Khái niệm về thủ tục hành chính 01 điểm - Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ m
Trang 1BỘ ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN
KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC 2015 CÁC MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
LỊCH
VÀ XÃ HỘI
TRIỂN NÔNG THÔN
Trang 2UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Kiến thức chung
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (4 điểm)
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020 (được ban hành tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ), một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính
Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy nêu vai trò, ý nghĩa của thủ tục hành chính đối với nhà nước và xã hội Cho ví dụ để minh họa
Câu 2 (3 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích nguyên tắc “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của công chức được quy định tại Khoản 3, Điều 3 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008
Liên hệ thực tế tại cơ quan anh (chị) đang công tác hoặc địa phương nơi cư trú để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này
Câu 3 (3 điểm)
Theo anh (chị), việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ có được xem là nghĩa vụ của công chức hay không? Vì sao? Liên hệ thực tiễn
Ghi chú:
- Thí sinh được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 3UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đáp án và biểu điểm môn: Kiến thức chung
Câu 1: (4 điểm)
Yêu cầu: - Nêu được khái niệm về thủ tục hành chính;
- Vai trò của thủ tục hành chính đối với nhà nước và xã hội;
- Ý nghĩa của thủ tục hành chính;
- Cho ví dụ để minh họa
Gợi ý những điểm chính:
I Khái niệm về thủ tục hành chính (01 điểm)
- Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước,
là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và công dân
- Thủ tục hành chính là những quy định cụ thể về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao
(Lưu ý: Thí sinh có thể nêu một trong hai cách hiểu trên)
II Vai trò của thủ tục hành chính (01 điểm)
1 Vai trò chung (0,4 điểm), mỗi ý nhỏ 0,2 điểm
- Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân
- Thông qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình; đồng thời, các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện được chức năng quản lý nhà nước
2 Vai trò cụ thể (0,6 điểm), mỗi ý nhỏ 0,2 điểm
- Thủ tục hành chính đảm bảo cho các quy định trong các quyết định hành chính được thực hiện một cách thuận lợi, thống nhất, làm cho tính nghiêm minh của pháp luật được nâng cao
- Thủ tục hành chính góp phần xây dựng hiệu quả làm việc trong cơ quan, tổ chức; là cơ sở để xác định trách nhiệm công việc được giao; đảm bảo công việc được tiến hành trôi chảy, có sự kiểm soát
Trang 4- Làm giảm sự phiền hà, cửa quyền, tùy tiện; giúp công việc được giải quyết nhanh hơn, góp phần chống tệ tham nhũng, sách nhiễu
III Ý nghĩa của thủ tục hành chính (01 điểm), nêu mỗi ý được 0,25 điểm
- Thực hiện tốt thủ tục hành chính sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền hành chính nhà nước, đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
- Là “chiếc cầu nối” quan trọng giữa cơ quan nhà nước với dân, là cơ sở của mối quan hệ nhà nước – công dân
- Góp phần hướng dẫn công dân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; tăng niềm tin của người dân, doanh nghiệp, tổ chức đối với chính quyền
- Cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay
IV Cho ví dụ để minh họa (01 điểm)
- Các ví dụ để minh họa có thể tách riêng theo từng nội dung hoặc có thể cho
ví dụ chung về ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính
- Nếu các ví dụ sát hợp, chứng tỏ thí sinh hiểu nội dung, đạt điểm tối đa
Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu:
I Nêu hoặc giải thích được các khái niệm:
- Hoạt động công vụ;
- Công khai trong thi hành công vụ;
- Minh bạch trong thi hành công vụ;
- Thực hiện đúng thẩm quyền trong thi hành công vụ;
- Có sự kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ;
II Nêu ý nghĩa, tác dụng việc thực hiện nguyên tắc “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của công chức
III Liên hệ
Gợi ý những điểm chính:
I Nêu các khái niệm (01 điểm), mỗi ý nhỏ được 0,2 điểm
1 Khái niệm chung về hoạt động công vụ
- Hoạt động công vụ là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan (Điều 2, Luật Cán bộ, công chức năm 2008)
Trang 5- Hoạt động công vụ là hoạt động mang tính quyền lực của nhà nước do cán
bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ các lợi ích của Đảng, nhà nước, nhân dân và xã hội
(Thí sinh có thể nêu một trong hai khái niệm trên)
2 Công khai trong thi hành công vụ
- Là việc cán bộ, công chức có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác những thông tin chính thức có trong văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (trừ những thông tin liên quan đến bí mật nhà nước) và phương thức thực hiện công vụ cho các đối tượng có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo thẩm quyền và quy định của pháp luật
- Nội dung, hình thức và phương pháp công khai phải thực hiện theo quy định của pháp luật, theo quy chế của cơ quan và điều kiện cụ thể của từng đối tượng tiếp nhận thông tin
3 Minh bạch trong thi hành công vụ
Là sự rõ ràng, rành mạch; là việc cung cấp kịp thời cho công dân, tổ chức những thông tin phù hợp dưới hình thức dễ hiểu, dễ thực hiện Làm tốt điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ; đồng thời giúp người dân
và các tổ chức dự báo được kết quả khi tiếp cận với hoạt động công vụ
4 Thực hiện đúng thẩm quyền
- Thẩm quyền là nhiệm vụ, quyền hạn của công chức khi thi hành công vụ
- Việc thực hiện đúng thẩm quyền là một yêu cầu bắt buộc, mang tính nguyên tắc mà công chức phải tuân thủ; đảm bảo cho hoạt động công vụ được thực hiện đúng quy định của pháp luật và đạt hiệu quả cao
5 Kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ
Là hoạt động xem xét, đánh giá của các chủ thể nhằm đảm bảo cho hoạt động công vụ được thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao
II Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện nguyên tắc “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát” trong thi hành công vụ của công chức (01 điểm) Mỗi khái niệm nêu ý nghĩa, tác dụng để chứng minh, được 0,25 điểm; cụ thể:
1 Ý nghĩa, tác dụng của công khai trong thi hành công vụ:
- Đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động công vụ, là phương thức thực hiện quyền làm chủ của người dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát
- Là yếu tố để công chức thực hiện nghiêm túc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình; đồng thời là điều kiện để nhân dân tham gia giám sát, phát hiện và đấu tranh với những hành vi sai trái của công chức, góp phần nâng cao hiệu quả nền công vụ
Trang 62 Ý nghĩa, tác dụng của minh bạch trong thi hành công vụ:
- Giúp xây dựng một nền hành chính trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả
- Đòi hỏi khi công chức tham gia thi hành công vụ phải đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai các hoạt động của mình theo quy định của pháp luật; tránh sự tùy tiện, vượt quá thẩm quyền
3 Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện đúng thầm quyền:
Giúp công chức sử dụng đúng các quyền được giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định; tránh tình trạng chủ quan, dẫn đến vi phạm pháp luật
4 Ý nghĩa, tác dụng của việc kiểm tra, giám sát trong thi hành công vụ:
- Đảm bảo cho công chức chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tránh sự lạm dụng quyền lực; làm cho công chức thực sự là công bộc của dân
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nền công vụ; là biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ của công chức
Lưu ý:
- Các yếu tố trong nguyên tắc trên có quan hệ biện chứng, tương hỗ nhau
- Khi nêu hoặc giải thích khái niệm, có thể đánh giá ý nghĩa, tác dụng của từng thành tố trong nguyên tắc hoặc tách riêng nội dung đánh giá ý nghĩa, tác dụng của cả nguyên tắc trong thi hành công vụ của công chức
III Liên hệ thực tế (01 điểm)
- Đánh giá mặt đã làm được trong việc chấp hành nguyên tắc trên của công chức tại cơ quan hoặc địa phương mà thí sinh đang công tác hoặc cư trú (0,3 điểm)
- Nhận xét những mặt hạn chế trong việc chấp hành nguyên tắc (0,3 điểm)
- Đề xuất một số giải pháp (0,4 điểm)
Lưu ý: Nội dung liên hệ đầy đủ, có chiều sâu, đạt điểm tối đa
Câu 3 (3 điểm)
- Yêu cầu 1 (0,5 điểm): Việc chấp hành quy định về đạo đức văn hóa giao
tiếp trong thi hành công vụ được xem là nghĩa vụ của công chức
- Yêu cầu 2 (1,0 điểm): Giải thích tại sao việc chấp hành quy định về đạo
đức văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ được xem là nghĩa vụ của công chức:
Vấn đề đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ là nội dung quan tâm chung của tất cả các nhà nước Vì, mọi quyền lực của nhà nước được thực thi phản ảnh qua nền công vụ và hoạt động công vụ nếu không có những tiêu chuẩn đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức làm chuẩn mực thì uy tín của nhà nước sẽ không thể có Chính vì vậy, với bản chất nhà nước của dân, do dân, vì dân, những
Trang 7chuẩn mực đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ đã được nhà nước ta
cụ thể hóa thành những quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành Cụ thể:
+ Điều 15 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ”
(0,25 điểm)
+ Điều 16 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc Cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp” (0,25 điểm)
+ Điều 17 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc… Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ” (0,25 điểm)
+ Hiến pháp năm 2014 cũng đã khẳng định lại “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng,lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (0,25 điểm)
- Yêu cầu 3 (1,5 điểm): Liên hệ thực tiễn để có nhận xét về việc chấp hành các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ ở cơ quan, đơn vị anh (chị) công tác hoặc địa phương nơi cư trú (có 3
ý, mỗi ý 0,5 điểm)
- Nêu vài nét về đặc điểm tình hình ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địa phương nơi cư trú có ảnh hưởng đến việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ
- Nhận xét trong việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ ở cơ quan đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địa phương nơi cư trú
- Đánh giá mặt chưa làm được trong việc chấp hành quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ ở cơ quan, đơn vị mà anh (chị) công tác hoặc địa phương nơi cư trú
Trang 8UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Tiếng Anh
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I MULTIPLE CHOICE: Choose the best answer and blacken your choice (15 points)
1 She is one of the famous architects in our country She often beautiful houses
A designs B is designing C has designed D designed
2 Pick out the words whose underlined part is pronounced differently from that of the other words
A decide B collect D celebrate D certain
3 Do you believe that such a problem can ?
A solve B be solving C is solved D be solved
4 When I arrived home last night, I discovered that Jane
5 “Thank you for your help, Mary.” - “ ”
A With all my heart B Never remind me C All it is for you D.It’s my pleasure
6 When I came, an experiment in the lab
A was being holding B has been held C was being held D has held
7 “Why did you buy this watch?” - “It was I could find.”
A cheapest B cheapest one C the cheapest one D the most cheapest
8 When my children were little, we hours playing in the garden
A used to spending B used to spend C are used to spending D are used to spend
9 This soup is hot for her to eat
10 If I the lottery, I would give most to charity
A win B won C will win D had won
11 The teacher told her students to concentrate what she was saying
12 I turned on the electric fan the room was hot
A because B despite C although D so
13 Mr Black has coughed a lot and he has to smoking
A look up B wash up C give up D hold up
14 “Have you got any plans for the weekend?” - “Yes, I my grandparents”
A visit B am going to visit C will visit D may visit
15 Would you like that for you?
II READING
1 Read the following passage and choose the best answer for the gaps (15 points)
What is life like for today students? As the university and college terms began, I talked
to a few students about their lives
Sarah James is a second year biology student “Money is a big problem” said Sarah “I can eat quite cheaply at the university, but I spend quite a lot on transport I also spend much
on clothes, as I like to wear things that are in fashion.”
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 9Colin Peters, who is studying engineering, disagrees “I don’t spend anything on clothes, unless you count my climbing boots.” he said “I’m very keen on climbing, and I do need special equipment, some of which is very expensive Luckily, my parents gave me the money for my birthday in November Not much of my money goes on transport, because I have a bicycle.”
Diana Bell is a first year fashion students “I make all my own clothes This should save me money, but in fact, the materials are very expensive I don’t know how I would manage if I didn’t sell some of the dresses and hats I made to the other students Everything is expensive.” she said “That includes the rent, food, transport and heating for the flat in winter.”
Jack is a science student in his final year “What do I spend my money on? Well, not on clothes, and not a lot on going out in the evening My rent is expensive, and I suppose I spend quite a lot on books.”
1 This reading passage is from ………
A A student’s notebook C A magazine article
B A letter to friend D An advertisement
2 The aim of the writer is to ………
A show how students live C explain that students work hard
B give advice to students D complain about students’ way of life
3 The students’ main problem is………
A deciding on what to wear C finding enough time to study
B living on the money they receive D cooking their own food
4 Colin is different from Sarah because………
A He has generous parents who help him C He is not a second year student
B He doesn’t need to study very hard D His clothes and transport cost less
5 Which of the following is TRUE for Diana?
A “I haven’t bought any clothes this year but I will have to next year when I start work.”
B “I’m going to buy a new pair of boots this winter, after my birthday.”
C “I bought a new jacket and trousers yesterday, so I haven’t any money.”
D “A friend is going to pay me to make a jacket for her, so I will have enough money after all.”
2 Read the following passage and choose the best answer (20 points)
Lucky Escape
After having saved for years the Clarke family were finally in a position to see their dream come true They (1) ready to travel from Scotland to start a new life (2) America
The (3) family were very excited about their (4) by ship across the Atlantic However, just days before their departure, one of their sons was bitten by a dog Their plans fell through when they were told they (5) not be able to travel because
of the possibility (6) boy could have rabies
The family were devastated and the father went to the docks to watch the ship that he had hoped would (7) them to their new life depart As he stood on the harbour thinking about his son, he watched the ship and wondered (8) the family would ever get to make the journey
However, soon (9) this disappointment the father discovered how fortunate the family had been The son did not have rabies and a few days later the news came (10) the ship the Clarke family should have been on had sunk The Titanic had gone down with hundreds of people losing their lives
Trang 102 A on B at C in D to
3 A total B whole C all D altogether
4 A trip B going C travel D journey
5 A could B had C would D should
7 A move B take C … D drive
9 A since B when C until D after
10 A that B which C when D how
III USE OF ENGLISH
1 Guided Sentence Building: Make complete sentences from the cues given (20 points)
Example: What time / you / get up?
What time do you often get up?
1 She / decided / go out / because / bad weather
2 When / I / in primary school / I / used/ ride / bicycle to school
3 I / meet / one of my old friends / when / I / walking / street
4 I / look forward / hear about / results / my exams
5 The suitcase / so / heavy / I could / carry / it
2 Transformation (20 points)
Complete the second sentence so that it means the same as the first
Write only the missing words on your answer sheet
Example: The bus station is near the new shopping centre
→The bus station isn't far from the new shopping centre
1 'Do you know where Tony is?' I asked my brother
→ I asked my brother if he knew
2 She had no intention of insulting you
She didn't you
3 They've postponed the wedding until the spring
→ The wedding off until the spring
4 It is impossible to sit on the grass because it is too wet
→ The grass isn't sit on
5 He is often given bottles of wine as presents
→ People often bottles of wine as presents
IV WRITING ( 10 points ) An English friend of yours, Jeff gave a party yesterday, which you enjoyed Write an email (35-45 words) to send to Jeff In your email, you should:
thank him for the party
say what you liked best
suggest when you could both meet again
The end
Trang 11UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đáp án và biểu điểm môn: Tiếng Anh
I MULTIPLE CHOICES: Choose the best answer and blacken your choice (15 points)
III USE OF ENGLISH
1.Guided sentence building (20 points)
Make complete sentences from the sets of words given
1 She decided not to go out because of the bad weather
2 When I was in primary school, I used to ride a bicycle to school
3 I met one of my old friends when I was walking in the street
4.I am/ have been looking forward to hearing about the results of my exams
5 The suitcase was so heavy that I couldn’t carry it
2 Transformation (20 points)
Complete the second sentence so that it means the same as the first
Write only the missing words on your answer sheet
0 far from 1 where Tony was 2 mean to insult
3 has been put 4 dry enough to 5 give him
IV WRITING (10 points)
Trang 12UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Tin học
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Phần I : Microsoft Word (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin văn bản có tên
là tên và số báo danh của chính anh (chị) có nội dung là 9 Giấy khen được trộn từ tập tin dữ liệu nguồn (NGUON.DOC) và tập tin tài liệu chính (CHINH.DOC) sau (hình ảnh tùy chọn):
Tập tin dữ liệu nguồn Lưu vào thư mục gốc ổ đĩa D:\ với tên NGUON.DOC
1 379 Ông Nguyễn Thanh An Bình Trưởng phòng Đào tạo
2 380 Bà Lê Thị Thu Nhi Phó phòng Hành chính
3 381 Ông Nguyễn Văn Hải Giảng viên khoa Tự nhiên
4 382 Ông Lê Thanh Hùng Chuyên viên phòng Tổ chức
5 383 Bà Lê Thị Thu Hằng Giảng viên khoa Ngoại ngữ
6 384 Ông Phạm Thanh Hùng Chuyên viên phòng Tổ chức
7 385 Bà Phạm Thị Ngọc Thu Giảng viên khoa Tự nhiên
8 386 Bà Đào Thị Thanh Phương Giảng viên khoa Tự nhiên
9 387 Ông Lê Văn Bình Giảng viên khoa Ngoại ngữ Tập tin tài liệu chính Lưu vào thư mục gốc ổ đĩa D:\ với tên CHINH.DOC
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2013-2014
Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2014
Hiệu trưởng
Đã vào sổ khen thưởng:
Số: <Số>/QĐ-CĐSP
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 13Phần II Microsoft Excel (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin bảng tính
có tên là tên và số báo danh của chính anh (chị), chứa các bảng sau:
Câu 1: Tại Sheet 1, lập Bảng tính tiền lương sau:
0NS19 Đoàn Thị Như Hoa NV 4.56
1NS20 Nguyễn Văn Trung PGĐ 6.67
Câu 3: Lập công thức điền dữ liệu vào các cột trống theo các yêu cầu sau :
a Điền cột Phái là Nam nếu ký tự đầu tiên trong Mã số là 1 và Nữ nếu là 0
b Điền cột PCCV dựa vào cột Chức vụ và dò tìm trong Bảng 1
c Điền cột Phòng ban là hai ký tự thứ 2 và thứ 3 trong Mã số
d Điền cột Thưởng = LCB * Hệ số (Biết rằng Hệ số dựa theo 2 ký tự cuối trong Mã số
- Thí sinh được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm
Trang 14UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đáp án và biểu điểm môn: Tin học (đợt 1)
Phần I : Microsoft Word (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin văn bản
có tên là tên và số báo danh của chính Anh (Chị), chứa nội dung sau (hình ảnh tùy chọn):
- Tạo và lưu tập tin dữ liệu nguồn: 1.0 điểm
- Tạo và lưu tập tin tài liệu chính: 2.0 điểm, trong đó
o Nội dung Giấy khen: 0.5 điểm
o Đúng các vị trí yêu cầu: 0.5 điểm
o Lưu kết quả đúng tên + vị trí : 0.5 điểm
Phần II Microsoft Excel (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin bảng
tính có tên là tên và số báo danh của chính Anh (Chị), chứa bảng sau:
- Tạo tập tin đúng tên + vị trí : 0.5 điểm
- Nhập dữ liệu : 1.5 điểm, nhập trên cùng 1 bảng tính -0.5 điểm
Trang 15Thực nhận 0HC17 Đào Thị Thanh
1NS22 Tôn Thất Dũng TP Nam 3.33 500000 1610000 NS 5939500 0NS19 Đoàn Thị Như
Trang 16UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Tin học Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) Phần I : Microsoft Word (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin văn bản có tên là tên và số báo danh của chính anh (chị), chứa các nội dung sau: Nội dung 1 Trình bày đoạn văn sau : SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TT.HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM TIN HỌC ABC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỚP TIN HỌC VĂN PHÒNG STT Giáo viên Học phần Số tiết 1 Lê Xuân Hoàng - Tin học cơ bản - 30
2 Trương Thị Lệ Thu - Soạn thảo văn bản - 45
3 Mai Đình Vũ - Bảng tính điện tử - 60
Tổng cộng : - - 135
Nội dung 2 Trình bày bảng điểm sau :
sinh
điểm Môn 1 Môn 2 Môn 3
1 Lê Thị Ngọc Anh 12/08/89 7.0 8.5 8.0 23.5
2 Nguyễn Thị Hương Bình 25/04/89 6.0 8.0 8.0 22.0
3 Trần Thị Phương Chi 05/04/89 5.5 7.5 6.0 19.0
4 Lê Thành Đức 12/08/89 6.5 8.5 5.0 20.0
5 Văn Thu Phương 05/12/89 5.0 4.5 4.0 13.5 Nội dung 3 Trình bày đoạn văn sau :
Ta không nên ngã lòng
ước mềm, đá rắn (cứng), thế mà nước chảy mãi, đá cũng phải mòn Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy mà dây cứa mãi gỗ cũng phải đứt Con kiến nhỏ, cái tổ
to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ
Người ta cũng vậy, phàm làm việc gì dẫu thấy khó cũng đừng nên ngã
lòng Gặp việc khó ta cứ vững lòng mà làm, cứ cố vào, cố nữa, cố luôn mãi, thì việc dẫu khó đến đâu, cũng có ngày ta làm nên được Những kẻ hay ngã lòng chẳng bao giờ làm được việc gì cả
(Trích Quốc văn giáo khoa thư)
N
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 17Phần II Microsoft Excel (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin bảng tính
có tên là tên và số báo danh của chính anh (chị), chứa các bảng sau:
Câu 1: Tại Sheet 1, lập bảng tính tiền thừa giờ sau:
BẢNG TÍNH TIỀN THỪA GIỜ
Số tiền 30000
Mã số Họ và tên Đơn vị HSL Chức
vụ
Tiết thực dạy
Tiết chuẩn
Tiết thừa giờ
Tiền thừa giờ
Câu 3: Lập công thức điền dữ liệu vào các cột còn trống theo các yêu cầu sau :
a Dữ liệu cột Đơn vị là 4 ký tự đầu trong Mã số
b Dữ liệu cột Tiết chuẩn dựa vào Chức vụ và dò tìm trong Bảng 1
c Dữ liệu cột Tiết thừa giờ = Tiết thực dạy - Tiết chuẩn, nếu Tiết thực dạy > Tiết chuẩn, ngược lại nếu Tiết thực dạy Tiết chuẩn thì Tiết thừa giờ = 0
d Dữ liệu cột Tiền thừa giờ = Số tiền * Tiết thừa giờ * Hệ số (Biết rằng, Hệ số dựa vào HSL và dò tìm trong Bảng 2)
e Dữ liệu cột Số lượng và Tổng tiền (trong Bảng 3): Sử dụng hàm Countif và Sumif
để đếm theo Số lượng CBGV và tính tổng Tiền thừa giờ theo mỗi Đơn vị
Ghi chú:
- Thí sinh được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm
Trang 18UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đáp án và biểu điểm môn: Tin học (đợt 2)
Phần I : Microsoft Word (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin văn
bản có tên là tên và số báo danh của chính Anh (Chị), chứa nội dung sau (hình ảnh tùy chọn):
- Tạo tập tin đúng tên + vị trí : 0.5 điểm
- Tiêu đề nội dung 1 + chèn ký tự đặc biệt: 0.5 điểm
- Nội dung 1: 0.5 điểm
- Định dạng Tab đúng: 0.5 điểm
- Chèn và định dạng bảng: 0.5 điểm
- Nội dung bảng: 0.5 điểm
- Định dạng nội dung trong bảng: 0.5
- Tiêu đề nội dung 3: 0.5 điểm
- Nội dung đoạn văn: 0.5 điểm
- Dropcap + in đậm in nghiêng: 0.5 điểm
Phần II Microsoft Excel (5.0 điểm) Trong thư mục gốc của đĩa D:\, tạo tập tin
bảng tính có tên là tên và số báo danh của chính Anh (Chị), chứa bảng sau:
- Tạo tập tin đúng tên + vị trí : 0.5 điểm
- Nhập dữ liệu : 1.5 điểm, nhập trên cùng 1 bảng tính -0.5 điểm
Trang 19Tiết thừa giờ thừa giờ Tiền NNTH01 Nguyễn Thanh NNTH 4.23 TK 235 196 39 1404000 TNKT02 Lê Thu Thủy TNKT 2.34 TT 380 224 156 4680000 QLKH03 Phạm Hà QLKH 2.67 GV 328 280 48 1440000 TNKT04 Cao Thủy Tiên TNKT 3.99 GV 301 280 21 756000 NNTH05 Phan Thanh NNTH 6.05 TT 420 224 196 8820000 NNTH06 Lê An NNTH 5.18 GV 440 280 160 7200000 QLKH07 Phạm Thị Bá QLKH 3.99 TP 200 84 116 4176000 TNKT08 Mai Trung TNKT 6.67 TK 312 196 116 5220000 TNKT09 Lê Thị An TNKT 6.45 GV 378 280 98 4410000
Đơn vị Số lượng Tổng tiền
-
Trang 20/BND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Văn phòng
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2 điểm)
Hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Câu 2 (2 điểm)
Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ, quy định việc rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ, ngoài
10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, còn có tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như thế nào?
Câu 4 (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày cơ cấu tổ chức của sở; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở; chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
Câu 5 (2 điểm)
Hãy nêu việc đăng ký văn bản đi; nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức
độ khẩn, mật; lưu văn bản đi quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ
Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 21UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm2015
ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Văn phòng
Câu 1 (2 điểm)
Hãy nêu nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thông tin và thể dục thể thao; lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003
Cơ cấu điểm:
Có 4 ý lớn
- Ý I, có 4 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý II, có 6 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý III, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý IV, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
I Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
1 Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
2 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
3 Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
4 Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn
II Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 221 Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2 Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phổ cập giáo dục, quản lý các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường dạy nghề; tổ chức các trường mầm non; thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo việc xoá mù chữ và thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử;
3 Quản lý các công trình công cộng được phân cấp; hướng dẫn các phong trào
về văn hoá, hoạt động của các trung tâm văn hoá - thông tin, thể dục thể thao; bảo vệ
và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh do địa phương quản lý;
4 Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế; quản lý các trung tâm y tế, trạm y tế; chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân; phòng, chống dịch bệnh; bảo vệ và chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
5 Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động của các cơ sở hành nghề
y, dược tư nhân, cơ sở in, phát hành xuất bản phẩm;
6 Tổ chức, chỉ đạo việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; tổ chức thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo
III Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc phòng toàn dân; thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ huyện; quản lý lực lượng dự bị động viên; chỉ đạo việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác huấn luyện dân quân tự vệ;
2 Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự; quyết định việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
3 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương;
4 Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý hộ khẩu, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;
5 Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội
IV Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Trang 231 Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
2 Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp mình theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên;
3 Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động, tiền lương theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân cấp trên;
4 Quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện;
5 Xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xem xét, quyết định
Câu 2 (2 điểm)
Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ, quy định việc rà soát, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân như thế nào?
Cơ cấu điểm:
- Ý 6, có 2 ý, mỗi ý được 0,2 điểm;
Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân
1 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phải được thường xuyên rà soát để kịp thời xem xét, kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ khi:
a) Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương đã thay đổi hoặc khi cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản mới làm cho nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân không còn phù hợp;
b) Nhận được thông tin, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp
2 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được hệ thống hóa định kỳ 5 (năm) năm theo chuyên đề, lĩnh vực
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được định kỳ hệ thống hóa phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương
Trang 243 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp
4 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành
Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp
Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp
5 Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp cấp huyện, công chức tư pháp
- hộ tịch cấp xã khi tổ chức thực hiện việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật, nếu phát hiện văn bản chứa nội dung có dấu hiệu trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp hoặc văn bản có những quy định cần được sửa đổi, bổ sung phải kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hoặc bãi bỏ văn bản đó; định kỳ 6 (sáu) tháng một lần lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã hết hiệu lực thi hành để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp
6 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Kịp thời xem xét, có ý kiến chỉ đạo xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân khi nhận được báo cáo của cơ quan tư pháp cùng cấp;
b) Tổ chức đăng Công báo (đối với cấp tỉnh), niêm yết (đối với cấp huyện, cấp xã) danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
đã hết hiệu lực thi hành
Câu 3 (2 điểm)
Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ, ngoài 10
cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, còn có tổ chức thêm một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như thế nào?
Cơ cấu điểm:
Có 4 ý
- Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,3 điểm;
- Ý 2, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,3 điểm;
Trang 25- Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,3 điểm;
2 Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Phòng Kinh tế:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
b) Phòng Quản lý đô thị:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh
đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản
lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông
3 Ở các huyện:
a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Trang 26Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;
b) Phòng Kinh tế và Hạ tầng:
Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng
đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ
tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân các cấp
Câu 4 (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày cơ cấu tổ chức của sở; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở; chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở quy định tại Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn:
- Ý I, có 5 ý, nêu đủ 5 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,1 điểm;
- Ý II, có 3 ý, mỗi ý được 0,2 điểm;
- Ý III, có 5 ý, mỗi ý được 0,2 điểm
I Cơ cấu tổ chức của sở
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có:
Trang 27Không nhất thiết các sở đều có các tổ chức quy định tại Khoản 2, 4 và 5 của Điều này Riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Cổng Thông tin điện tử
II Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở
1 Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở
2 Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) là người giúp Giám đốc sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của sở
Số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người
3 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc sở và Phó Giám đốc sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật
III Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
1 Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ
2 Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định đó
3 Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước
về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không
đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình
4 Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn
Trang 28đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở
5 Bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp Trưởng và Phó của cấp Trưởng các cơ quan, đơn
vị thuộc và trực thuộc theo quy định
Câu 5 (2 điểm)
Hãy nêu việc đăng ký văn bản đi; nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật; lưu văn bản đi quy định tại Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ
Cơ cấu điểm:
Có 3 ý lớn
- Ý I, có 2 ý
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý II, có 3 ý
+ Ý 1, có 2 ý, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 2, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
Ý III, có 4 ý
+ Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 2, 3, 4 mỗi ý được 0,2 điểm
I Đăng ký văn bản đi
Văn bản đi được đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản đi hoặc Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi trên máy vi tính
1 Đăng ký văn bản đi bằng sổ
a) Lập sổ đăng ký văn bản đi
Căn cứ phương pháp ghi số và đăng ký văn bản đi được hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Thông tư này, các cơ quan, tổ chức lập sổ đăng ký văn bản đi cho phù hợp
b) Mẫu Sổ đăng ký văn bản đi và cách đăng ký văn bản đi, kể cả bản sao văn bản và văn bản mật, thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục VII
2 Đăng ký văn bản đi bằng Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi trên máy vi tính a) Yêu cầu chung đối với việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về lĩnh vực này
b) Việc đăng ký (cập nhật) văn bản đi vào Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi được thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm quản lý văn bản của
cơ quan, tổ chức cung cấp chương trình phần mềm đó
Trang 29c) Văn bản đi được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đi phải được in
ra giấy để ký nhận bản lưu hồ sơ và đóng sổ để quản lý
II Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật
2 Đóng dấu cơ quan
a) Việc đóng dấu lên chữ ký và các phụ lục kèm theo văn bản chính phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định Khi đóng dấu lên chữ
ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái
b) Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành
c) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản
3 Đóng dấu chỉ các mức độ khẩn, mật
a) Việc đóng dấu chỉ các mức độ khẩn (“Hỏa tốc”, “Hỏa tốc hẹn giờ”, “Thượng khẩn” và “Khẩn”) trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV
b) Việc đóng dấu chi các mức độ mật (“Tuyệt mật”, “Tối mật” và “Mật”), dấu
“Tài liệu thu hồi” trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11)
III Lưu văn bản đi
1 Việc lưu văn bản đi được thực hiện như sau:
a) Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư và bản chính lưu trong hồ sơ theo dõi, giải quyết công việc
b) Bản gốc lưu tại Văn thư phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký
2 Trường hợp văn bản đi được dịch ra tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số, ngoài bản lưu bằng tiếng Việt phải luôn kèm theo bản dịch chính xác nội dung bảng tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số
3 Việc lưu giữ, bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu chỉ các mức độ mật được thực hiện theo quy định hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước
4 Văn thư có trách nhiệm lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời yêu cầu sử dụng bản lưu tại Văn thư theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức Mẫu Sổ sử dụng bản lưu và cách ghi sổ thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục XI
Trang 30UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 5 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu vị trí và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Văn hóa, Thông tin cấp huyện quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -
Bộ Nội vụ
Ghi chú:
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 31UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Ý 1, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 2, có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý 3, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm;
Các mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn 2030:
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình
và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các
tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam,
nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình
- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình
- Chỉ tiêu 4: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc
Trang 32- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt 85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ
có thai, nuôi con nhỏ
- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên
hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi
c) Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế
- Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình
+ Ý 1 và ý 2 mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 3 có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,1 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
- Ý II, có 4 ý, mỗi ý được 0,15 điểm
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch và giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch:
I Phát triển sản phẩm du lịch
Trang 331 Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng
bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương
2 Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo,
du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, tuyến, điểm
du lịch quốc gia; khu tuyến, điểm du lịch địa phương và đô thị du lịch
3 Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch:
+ Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số
+ Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình,
Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE
+ Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển
+ Vùng Tây nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE
II Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế
Trang 34- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực
và quốc tế, đặc biệt chú trọng nhân lực quản lý du lịch và lao động có tay nghề cao
- Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp
Câu 3 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu quan điểm, mục tiêu phát triển văn hóa đến năm 2020 trong
“Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020”
Cơ cấu điểm
Có 2 ý
- Ý 1, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 1,2 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm;
- Ý 2, có 5 ý, nêu đủ 5 ý được 0,8 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm;
Quan điểm, mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020
1 Quan điểm xây dựng và phát triển văn hoá
- Từ trước đến nay, Đảng ta luôn luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong cách mạng giải phóng dân tộc, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất
là trong thời kỳ đổi mới từ Đại hội VI đến nay Đặc biệt, trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), Đảng ta đã xác định năm quan điểm chỉ đạo cơ bản sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta:
- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) không những chỉ ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược về xây dựng và phát triển văn hoá của nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Năm quan điểm chỉ đạo cơ bản đó, cùng với những quan điểm về sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá – nền tảng tinh thần của xã hội của Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng là những quan điểm chỉ đạo và được quán
Trang 35triệt trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2020 Trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc thêm, vận dụng, cụ thể hoá những quan điểm quan trọng này vào trong thực tiễn xây dựng và phát triển văn hoá trong thời kỳ mới
2 Mục tiêu phát triển văn hoá đến năm 2020
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hoá cần phải đạt tới:
- Một là, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo; tuân thủ pháp luật; có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm cho văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; gắn kết mối quan hệ giữa văn hoá và xây dựng môi trường văn hoá với vấn đề hình thành nhân cách
- Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, vừa phát huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hoá các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong
đa dạng của văn hoá Việt Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hoá mới, đi đôi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, làm phong phú thêm nền văn hoá dân tộc, bắt kịp sự phát triển của thời đại
- Ba là, giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của trí thức, văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hoá, nghệ thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có nhiều sản phẩm văn hoá, nghệ thuật chất lượng cao xứng tầm với dân tộc và thời đại; nghiên cứu toàn diện và
có hệ thống về lý luận và thực tiễn việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
- Bốn là, tạo mọi điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động, sáng tạo văn hoá của nhân dân; phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
- Năm là, đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, huy động mọi nguồn lực cho phát triển văn hoá, coi đầu
tư cho văn hoá là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, làm cho văn hoá tham gia tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của đất nước
Câu 4 (2 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày nội dung bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, nông thôn và bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông quy định tại Quyết định số
Trang 3656/2014/QĐ-UBND ngày 21/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định một số vấn đề trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị
và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý
- Ý I, có 7 ý
+ Ý 1, 2, 3, 4, 5, 6, mỗi ý được 0,1 điểm;
+ Ý 7, có 3 ý nhỏ; mỗi ý được 0,1 điểm;
- Ý II, có 5 ý
+ Ý 1, 2, 3, 4, mỗi ý được 0,15 điểm;
+ Ý 5 có 5 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm
I Bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị, nông thôn
1 Đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ở, đường phố, thôn xóm,
cơ quan luôn sạch, đẹp; tham gia làm vệ sinh chung theo quy định của thành phố, huyện, thị xã, tổ, thôn, cơ quan, đơn vị
2 Có thùng rác tại các nơi công cộng Đổ rác, thu gom rác, chất thải theo quy định
3 Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc quy định về bảo vệ môi trường
4 Các hộ gia đình dùng thùng đốt vàng mã để đảm bảo vệ sinh môi trường và quy định về phòng, chống cháy nổ
5 Xây dựng mô hình “Tổ dân phố không rác”, “Thôn không rác”
6 Xây dựng đảm bảo hệ thống thoát nước, công trình điện chiếu sáng ở các tuyến đường nội thị và khu dân cư
7 Nghiêm cấm các hành vi sau:
a) Treo dán, viết, vẽ, đặt biển quảng cáo rao vặt làm mất mỹ quan; cơi nới, làm mái che sai quy định;
b) Tập kết phế liệu trong khu dân cư;
c) Đổ chất phế thải, rác, nước thải trực tiếp ra đường, vỉa hè, xuống sông, ao,
hồ, suối, biển
II Bảo đảm trật tự xã hội, an toàn giao thông
1 Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật giao thông (đường
bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt) để nâng cao ý thức tự giác chấp hành, ứng xử có văn hoá của người dân khi tham gia giao thông
2 Phấn đấu giảm mạnh các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ
3 Lắp đặt biển báo, phân luồng, sơn kẻ hướng dẫn giao thông; chấn chỉnh hoạt động các bến xe, điểm dừng đỗ xe và trông giữ xe
Trang 374 Ngăn chặn và xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, các vụ bạo lực gia đình, các hoạt động bói toán, mê tín dị đoan trên địa bàn
5 Nghiêm cấm các hành vi sau:
a) Lấn chiếm lòng, lề đường, hè phố, mặt cầu làm nơi để xe, rửa xe, trông giữ
xe, buôn bán, kinh doanh, họp chợ, tập kết vật liệu xây dựng gây cản trở giao thông;
b) Đeo bám du khách để ăn xin, bán hàng tại các điểm tham quan du lịch, bến
xe, bến thuyền, chợ, khách sạn, nhà hàng, các điểm sinh hoạt văn hóa, tâm linh, nơi
Cơ cấu điểm:
Có 2 ý
- Ý I, có 2 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý II, có 12 ý, nêu đủ 12 ý được 1,7 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,2 điểm
I Vị trí và chức năng
1 Phòng Văn hoá và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhan dân cấp huyện quản lý nhà nước về: văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc tính Vực Văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện (việc thực hiên chức năng quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông ra phòng được quy định trong Thông tư liên tịch của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ)
2 Văn hoá và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông
II Nhiệm vụ và quyền hạn
1 Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính,
xã hội hoá trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao
Trang 382 Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp văn hoá, thể dục, thể thao và du lịch; chủ trương xã hội hoá hoạt động và hoá, thể dục thể thao; chống bạo lực trong gia đình
4 Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hoá, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng phong trào "Toàn dàn đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh: bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn huyện
5 Hướng dãn, kiểm tra hoạt động của các Trung tâm văn hoá, thể thao, các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hoá, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện
6 Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật
7 Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn
8 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hoá, gia đình thể dục, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật
9 Thực hiên công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Cấp huyện và Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
10 Quản lý tổ chức, biên chế thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
11 Quản lý tài chính; tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp, uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhan dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật
Ngoài các nhiệm vụ trên, Phòng Văn hoá và Thông tin còn thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn về lĩnh vực thông tin, truyền thông theo hướng dẫn tại Thông tư
Trang 39UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh:
Số báo danh:
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Xây dựng
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 3 (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công xây dựng; nhật ký thi công xây dựng công trình và bản vẽ hoàn công quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng
Câu 4 (2 điểm)
Trình bày trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng; trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi;
- Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác;
- Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm
ĐỀ CHÍNH THỨC
Trang 40UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC
Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015
ĐÁP ÁN Môn thi viết: Chuyên ngành Xây dựng
- Ý 1, có 6 ý, mỗi ý được 0,15 điểm;
- Ý 2, có 11 ý, mỗi ý được 0,1 điểm
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng công trình
1 Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;
b) Đề xuất sửa đổi thiết kế cho phù hợp với thực tế để bảo đảm chất lượng
và hiệu quả công trình;
c) Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;
d) Dừng thi công xây dựng công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê xây dựng công trình gây ra; e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật
2 Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
c) Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
d) Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;
đ) Quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
e) Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
g) Bảo hành công trình;
h) Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;