Thu gom cây quất (tắc) sau Tết Nguyên Đán để làm cây dáng thế

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 44)

C. Ghi nhớ:

4. Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả

5.3. Thu gom cây quất (tắc) sau Tết Nguyên Đán để làm cây dáng thế

Đối với cây quất, sau khi gom về phải vặt quả, tỉa lá, tiếp nước cho cây, sau đó mới hạ đất. Cùng với đó cần phải thường xuyên tưới nước, bón phân khoáng. Việc tạo thế, tạo tán, cắt tỉa phải dùng dao, kéo chuyên dùng, tiến hành vào những ngày nắng ráo.

- Mỗi ngày dùng bình bơm nhỏ, loại có dung tích 0,5 - 1,5 lít phun hoặc dùng tay rẩy nước sạch lên tán lá 1 - 2 lần, tưới đủ ẩm cho gốc quất, đảm bảo lá vẫn tươi và rụng ít sau đợt chơi tết.

- Trước khi trồng lại 10 ngày. Dùng sản phẩm siêu ra rễ hoặc nước tăng trưởng Vườn sinh thái; A-H502; Orgamin pha với nước sạch, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, phun ướt đẫm tán lá, tưới ướt đẫm gốc cây. Sau 10 ngày xử lý, bộ rễ cây quất đã được phát động, các rễ mới được hình thành. Dùng tay vặt 1/2 đến 2/3 số lá trên cây, tiến hành trồng, tưới ẩm như những cây quất giống bình thường. Quất nên trồng nơi đất thịt nhẹ, thịt trung bình để khi đánh bầu có độ liên kết tốt, không bị vỡ.

- Chăm sóc: Khoảng 5 - 7 ngày, người trồng cần xới xáo quanh gốc (cách gốc 30 cm) cho đất tơi xốp và tưới hoặc bón phân khoáng (mỗi gốc bón 0,5 - 1 kg NPK (12:5:10) cách gốc 30 cm cho quất nhanh phát triển cành lá, có thể tưới, bón thêm nước hoặc phân chuồng hoai mục cho quất tốt bền và giảm sâu, bệnh hại.

- Dùng phân hữu cơ vi lượng PTS9 bón thay phân chuồng kết hợp với nước tăng trưởng Vườn sinh thái phun lướt qua (nồng độ 5ml/15 lít nước khi lá non nhiều và 5ml/10 lít nước khi lá già, lá bánh tẻ) khoảng 15 - 20 ngày/lần, lá quất dày, xanh, quả to, mập chín màu sắc tươi đẹp lâu rụng, cây quất khoẻ mạnh chống lại sâu, bệnh hại tốt.

- Tạo tán, tạo thế: Có thể tạo thế mới hay duy trì thế sẵn có đã tạo từ năm trước. Người tạo tán, tạo thế phải tìm hiểu qua tài liệu, thực tế sản xuất, nắm được hình dạng cơ bản của từng loại thế thì mới thành công.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Để kích thích quá trình ra hoa của cây quất (tắc) cảnh, chúng ta nên dùng loại chất kích thích nào?

B. Sao vàng 2 – Siêu ra hoa đậu trái cây có múi C. Phân Kali

Câu 2: Để kích thích quá trình đậu trái của cây quất (tắc) cảnh, chúng ta nên dùng loại chất kích thích nào?

A. Chất kích thích đậu quả (trái) Sao vàng 15 B. Phân vi lượng đầu trâu

C. Phân Kali

Câu 3: Tiến hành đảo quất (tắc) vào tháng mấy là thích hợp nhất?

A. Thường đảo tháng 5 đến tháng 6 âm lịch hoặc cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch.

B. Thường đảo tháng 1 đến tháng 2 âm lịch C. Thường đảo tháng 3 đến tháng 4 âm lịch

Câu 4: Thông thường người ta điều khiển quá trình ra hoa của cây quất (tắc) cảnh bằng các biện pháp nào?

A. Đảo quất B. Khoanh vỏ C. Cả A và B

Câu 5: Quất “Tứ quý” là cây quất có?

A. Lộc B. Quả chín

C. Lộc, hoa, quả xanh, quả chín

Câu 6: Để tăng độ sáng bóng của vỏ quả quất (tắc), chúng ta nên tăng cường loại phân bón nào sau đây?

A. Phân đạm B. Phân lân C. Phân Kali

Câu 7: Cây quất (tắc) cảnh sau khi thu gom về sau Tết để trồng lại chúng ta nên?

A. Vặt bỏ quả, cắt tỉa bớt lá rồi mới trồng lại B. Trồng lại ngay sau khi thu gom về

C. Để 3 ngày sau mới trồng lại

Câu 8: Trong cây quất (tăc) cảnh có các dáng chính nào?

B. Dáng xiêu C. Dáng hoành

D. Dáng trực, dáng xiêu, dáng hoành, dáng huyền

2. Bài thực hành

2.1. Bài thực hành: Bón phân thúc cho cây quất (tắc) cảnh 2.2. Bài thực hành: Đảo quất (tắc)

2.3. Bài thực hành: Khoanh vỏ

C. Ghi nhớ:

- Lựa chọn cây quất (tắc) cảnh cho ngày Tết. - Kỹ thuật bón phân cho cây quất (tắc) cảnh. - Điều khiển quá trình ra hoa.

- Tạo dáng, thế cho cây quất cảnh (tắc). - Một số thế cơ bản của cây quất cảnh (tắc).

Bài 3: Phòng trừ dịch hại

Thời gian: 30 giờ

Mục tiêu:

- Nêu được phương pháp điều tra sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc);

- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây quất (tắc) cảnh và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;

- Lựa chọn đúng dụng cụ, trang thiết bị và thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại mang lại hiệu quả cao;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w