Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 99 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
99
Dung lượng
1,56 MB
Nội dung
0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 05 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chim vây vàng là loài cá có giá trị kinh tế và được nuôi ở nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Philipin, Inđônêxia, Hồng Kông….Ở Việt Nam cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới đầy triển vọng vì có giá kinh tế cao, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước rất lớn. Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh và biện pháp xử lý một số bệnh thường gặp; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ, gồm 5 bài. Nội dung giảng dạy gồm các bài: Bài 1. Phòng bệnh tổng hợp Bài 2. Xử lý bệnh do môi trường Bài 3. Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng Bài 4. Chẩn đoán và trị bệnh do nấm Bài 5. Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về bệnh xảy ra trên cá chim vây vàng của mô hình nuôi thực tế tại các địa phương Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương như Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình…đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. TS. Thái Thanh Bình (Chủ biên) 2. ThS. Nguyễn Mạnh Hà 3. ThS. Trần Thanh 4. ThS. Nguyễn Văn Quyền 5. KS. Nguyễn Văn Sơn 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 6 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG 7 Giới thiệu mô đun: 7 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi 8 1. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh 8 1.1. Yếu tố môi trường 8 1.2. Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) 9 1.3. Vật nuôi (cá) 9 1.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh 9 2. Phương pháp sử dụng thuốc trong phòng trị bệnh cá 11 2.1. Phun thuốc: 11 2.2. Tắm thuốc 12 2.3. Trộn thuốc vào thức ăn: 14 3. Biện pháp phòng bệnh tổng hợp 15 3.1. Cải tạo, tẩy trùng và diệt tạp ao nuôi 15 3.2. Vệ sinh môi trường trong quá trình nuôi 16 3.3. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh 17 3.4. Kiểm dịch cá giống 18 3.5. Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi 18 3.6. Trộn vitamin C và thảo dược vào thức ăn 19 3.7. Giữ ổn định các yếu tố môi trường 19 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường 22 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá nuôi 22 1.1. Quan sát cá bơi lội 22 1.2. Quan sát cá hô hấp 22 2. Thu mẫu cá 23 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 23 2.2. Thu mẫu cá bệnh 23 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 23 3.1. Quan sát màu sắc và hình dạng cá 23 3.2. Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cá 23 4. Xử lý bệnh do môi trường 24 4.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ 24 4.2. Xử lý bệnh do oxy 27 4.3. Xử lý bệnh do pH 35 4.4. Xử lý bệnh do NH 3 43 4.5. Xử lý bệnh do H 2 S 46 Bài 3: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng 51 4 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 51 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 51 1.2. Bắt mồi 51 2. Thu mẫu cá 51 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 51 2.2. Thu mẫu bệnh 52 2.3. Bảo quản mẫu 52 3. Tìm ký sinh trùng 52 3.1. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim 52 3.2. Lấy mẫu nhớt trên da và mang 56 3.3. Mổ và lấy mẫu nội tạng 57 4. Chẩn đoán bệnh 58 4.1. Căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý 58 4.2. Kết luận 61 5. Trị bệnh 62 5.1. Bệnh trùng bánh xe 62 5.2. Bệnh trùng quả dưa 62 5.3. Bệnh rận cá 62 Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do nấm 67 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 67 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 67 1.2. Bắt mồi 67 2. Thu mẫu cá 67 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 67 2.2. Thu mẫu bệnh 67 2.3. Bảo quản mẫu 68 3. Quan sát cơ thể cá và lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 68 3.1. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên da, vây, mang cá 68 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 68 3.3. Lấy mẫu bệnh phẩm quan sát dưới kính hiển vi 68 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 69 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 69 4.2. Chuẩn bị mẫu 69 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 69 5. Đánh giá và kết luận 69 6. Trị bệnh 69 Bài 5: Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn 75 1. Quan sát hoạt động bất thường của cá 75 1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao 75 1.2. Bắt mồi 75 2. Thu mẫu cá 75 2.1. Chuẩn bị dụng cụ 75 2.2. Thu mẫu bệnh 75 2.3. Bảo quản mẫu 76 5 3. Quan sát dấu hiệu bệnh lý 76 3.1. Dấu hiệu bệnh ở thân, vây, mắt, miệng, mang 76 3.2. Mổ và quan sát nội tạng cá 77 4. Gửi mẫu bệnh đi phân tích 78 4.1. Chuẩn bị dụng cụ 78 4.2. Chuẩn bị mẫu 78 4.3. Đóng gói, bảo quản và gửi mẫu 78 5. Đánh giá và kết luận 78 6. Trị bệnh 78 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 84 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 84 II. Mục tiêu của mô đun: 84 III. Nội dung chính của mô đun: 84 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 85 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 91 VI. Tài liệu tham khảo 97 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 1. Chẩn đoán: xác định bản chất của một bệnh. 2. Dấu hiệu bệnh lý: Triệu chứng khác biệt của một bệnh đặc trưng hoặc điều kiện gây bệnh. 3. Động vật thủy sản (ĐVTS): Cá, nhuyễn thể, giáp xác sống, bao gồm các sản phẩm sinh sản của chúng, trứng đã thụ tinh, phôi và các giai đoạn ấu niên, ở các khu vực nuôi trồng thủy sản hoặc ở tự nhiên. 4. Khử trùng: Việc áp dụng các qui trình làm sạch để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh ở cá, thực hiện ở các cơ sở nuôi trồng thủy sản (như trại giống, trại nuôi, đồ dùng có thể ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp). 5. Nuôi trồng thủy sản: Được gọi phổ biến là “nuôi cá”, khái quát rộng hơn bao gồm cả việc ấp nở và nuôi thương mại cá và thực vật ở biển và nước ngọt. 6. ppm: đơn vị đo phần triệu, 1ppm = 1g/m 3 hoặc 1ml/m 3 7. Tác nhân gây bệnh: Một sinh vật gây ra hoặc góp phần vào việc hình thành bệnh. 8. Xuất huyết: là hiện tượng máu chảy ra ngoài mạch máu, nếu máu chảy ra ngoài cơ thể thì gọi là chảy máu ngoài (xuất huyết ngoài), nếu máu chảy ra ngoài mạch máu và tích tụ lại trong tổ chức tế bào hay các thể xoang của cơ thể thì gọi là chảy máu trong (xuất huyết trong), có trường hợp bệnh lý gồm cả chảy máu trong lẫn chảy máu ngoài. 9. TCCA: viên sủi khử trùng 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng có thời gian đào tạo 72 giờ trong đó lý thuyết 10 giờ, thực hành 54 giờ, kiểm tra thường xuyên 4 giờ và kiểm tra kết thúc mô đun 4 giờ. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện những công việc sau: + Nhận biết được các dấu hiệu cá chim vây vàng bị bệnh; + Thu được mẫu cá bệnh; + Thực hiện được các biện pháp phòng, trị và xử lý bệnh cho cá chim vây vàng. Nội dung mô đun gồm: - Phòng bệnh tổng hợp. - Xử lý bệnh do môi trường. - Chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng. - Chẩn đoán và trị bệnh do nấm. - Chẩn đoán và trị bệnh do vi khuẩn. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm. 8 Bài 1: Phòng bệnh tổng hợp cho cá nuôi Mã bài: MĐ 05-01 Mục tiêu - Trình bày được mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho cá chim vây vàng; biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong nuôi cá chim vây vàng; phương pháp sử dụng thuốc; - Thực hiện đúng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá chim vây vàng và tính được đúng liều lượng thuốc, hóa chất cần dùng; - Tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản và đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung 1. Mối quan hệ của các yếu tố gây bệnh Động vật thuỷ sản trong đó có cá chim vây vàng và môi trường sống là một thể thống nhất. Khi chúng mắc bệnh là kết quả tác động qua lại giữa cơ thể và môi trường sống. Khi động vật thuỷ sản bị bệnh là kết quả tác động qua lại của ba nhân tố: - Môi trường sống. - Tác nhân gây bệnh. - Vật chủ (cá). 1.1. Yếu tố môi trường Các yếu tố môi trường đều là các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản, bởi vì tỷ lệ sống, sinh sản và sinh trưởng của các loài cá phụ thuộc vào môi trường thích hợp nhất định. Có nhiều yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, nhưng chỉ một số ít có vai trò quyết định. Nhiệt độ và độ mặn là giới hạn quan trọng của loài thủy sản nuôi ở một địa điểm nhất định. Muối dinh dưỡng, độ kiềm tổng số và độ cứng tổng số cũng là những yếu tố quan trọng điều chỉnh thực vật phát triển mà chúng còn ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh là thức ăn cho cá. Độ trong điều chỉnh ánh sáng chiếu vào nước tác động đến sự quang hợp và các chuỗi thức ăn; độ trong cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cá và động vật không xương sống khác. Những yếu tố môi trường khác ảnh hưởng cho nuôi trồng thủy sản là pH, oxy hòa tan- DO, carbonic- CO 2 , ammoniac- NH 3 , nitrite- NO 2 và hydrosulfua- H 2 S. 9 Ngoài ra một số trường hợp gây độc do kim loại và thuốc trừ sâu có thể gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Những chất gây ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản thường có nồng độ thấp hơn bất cứ chất độc nào xảy ra trong phạm vi hệ thống nuôi. 1.2. Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) Mầm bệnh là các yếu tố hữu sinh làm cho động vật thuỷ sản mắc bệnh gọi chung là tác nhân gây bệnh. Những tác nhân gây bệnh này do sự cảm nhiễm của động vật thuỷ sản là vật chủ hoặc sự xâm nhập của chúng vào vật chủ. Các tác nhân gây bệnh được chia ra 3 nhóm: - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: virus, ricketsia, vi khuẩn, nấm, - Tác nhân gây bệnh ký sinh: Nguyên sinh động vật (động vật đơn bào), giun sán, đỉa, giáp xác (động vật đa bào). - Một số sinh vật trực tiếp ăn động vật thuỷ sinh hay uy hiếp động vật thuỷ sinh: Côn trùng nước, rong tảo độc, sứa, cá dữ, rắn, chim và được gọi là nhóm địch hại của động vật thuỷ sinh. 1.3. Vật nuôi (cá) Các nhân tố ngoại cảnh (yếu tố vô sinh và hữu sinh) tác động thì cá không thể mắc bệnh được mà nó phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể vật chủ với từng loại bệnh. Vật chủ thường biểu hiện bằng những phản ứng với môi trường thay đổi. Những phản ứng của cơ thể có thể kéo dài 2-3 ngày hoặc 2-3 tuần tuỳ theo mức độ của bệnh. 1.4 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh Tất cả các sinh vật đều chịu các tác động từ các yếu tố trong môi trường sống. Nước là môi trường sống của cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng. Các yếu tố của môi trường sống ở đây bao gồm: t o , pH, O 2 , CO 2 , NH 3 , NO 2 , kim loại nặng, Trong môi trường nuôi thì vật nuôi (cá chim vây vàng) và tác nhân gây bệnh đều chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên khi các yếu tố môi trường tác động thuận lợi cho vật nuôi thì sẽ tác động bất lợi cho các tác nhân gây bệnh. Ngược lại, khi các yếu tố môi trường tác động bất lợi cho vật nuôi sẽ tác động thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh, khi đó môi trường ở dạng ô nhiễm cho vật nuôi. Như vậy khi môi trường nuôi bị ô nhiễm đối với vật nuôi hay nói cách khác các yếu tố môi trường nằm ngoài khoảng chịu đựng của vật nuôi sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh sẽ được nhân lên về số lượng và tăng về độc lực dẫn đến vật nuôi (cá chim vây vàng nuôi) dễ mắc bệnh. [...]... sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau: - Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi cá chim vây vàng - Hạn chế nguồn gốc gây bệnh cho cá chim vây vàng (mầm bệnh) - Quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi phù hợp với đời sống của cá chim vây vàng - Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá chim vây vàng 22 Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu - Quan sát và thu được mẫu cá bệnh, chẩn... vậy để vật nuôi (cá chim vây vàng) không xảy ra dịch bệnh cần hạn chế được các yếu tố: - Quản lý môi trường nuôi tốt, phù hợp với đời sống của cá chim vây vàng - Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và kìm hãm sự phát triển của chúng trong ao nuôi - Nâng cao sức đề kháng của cá chim vây vàng nuôi Mối quan hệ của ba yếu tố gây nên bệnh cho cá chim vây vàng được thể hiện rõ ở ba vòng tròn dưới... được bệnh cá chim vây vàng do môi trường; - Kiểm tra và xử lý được các yếu tố môi trường gây bệnh cho cá; - Cẩn thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản A Nội dung 1 Quan sát hoạt động bất thường của cá nuôi 1.1 Quan sát cá bơi lội - Cá chim vây vàng cũng như các loài cá khác khi bị các bệnh do yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy, ammoniac, hydrosulfua đều có một số biểu... trộn vào loại thức ăn, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn hợp đóng thành viên để cho cá chim vây vàng ăn theo các liều lượng Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể cá chim vây vàng Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng. .. vàng? 2 Bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 5.1.1: Luyện tập việc cho cá ăn thức ăn trộn vitamin C để phòng bệnh cho cá - Mục tiêu: + Hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến đời sống và sức khỏe của cá chim vây vàng + Thực hiện đúng kỹ thuật trộn thuốc vào thức ăn cho cá + Thực hiện thao tác cho cá ăn thức ăn trộn thuốc - Nguồn lực: + Ao cá + Vitamin C: 100g/ nhóm + Cám cá: 5 kg/ nhóm + Cân 1kg: 01 chiếc/ nhóm... dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cá + Đánh giá theo sản phẩm đạt được của người học - Sản phẩm đạt được: Thức ăn của cá trộn đều với thuốc phòng và trị bệnh cho cá Thuốc trộn đều và bám dính tốt vào thức ăn, lượng thuốc trộn vào thức ăn đúng tỷ lệ trộn với khối lượng thức ăn, ví dụ 10 kg thức ăn trộn 30 g vitamin C (3g vitamin C/kg thức ăn) C Ghi nhớ Công tác phòng bệnh cho cá chim vây vàng cần... sắc và hình dạng cá - Đặt cá lên khay giải phẫu và quan sát màu sắc và hình dạng cơ thể cá - Màu sắc da cá khi bị bệnh do môi trường có thể tối màu hoặc nhợt nhạt, da cá tiết nhiều nhớt - Hàm dưới lồi ra ngoài, mang phồng 3.2 Quan sát màu sắc và tổn thương của mang cá - Dùng kéo cắt bỏ xương nắp mang để quan sát mang cá một cách dễ dàng - Cá khi bị bệnh do môi trường có một số biểu hiện + Mang cá có... phòng bệnh Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: - Lượng thuốc dựa vào khối lượng thức ăn cơ bản - Lượng thuốc dựa vào khối lượng cơ thể vật nuôi 2.3.1 Xác định khối lượng cá nuôi Lượng thuốc dùng để trộn vào thức ăn phụ thuốc trực tiếp hoặc dán tiếp vào khối lượng cá nuôi - Xác định số lượng cá trong ao dựa vào số cá thả trong ao, trừ số cá chết trong quá trình nuôi - Xác định trọng lượng cá. .. sát cá hô hấp - Khi các yếu tố môi trường ở mức quá giới hạn chịu đựng của cá, ở ngưỡng thấp hoạt độ hô hấp của cá có dấu hiệu bất thường Cá ngớp lên mặt nước, nổi đầu… Các hoạt động bơi lội và hô hấp của cá có biểu hiện đồng thời với nhau - Một số đâu hiệu thường gặp: + Cá do sốc nhiệt độ: phiến mang chương phồng + Cá do yếu tố pH: tiết nhiều nhớt trên da + Cá do thiếu oxy: môi dưới cá nhô ra, mang cá. .. mắc bệnh không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc mà phải xét cả ba yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật nuôi Khi đưa ra biện phát phòng trị bệnh 11 cùng phải quan tâm đến ba nhân tố trên Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho cá là một biện pháp phòng bệnh Tiêu diệt mầm bệnh sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng Chon giống tốt có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho cá chim vây vàng . trong và ngoài nước rất lớn. Giáo trình Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng giới thiệu những hiểu biết chung về bệnh cá, cách phòng bệnh, nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng, dấu hiệu bệnh. viên sủi khử trùng 7 MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ MỘT SỐ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng có thời gian đào tạo 72 giờ trong. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: sơ cấp nghề