thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự

tươi trẻ song tiềm ẩn một sức sống

mãnh liệt Hình 3.1.20: Cây quất (tắc) cảnh có dáng huyền

- Từ các dáng cơ bản trên người ta tạo ra thành rất nhiều kiểu dáng thếkhác nhau (nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong bài sau)

6.5 Các bước thực hiện tạo dáng

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Trang 20

- Dụng cụ gồm: cưa, kéo tỉa

tán, đục, kìm, keo liền sẹo, dây

+ Cây có độ tuổi 1 – 2 năm, có khả năng ra hoa tạo quả vào năm sau

Bước 3: Thực hiện tạo dáng, thế

* Uốn thân chính:

+ Chúng ta nên xác định thân chính của cây một cách chính xác để đưa ýtưởng của mình vào cây

Ví dụ:

- Cây có thân chính thẳng đứng ta uốn cây này vào dáng Trực

- Cây có thân chính xiêu về bên trái hoặc bên phải ta uốn cây vào dángXiêu

- Cây có thân chính nằm ngang ta uốn cây vào dáng Hoành

- Cây có thân chính nằm thấp hẳn xuống phía dưới ta uốn cây vào dángHuyền

+ Dùng kéo cắt cành để cắt các cành thừa đi để hướng thân chính đi theo

ý tưởng của mình ban đầu

+ Dùng dây buộc để gò, ghì thân

* Uốn cành tán:

Trang 21

+ Từ thân chính ta đưa ý tưởng để tạo tán cho cây thành các thế cụ thểnhư thế Tam Đa, Thế ngũ phúc, Thế Mẫu tử, Thế Huynh đệ

+ Dùng kéo cắt tỉa cành để tạo tán cây

+ Dùng dây thép buộc cành để đưa cành vào vị trí mình mong muốn

Lưu ý: Ở giai đoạn này chúng ta tiến hành cắt tỉa sơ bộ,mục đích để tạo hình cơ

bản cho quá trình hình thành dáng, thế cho giai đoạn phát triển hoa và tạo quả

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi trắc nghiệm

Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

Câu 1: Khoảng cách trồng thích hợp nhất đối với cây quất (tăc) cảnh

B Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào giữa mùa mưa

C Các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể trồng vào giữa mùa khô

Câu 4: Khi trồng cây giống chúng ta có cần phải bóc túi bầu nylon hay không?

A Có cần bốc túi bầu bỏ đi

B Không cần bóc túi bầu vì túi bầu sẽ tự phân hủy

Câu 5: Sau khi trồng cây nên giữ độ ẩm trong vườn cây khoảng bao nhiêu % là thích hợp nhất?

Trang 22

Bài thực hành: Trồng cây quất (tắc) cảnh ngoài vườn sản xuất

Bài thực hành: Trồng được 30 cây quất cảnh đúng yêu cầu kỹ thuật

Bài thực hành: Tạo dáng, thế cho cây quất (tắc) cảnh

C Ghi nhớ:

- Trồng cây, cắm cọc chống đổ, tủ gốc, tưới nước, bón phân

- Tạo dáng cho cây quất (tắc) cảnh

Trang 23

Bài 2: Chăm sóc cây quất (tắc) cảnh giai đoạn ra hoa, tạo quả

Thời gian: 32 giờ

Mục tiêu:

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây quất (tắc) cảnh

giai đoạn ra hoa, tạo quả;

- Biết cách sử dụng các phương pháp điều khiển khác nhau để cây quất

(tắc) ra hoa, tạo quả đúng vào dịp Tết nguyên đán.

- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóccây đúng kỹ thuật;

- Thực hiện được việc cắt tỉa uốn nắn, tạo hình cho cây quất (tắc) cảnh;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môitrường

Thông thường, đại đa số người ta cứ thấy quất quả sai, quả to, cành lásum sê là mua Tuy nhiên, kiểu mua dễ dãi này đôi khi cũng bị “mắc lừa”, bởibây giờ nhiều nhà vườn đã chỉ coi trọng đồng tiền mà không trọng cái đức cholắm khi họ gắn cành giả, gắn quả rởm bằng keo 502 khiến cho chỉ được vàihôm là cành ủ, lá rũ và quả thì rụng lả tả Gặp phải những cây quất như vậy(thường là mua ở ngoài đường phố của những người đi bán dạo) thì coi như bịxui xẻo cả năm Vì vậy, bạn cần lưu ý trong việc chọn mua quất cảnh

Cây quất là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu

quanh năm Tuy nhiên khi chọn quất ít ai chú ý đến phương diện phong thủy

Thường một cây quất (tắc) đẹp, gốc to, thân ngắn chẻ làm nhiều nhánhnhỏ là thể hiện sự sum vầy của gia đình nhiều thế hệ Dáng quất phải tròn hoặchình tháp, chẻ ngang để tạo thế Cây cũng phải đủ tứ quý gồm: Quả vàng, quảxanh, nụ trắng, lá chồi

Cây quất trong quan niệm dân gian còn là biểu tượng sức khỏe, bình an,trường thọ và sự may mắn trong tình duyên Những người kinh doanh thườnghay đặt hai chậu quất lớn có nhiều trái chín trước cửa nhà với mong muốn manglại sự phát đạt, tiền tài dồi dào trong năm mới

Trang 24

Về phong thủy cây cảnh: Người chọn quất phong thuỷ thường mongmuốn không chỉ mang vượng khí cho mình, mà cho cả mỗi thành viên trong giađình Vì mỗi người đều có một mệnh khác nhau, mà cây quất lại “đạt” được yếu

tố ngũ hành: kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm), thủy sinh mộc (thâncây), mộc sinh hỏa (quả chín màu cam), hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổsinh kim (hoa màu trắng)

Có thể nói loại cây này hội đủ ngũ hành và ngũ hành đều vượng, biểu lộ

ra ngoài nên mới có thể kết đủ bốn mùa hoa trái Ngày Tết trưng bày cây quấthội tụ đủ ngũ hành đều vượng như thế là tốt quanh năm

Quả quất (tắc) sai trĩu vào mùa đông là mùa thuỷ vượng, mà thuỷ đại

biểu cho tài lộc Thuỷ vượng sinh mộc cho nên cuối đông đầu xuân thì quấtđơm hoa Mộc là biểu tượng của sinh khí, sinh khí đơm hoa Do đó dân gian nóirằng quất là biểu tượng của thành tựu và khởi phát, biểu tượng của tài lộc vàsinh khí

Có người cho rằng cây có 3 cành lớn, 3 tán hoặc đủ hoa – quả - lộc, hoặc

đủ quả xanh – quả chín và hoa là “quất Tam Đa” Vì thế nói tam đa là yêu cầu

đa sức (tràn căng nhựa sống), đa lộc (nhiều lộc) và đa quả (nhiều kết quả)

1.2 Cách chọn cây quất (tăc) cảnh

Khi chọn quất (tắc) chúng ta phải chú ý 4 yếu tố quan trọng: Dáng đẹp,

quả đẹp, có lộc xanh, có cả nụ và hoa…Đầu năm chưng bày cây quất, mangsinh khí về nhà, hy vọng một năm mới an khang thịnh vượng

Chọn dáng quất (tắc) phải chọn

sự cân đối và không được để cho một

phía nào của cây bị lép, nếu như nhà

bạn muốn trưng bày ở một khoảng

không rộng mà mọi người ngắm từ

nhiều phía

Nếu bạn chỉ định đặt cây ở góc

nhà hay góc tiền sảnh thì cây nào hơi

bị khuyết một chút cũng không sao

Khi đã tìm được cây dáng đẹp thì

cũng không thể bỏ qua được yếu tố về

quả, bởi quả có to, có sáng màu thì

cây quất mới đẹp

Hình 3.2.1: Cây quất cảnh cân đối 4

phía

Nên chọn cây có độ sai quả vừa phải, vì khi cây quá sai, quả sẽ nhỏ vànếu như trên cây có một ít quả xanh, quả ương nữa thì thật tuyệt, bởi nó tựa nhưcác thế hệ trong một gia đình đề huề, hạnh phúc Ngoài ra bạn cũng phải chú ý

Trang 25

đến lộc, lá của cây, bởi cây được xem là hoàn hảo thì không thể là cây có bộ lánhỏ, cằn, không có chút lộc non nào…

Cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điều may mắn cho cả năm làm ăn tấntới phát lộc Chính vì thế mà người mua luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của câyhơn là dáng và quả Mỗi người một ý, nhưng một cây quất có thêm phần nụ vàhoa trắng nữa thì quá đẹp

Nhiều người duy tâm vẫn xem cây quất cảnh tốt tươi về lá, lộc là điềumay mắn cho cả năm Chính vì thế, họ luôn quan tâm đến bộ lá, lộc của cây hơn

là dáng và quả Nếu cây quất có thêm nụ và hoa trắng nữa thì quả là mỹ mãn

Và thật là tuyệt khi vừa đón giao thừa xong thì nhìn thấy một nụ hoa quấtvừa hé nở, năm đó chắc chắn trong gia đạo sẽ gặp nhiều may mắn, nên mới cócâu “Hoa khai phú quý”

* Quất đẹp là quất (tắc) tứ quý

- Tiêu chuẩn hàng đầu của một cây quất đẹp thì cây quất đó phải hội tụ

đủ “tứ quý”, nghĩa là:

- Dáng chuẩn: Là dáng thông cao vút, hoặc dáng tròn Cây quất khôngđược méo dáng, không có chỗ nào lõm vào, thò ra Gốc cây phải có chạc phânnhánh làm 3, làm 4 tùy theo cây to, nhỏ Cây không được phân nhánh lung tung,

mà phải xuất phát điểm ở cùng 1 chỗ, bởi nếu không thì lộc sẽ “chảy” tứ tung,như thế gia đình sẽ làm ăn không về một mối

- Quả to, sáng màu: Quả có thể là không cần sai trĩu, nhưng phải là phân

bố đều khắp quanh cây Cây quất mà có vệt bên này sai quả, vệt bên kia ít quảkhông được xem là đẹp

- Thêm một chút quả xanh: Nếu trên cây quất vàng rộm mà chỉ cần thêm

độ dăm ba quả xanh thì quá tuyệt vời Những người duy tâm thường bảo nhưthế mới đủ đầy các thế hệ trên cây

- Hoa, lá, lộc: Một chậu quất cảnh với lốm đốm hoa trắng muốt thơmnồng, lá to xanh mướt và lộc biếc tua tủa thì quả là mỹ mãn

Hình 3.2.2: Cây quất (tắc) cảnh tứ quý: Lộc, Hoa, Quả xanh, Quả chín

Trang 26

3 Quy trình kỹ thuật chăm sóc

3.1 Tưới nước

Nước: Thiếu nước có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh hóa và sinh lý

của cây quất cảnh Nếu độ ẩm đất thấp, quá trình vận chuyển nước giảm, do đólàm suy yếu khả năng giữ nước và chứa nước Sự thiếu nước thường làm giảm

sự phát triển sinh dưỡng và sinh thực, quang hợp, hô hấp, hấp thu ion và traođổi chất Nó còn có thể làm cho cây trở nên mẫn cảm với côn trùng và bệnh hại.Khô hạn xảy ra trước khi ra hoa có thể làm chậm ra hoa, làm giảm sự phát triểncủa cây Thiếu nước xảy ra trong quá trình phát triển quả (trái) sẽ làm giảmnăng suất và chất lượng quả Để tránh hiện tượng này, nên đảm bảo tưới đủnước cho cây trong quá trình tạo quả Ngoài ra, thiếu nước trái nhỏ và mềm sovới bình thường, hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong trái như đường,khoáng chất, vitamin cũng sẽ bị thấp đi, làm quả nhanh bị rụng khi chín Câyquất cảnh là cây ưa ẩm trung bình, đòi hỏi tương đối nhiều nước trong giai đoạn

ra hoa tạo quả Tưới nước hợp lý có thể là yếu tố quyết định năng suất cao vàchất lượng tốt Những đất có đủ chất hữu cơ thường có khả năng giữ nước lớn

và không cần phải tưới nước thường xuyên Đất nhẹ cần tưới thường xuyênhơn, nhưng mỗi lần tưới ít hơn Tuy nhiên, cần chú ý thừa nước sẽ làm rễ bị hưthối, cây quất sẽ bị vàng và còi cọc

3.1.1 Xác định nguồn nước tưới

- Đối với cây quất cảnh (tắc) giai đoạn ra hoa tạo quả nếu thiếu nước cây

ra hoa ít, khả năng thụ phấn thụ tinh kém dẫn đến khả năng đậu quả thấp, ảnhhưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả

- Nguồn nước tưới cho vườn quất cảnh được lấy từ sông, suối, ao hồ,giếng Nguồn nước này phải đảm bảo yêu cầu không nhiễm khuẩn, xa khucông nghiệp

3.1.2 Xác định thời điểm tưới

Và người xưa có câu: nhất nước nhì phân tam cần tứ giống quả không saivới việc nuôi trồng chăm sóc cây quất cảnh? Việc tưới nước đúng cách và đủ đãđảm bảo cho bạn 90% sự thành công và cây cho năng suất và phẩm chất tốt

Làm thế nào để ta điều chỉnh quá trình tưới nước được chính xác?

Thứ nhất quan sát tình hình sinh trưởng của cây để xác định thời điểmtưới cho phù hợp Nếu cây bị còi cọc thì chúng ta nên tưới nước thường xuyên 2ngày/1 lần giúp cho cây dễ dàng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng đượcthuận lợi nhất

Thứ hai căn cứ vào thời điểm trong ngày để tưới nước cho phù hợp, đốivới cây trồng nói chung và cây quất cảnh nói riêng thời điểm tưới phù hợp nhấttrong ngày đó là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát

Thứ ba căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây quất cảnh Giai đoạn rahoa tạo quả là hai giai đoạn cây quất cần nước nhất, nếu trong giai đoạn ra hoa

Trang 27

tạo quả cây quất bị thiếu nước thì quả quất sẽ bị teo, nhỏ và sảy ra hiện rụng quảhàng loạt

Thứ tư không nên tưới cây trong thời gian buổi trưa khi trời nắng to; cốgắng làm cho thời gian tưới nước chính vào buổi sáng để cây quất cảnh cũngnhư việc tưới nước trước sức nóng của ngày

Thứ năm cây cần được kiểm tra thường xuyên (ít nhất trên một cơ sởhàng ngày), vì vậy nước được yêu cầu cho cây qua quan sát quá trình sinhtrưởng và phát triển của cây cũng như thời tiết, độ ẩm trong đất để chúng ta tiếnhành tưới một cách hợp lý và hiệu quả nhất

1.3 Phương pháp tưới

a Tưới rãnh

Đây là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữacác hàng cây Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng

* Ưu điểm: Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất

mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bàomòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi Đây là phương pháp tưới thông dụngthường được bà con tưới cho nhiều vùng trồng quất có nguồn nước tưới dồidào

* Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng

phẳng (độ dốc <50) Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới Gặp khó khăntrong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh Phải chi phí khá lớn nhâncông và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước

b Tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt đất lên táncây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự độngxoay được với góc 360, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5 - 1,0m dùng để tưới vàonhững ngày nắng nóng oi bức (phun vào 16 – 18 giờ chiều) để tăng ẩm độkhông khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thờitiết khắc nghiệt

* Ưu điểm: Tiết kiệm nước Đất không bị dí chặt, giữ nguyên hiện trạng

kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi

* Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu lớn Chỉ áp dụng được đối với cácloại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng (như các loại đất có độxốp lớn, đất than bùn)

Trang 28

Hình 3.2.3: Tưới nước cho cây quất (tắc) giai đoạn ra hoa tạo quả

3.2 Bón phân

3.2.1 Thế nào là bón phân hợp lý

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảotăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quảtiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái Nói một cách ngắn gọn, bón phânhợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:

a Đúng loại phân:

Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó Phân có nhiều loại Mỗi loại cónhững tác dụng riêng Bón không đúng loại phân không những phân không pháthuy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu

Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà cònphải tính đến đặc điểm và tính chất của đất Đất chua không bón các loại phân

có tính axit Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm

b Bón đúng lúc:

Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giaiđoạn sinh trưởng và phát triển Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạmnhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm Bón đúng thờiđiểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng

Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chấtdinh dưỡng thường xuyên, suốt đời Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt cácloại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt độngmạnh Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao,cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều, thậm chí phâncòn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây

c Bón đúng đối tượng:

Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng chocây Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng

Trang 29

Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây,nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấpthông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí Nhiềucông trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cườnghoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượngchất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất Trongtrường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bónphân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.

Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nênnguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng Càng bón thêmphân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặnghơn Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sựtích luỹ và gây hại của sâu bệnh

Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chốngchịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường vàvới sâu bệnh gây hại Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ.Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinhdưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng Có những trường hợpphải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng

và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên

Ở phần trên đã trình bày là trong các hệ sinh thái, tồn tại và hoạt động 3nhóm các mối liên hệ: thông tin, năng lượng và vật chất

Trong các mối liên hệ này, liên hệ vật chất có liên quan đến việc vậnđộng, chuyển hoá một khối lượng vật chất lớn Các mối liên hệ thông tin vànăng lượng trong nhiều trường hợp chỉ cần những tác động nhẹ với nhữnglượng vật chất không lớn có thể tạo ra những phản ứng và hiệu quả lớn Bónphân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lêncác mối liên hệ Cho đến nay, trong việc bón phân người ta chỉ mới chú ý đếncác mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất Trong thực tế, phân bón có thể cónhững tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng Phát hiệnđược tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thểvới lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trongviệc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái

Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn visinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nôngnghiệp Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớntrong việc nâng cao hiệu quả của phân bón

d Đúng thời tiết, mùa vụ

Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phânbón Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn Nắng gắt cùng với tác độngcủa các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả

Trang 30

Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nângcao hiệu suất sử dụng phân bón Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp vớiđiều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ là vô cùng quan trọng.

e Bón đúng cách

Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên

mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v

Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung

g Bón phân cân đối

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhấtđịnh với những tỷ lệ nhất định giữa các chất Thiếu một chất dinh dưỡng nào

đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinhdưỡng khác ở mức thừa thãi

Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn cóảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đốicác yếu tố dinh dưỡng Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượngphân bón được sử dụng Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khácnhau ở các loại đất khác nhau

Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loạiphân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác

Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốtcủa các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốtđối với năng suất cây trồng và đối với môi trường

Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:

- Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi,xói mòn

- Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của cácbiện pháp kỹ thuật canh tác khác

- Tăng phẩm chất nông sản

- Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường

Trang 31

3.2.2 Lựa chọn, tính toán lượng phân bón

2 Phân bón qua lá Atonik 1,8 DD 9 gói

3 Chất điều tiết quá trình ra hoa Sao

vàng 2 – Siêu ra hoa đậu trái cây

có múi

2 lọ

4 Chất điều tiết khả năng đậu quả

Sao vàng 15 – Siêu lớn trái cây có

lượng thiết yếu Phân bón chuyên

dùng cho cây ăn trái

Tăng năng suất, phẩm chất trái,

trái to, ngọt , thơm ngon, vỏ sáng

bóng, chắc thịt, nặng cân, bảo quản

lâu

Tăng khả năng đề kháng, cây ít

sâu bệnh

Hình 3.2.4: Phân bón NPK 18-12-14

Trang 32

* Phân bón Atonik

Atonik là thuốc kích thích sinh trưởng

cây trồng thế hệ mới Cũng như các loại

vitamin, Atonik làm tăng khả năng sinh

trưởng đồng thời giúp cây trồng tránh khỏi

những ảnh hưởng xấu do những điều kiện

sinh trưởng không thuận lợi gây ra

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng

ra rễ, nẩy mầm, tăng khả năng ra chồi mới

sau khi thu hoạch Ngoài ra Atonik cũng làm

tăng khả năng sinh trưởng, ra hoa đậu quả của

các loại cây trồng Đặc biệt là làm tăng năng

suất và chất lượng nông sản

Atonik có hiệu lực đối với hầu hết các

loại cây trồng và rất dễ dàng áp dụng vào tất

cả các giai đoạn sinh trưởng của cây

Đặc biệt trên cây có múi Atonik giúp gia

tăng số chồi, kích thích hoa

Hình 3.2.5: Phân bón Atonik

* Chất kích thích ra hoa Sao vàng 2

Cung cấp cho cây chất kích thích đặc biệt ( NAA, GA3) và lân giúp phânhóa mầm hoa, ra hoa hữu hiệu nhiều, đồng loạt, liên tục, tăng tỷ lệ đậu trái chocây có múi

Cho cuống hoa mập, khỏe, tược hoa vươn dài, dễ thụ phấn, tỷ lệ đậu tráicao, cây sai quả, cây nhiều bông hữu hiệu

Giúp cây phòng khô đen bông, giúp dể thụ phấn khi thời tiết khắc nghiệt,tăng khả năng chống chịu sương muối, mưa, hạn kéo dài…

Cách sử dụng:

Giai đoạn phun Bình 16 lít

Trước khi nhú bông 20-30ml

Tượng trái non 20-30ml

Trái bằng đầu ngón tay

Trang 33

* Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp

cây nuôi trái, làm lớn trái nhanh

Giúp hạn chế rụng trái non, trái mau

to, mẫu mã đẹp, sáng bóng và mọng nước

Chống nứt trái, da sần sùi( cám), ghẻ

trái

Giúp tăng năng suất, phẩm chất và

bảo quản được lâu

c Phương pháp bón:

Bón thúc:

+ Lần 1 vào tháng 3 (âm lịch), ở giai đoạn này cây đang trong quá trìnhphát triển thân lá vì thế cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây phát triển có bộkhung tán khỏe

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 2: vào tháng 6 (âm lịch), khi cây bắt đầu chuẩn bị bước vào giaiđoạn phân hóa mầm hoa Ở giai đoạn này cây vẫn đang phát triển thân lá đếntháng 8 (âm lịch) cây bắt đầu ra nụ

Lượng bón: Bón 50% NPK + Phun 1 lần phân Atonik

+ Lần 3: Vào đầu tháng 8 (âm lịch), tiến hành phun chất điều tiết ra hoaSao vàng 2 Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày Mục đích lần phun này làm

Trang 34

cho cuống và đế hoa phát triển to ra, giảm khả năng rụng hoa, tăng khả năngđậu quả.

+ Lần 4: Vào cuối tháng 8 (âm lịch) đầu tháng 9 (âm lịch) tiến hành phunchất điều tiết ra hoa Sao vàng 15 Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày Để choquả sinh trưởng và phát triển, không sảy ra hiện tượng rụng quả nhiều

Sau quá trình chăm sóc tiến hành đảo quất: Khi mùa xuân đến quất ra hoa

tự nhiên, bứt bỏ các hoa trong đợt này, cắt đau các cây quất 1 tuổi, 2 tuổi, để tạothành các cành vượt dễ tạo tán cho cây

Khoảng tháng 4 âm lịch, khi quất (tắc) đã phát triển ổn định, nghĩa là lộc

đã trở thành bánh tẻ, bắt đầu đảo quất

- Yêu cầu trước ngày đảo quất: cây phải sạch sâu bệnh, trên tán cây có ítnhất là ¾ diện tích là bánh tẻ, chiều cao cây khoảng 60-75cm

- Thời vụ đảo: Thường đảo tháng 5 đến tháng 6 âm lịch hoặc cuối tháng

làm vỡ bầu sau đó nhấc toàn bộ

bầu lên trồng sang hố khác, lấp đất

chặt gốc, đóng cọc để cố định

cũng chống mức gió, bão, hai

ngày sau mới tưới nước Nếu gặp

mưa khi đang đào, ta phải dừng

lại, nếu đào gặp mưa, ta để một

Trang 35

thời gian mới đặt bầu xuống Hình 3.2.8: Đảo quất (tắc)

- Khoảng 15 ngày sau hạ bầu trở lại và bón 5 - 10 kg/gốc phân chuồnghoai mục + 0,1 - 0,2 kg/gốc vôi bột + 0,5 kg/gốc supe lân Chú ý rắc vôi bột vàocác đầu rễ nhằm hạn chế mất nước và chống nhiễm khuẩn gây thối rễ

- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại một cách triệt để nhằm hạn chế táchại của các loại rệp hại, sâu vẽ bùa, nhện trắng, nhện đỏ bằng các loại thuốcchuyên dụng và hạn chế úng ngập để tránh bệnh thối rễ, nứt thân giúp câychuẩn bị phân hóa mầm hoa

- Chăm sóc quất sau khi đảo: Sau khi đảo quất cứ 5 ngày tiến hành tướinước một lần, khi cây đã đậu quả mà gặp những đợt sương muối thì sáng sớmphải phun nước rửa lá Đến tháng 8 âm lịch cây quất sẽ bắt đầu ra hoa

4.2 Khoanh vỏ

Khoanh vỏ hãm cây chống

rụng quả non: Khi quả đã đậu

khoảng 70 - 80%, to gần bằng hạt

đậu xanh thì nên khoanh vỏ hãm cây

để chống rụng quả non Dùng dao

chuyên dụng tiện 1 vòng quanh thân

hoặc các cành cấp 1 sao cho đứt vỏ

sát thân gỗ mở ra một lớp vỏ rộng

khoảng 1 mm, cách gốc cành

khoảng 10 - 25cm Dùng băng dính

tối màu băng lại để hạn chế mất

nước và nấm bệnh, côn trùng xâm

nhập gây nhiễm khuẩn Tùy tình

hình sinh trưởng của từng cây, diễn

biến của thời tiết mà quyết định số

lần khoanh vỏ cho phù hợp nhằm

đạt được kết quả cao nhất Nếu cây

khỏe, trời mát, đất ẩm thì tiện 1-2

lần, ngược lại, cây yếu, trời hanh

khô thì chỉ cần tiện 1 lần cũng đã đạt

được hiệu quả Chú ý các lần

khoanh vỏ cách nhau 7-10 ngày và

cách nhau khoảng 10 cm, không

được khoanh trùng lên vết cũ

Khoảng 12 - 15 ngày sau tháo băng

dính thấy 2 mép vỏ liền lại, các quả

trên cây đã xanh ổn định là việc

khoanh vỏ chống rụng quả đã thành

công

Hình 3.2.9: Khoanh vỏ cây quất (tắc)

cảnh

Trang 36

- Bón thúc nuôi quả: Khi quả lớn cỡ hạt ngô bắt đầu bón thúc bằng cácloại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươuvàng, bột xương… đem ngâm chua 1 - 2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần

1 lần Trước khi Tết khoảng 1 tháng nên bón thêm phân kali dạng KCl để tăngthêm độ ngọt và màu sắc đẹp

- Neo giữ quả: Duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý, đặcbiệt hạn chế bón nhiều phân đạm hóa học và luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60 -70% sẽ giữ được quả trên cây

4.3 Điều khiển quá trình ra hoa tạo quả bằng các biện pháp canh tác

để tạo cây quất Tứ quý

- Trong việc thay đổi tập tính của cây phù hợp với sự mong muốn củacon người có nhiều vấn đề cần phải giải quyết Nếu chúng ta muốn thay đổi chu

kỳ tự nhiên của cây, việc đầu tiên là cây quất cảnh phải được trồng trong điềukiện kiểm soát được, chúng ta phải tác động một số biện pháp kỹ thuật để thayđổi tập quán, chu kỳ phát triển của cây nhằm ngăn chặn sự sinh trưởng, pháttriển dinh dưỡng Bởi vì cây không dễ dàng hình thành mầm hoa khi cây đang ởgiai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng

Ở những vùng có hệ thống tưới tiêu, ngừng tưới nước tạm thời tạo khôhạn nhân tạo sẽ làm cho cây tạm dừng sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng Việcgây "stress” cho cây quất cảnh bằng các biện pháp như: khoanh vỏ, xiết nước,xông khói hoặc sử dụng hoá chất sẽ gia tăng nhanh chóng hàm lượng AABtrong cây và lá, mà AAB là một chất ức chế sinh trưởng rất mạnh vì vậy sẽngăn chặn sự sinh trưởng, phát triển dinh dưỡng của cây, buộc chúng chuyểnsang giai đoan sinh trưởng, phát triển sinh sản Mỗi biện pháp đều có những ưu

và khuyết điểm của nó, tuỳ loại cây trồng, tuổi cây, tình trạng dinh dưỡng, điềukiện ngoại cảnh,…mà chúng ta áp biệnpháp xử lý ra hoa thích hợp

- Có 2 phương pháp xử lý ra hoa thường áp dụng trên cây quất (tắc) cảnh:1/ Xử lý ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn:

- Một trong những đặc điểm của cây có múi nói chung và cây quất (tắc)nói riêng so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầmchồi và mầm trái Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗichồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiềutrái ở cuối cành

- Cây quất (tắc) cảnh ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa,

vì vậy ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoađồng loạt Việc tạo khô hạn vào tháng 5 - 6 dương lịch cho quả chín vào tếtNguyên Đán Gặp lúc mưa thì có thể dùng tấm nylon đen che phủ chung quanhgốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa, tuy nhiên phải tốn chi phí đểmua nylon và tỷ lệ ra hoa không cao Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinhvườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc kế đến bónphân với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây

Trang 37

- Cây được bón phân lần 2 trước khi tiến hành ngừng xử lý ra hoa Thờigian tạo khô hạn từ 7 - 10 ngày tuỳ thuộc vào độ ẩm của đất và tình trạng thiếunước của bộ lá cây quất mà quyết định tưới trở lại Thông thường khi thấy triệuchứng lá thiếu nước thì bắt đầu tưới nước trở lại, mỗi ngày 2 - 3 lần và tưới liêntục 3 ngày Đến ngày thứ 4, tưới nước mỗi ngày/lần 7 - 15 ngày sau khi tướiđợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ 10 - 15 ngày saukhi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả).

Ưu điểm: cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây quất nếu xiết nước Cây rahoa tập trung và đồng loạt Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh vàthu hoạch Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên

Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu tìm nguồn nước trong thờigian xiết nước vì vậy bộ rễ dễ bị úng, thối do mực thuỷ cấp cao hay tầng phèntiềm tàng gây ra Bộ rễ suy yếu dễ bị sâu bệnh hại tấn công trong thời gian tạokhô hạn

2/ Xử lý ra hoa bằng cách sử dụng hoá chất:

- Có thể dùng Paclobutrazol ở liều lượng 2,5g - 5gr ai/ cây (tùy theo tuổicây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng) tưới xung quanh gốc hoặcphun lên cây ở nồng độ 1000 – 2000 ppm cũng có khả năng giúp cây quất rahoa

- Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây quất cần phải thận trọng

vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây quất, nên làm thử nghiệm một vàicây ở các nồng độ từ thấp đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định

sử dụng đại trà trên vườn

Ưu điểm: cây ra hoa theo ý muốn; Ít chịu ảnh hưởng của sự tác động ẩm

độ trong đất trong thời gian xử lý; Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâubệnh và thu hoạch; Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tựnhiên

Nhược điểm: tốn chi phí mua hoá chất, công lao động khi phun hoặc tưới;Không an toàn cho người tiêu dùng nếu hoá chất còn lưu tồn trong trái Sử dụnghoá chất liều cao có thể làm gây hại bộ rể của cây quất, tiêu diệt vi sinh vật cóích trong đất, gây ô nhiểm môi trường

Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa quất được thành công: cây phảiđược trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu chủ động đượcnguồn nước trong mương khi tạo khô hạn để đất nhanh khô ráo, giúp việc câyphân hóa mầm hoa tốt hơn

+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón

có hàm lượng N cao

+ Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây quất không được mang quá nhiềutrái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w