Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây quất (tắc)

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 47)

C. Ghi nhớ:

1. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây quất (tắc)

1.1. Điều tra thường kỳ

- Trong quy định của ngành BVTV trong một tháng điều tra vào những ngày 5 – 10 – 15 – 20 – 25 – 30. Như vậy một tháng có 6 lần điều tra, công việc điều tra được tiến hành thường xuyên, liên tục và theo đúng phương pháp gọi là điều tra thường kỳ.

1.2. Điều tra sâu bệnh hại thành phần

- Sâu, bệnh hại thành phần là tất cả những sâu, bệnh hiện đang có mặt trên vườn.

Ví dụ: Điều tra trên cây quất cảnh có: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bọ xít xanh, nhện đỏ, bệnh loét, bệnh chảy gôm.... Tất cả những loại sâu, bệnh đó gọi là sâu bệnh thành phần trên cây quất cảnh.

1.3. Lựa chọn điểm điều tra

- Đối với cây quất cảnh, người ta thường tiến hành điều tra theo 5 điểm chéo góc.

Hình 3.3.1: Sơ đồ điều tra theo 5 điểm chéo góc

Điểm 1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Ghi chú: - Các điểm điều tra 1, 2, 4, 5 cách hàng rào vườn (bờ) 3 – 4 m. - Điểm 3 ở chính giữa vườn.

Ví dụ: Điều tra sâu vẽ bùa

- Tiến hành điều tra 5 điểm chéo góc, điều tra mỗi điểm 10 lộc non “chồi non” ( lộc có độ dài 0,5 cm), điều tra với 3 lần nhắc lại. Tổng cộng số lộc (chồi non) cần điều tra một lần là:

(10 lộc x 5 điểm) x 3 lần nhắc lại = 150 lộc

Tổng số lộc (chồi non) bị sâu vẽ bùa gây hại - Tính tỷ lệ hại (%) = --- x 100

Tổng số lộc (chồi non) điều tra

Ví dụ: Điều tra 150 lộc non trên cây quất có 50 lộc bị sâu vẽ bùa gây hại. Ta có tỷ lệ lộc non bị sâu vẽ bùa gây hại là:

50

- Tính tỷ lệ hại (%) = --- x 100 = 30% 150

Vậy tỷ lệ hại của sâu vẽ bùa trên cây quất cảnh là 30%. Chưa cần phải tiến hành phòng trừ (Dựa vào Bảng 2: Thời điểm và ngưỡng phòng trừ dịch hại trên cây quất cảnh)

1.4. Thành phần sâu, bệnh và ngưỡng phòng trừ sâu hại trên cây quất(tắc) cảnh (tắc) cảnh

Bảng 1: Thành phần và thời điểm xuất hiện của sâu, bệnh hại trên cây quất cảnh

Tháng Tên S.b hại 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Sâu vẽ bùa • ••• ••• • ••• ••• ••• ••• •• • Rầy chổng cánh •• ••• ••• • ••• ••• ••• ••• •• • Bọ trĩ • ••• • •• ••• ••• • Rệp muội nâu • ••• ••• ••• •• ••• ••• ••• • Bọ xít xanh •• ••• ••• ••• • • Nhện đỏ •• ••• ••• ••• •• •• •• ••• ••• ••• Nhện rám vàng • • ••• ••• ••• •• ••• •• • Câu cấu lớn • •• ••• • ••• ••• •• Câu cấu nhỏ • ••• ••• •• ••• ••

Ruồi vàng • •• •• ••• ••• •• •

Ngài chích hút • ••• ••• •• ••• ••• •

Sâu đục cành •• •• • •• •• •

Sâu đục gốc •• •• •• •• ••

Sâu đục thân •• •• •• ••

Sâu xanh b. phượng • ••• •• •• • •• •• ••

Bệnh loét •• •• ••• ••• ••• ••• ••

Bệnh muội • • • • •• •• •

Phytophthora •• ••• ••• ••

Ghi chú: • mật độ thấp •• mật độ trung bình ••• mật độ cao

Bảng 2: Thời điểm và ngưỡng phòng trừ dịch hại trên cây quất (tắc) cảnh

Tên sâu bệnh hại

Thời gian (tháng)

Thời điểm xử lý Ý kiến đềnghị Phương pháp xửlý

1. Sâu vẽ bùa 3-10 50% số lộc dài1cm đến khi lộc ổn định Phun cả hai mặt lá, số lần phun 2 -3 lần / đợt lộc Dùng Polytrin 0,2% +0,5% DC Tron Plus 2. Nhện rám vàng 3-4 50% số quả cónhện Phun cả trong tán và ngoài tán DC Tron Plus 0,5% + Pegarus 0,2% 3. Rầy chổng cánh 2-10 10% lộc/cây có trứng hoặc sâu non Phun dầu DC Tron Plus 0,5% + Sherpa 0,2%, Trebon 10 EC 4. Rệp muội nâu

3-10 25% lộc non córệp DC Tron Plus0,5% + Bascide 0,2%

5. Bọ xít cam 8-10 10% quả bị hại Trebon 0,2% hoặc

Sherpa 0,2% 6. Nhện đỏ 5-6, 10- 11 20% quả có nhện hoặc lá có nhện Khuyến khích thiên DC Tron Plus 0,5% + Pegarus

địch 0,2% 7. Rệp vẩy 3-11 10% quả có rệp Dầu 0,5 - 1% 8. Câu cấu 4-9 2 - 3 Trưởng thành / lộc Mật độ thấp hoặc diẹn tích ít có thể bắt tay, vợt Supracide 0,2 - 0,25%

9. Ruồi vàng 7-10 10 Ruồi / bả Dùng bả sớmtừ 15/7 Metyleuzernol +Nalet, bao quả 10. Ngài chích

hút 7 -10 5% số quả có vếtchích Dùng bẫysớm 2 bẫy/ha + ánhsáng sua đuổi

11. Bệnh loét 4 -11 5% số lá hoặc sốquả bị hại Phun thuốcphòng bệnh cả 2 mặt lá Dung dịch Boocđô 1% Sumi - 8. 25EC 0,1% 12. Vàng lá 3 - 11 Phòng trừ triệt để rầy chổng cánh Sử dụng giống sạch bệnh Loại bỏ những cây bị bệnh 2. Sâu hại 2.1. Sâu vẽ bùa

* Triệu chứng gây hại

Hại tất cả các cây họ cam quýt, ngoài ra còn hại một số cây trồng khác như cây liễu, cây trà...

Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non. Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các đường đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho bệnh loét vi khuẩn xâm nhập, làm lá bị rụng.

Hình 3.3.2: Triệu chứng gây hại của sâu vẽ bùa trên lá quất (tắc) cảnh

* Đặc điểm hình thái

Trưởng thành sâu vẽ bùa là một loại ngài nhỏ, cơ thể dài 2-3 mm, sải cánh rộng 4-5 mm. Toàn thân có màu vàng nhạt phớt ánh bạc. Cánh sau rất hẹp so với cánh trước, cả hai cánh đều có rìa lông dài.

Trứng có dạng hình bầu dục, nhỏ, kích thước 0,2-0,3 mm. Lúc đầu trong suốt sắp nở có màu trắng vàng.

Sâu non đẫy sức dài 4 mm, mình dẹp, không chân, đốt cuối bụng có hình ống dài.

Nhộng dài khoảng 2-3 mm, màu nâu vàng, cạnh bên mỗi đốt thân có 1 u lồi, trên có 1 sợi lông.

* Đặc điểm sinh học và sinh thái

* Vòng đời: 19-38 ngày - Trứng: 1-6 ngày

- Sâu non: 4-10 ngày - Nhộng: 7-12 ngày

- Trưởng thành: 7-10 ngày

Trưởng thành sâu vẽ bùa hoạt

Hình 3.3.3: Sâu non sâu vẽ bùa

Hình 3.3.4: Trưởng thành sâu vẽ bùa hại cây quất (tắc) cảnh

động mạnh vào chiều tối. Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá, gần gân chính. Một trưởng thành sâu vẽ bùa thường đẻ được 70-80 quả trứng, thời gian đẻ trứng từ 2-10 ngày.

Sâu non mới nở thường đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm. Đường đục của sâu vẽ bùa dài và lớn dần theo sức lớn của sâu.

Sâu non có 4 tuổi, đòi hỏi ẩm độ cao, chúng sống trong đường đục trong suốt thời gian sinh trưởng, nếu đường đục bị rách sâu non rất dễ bị chết.

Khi đẫy sức, sâu non đục ra mép lá, nhả tơ dệt kén để hóa nhộng ở đó. Thường hóa nhộng gần gân lá, chỗ lá bị quăn.

* Một số yếu tố ảnh hưởng:

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 - 290C, ẩm độ 85- 90%.

* Thiên địch của sâu vẽ bùa

- Thiên địch ký sinh: Có nhiều loài ong trong các họ Chalcidoidea và Ichneumonidea.

- Thiên địch bắt mồi: Kiến vàng

Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành, tạo tán, bón thúc cho lộc non ra tập trung, hạn chế sự phá hại của sâu. Thu dọn lá rụng trong vườn đốt bỏ cũng hạn chế nguồn sâu.

- Trường hợp bị hại nặng thì có thể cắt bỏ các chồi lá bị sâu đem tập trung một chỗ để tiêu diệt.

- Biện pháp sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu vẽ bùa trong tự nhiên, nhân nuôi thiên địch như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả phòng trị sâu vẽ bùa cao.

- Sử dụng thuốc gốc Imidacloprid (Confidor…), Cypermethrin, các loại thuốc gốc Abamectin, Polytrin P, Dầu khoáng D-C Tron plus để phòng trị.

Hình 3.3.5: Thuốc trừ sâu Polytrin P

2.2. Nhện đỏ

* Triệu chứng gây hại

- Trên lá, khi bị gây hại làm cho lá bị biến dạng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

- Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái, đáy trái và trong các phần lõm của trái. Khi trái còn non nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những đốm sần sùi được nông dân gọi là da lu, da cám, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trái.

- Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô hạn trong mùa nắng. Do có vòng đời ngắn nên thường mật số tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.

* Đặc điểm hình thái

- Nhện đỏ có chiều dài khoảng 0,5 mm, thân hình ô van có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, trên thân có những lông dài thưa màu trắng hoặc hơi vàng. Trứng màu đỏ tươi hình cầu hoặc hình củ hành. Trứng được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá.

Hình 3.3.6: Trưởng thành nhện đỏ * Biện pháp phòng trừ

- Không nên trồng quá dầy làm cho vườn quất bị um tùm rậm rập, không thông thoáng, tán bị che phủ nhiều.

- Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.

- Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.

- Nếu vườn quất thường bị nhện gây hại nặng thì cứ mỗi đợt cây ra đọt, lá non nên phun xịt 3 lần thuốc trừ nhện: lần 1 khi cây vừa nhú đọt non, lần 2 khi đọt non ra rộ và lần 3 khi lá non bước sang giai đoạn bánh tẻ. Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái thì cứ mỗi một đợt ra bông kết trái bạn cũng nên phun xịt ba lần thuốc: lần 1 lúc nụ hoa ra rộ, lần 2 sau khi tượng trái rộ khoảng 1 tuần và lần 3 cách lần 2 khoảng 10 ngày.

- Trong tự nhiên, nhện đỏ có rất nhiều thiên địch tấn công, do vậy cần sử dụng thuốc BVTV hợp lý để bảo vệ thiên địch. Tưới nước đầy đủ trong mùa nắng để làm tăng ẩm độ vườn. Chú ý khi dùng thuốc cần luân phiên thuốc để tránh nhện hại nhờn thuốc. Có thể dùng các loại thuốc như Comite, Pegasus, Kelthane, Ortus, Nissorun, dầu khoáng DC- Tron Plus.

Hình 3.3.7: Dầu khoáng DC- Tron Plus

2.3. Rầy chổng cánh

* Triệu chứng gây hại

- Ấu trùng và trưởng thành (thành trùng) rầy chổng cánh chích hút dinh dưỡng của lá và chồi non làm cho chồi non lụi dần, sần sùi, lá non nhỏ và bị xoăn lại.

- Sự gây hại quan trọng nhất của rầy chổng cánh hiện nay là truyền vi khuẩn gây bệnh Greening cho các cây quất cảnh. Bằng cách chích hút trên những cây bị nhiễm bệnh và sau đó tiếp tục tấn công trên những cây không nhiễm bệnh, rầy chổng cánh sẽ truyền bệnh cho cây này qua vòi chích hút và qua nước bọt.

- Thân dài từ 2,5-3 mm, nâu xám, cánh có màu nâu vàng, chân có màu xám nâu, phần giữa cánh trong suốt, kéo dài thành một dãy trắng từ gốc cánh đến cuối cánh, dãy này bị gãy về phía cuối cánh. Đầu nhọn màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng con cái sắp đẻ có màu hồng

- Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh – 40C và cả vùng khí hậu nóng và khô.

- Sau vũ hóa 4-5 ngày, trưởng thành bắt cặp. Trứng được đẻ vào ban ngày, con cái đẻ khoảng 200- 800 trứng, thời gian ủ trứng khoảng 2-11 ngày (tùy mùa).

- Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vòng đời của rầy chổng cánh kéo dài khoảng 28-32 ngày, trong điều kiện dinh dưỡng tốt lên đến 42 ngày và có thể có từ 12-14 thế hệ/năm.

Hình 3.3.8: Trưởng thành rầy chổng cánh

* Biện pháp phòng trừ

Để hạn chế bệnh vàng lá greening, ngoài việc dùng cây giống sạch bệnh thì việc diệt rầy chổng cánh bằng cách áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:

- Không nên trồng các loại cây kiểng thuộc họ cam, quýt như: nguyệt quế, cần thăng, kim quýt... (đặc biệt là nguyệt quế) trong hoặc gần các vườn trồng quất nhất là vườn sản xuất cây giống, vì đây là những cây ký chủ phụ của rầy. Nếu có trồng những cây kiểng này thì phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, không để chúng lây lan cấy quất.

Hình 3.3.9: Thuốc Trebon 10 EC

- Trồng một số cây chắn gió như dương, bình linh lá... bao quanh vườn quất để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến.

- Nên vận động nhiều chủ vườn trong vùng cùng xử lý, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và xịt thuốc trừ rầy kịp thời, tránh cho cây ra đọt, lá non lai rai quanh năm, tạo nguồn thức ăn liên tục cho rầy.

- Kiểm tra vườn quất thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non, để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời. - Để hạn chế bệnh vàng lá lây lan, cần trồng cây giống sạch bệnh, chặt bỏ kịp thời những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy. Trước khi chặt bỏ, phải xịt thuốc diệt rầy, không cho chúng bay sang những cây khác.

- Ở những vườn thường bị rầy gây hại, vào mỗi đợt cây ra đọt, lá non, hoặc khi phát hiện có rầy di trú từ nơi khác đến sau những cơn giông, gió to đưa rầy từ nơi khác đến, cần kiểm tra kỹ vườn cây để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, bằng một trong các loại thuốc như: DC-Tron Plus 98.8EC; Applaud-Bas 27BTN; Virofos 20EC; Applaud-Mipc 25BTN; Vicondor 50EC; Trebon10EC; Bascide 50EC; Butyl 10WP... Khi phun nên tập trung xịt vào những chỗ có rầy bu bám nhiều (các bộ phận non của cây).

2.4. Ruồi vàng

* Triệu chứng gây hại

- Tác hại: Ruồi vàng phá hại nhiều loại quả, đối với vườn quất quả bị hại có màu vàng sáng xung quanh vết châm. Quả bị hại thường thối và rụng.

- Ruồi trưởng thành dài 4 - 5 mm, màu nâu đỏ với những vân vàng. Trưởng thành châm ống đẻ trứng vào quả, sâu non ăn thịt quả và phát triển thành dòi ở bên trong.

Hình 3.3.10: Ruồi vàng đục quả quất * Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên thu gom và tiêu huỷ các trái bị rụng hoặc trái bị dòi hại.

- Sử dụng bẩy ViZubon – D dẫn dụ ruồi đực ( đặt 5-10m/1 bẩy). - Phun SOFRI Protein thuỷ phân diệt ruồi trưởng thành đực và cái. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống,

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w