Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
688,13 KB
Nội dung
Xã hội hoá giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay Nguyễn Ngọc Giang Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn: TS Nghiêm Thuý Hằng Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận và bối cảnh thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới; nêu một số trường hợp điển hình thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học trên thế giới. Áp dụng phương pháp SWOT để phân tích chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc. Nghiên cứu thực trạng giáo dục đại học Việt Nam nói chung và thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng. Rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam trên con đường thực hiện xã hội hóa. Keywords: Xã hội hóa giáo dục; Giáo dục đại học; Trung quốc. Content: MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Phạm vi nghiên cứu 3 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… 4 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 9 7. Kết cấu luận văn: 9 B. PHẦN NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ TRUNG QUỐC 10 1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 10 1.2. Bối cảnh thế giới 16 1.2.1. Cơ sở lý luận và bối cảnh thực tiễn của các nước trên thế giới 16 1.2.2. Một số trường hợp điển hình thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học trên thế giới 18 1.3. Bối cảnh Trung Quốc 26 1.3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội 26 1.3.2. Thực trạng nền giáo dục đại học Trung Quốc 30 CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP SWOT ĐỂ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 38 2.1. Sơ lƣợc về phƣơng pháp phân tích SWOT 38 2.1.1 Khái niệm 38 2.1.2. Nguồn gốc của mô hình SWOT 38 2.1.3. Đặc điểm 39 2.1.4. Mục đích sử dụng 40 2.2. Áp dụng phƣơng pháp SWOT để phân tích chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc 40 2.2.1. Điểm mạnh 40 2.2.2. Điểm yếu 59 2.2.3. Thời cơ 62 2.2.4. Thách thức 66 CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 76 3.1. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam nói chung và thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng 78 3.1.1. Chất lượng giáo dục đại học còn thấp 78 3.1.2. Nguồn vốn của chính phủ giành cho giáo dục chưa cao. 80 3.1.3. Mức thu học phí chưa đáp ứng được nhu cầu chi tiêu trong nhà trường…………………………………………………………………. 81 3.1.4. Quy mô giáo dục đại học ngoài công lập đã được mở rộng nhưng chất lượng còn chưa cao……………………………………………… 81 3.1.5. Quản lý hành chính nhà nước trên tầm vĩ mô còn chồng chéo, phức tạp, bộc lộ nhiều bất cập……………………………………… 82 3.2. Bài học kinh nghiệm cho giáo dục đại học Việt Nam trên con đƣờng thực hiện xã hội hóa 83 3.2.1. Thay đổi tư duy giáo dục đại học cho Việt Nam………………. 83 3.2.2. Đa dạng hóa nguồn tài chính cho giáo dục đại học 86 3.2.3. Tăng học phí song song với việc đảm bảo chất lượng giáo dục 91 3.2.4. Giám sát chặt chẽ chất lượng giáo dục đại học 95 3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý hành chính bằng cách khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc giám sát hoạt động của nhà trường. 103 3.2.6. Đảm bảo sự bình đẳng giữa trường công lập và dân lập 104 2 3.2.7. Mở rộng quyền tự chủ cho trường đại học 106 3.2.8. Đổi mới chế độ tiền lương cho giáo viên đủ để đảm bảo sự khuyến khích và yên tâm với nghề 108 C. PHẦN KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài - Giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng: Đối với nhân loại: giáo dục đại học sáng tạo khoa học kỹ thuật đưa nhân loại không ngừng phát triển. Đối với mỗi người: giáo dục đại học cung cấp nguồn tri thức khoa học kỹ thuật chính xác và đầy đủ nhất đồng thời truyền đạt những giá trị đạo đức tinh hoa nhất. Đối với xã hội: giáo dục đại học tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời gìn giữ và lý giải những giá trị văn hóa truyền thống. Với những vai trò quan trọng như vậy, nhiệm vụ phát triển giáo dục đại học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi quốc gia. - Trung Quốc và Việt Nam là hai đất nước luôn coi trọng phát triển giáo dục đại học. Trong điều kiện thế giới biến đổi từng ngày, giáo dục đại học cũng phải đổi mới liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu của thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam và Trung Quốc lựa chọn thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục đại học. - Người viết lựa chọn tìm hiểu xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 vì từ năm 1993 đến nay, giáo dục đại học Trung Quốc phát triển trong một bối cảnh chưa từng có, nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế hoạch XHCN sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa; trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục đại học xuất hiện những yếu tố nhen nhóm của xã hội hóa như mở rộng quyền tự chủ, thực hiện chế độ giáo dục thu học phí, nhiều văn bản pháp luật ra đời như “Luật giáo dục”, “Luật giáo dục đại học” tạo nên giới hạn pháp luật cho cải cách. Hơn nữa, giai đoạn từ năm 1993 đến nay là giai đoạn phát triển rực rỡ, ghi dấu đầy đủ những thành công và thách thức của giáo dục đại học Trung Quốc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đây tuy là vấn đề mới song đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở cả Trung Quốc và Việt Nam. - Ở Trung Quốc, với phương pháp nghiên cứu đa dạng, các nhà nghiên cứu đã phân tích khá sâu sắc về từng khía cạnh của vấn đề, từ đó, giúp độc giả có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về chính sách xã hội hóa giáo dục đại học. - Ở Việt Nam, các bài viết đưa ra khá nhiều vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục như bản chất xã hội hóa giáo dục, tính tất yếu của xã hội hóa giáo dục, vai trò của xã hội hóa đối với sự phát triển của giáo dục và kinh tế… Nhìn chung, các tác giả khẳng định những thành tựu mà xã hội hóa mang lại cho giáo dục đại học Việt Nam song cũng cho rằng xã hội hóa giáo dục đại học ở Việt Nam đang đi ngược lại những mục tiêu mà chính phủ đặt ra, và ít nhiều đang đánh mất những giá trị nguyên bản tốt đẹp của xã hội hóa giáo dục nói chung. Từ đó các tác giả đưa ra nhiều phương pháp trên bình diện học thuật nhằm đổi mới căn bản và mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam. B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC VÀ THẾ GIỚI Xã hội hóa giáo dục đại học là một trong những xu hướng chung của thế giới trong những năm 60, 70 thế kỷ XX nhằm đổi mới giáo dục một cách toàn diện cả về chất lượng, số lượng và nguồn tài chính khi nền kinh tế thế giới chững lại và chế độ giáo dục công cộng ngày càng bộc lộ những điểm không phù hợp. Ở Trung Quốc, xã 4 hội hóa giáo dục đại học được thực hiện vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước trong bối cảnh nền kinh tế đất nước này đang chuyển từ thể chế kế hoạch sang thể chế thị trường kéo theo việc thị trường hóa tất cả các lĩnh vực khác. Đứng trước ngưỡng cửa của thị trường hóa, giáo dục đại học có nhu cầu đổi mới mạnh mẽ nhưng sau nhiều năm được nhà nước bao cấp, nền giáo dục này đã trì trệ, lạc hậu và đặc biệt là thiếu hụt nguồn vốn một cách trầm trọng, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của toàn xã hội. Xã hội hóa được xem như một lựa chọn đúng đắn nhằm mang lại một luồng gió mới cho giáo dục đại học Trung Quốc. Khái niệm xã hội hóa giáo dục có khá nhiều biến thể, ở mỗi quốc gia tùy theo bối cảnh và nhu cầu đổi mới của nền giáo dục lại có những thuật ngữ khác nhau để chỉ khái niệm này. Tuy nhiên, quan điểm tương đối phổ biến là: xã hội hóa giáo dục đại học là đưa cơ chế thị trường vào giáo dục đại học làm cho giáo dục đại học mang tính thị trường hóa. Năm 1997, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra khái niệm xã hội hóa giáo dục đại học: “Xã hội hóa giáo dục đại học là đưa cơ chế thị trường vào giáo dục đại học làm cho giáo dục đại học mang những đặc trưng của cơ chế thị trường như tính cạnh tranh, tính lựa chọn, tính giá cả…Nó loại bỏ nền công hữu hóa truyền thống và cũng loại bỏ tuyệt đối tư hữu hóa.” Tại Trung Quốc, khái niệm xã hội hóa giáo dục bắt đầu xuất hiện năm 1985 trong “Quyết định cải cách chế độ giáo dục” của nhà nước Trung Quốc, với nội hàm ý nghĩa là chuyển đổi từ chế độ nhà nước bao cấp toàn bộ về mặt tài chính sang chế độ nhà nước và nhân dân cùng nhau đóng góp trong giáo dục. Học giả Trương Kim Phúc trong nghiên cứu “Xã hội hóa đại học: Động lực, ảnh hưởng và xu thế” đăng trên Tạp chí Học viện Sư phạm Ngọc Lâm – NXB Triết học xã hội 2001 cho rằng: Xã hội hóa giáo dục đại học là quá trình đưa các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường như cạnh tranh lành mạnh, trao đổi công bằng… vào hoạt động của giáo dục đại học, từ đó làm giáo dục đại học mở rộng quyền tự chủ, hạn chế sự can thiệp tương đối sâu sắc của chính phủ. Giáo dục đại học có khả năng tự đối mặt với nền kinh tế thị trường và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của xã hội. Tiểu kết: Xã hội hóa giáo dục đại học là một trào lưu phát triển mạnh mẽ vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Đối với Trung Quốc, xã hội hóa giáo dục đại học nhen nhóm từ khoảng đầu những năm 90 trong bối cảnh nền kinh tế chuyển mình từ thể chế kinh tế kế hoạch sang thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện thị trường hóa các lĩnh vực trong xã hội; nền giáo dục có nhu cầu phát triển nhanh nhưng chính phủ thiếu vốn. Đây là một chủ trương đúng đắn và quan trọng của Trung Quốc. CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP SWOT ĐÊ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 2.1. Phƣơng pháp SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp SWOT là một công cụ phân tích để có được một cái nhìn toàn thể nhanh chóng của một tình thế phức tạp. Phương pháp phân tích SWOT là phương pháp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, gần đây, các nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào giáo dục nhằm tìm ra phương hướng phát triển tối ưu nhất cho giáo dục trong bối cảnh thế giới mới. Ở đây, người viết áp dụng phương pháp này vào việc phân tích Điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức mà chính sách xã hội hóa mang lại cho giáo dục đại học Trung Quốc, đó cũng 5 chính là những thành tựu và hạn chế mà giáo dục đại học Trung Quốc đang phải đối mặt khi thực hiện chính sách này, từ đó định hướng các điều kiện phát triển tiếp theo nhằm hoàn thiện nền giáo dục đại học. 2.2. Áp dụng phƣơng pháp SWOT để phân tích chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc 2.2.1. Điểm mạnh 2.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư, giải quyết triệt để vấn đề nguồn vốn cho giáo dục đại học Phương thức đầu tư truyền thống của Trung Quốc là chính phủ là kênh đầu tư duy nhất. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục đại học nước nhà, kênh đầu tư đơn nhất này ngày càng không thể đảm đương được. Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, nguồn kinh phí giáo dục đại học Trung Quốc đã dần dần thay đổi, từ nhà nước bao cấp toàn bộ chuyển sang đa nguyên hóa, đặc biệt kinh phí từ các nguồn ngoài nhà nước ngày càng tăng. Bảng 2.1: Xuất xứ kinh phí đầu tƣ cho giáo dục đại học của Trung Quốctừ 1994 đến 2000 Đơn vị: % Loại hình nguồn vốn đầu tƣ 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Nguồn do chính phủ đầu tƣ 78,91 75,16 73,89 73,57 71,98 68,71 67,33 Nguồn do doanh nghiệp, đoàn thể xã hội và cá nhân 0,72 1,08 1,16 1,19 1,92 2,15 2,53 Nguồn vay 6,55 8,67 8,33 6,74 5,70 3,90 3,035 Học phí 9,87 10,72 11,54 12,88 14,16 14,31 15,92 Nguồn khác 3,96 4,37 5,08 5,62 2,76 3,36 3,46 Nguồn: Thống kê kinh phí giáo dục Trung Quốc từ 1995 -1999, Báo cáo kinh phí giáo dục toàn quốc 1999, 2000 Từ bảng số liệu, có thể thấy, Trung Quốc đang thực hiện khá tốt chính sách đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục đại học. Xuất xứ nguồn kinh phí này đến từ chính phủ, từ doanh nghiệp, từ các tổ chức xã hội, từ học phí, từ nguồn vay ngân hàng… Nhờ chính sách đa dạng hóa, nguồn vốn cho giáo dục đại học tăng lên đáng kể, do đó đã giải quyết triệt để vấn đề thiếu hụt nguồn vốn cho giáo dục đại học trong thời kỳ chính phủ bao tiêu toàn bộ, đồng thời giúp nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo dục, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại học. 2.2.1.2. Mở rộng quyền tự chủ cho trường học Nhìn lại thời kỳ kinh tế kế hoạch, tuy các trường đại học cũng đã có năng lực và vai trò nhất định trong đời sống xã hội, nhưng vẫn chưa có khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khi thực hiện chính sách xã hội hóa, chính phủ đã giao quyền tự chủ nhiều hơn cho giáo dục đại học nhằm giúp giáo dục đại học khắc phục được tính thụ động, tính phụ thuộc. Các quyền này được quy định cụ thể trong “Luật giáo dục đại học nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1998 như quyền tuyển dụng giáo viên, sắp xếp các chuyên ngành, chiêu sinh, chế độ học phí. 2.2.1.3. Thúc đẩy sự phát triển của hệ giáo dục đại học ngoài công lập. Dưới thể chế kinh tế kế hoạch, giáo dục đại học cơ bản là do chính phủ bao tiêu toàn bộ. Sau khi “Luật thúc đẩy các lực lượng xã hội mở trường học” ra đời, nhiều thành phần trong xã hội đã tham gia mở trường học. Hệ giáo dục đại học ngoài công lập thực hiện đa dạng hóa việc thu hút nguồn vốn. Hệ giáo dục này phát triển giúp giải quyết một số vấn đề cơ bản của giáo dục đại học như: 6 - Quy mô giáo dục mở rộng - Chất lượng nâng cao do các trường cạnh tranh với nhau - Làm giảm nhẹ ngân sách nhà nước - Làm thay đổi tâm lý “đợi, dựa, cần” của các trường công lập trong thời kỳ kinh tế kế hoạch. - Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng của nhân dân Trung Quốc. 2.2.1.4. Thay đổi cơ chế quản lý của chính phủ Trong thời kỳ thể chế kinh tế kế hoạch, nhà nước nắm quyền quản lý hành chính tuyệt đối đối với giáo dục đại học, trường đại học phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ, do đó đã hạn chế nhiều năng lực tự chủ của các trường. Phương hướng chung trên con đường cải cách xã hội hóa giáo dục đại học là mở rộng quyền tự chủ cho trường học, xóa bỏ tình trạng trường đại học phụ thuộc hoàn toàn vào chính phủ nhưng vẫn tuân theo pháp luật của nhà nước, căn cứ vào mục tiêu của giáo dục là lấy chất lượng làm đầu. Trên cơ sở đó, Trung Quốc bảo đảm vai trò quản lý trên tầm vĩ mô, thực hiện 3 sự chuyển biến: từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp, từ quản lý cụ thể sang quản lý tổng thể, từ quản lý theo kiểu cứng nhắc chuyển sang quản lý mềm dẻo, đồng thời cũng đảm bảo nguồn vốn của chính phủ cho giáo dục đại học là chủ yếu và tăng dần đều theo từng năm nhằm đảm bảo vai trò quản lý chủ đạo của chính phủ. 2.2.1.5. Thông qua cạnh tranh để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Khi thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, do số lượng trường tăng lên nên để tồn tại, các trường buộc phải cạnh tranh với nhau. Một trong những yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh là chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng, Trung Quốc thực hiện biện pháp: xây dựng “công trình 211” nhằm xây dựng những trường đại học trọng điểm chất lượng cao; giao quyền tự chủ cho nhà trường; đa dạng hóa chủ thể trường học. Về phía trường học: xây dựng chế độ đại học hiện đại với bản sắc riêng của mình; tích cực thu hút nguồn vốn. Ngoài ra cần đảm bảo giáo dục nhân văn cho sinh viên để nâng cao chất lượng toàn diện cho nhà trường. 2.2.1.6. Nâng cao tính thích ứng của giáo dục đại học đối với xã hội Xã hội hóa giúp nâng cao năng lực và ý thức tự hoàn thiện mình của các trường biểu hiện ở việc các trường luôn muốn phát huy thế mạnh của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường. Xã hội hóa giúp các trường có năng lượng dồi dào hơn trong quá trình cải cách. Do khi thực hiện xã hội hóa, trường học giống như doanh nghiệp, luôn phải đối mặt với những rủi ro của thị trường như phá sản, vay nợ…, do đó phải có nguồn năng lượng dồi dào để tránh những nguy cơ này. 2.2.1.7. Cải thiện các mối quan hệ cơ bản của giáo dục theo chiều hướng tích cực hơn như quan hệ giữa học sinh và giáo viên, giáo viên và nhà trường, học sinh và nhà trường và quan hệ giữa chính phủ và nhà trường. 2.2.2 Điểm yếu 2.2.2.1. Phương thức giáo dục đại học ít có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới 2.2.2.2. Giáo dục đại học nặng về hình thức tạo áp lực lớn cho nhà trường và sinh viên 2.2.2.3. Một số ngành truyền thống không thu hút được sinh viên Trung Quốc vốn có thế mạnh về các ngành khoa học xã hội, lịch sử, triết học, Hán văn, nhưng trong tình hình nền kinh tế thị trường phát triển nhanh, học sinh thường lựa chọn những ngành mang tính ứng dụng cao như khoa học công nghệ, tài chính ngân hàng, ngoại ngữ… Do đó dẫn đến tình trạng một số ngành truyền thống không có sinh viên theo học. 2.2.2.4. Chưa chú trọng tới đào tạo phẩm chất đạo đức cho sinh viên 7 Hiện nay ở Trung Quốc đang tồn tại xu hướng coi trọng đào tạo kiến thức mà xem nhẹ vấn đề đạo đức, giáo dục đại học đi theo khuynh hướng đào tạo thực dụng, chỉ chú ý tới đào tạo kỹ năng mà quên đào tạo những phẩm chất kèm theo như tính kiên nhẫn, tính kỷ luật… Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ tạo nên sự mất cân bằng trong giáo dục đại học. 2.2.3. Thời cơ 2.2.3.1. Xã hội hóa giáo dục đại học là chính sách quan trọng hàng đầu của Trung Quốc Điều này được quy định khá rõ trong nhiều văn bản pháp luật như Luật giáo dục đại học nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật giáo dục, Điều lệ các lực lượng xã hội mở trường học… Trong tất cả các văn bản trên đều khẳng định xã hội hóa giáo dục đại học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. 2.2.3.2. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tạo điều kiện phát triển cho giáo dục đại học Nền kinh tế phát triển nhanh mang lại nguồn vốn dồi dào cho giáo dục đại học. Nền kinh tế Trung Quốc đang được thị trường hóa một cách sâu rộng kéo theo việc thị trường hóa của các lĩnh vực khác trong xã hội, trong đó có giáo dục. Hơn nữa, nền kinh tế phát triển sôi động và được quốc tế hóa vừa mở ra cơ hội vừa mang lại những thách thức cho giáo dục đại học, đặt ra nhiệm vụ cho giáo dục đại học phải tích cực đổi mới để sẵn sàng gia nhập thế giới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện xã hội hóa. 2.2.3.3. Nhu cầu nhân tài nhiều và đa dạng do kết cấu kinh tế đa dạng và nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển. 2.2.4. Thách thức 2.2.4.1. Làm tăng khoảng cách giàu nghèo Xã hội hóa giáo dục đồng nghĩa với học phí tăng, khi học phí tăng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả: Thứ nhất, nó tạo nên vòng luẩn quẩn giữa nghèo nàn và thất học vì người dân nghèo không đủ tiền cho con em theo học đại học. Thứ hai, tạo áp lực cho nông thôn khi đáng lẽ nông thôn là nơi được tiếp nhận nhân lực và vốn thì lại đang có dòng chảy ngược vốn và nhân lực từ nông thôn ra thành thị thông qua con đường học đại học. Do đó nguồn lực phát triển nông thôn thiếu trầm trọng. 2.2.4.2. Học phí không ngừng tăng làm giảm cơ hội đến trường của học sinh nghèo Theo thống kê, học phí đại học tại Trung Quốc năm 2001 là 5100 tệ, mà 84% gia đình Trung Quốc không thể chịu được mức học phí từ 4500 tệ trở lên, như vậy, giáo dục đại học vô hình chung trở thành trường học cho giới nhà giàu, còn học sinh nghèo ở nông thôn, vùng núi ít có cơ hội đến trường. Điều này đặt ra vấn đề bình đẳng trong giáo dục đại học Trung Quốc. 2.2.4.3. Lợi nhuận thu được chưa cao song đã có xu hướng coi trọng vật chất mà không chú trọng tới lợi ích xã hội. Lợi nhuận là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội hóa giáo dục đại học song hiện nay khuynh hướng quá coi trọng vật chất đã dẫn đến hiện tượng mất cân bằng trong một số vấn đề: Thứ nhất, chỉ quan tâm tới lợi nhuận mà chưa chú ý tới vun đắp những giá trị tinh thần khác như đào tạo nhân cách, khoa học kỹ thuật. Thứ hai, đẩy học sinh và giáo viên vào vòng xoay của vật chất làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực. 2.2.4.4. Tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với trường đại học như nguy cơ phá sản, sáp nhập, nợ nần… 8 Tiểu kết: Trong chương này, người viết áp dụng phương pháp SWOT để phân tích những nét khái quát chung về chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc. Từ việc phân tích này, người viết cho rằng áp dụng xã hội hóa là biện pháp đúng đắn và hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề về tài chính và chất lượng giáo dục. Trong tương lai, xã hội hóa giáo dục đại học vẫn là con đường đi tiếp theo mà chính phủ Trung Quốc lựa chọn. Để đạt được những thành tựu và tiếp tục con đường này, Trung Quốc đã có sự thay đổi cách tư duy của mình, từ cứng nhắc sang mềm dẻo, linh hoạt, áp dụng đa dạng các biện pháp, đặc biệt từ tư tưởng đến hành động đều coi “giáo dục là sự nghiệp căn bản của một dân tộc”. CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Theo Điều 1 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ ghi rõ: xã hội hoá hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân. Xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta được quy định trong nhiều văn bản luật. 3.1. Thực trạng giáo dục đại học Việt Nam 3.1.1. Chất lƣợng giáo dục đại học còn thấp Điều kiện vật chất nghèo nàn, cơ chế quản lý lạc hậu, đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu,… không tương ứng với tốc độ phát triển của quy mô đào tạo. Các trường đại học Việt Nam chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập quốc tế. 3.1.2. Nguồn vốn của chính phủ giành cho giáo dục chƣa cao Nếu tính theo GDP, chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam là khoảng 3%, thấp hơn đáng kể so với 4,2% ở Philippines, 5,4% ở Thái Lan, 6,7% ở Malaysia (theo Ngô Doãn Đãi, Higher Education in South East Asia – UNESCO). Mức chi tiêu thấp như vậy dẫn đến tình trạng thiếu hụt tài chính trong giáo dục đại học, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn; mức chi công cho sinh viên thấp hơn nhiều lần so với các nước trên thế giới và đang ngày càng bị thu hẹp. 3.1.3. Mức thu học phí chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi tiêu trong nhà trƣờng Mức thu học phí hiện nay cộng với tổng các nguồn đầu tư tài chính khác mới chỉ có thể đáp ứng được khoảng 20,8% mức chi tiêu trong trường đại học . Với mức thu như vậy, nhà trường buộc phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu như xây dựng cơ sở vật chất, giảm chuyên ngành học Thay đổi mức thu học phí trong bối cảnh đó là một giải pháp tất yếu để bảo đảm chất lượng đào tạo. 3.1.4. Quy mô giáo dục đại học ngoài công lập đã đƣợc mở rộng nhƣng chất lƣợng còn chƣa cao. Hiện nay, cả nước có 195 trường đại học, tuyển sinh 265.000 sinh viên, trong đó 41 trường đại học dân lập, tư thục tuyển sinh 54.000 sinh viên, chiếm 21% số trường và 20% số chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, hiện trạng của các trường này là cơ sở vật chất của các trường xập xệ, trang thiết bị dạy học hết sức nghèo nàn, không đủ giáo viên, đầu vào sinh viên thấp. 3.1.5. Quản lý hành chính nhà nƣớc trên tầm vĩ mô còn chồng chéo, phức tạp, bộc lộ nhiều bất cập Về mặt lý thuyết, các trường đại học do Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý. Nhưng trên thực tế, nhiều bộ ngành, doanh nghiệp, tập đoàn cùng tham gia quản lý tạo nên sự chồng chéo, phức tạp. [...]... thi chính sách xã hội hóa giáo dục C PHẦN TỔNG KẾT Với đề tài Xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 đến nay , luận văn đã đưa ra cái nhìn khái quát về bối cảnh ra đời, chính sách chủ yếu và những tác động của cải cách xã hội hóa giáo dục đại học đối với nền giáo dục nói riêng và xã hội Trung Quốc nói chung Luận văn cũng đã so sánh với thực trạng giáo dục đại học Việt Nam Từ những thành... hóa giáo dục đại học là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và nhà nước ta Từ nghiên cứu tình hình Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho giáo dục đại học Việt Nam trên con đường thực hiện xã hội hóa giáo dục Đây là những bài học bổ ích và quý báu cho chúng ta Từ đây có thể nhận định kịch bản tiếp theo của giáo dục đại học Việt Nam là nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nâng cao trách... cáo tổng kết năm học 2008-2009 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2009-2010 khối các trường đại học, cao đẳng, Hội nghị ngày 25/8/2009, Hà Nội 3 Nguyễn Văn Căn (2006) Quá trình cải cách giáo dục ở CHND Trung Hoa thời kì 1978 – 2003, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Trung Quốc 4 Nguyễn Trọng Độ, Ngô Tự Lập, Một mô hình đa dạng hóa giáo dục đại học Việt Nam, Kinh nghiệm liên kết quốc tế và... của khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội thảo quốc tế “Đóng góp của khoa học xã hội - nhân văn trong phát triển kinh tế - xã hội , tr 29-47 5 Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lâm, Nghiêm Đình Vỹ (2002) ,Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 6 Đào Hữu Hòa (2008), Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu “gắn đào tạo với nhu cầu xã hội , Tạp... Khoa học công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 2(28), tr 135-144 7 Trương Giang Long (2004), Đào tạo nguồn nhân lực qua kinh nghiệm phát triển giáo dục ở một số nước, Tạp chí Cộng sản, số 13 tháng 7), tr 13-18 8 TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến(2009), Chiến lược hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Giáo dục So sánh lần thứ 3 năm 2009 do trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, Đại học Quốc. .. thức mà Trung Quốc đạt được và thực tế xã hội hóa giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với hy vọng con đường xã hội hóa mà chúng ta đang đi sẽ gặt hái nhiều thành công 10 References DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1 Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2008), Giáo dục và Đào tạo Chìa khóa của sự phát triển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2 Bộ Giáo dục và... như trước đây 3.2.2 Đa dạng hóa nguồn tài chính cho giáo dục đại học Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đi đôi với đổi mới phương thức cấp phát ngân sách Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục Về phía trường đại học cần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật Tăng cường gắn kết giữa nhà trường... chất lượng giáo dục đại học; nâng cao chất lượng giáo dục đại học dân lập; 3.2.5 Đổi mới cơ chế quản lý hành chính bằng cách khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc giám sát hoạt động của nhà trƣờng Củng cố tổ chức hội đồng trường Tổ chức kiểm định độc lập Tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường 3.2.6 Đảm bảo sự bình đẳng giữa trƣờng công lập và dân lập Hiện nay đang tồn... trƣờng đại học Mở rộng quyền tự chủ về chương trình, nhân sự; quyền lựa chọn giáo trình dựa trên khung chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục Đào tạo; quyền được điều tiết nội dung và cách thức giảng dạy tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của người học, vùng miền hoặc nội dung đào tạo 9 3.2.8 Đổi mới chế độ tiền lƣơng cho giáo viên đủ để đảm bảo sự khuyến khích và yên tâm với nghề Tiểu kết: Xã hội hóa giáo dục đại. ..3.2 Bài học kinh nghiệm 3.2.1 Thay đổi tƣ duy Trước hết cần thay đổi nhận thức về bản chất và mục tiêu của giáo dục Thứ hai, thay đổi nhận thức về vai trò của giáo dục đại học trong thời đại mới, đó là không dừng lại ở việc truyền bá tri thức mà còn là lực lượng sản xuất trực tiếp Thứ ba, thay đổi nhận thức về những tương lai của giáo dục thay vì một tương lai như trước . chọn tìm hiểu xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc từ năm 1993 vì từ năm 1993 đến nay, giáo dục đại học Trung Quốc phát triển trong một bối cảnh chưa từng có, nền kinh tế chuyển từ kinh tế kế. triển kinh tế OECD đưa ra khái niệm xã hội hóa giáo dục đại học: Xã hội hóa giáo dục đại học là đưa cơ chế thị trường vào giáo dục đại học làm cho giáo dục đại học mang những đặc trưng của cơ. chính sách xã hội hóa giáo dục đại học Trung Quốc. Nghiên cứu thực trạng giáo dục đại học Việt Nam nói chung và thực thi chính sách xã hội hóa giáo dục đại học nói riêng. Rút ra bài học kinh