Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao

Một phần của tài liệu giáo trình phòng và trị một số bệnh ở cá chim vây vàng (Trang 52)

1. Quan sát hoạt động bất thường của cá

1.1. Quan sát các biểu hiện bên ngoài của cá trong ao

- Các ký sinh trùng ngoại ký sinh thường ký sinh trên da và mang cá. Quá trình quan sát cá có biểu hiện bất thường trong ao qua biểu hiện bơi lội và các dấu hiệu bên ngoài bất thường khi cá bị bệnh do ký sinh trùng gây ra. Cần thu mẫu cá để kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời.

- Cá bơi lội bất thường, cọ mình, nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt, bơi lội lung tung, đặc biệt vào ban đêm hoặc rạng sáng.

- Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao, màu sắc cá chuyển sang tối màu. Bệnh nặng, tỷ lệ mắc bệnh nhiều số cá bới quanh bở ao tăng lên.

- Đàn cá bị bệnh nhẹ thì gầy yếu, bệnh nặng thì cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.

- Cá quẫy nhiều. 1.2. Bắt mồi

- Cá bắt mồi không tập trung. - Cá đớp mồi rải rác.

- Cường độ bắt mồi giảm.

- Lượng thức ăn giảm so mới mức bình thường mà không phải do các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột.

- Tất cả các hoạt động trên của cá nếu có hiện tượng bất thường có thể cá đã mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra.

2. Thu mẫu cá

2.1. Chuẩn bị dụng cụ - Máy sục khí.

- Chài, lưới, vợt, túi nilon. - Xô, chậu.

- Sổ ghi chép. 2.2. Thu mẫu bệnh

- Thu cá có biểu hiện bất thường: bơi nổi đầu, bơi không định hướng, bơi ngửa bụng, cá kém ăn,…

- Nếu cá có biểu hiện bơi chậm chạp, bơi nổi trên mặt nước và tập trung một vài chỗ nhất định trong ao ta có thể dùng vợt vớt cá.

- Dùng lưới kéo một góc ao, nơi tập trung nhiều cá có biểu hiện bất thường, thu mẫu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh.

2.3. Bảo quản mẫu

- Mẫu cá trước khi lấy mẫu để kiểm tra tìm bệnh do ký sinh trùng gây ra yêu cầu mẫu bệnh phải sống.

- Trường hợp tìm ký trùng tại nơi nuôi cần vận chuyển có sục khí đảm cá mẫu cá sống nếu vận chuyển xa.

- Trường hợp gửi đi để tìm bệnh cần phải đóng túi có bơm oxy:

+ Bước 1: Chuẩn bị nước tại nguồn nước hiện trường, nước trong ao đang nuôi cá.

+ Bước 2: Chuẩn bị túi nilon. + Bước 3: Chuẩn bị mẫu cá bệnh. + Bước 4: Đóng cá và vận chuyển.

3. Tìm ký sinh trùng

3.1. Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên cá chim 3.1.1. Bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng 3.1.1. Bệnh trùng bánh xe ở cá chim vây vàng

Tác nhân gây bệnh

- Nhìn mặt bên, trùng giống như cái chuông, mặt bụng giống cái đĩa. Lúc vận động nó quay tròn lật qua lật lại giống như bánh xe nên có tên trùng bánh xe.

- Nhìn chính diện mặt bụng có 1 đĩa bám lớn có cấu tạo phức tạp, trên đĩa có 1 vòng răng và các đường phóng xạ.

- Một phần cơ thể có lông tơ phân bố, lông tơ luôn luôn rung động làm cho cơ thể vận động rất linh hoạt.

- Cơ thể có 1 hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể thường bắt màu rõ và 1 hạch nhỏ hình tròn nằm cạnh hạch lớn.

A. Quan sát mặt bên

B. Quan sát một bộ phận mặt cắt dọc 1. Rãnh miệng và đai lông tơ miệng; 2. Miệng; 3. Nhân nhỏ; 4. Không bào ; 5. Lông tơ trên; 6. Lông tơ giữa; 7. Lông tơ dưới; 8. Đường phóng xạ; 9. Nhân lớn; 10. Hầu ; 11. Vòng răng; 12. Màng biên; 13. Đai lông tơ biên;

9 10 11 12

13 14 15 16

1 2 3 4

5 6 7 8

Hình 5.3.1. Cấu tạo của trùng bánh xe

Hình 5.3.2: Trùng bánh xe thường gặp ký sinh trên cá nuôi ở Việt Nam:

Hình 5.3.3: Trùng bánh xe ký sinh trên vây cá

Phân bố và lan truyền bệnh

- Trùng ký sinh ở các cơ quan bên ngoài như mang, da, vây.

- Trùng bánh xe phân bố rộng và gây bệnh ở nhiều loài cá khác nhau, gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống.

- Bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam, nhiệt độ thích hợp là 20- 300C.

3.1.2. Bệnh trùng quả dưa ở cá chim vây vàng

Tác nhân gây bệnh

- Bệnh trùng quả dưa ở cá nước mặn (Cryptocaryonosis) hay còn gọi là bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng đơn bào trùng lông (Cryptocaryon

irritan) gây ra. Loài ký sinh trùng này gây bệnh trên hầu hết các loài cá biển

trong đó có cá chim vây vàng. Trùng ký sinh ở da, mang, gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến nghề nuôi cá nước ngọt nếu không phát hiện sớm và không biết cách phòng trị bệnh.

- Tác nhân gây bệnh là trùng quả dưa

- Chu kỳ sống của trùng gồm 2 giai đoạn: Dinh dưỡng và bào nang . - Trùng có dạng rất giống quả dưa, đường kính 0,5-1 mm.

- Toàn thân có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc, vằn dọc. Giữa thân có 1 hạch lớn hình móng ngựa và một hạch nhỏ.

- Trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng khi vận động

Hình 5.3.4: Trùng quả dưa ký sinh ở mang cá tiêu bản tươi

Phân bố và lan truyền bệnh

- Bệnh lưu hành rất rộng, khắp các Châu lục trên thế giới.

- Ở Việt Nam đã phát hiện thấy trùng quả dưa ở cá nước mặn vược, cá giò, cá chim vây vàng, cá sủ đất...

- Đầu mùa mưa năm 2008, tại Cam Ranh-Khánh Hòa hàng trăm tấn cá biển (cá mú và cá chẽm) bị thiệt hại do bệnh này. Từ mẫu cá bệnh chúng tôi cũng phát hiện Cryptocaryon sp cảm nhiễm ở da và mang với cường độ cao. Tháng 10/2009 bệnh này cũng đã gây chết 100% đàn cá giò thí nghiệm (100 con, cỡ 300g) của CEDMA-RIA1 trong vòng 5 ngày.

3.1.3. Bệnh rận cá ở cá chim vây vàng

 Tác nhân gây bệnh

- Rận cá là một giáp xác ký sinh phổ biến, ký sinh ở da, mang, hút máu cá làm cá gầy yếu, tạo điều kiện cho tác nhân nguy hiểm xâm nhập vào bên trong cơ thể.

- Rận cá từ ấu trùng đến trùng trưởng thành đều sống ký sinh.

- Mặt lưng phần đầu ngực có giáp lưng hình khiên rộng phủ toàn bộ phần đầu ngực.

- Cơ thể dẹp, rộng hình bầu dục.

- Cơ thể có màu sắc gần giống màu sắc của ký chủ để dễ bảo vệ. - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng.

Hình 5.3.5: Rận cá Caligus sp ký sinh trên da cá chim vây vàng

 Phân bố và lan truyền bệnh

- Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, khi cảm nhiễm với cường độ cao có thể gây chết cá.

- Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nước mặn. 3.2. Lấy mẫu nhớt trên da và mang

- Lấy mẫu bệnh ở da và mang cá: Dùng dao, kéo, panh giải phẫu cạo nhớt ở da, vây, mang của cá.

+ Da: Dùng rùi nhọn chọc vào hành tủy của cá làm cá liệt. Đặt con cá trên khay giải phẫu. Đặt con dao giải phẫu trên da cá một góc 450

so với thân cá, lưỡi dao hướng về phần đuôi cá. Di chuyển nhẹ nhàng lưỡi dao trên phần da của cá từ phần ngực đến hết phần vây đuôi để lấy nhớt da cá, cao hết nhớt da chuyển sang cạo nhớt phần vây, lật ngược con cá lên làm tương tự. Nhớt da cá nằm trên lưới dao.

+ Mang: Dùng kép cắt bỏ nắp mang, dùng kéo cắt lấy toàn bộ phần mang cá đặt lên trên lam kính.

- Chuyển mẫu vào lam kính:

+ Da: Dùng panh gặp phần nhớt da cạo được trên con dao giải phẫu, đặt nhớt lên lam kính, đặt ở giữa lam kính. Nhỏ từ 1 – 2 giọt nước lên phần nhớt đó, đặt một miếng lamen đè lên trên phần nhớt da, dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ lên lamen để cho nước và nhớt dàn đều dưới miếng lamem. Lúc này được tiêu bản nhớt da cá

+ Mang: Mang được cắt và đặt lên chính giữa lam kính, tay trái dùng panh giữ lấy xương cung mang, tay phải dùng dao cạo lấy nhớt mang. Sau khi lấy nhớt mang rổi dùng panh gặp xương cung mang ra ngoài, nhỏ 1 – 2 giọt nước lên trên nhớt mang. Đặt lamen đè lên trên nhớt mang. Dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ cho nhớt và nước dàn đều dưới miếng lamen. Lúc này được tiêu bản nhớt mang cá.

- Soi mẫu dưới kính hiển vi: đặt lần lượt tiêu bản nhớt da cá, nhớt mang cá dưới kính hiển vi ở vật kính 4X và 10X để tìm ký sinh trùng trùng.

- Tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm:

+ Tính tỷ lệ nhiễm: Số cá nhiễm bệnh chia cho tổng số cá kiểm tra + Cường độ nhiễm: Tổng số trùng của 15 thị trường kiểm tra chia cho 15. - Đối với lấy mẫu bệnh phẩm và tìm rận cá

+ Vì rận cá có kích thước lớn nên khi ký sinh trên da, vây, mang cá có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

+ Đặt cá lên khay giải phẫu và quan sát.

+ Quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp soi lên da, vây cá tìm rận cá. + Dùng kéo cắt bỏ nắp mang để quan sát mang cá dễ dàng hơn.

+ Quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp để soi và tìm rận cá. + Dùng panh gắp rận cá và đưa lên kính giải phẫu quan sát nhận dạng chính xác rận cá.

3.3. Mổ và lấy mẫu nội tạng

- Trước khi giải phẫu cá làm cho cá bất động bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào hành tủy của cá.

- Mổ cá: Dùng kéo giải phẫu cắt da và thịt cá từ hậu môn cong lên xương sống và vòng về phía nắp mang, cắt xuống vây ngực và vòng về hậu môn.

Quan sát hình vẽ mô tả dưới đây:

Hình 5.3.7: Mổ xoang bụng cá, các cơ quan nội tạng

1- bóng hơi; 2- ống dẫn khí; 3- tim; 4- lá lách; 5- gan; 6- ruột; 7- thận; 8- lỗ hậu môn; 9- túi nước tiểu; 10- tuyến sinh dục; 11- mang.

4. Chẩn đoán bệnh

4.1. Căn cứ vào dấu hiệu bệnh lý

- Căn cứ vào hoạt động của cá bệnh trong ao: hoạt động bơi lội, hoạt động hô hấp bất thường của cá. Hiện tượng tách đàn, ăn kém hoặc bỏ ăn, cá gầy yếu, cá chết trong ao...

- Căn cứ vào dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang: màu sắc cơ thể, màu sắc mang; sự tiết nhớt, dịch nhầy trên da, mang cá; sự xuất huyết ngoài da; mang bị phá hoại và tổn thương....

- Dựa vào các dấu hiệu hoạt động của cá bệnh trong ao, dấu hiệu bệnh ở da, vây, mang so với từng dấu hiệu bệnh lý của ký sinh trùng gây ra là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh, mỗi một loài ký sinh trùng sẽ cho các dấu hiệu bệnh khác nhau. Các dấu hiệu của bệnh được đề cập ở mục 3.1 của bài.

Dấu hiệu bệnh lý ở da, vây, mang:

- Khi mới mắc bệnh, trên thân, mang cá có nhiều nhầy màu hơi trắng đục, da cá chuyển màu xám.

- Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng.

Hình 5.3.8: Ký sinh trùng bánh xe ở mang cá

4.1.2. Bệnh trùng quả dưa

Dấu hiệu bệnh lý ở da, vây, mang:

- Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường.

- Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc sẫm màu, mất nhớt, xuất huyết. - Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở.

Hình 5.3.10: Dấu hiệu cá bị bệnh trùng quả dưa

Hình 5.3.12: Da mất nhớt, xuất huyết khi cá bị bệnh trùng quả dưa 4.1.3. Bệnh rận cá

Dấu hiệu bệnh lý ở thân, vây, mắt, miệng, mang:

- Cá gầy yếu, trên da, vây, mang cá có nhiều vết đỏ do rận đâm trích hút máu cá.

- Trùng ký sinh trên da, vây, nắp mang cá nuôi, có thể gây thành bệnh làm cá chết.

- Rận cá bám trong xoang mang của cá, phá hủy xoang mang và cung mang làm cá ngạt thở.

- Rận cá dùng tuyến độc qua ống miệng tiết chất độc phá hoại ký chủ tạo các vết thương viêm đỏ, xuất huyết dễ nhầm với bệnh đốm đỏ do vi khuẩn.

- Mặt khác các gai xếp ngược ở mặt bụng rận cá cào rách tổ chức da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá chết hàng loạt.

4.2. Kết luận

4.2.1. Bệnh trùng bánh xe - Tỷ lệ nhiễm ≥ 30%.

+ Cường độ nhiễm > 20 trùng/ thị trường (9x10) cần phải xử lý thuốc. + Cường độ nhiễm <20 và > 1trùng/ thị trường (9x10) thì theo dõi. - Tỷ lệ nhiễm < 30% theo dõi.

4.2.1. Bệnh trùng quả dưa

- Tỷ lệ nhiễm < 30%, cường độ nhiễm trung bình < 3 trùng/lamen, theo dõi. - Tỷ lệ nhiễm ≥ 30%: cần thùng thuốc để diệt.

- Cường độ nhiễm trung bình ≥ 3 trùng/lamen cần dùng thuốc để diệt. 4.2.1. Bệnh rận cá

- Tỷ lệ nhiễm > 20% cần dùng thuốc để diệt. - Tỷ lệ nhiễm ≤ 20% theo dõi.

5. Trị bệnh

5.1. Bệnh trùng bánh xe

Bệnh trùng bánh xe có thể trị bằng phương pháp tắm nước ngọt trong 1 giờ và lặp lại 3 lần liên tục trong 3 ngày.

Bệnh trùng bánh xe cớ thể điều trị bằng cách tắm formalin với nồng độ 150-200 ml/m3 nước trong thời gian từ 30-60 phút. Tắm mgâm cá trong nước (tắm cả ao) với nồng độ 25-30ml formalin/m3

nước liên tục trong 1-2 ngày cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trùng bánh xe.

5.2. Bệnh trùng quả dưa

Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng có thể điều trị bằng các phương pháp tắm nước ngọt trong thời gian từ 20 phút đến 30 phút và được lặp lại trong 3 ngày liên tục. Tuy nhiên, việc tắm cá liên tục bằng nước ngọt cũng tạo điều kiện tcho trùng lông thích ứng với nước ngọt và có khả năng sống sót.

Tắm kết hợp cá bằng nước ngọt và hoá chất mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Có nhiều loại hoá chất khác nhau có thể sử dụng điều trị bệnh đốm trắng như formalin, chlorine và ôxy già. Việc tắm cá bằng nước ngọt kết hợp với 150ml/m3

nước ôxy già trong thời gian 30 phút cho hiệu quả cao. Việc ngâm cá trong formalin với lượng 20-30ml/m3

nước cũng có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này tốn thời gian, nên ít được áp dụng.

5.3. Bệnh rận cá

Tắm 0,5ppm CuSO4 (0,5g CuSO4 trong 1 tấn nước) 1 – 2 ngày, sục khí mạnh, thay nước cho ao sau khi xử lý.

Tắm bằng một số loại hóa chất chuyên dụng do một số công ty sản xuất có bán trên thị trường như NOVA-PARASITE trộn 1 kg với 250 – 300 kg thức ăn viên hoặc 1000 – 1200kg thức ăn tự chế biến, cho cá ăn liên tục 2- 3 ngày. Hoặc dùng SEAWEED liệu lượng 2 – 2,5 lít/1000m3

nước, mỗi tuần xử lý một lần trong 2 tuần.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

- Câu hỏi 1: Anh chị hãy mô tả hình dạng của trùng quả dưa và dấu hiệu bệnh lý trên cá chim vây vàng khi bị trùng quả dưa ký sinh?

- Câu hỏi 2: Anh chị hãy kể tên các loại thuốc, hóa chất và biện pháp

Một phần của tài liệu giáo trình phòng và trị một số bệnh ở cá chim vây vàng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)