Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm cụ thể hoá quyền bình đẳng nam nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội và điều kiện tham gia vào các hoạt động chính
Trang 1Vai trò của công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp ở thị xã
Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình
Trần Thị Ngọc Mai
Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Công tác xã hội; Bình đẳng giới; Doanh nghiệp; Ninh Bình
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bình đẳng giới một cách toàn diện, triệt để là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã nhận định: trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội Luận điểm này tiếp tục được khẳng định trong học thuyết Mác – Lênin ngay từ khi nó ra đời và được phát triển
ở trình độ mới cao hơn ở các giai đoạn tiếp theo Những quan điểm trên đã cổ vũ cho nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ, trở thành một trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới trước đây và cho tới hiện nay Chính vì vậy từ giữa những năm 1980 đến nay, bình đẳng giới là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như quản lý trên thế giới và lĩnh vực này đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ Trên bình diện xã hội, phụ nữ ngày càng được thu hút vào các hoạt động của xã hội, trong phạm vi gia đình, người phụ nữ cũng đã nhận được sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử, tư tưởng trọng nam kinh nữ, áp lực công việc gia đình, những định kiến có tính chất
Trang 2bất công đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau trong nhiều quốc gia, khu vực Đặc biệt đối với các nước đang phát triển thì khoảng cách bất bình đẳng giới đang còn khá lớn, hạn chế khả năng đóng góp của mỗi giới vào sự phát triển nói chung làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững Ở Việt Nam, tư tưởng về bình đẳng giới đã có ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và được thể hiện trong văn kiện đầu tiên của Đảng Trong Chính cương vắn tắt
của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố thực hiện nguyên tắc “nam nữ bình
quyền” Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định: phụ nữ và nam giới được bình đẳng với nhau trên mọi phương diện Hơn 80 năm qua, tư tưởng bình đẳng giới
tiếp tục được Đảng, Nhà nước tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện một cách triệt để Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằm cụ thể hoá quyền bình đẳng nam nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội và điều kiện tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội… Bình đẳng giới trở thành mục tiêu của sự phát triển đồng thời cũng trở thành
vấn đề trung tâm của phát triển, và là một trong những mục tiêu tăng trưởng của Quốc gia, xoá đói giảm nghèo và quản lý Nhà nước có hiệu quả.[12]
Trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan lieu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc hình thành và phát triển nhiều thành phần kinh tế, việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo ra những thuận lợi, mở ra những cơ hội cho sự phát triển của lực lượng lao động nói chung, lao động nữ nói riêng, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức và yêu cầu mới đối với lực lượng này, làm cho khoảng cách bất bình đẳng giới trong lao động có xu hướng gia tăng nhanh Do những hạn chế về trình
độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp nên phụ nữ thường gặp khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp, thu nhập và cơ hội thăng tiến Mức thu nhập bình quân thấp hơn nhiều so với nam giới cùng làm một công việc với trình độ như nhau Lao động nữ chủ yếu tập trung trong những ngành đòi hỏi kỹ năng lao động ở mức thấp, nặng nhọc, thu nhập thấp Có khoảng 70% lao động
nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp Trong những lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghiệp những ngành có lợi thế trong nền kinh tế thị trường phụ nữ được đào tạo chuyên môn chỉ có 27,3% Phụ nữ còn gánh nặng công việc gia đình, sinh đẻ và chăm sóc con cái nên ít có cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động, không có thời gian trau dồi kiến thức kỹ năng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn Để có thể thăng tiến chị em phải cố gắng gấp 3-4 lần nam giới Nhiều nhà tuyển dụng có tâm lý coi thường phụ nữ, ngại tuyển dụng phụ
Trang 3nữ, bởi quan niệm chung cho rằng phụ nữ năng lực có hạn, hơn nữa còn phải mang thai, sinh đẻ, nuôi con…
Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của phụ nữ nói riêng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội về kinh tế- văn hoá- chính trị… Đặc biệt, sự bất bình đẳng trong lao động sẽ dẫn đến những bất công xã hội, sự phân biệt đối xử giới, sự phân tầng xã hội và phân hóa giàu nghèo Do vậy, thực hiện bình đẳng giới trong lao động nhằm tạo điều kiện để phụ nữ được hưởng các quyền cơ bản của mình, tham gia và hưởng thụ một cách bình đẳng và đầy đủ trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đang trở thành mục tiêu được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay
Thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình là một thị xã công nghiệp trẻ với những đặc điểm điển hình của vùng đồi núi, người trong độ tuổi lao động chiếm 68% dân số Phần lớn lao động nữ còn gặp nhiều khó khăn trong kiếm việc làm và chịu nhiều bất bình đẳng trong thu nhập so với lao động nam Thậm chí, việc thực hiện luật bình đẳng giới trong các ngành, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân còn gặp nhiều khó khăn Trên thực tế, chưa có những đánh giá chuyên sâu, giúp việc tổ chức thực hiện luật bình đẳng giới ở Ninh Bình có hiệu quả Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giới trên nhiều phương diện, nhất là trong phân công lao động theo giới cần được xem xét, đánh giá một cách khách quan, nghiêm túc, cần nhận diện đúng nguyên nhân, đề xuất giải pháp đột phá, khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương bình đẳng giới mà đảng ta đã khởi xướng trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, tạo cơ hội bình đẳng và điều kiện giúp phụ nữ và nam giới có việc làm và thu nhập chính đáng, vươn lên khẳng định vị thế của mình trong kinh tế, xã hội
Xuất phát từ các lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề : "Vai trò của công tác xã hội về
bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp ở thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình" làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng Trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy bình đẳng giới từ góc độ phân công lao động theo giới là vấn đề hết sức quan trọng góp phần bảo đảm
sự phát triển bền vững
Trang 4Việc nghiên cứu phân công lao động theo giới là loại hình phân công lao động xã hội xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người Phản ánh bản chất quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới cũng như trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các xã hội khác nhau
Trong thập kỷ vừa qua, đã có khá nhiều nhà tư tưởng và nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
- Lênin, cũng như nhiều công trình nghiên cứu quan tâm bàn luận vấn đề phân công lao động theo giới trên phương diện giải phóng phụ nữ Tiêu biểu là những công trình nghiên cứu sau:
Công trình "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" của Engels (1884) là một trong những nghiên cứu về phân công lao động theo giới sớm nhất Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, Engels đã mô tả sự phân công lao động theo giới gắn liền với sự tồn tại của hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau, các kiểu hôn nhân và gia đình khác nhau Theo đó, địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới đã thay đổi khi có sự thay đổi về quan hệ đối với
tư liệu sản xuất, về kỹ thuật cũng như hình thái hôn nhân và gia đình
Một trong những công trình nghiên cứu khác được nhiều người biết đến là tác phẩm
"Giới tính thứ hai" của Simone De Beauvoir (theo bản dịch của Nguyễn Trọng Định và Đoàn Ngọc Thanh) Trong tác phẩm này, tác giả đã giải thích các nguyên nhân dẫn đến "địa vị hạng hai" của phụ nữ Bà khẳng định rằng phụ nữ phải đảm nhận phần lớn các công việc nội trợ Phụ
nữ càng làm việc thì quyền lợi của họ càng thấp kém Từ đó, bà lên tiếng bênh vực cho quyền lợi của họ và đấu tranh nhằm xoá bỏ tình trạng bất bình đẳng nam - nữ trên thế giới [34]
Nghiên cứu của E Boserup với tiêu đề "Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế" (1970) đã làm thay đổi nhận thức về phân công lao động theo giới của con người "Lần đầu tiên Boserup đã xác định một cách có hệ thống và ở phạm vi toàn thế giới sự phân công lao động theo giới trong các nền kinh tế nông nghiệp" [30, tr.45] Những khám phá của bà đã góp phần làm sáng
tỏ hơn nữa bức tranh về phân công lao động theo giới thông qua việc phân tích và khẳng định vai trò quan trọng của lao động nữ trong các nước thuộc thế giới thứ ba, đặc biệt là trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới
Vào thập kỷ 90, Carolin O.N Moser đã cho ra đời tác phẩm "Kế hoạch hoá về giới và phát triển - lý thuyết, thực hành và huấn luyện" (theo bản dịch của Nguyễn Thị Hiên) Cuốn sách này không chỉ cung cấp những khái niệm then chốt có liên quan đến phân công lao động theo giới và các công cụ phân tích và lập kế hoạch về giới trong các chương trình phát triển mà còn
Trang 5chỉ ra thực trạng phân công lao động theo giới ở nhiều xã hội khác nhau Không những thế, như trong lời giới thiệu của cuốn sách dịch sang tiếng việt: "mục đích của kế hoạch hoá giới là giải phóng phụ nữ khỏi vị thế yếu kém, phục tùng của họ và đạt đến công bằng, bình đẳng và có quyền" [29, tr.1]
Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và Nhà nước ta ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã quan tâm đến vấn đề này, coi việc giải phóng phụ nữ, nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, thực hiện bình đẳng nam nữ là một nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và tâm huyết của các nhà khoa học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề giới, bình đẳng giới đã được đặt ra để xem xét và đề ra những biện pháp giải quyết
Đã có không ít những nghiên cứu thực hiện với chủ đề phân công lao động trong công việc nội trợ, như Lê Tiêu La & Lê Ngọc Hùng (1998), Vũ Tuấn Huy & Deboran S (2000), Nguyễn Linh Khiếu (2002), Vũ Mạnh Lợi (2004), Lê Ngọc Văn (2004) Các nghiên cứu này có chung một nhận định là phụ nữ vẫn là người đảm nhiệm chính công việc nội trợ trong gia đình Nhìn chung, trong các nghiên cứu phân tích về gia đình, các tác giả trên đã chú ý phân tích khía cạnh giới trong gia đình, bởi vì giới là chủ đề quan trọng không chỉ trong đời sống gia đình - xã hội, trong nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới mà còn được xem là nội dung cơ bản của nghiên cứu xã hội học Khía cạnh giới trong phân công lao động, tác giả Vũ Tuấn Huy (1997) với nghiên cứu của mình cho rằng: trong hầu hết những công việc của nhà nông, phụ nữ hầu như tham gia chủ yếu trong mọi công việc khía cạnh về bất bình đẳng giới hiện nay của phân công lao động không chỉ về phương diện đánh giá vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao thu nhập hộ gia đình ở nông thôn mà cả ở khả năng di động trong các nhóm xã hội và nghề nghiệp Thực tế, tham gia lao động của phụ nữ trong phân công lao động sẽ là điều kiện để ổn định tương đối của gia đình
Quan tâm đến mô hình sống, mối quan hệ trong gia đình; vai trò của người chồng, người cha, vị thế của người phụ nữ; vai trò của gia đình trong vấn đề giải quyết việc làm cho con cái, các tác giả Lê Mạnh Năm (2000), Vũ Tuấn Huy (2002), Nguyễn Linh Khiếu (2002), Mai Quỳnh Nam (2004), Đặng Thị Hoa (2009) đã có những phân tích khá chi tiết và cụ thể về vấn đề mình quan tâm Tác giả Nguyễn Linh Khiếu (2002) trong nghiên cứu vị thế của người phụ nữ đã nhận định rằng: Trong các gia đình, mặc dù người vợ đóng vai trò là người làm chính các công việc
Trang 6sản xuất kinh doanh nhưng người chồng vẫn là người quyết định chính các công việc này Quyền quyết định các khoản chi tiêu, số con trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng quyết định, chiếm
tỷ lệ cao nhất Vai trò, vị thế của người phụ nữ mặc dù đã có cải thiện so với trước đây nhưng về
cơ bản vẫn chưa tương xứng với vai trò thực sự của họ
Bên cạnh đó, có thể kể đến một số công trình khác như:"Phụ nữ Việt Nam: việc làm, thu nhập, sự nghèo khổ Một vài quan điểm xem xét từ góc độ giới" của Lê Thi (1990) cho thấy thực trạng lao động nặng nhọc nhưng thu nhập thấp, mức sống thấp của phần lớn phụ nữ thế giới và ở nước ta hiện nay Từ đó, tác giả đưa ra một số định hướng về tạo việc làm, tăng thu nhập để cải thiện đời sống của phụ nữ Tác giả Đào Thế Tuấn trong nghiên cứu có nhan đề "Phụ nữ trong kinh tế hộ nông dân" (1992) cho rằng cần phải thay đổi kiểu phân công lao động theo giới hiện tại để giảm gánh nặng công việc và nâng cao địa vị xã hội của người phụ nữ Với tiêu đề "Khoán
10 với đời sống phụ nữ miền núi" (1993), tác giả Nguyễn Phương Thảo với cách nhìn tổng quan
về tác động của Nghị quyết 10 đối với cộng đồng miền núi đã chỉ ra rằng phụ nữ miền núi là người giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất nhưng họ là người chịu nhiều thiệt thòi và có địa vị xã hội thấp hơn nam giới Tác giả Lê Thị Quý với đề tài: "Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" (1994) đã cho thấy cường độ lao động quá cao của phụ nữ dưới tác động của cơn lốc thị trường để mưu sinh và những mặt trái của thực trạng ấy Với "Vấn đề giới trong các dân tộc ít người ở Sơn La, Lai Châu hiện nay" tác giả cũng đề cập khá rõ nét về mối quan hệ giới của các dân tộc ít người ở địa phương thông qua phân công lao động theo giới, địa vị xã hội của phụ nữ và việc thực hiện chính sách bình đẳng giới ở địa phương Tác giả Lê Tiêu La, Nguyễn Đình Tấn (2005) với công trình "Phân công và hợp tác lao động theo giới trong phát triển hộ gia đình và cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu hướng biến đổi" đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở cộng đồng ven biển trong đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất nông nghiệp, nội trợ, v.v Ảnh hưởng của giới tính, tuổi, học vấn, dân tộc, tôn giáo đến phân công lao động theo giới cũng được làm rõ Đề tài "Một số khía cạnh giới của cộng đồng dân tộc Cơ Tu, huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế" (2005) của Lê Thị Kim Lan đã đề cập một số nét về mô hình phân công lao động giữa phụ nữ và nam giới Cơ Tu trong sản xuất, tái sản xuất và công việc cộng đồng cũng như sự bất bình đẳng nam nữ trong cộng đồng dân tộc ít người này
Trang 7Đề tài "Phân công lao động theo giới của người nông dân" (1997) của tác giả Lê Ngọc Văn đã chỉ ra mô hình phân công lao động theo giới ở khu vực nông thôn trong thời kỳ kinh tế thị trường Với xu thế nam giới được khuyến khích chuyển sang các hoạt động thu nhập tiền mặt, phụ nữ gắn liền với công việc tái sản xuất và sản xuất các sản phẩm tiêu dùng của gia đình Sự phân công lao động ấy đã tạo ra sự bất lợi cho phụ nữ trong nâng cao học vấn, sức khoẻ và trình
độ học vấn của họ Nghiên cứu "Về sự phân công lao động ở các gia đình phụ nữ nghèo miền Trung" của Bùi Thị Thanh Hà (1997) đã chỉ ra rằng trong gia đình phụ nữ nghèo, phụ nữ đóng vai trò chủ yếu không chỉ trong công việc gia đình mà còn cả trong công việc sản xuất ngoài đồng ruộng mặc dầu nam giới có sự chia sẻ ở mức độ nhất định Với tiêu đề "gia đình phụ nữ nghèo: Phân công lao động và mối quan hệ giữa các thành viên" (1997), tác giả Ngô Thị Ngọc Anh đã khảo sát 500 phụ nữ nghèo thành thị và chứng minh rằng họ là những người trụ cột trong công việc nuôi sống gia đình và các công việc nội trợ, chăm sóc và nuôi dạy con cái
TS Trần Thị Thu (2003) “Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” (phân tích tình hình tại Hà Nội), Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Cuốn sách đã chỉ
ra, trong thời kỳ đổi mới đất nước đã và đang tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho lao động nữ trong các khu vực kinh tế với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, nhưng cũng đặt ra những khó khăn tìm kiếm việc làm, mà người chịu thiệt thòi là lao động nữ
Đề tài “Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và một số gợi ý giải
pháp chính sách” của ThS Nguyễn Thị Nguyệt, Bộ Kế hoạch đầu tư – Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung Ương Nghiên cứu này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các nhân tố tác động bất bình đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam, và gợi ý một số giải pháp về chính sách
Báo cáo “Bất bình đẳng thu nhập và tài sản ở Việt Nam” của Ngân hàng phát triển Châu
Á (ADB) Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của những qui định về lao động và tiền lương hiện hành ảnh hưởng đến chênh lệch về tài sản ở việt Nam Nghiên cứu này cũng xác định mức chênh lệch về lương giữa các khu vực và giới, và ảnh hưởng tiềm năng của các qui định về lương
và lao động đến người nghèo
Nghiên cứu Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công
việc nội trợ giữa vợ - chồng của Th.s Trương Thu Trang (Thông tin khoa học xã hội số 4.2008)
Trang 8đi sâu nghiên cứu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ, và phân tích những yếu tố dẫn đến thực trạng đó
Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sự phân công lao động theo giới, các hướng nghiên cứu chính chủ yếu đề cập đến yếu tố thu nhập, hoặc phân công lao động theo giới chỉ trong phạm vi gia đình và tìm hiểu những yếu tố văn hoá, xã hội, tộc người ảnh hưởng đến địa vị phụ nữ và nam giới trong gia đình; sự biến đổi cấu trúc, chức năng, vai trò, các mối quan hệ gia đình cho tới các khía cạnh cụ thể Trên thực tế, còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu đề cập đến bất bình đẳng giới trong lao động ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, trên các bình diện sản xuất, nghề nghiệp…Do vậy, khó đánh giá đầy đủ các yếu tố tác động trong đó có các yếu tố phi kinh tế, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đến sự bất bình đẳng giới trong lao động Hơn nữa, công tác xã hội trong lĩnh vực giới và phát triển là một lĩnh vực mới và có tầm ảnh hưởng lớn Việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp công tác xã hội nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động và nâng cao vị thế người phụ nữ là rất quan trọng và cần thiết Tuy nhiên do công tác xã hội mới bắt đầu hình thành
và phát triển ở Việt Nam, nên hiện nay vẫn chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu của công tác xã hội về vấn đề bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để vận dụng được các phương pháp của công tác xã hội vào hỗ trợ, giải quyết việc bất bình đẳng trong lao động ở Việt Nam nói chung, cũng như ở các doanh nghiệp tại địa bàn thị xã Tam Điệp – Ninh Bình nói riêng Thách thức đặt ra cho những nhà lãnh đạo, quản lý
xã hội và những cán bộ làm công tác xã hội hiện nay là làm thế nào để cải thiện và nâng cao địa
vị người phụ nũ trong lao động ở gia đình và xã hội Cho nên, việc nghiên cứu vấn đề: "Vai trò
của công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp ở thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình" góp phần giải đáp các khoảng trống trong lý luận và thực tiễn công tác xã hội về
thực hiện luật bình đẳng giới Đề tài đã nhằm vào vấn đề có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc
3 Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa lý luận
Bước đầu hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Trang 9Đề xuất hướng tiếp cận và phương pháp công tác xã hội nhóm về vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động
Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn để tổ chức thực hành công tác xã hội nhóm với vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo phong phú giúp nhân viên công tác xã hội có nhận thức đúng, có thái độ tích cực, có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc ứng dụng kết quả nghiên cứu vào xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lao động tại địa phương, góp phần đem lại những thay đổi tích cực, hiệu quả, khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp
4.2 Khách thể nghiên cứu
Người lao động tại 2 doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Tam Điệp
Các cấp lãnh đạo, nhà tuyển dụng lao động của 2 doanh nghiệp tại địa phương
Các ban ngành, đoàn thể có liên quan như: Hội phụ nữ thị xã, Phòng Lao động Thương binh xã hội, tổ chức Công đoàn của các doanh nghiệp
5 Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Bất bình đẳng giới được biểu hiện trong nhiều lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế ) Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và tài liệu có hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao đô ̣ng tại 2 doanh nghiệp
- Giới hạn về thời gian: Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 7 năm 2013
Trang 10- Giới hạn về không gian: Khảo sát tại phân xưởng thành phẩm và phân xưởng chuẩn bị
liệu của Nhà máy Xi măng Tam Điệp; phân xưởng sản xuất đế giầy và phòng tiêu thụ của Công
ty giày Adora
6 Câu hỏi nghiên cứu
Vai trò của công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp ở thị
xã Tam Điệp, Ninh Bình đang diễn ra như thế nào? Làm thế nào để vận dụng lý thuyết công tác
xã hội vào việc đề xuất biện pháp tích cực can thiệp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới tại thị xã Tam Điệp – tỉnh Ninh Bình
7 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực tra ̣ng vai trò c ủa CTXH về bình đẳng giới trong lao đô ̣ng ta ̣i các doanh nghiệp ở thị xã Tam Đi ệp – Ninh Bình, chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng và dự báo xu hướng biến đổi Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp công tác xã hội nhằm trợ giúp, giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong lao đô ̣ng tại các doanh nghiệp ở thị xã Tam Điệp – tỉnh Ninh Bình
7.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu;
- Nghiên cứu thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động ta ̣i các doanh nghi ệp ở thị xã Tam Điêp – Ninh Bình Chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng và dự báo xu hướng biến đổi bình đẳng giới trong lao động;
- Đề xuất giải pháp và mô hình can thiệp của Công tác xã hội nhóm trong viê ̣c tr ợ giúp, kiểm soát, cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động cho phụ nữ tại thị xã Tam Điệp – Ninh Bình
8 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động tại các doanh nghiệp ở thị xã
Tam Điệp – Ninh Bình đang diễn ra khá phổ biến với nhiều bất lợi, thiệt thòi cho lao động nữ
Giả thuyết 2: Trong các doanh nghiệp tại thị xã Tam Điệp còn thiếu vắng vai trò cuả
công tác xã hội về bình đẳng giới trong lao động