Khoanh vỏ

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 35)

C. Ghi nhớ:

4.2.Khoanh vỏ

4. Điều khiển quá trình ra hoa, tạo quả

4.2.Khoanh vỏ

Khoanh vỏ hãm cây chống rụng quả non: Khi quả đã đậu khoảng 70 - 80%, to gần bằng hạt đậu xanh thì nên khoanh vỏ hãm cây để chống rụng quả non. Dùng dao chuyên dụng tiện 1 vòng quanh thân hoặc các cành cấp 1 sao cho đứt vỏ sát thân gỗ mở ra một lớp vỏ rộng khoảng 1 mm, cách gốc cành khoảng 10 - 25cm. Dùng băng dính tối màu băng lại để hạn chế mất nước và nấm bệnh, côn trùng xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Tùy tình hình sinh trưởng của từng cây, diễn biến của thời tiết mà quyết định số lần khoanh vỏ cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất. Nếu cây khỏe, trời mát, đất ẩm thì tiện 1-2 lần, ngược lại, cây yếu, trời hanh khô thì chỉ cần tiện 1 lần cũng đã đạt được hiệu quả. Chú ý các lần khoanh vỏ cách nhau 7-10 ngày và cách nhau khoảng 10 cm, không được khoanh trùng lên vết cũ. Khoảng 12 - 15 ngày sau tháo băng dính thấy 2 mép vỏ liền lại, các quả trên cây đã xanh ổn định là việc khoanh vỏ chống rụng quả đã thành công.

Hình 3.2.9: Khoanh vỏ cây quất (tắc) cảnh

- Bón thúc nuôi quả: Khi quả lớn cỡ hạt ngô bắt đầu bón thúc bằng các loại phân có nguồn gốc từ thực vật và động vật như bột ngô, đậu tương, ốc bươu vàng, bột xương… đem ngâm chua 1 - 2 tháng, pha loãng tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Trước khi Tết khoảng 1 tháng nên bón thêm phân kali dạng KCl để tăng thêm độ ngọt và màu sắc đẹp.

- Neo giữ quả: Duy trì chế độ chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý, đặc biệt hạn chế bón nhiều phân đạm hóa học và luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60 - 70% sẽ giữ được quả trên cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình MD 03 trồng và chăm sóc cây quất cảnh (Trang 35)