giáo trình mô đun đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp

73 615 13
giáo trình mô đun đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ HỖN HỢP Mã số: MĐ 02 NGHỀ: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013 2 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mà TÀI LIỆU: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam hiện nay nghề đánh cá những loài cá có giá trị kinh tế rất phát triển một trong những nghề đó là nghề đánh bắt hải sản bằng lưới rê. Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản miền Bắc biên soạn. Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun lắp ráp, sửa chữa lưới rê 2) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp 3) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy 4) Giáo trình mô đun Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy 5) Giáo trình mô đun Đánh bắt cá Thu, Ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt 6) Giáo trình mô đun Bảo quản hải sản sau thu hoạch Giáo trình mô đun: Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp . Nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 76 giờ và bao gồm 5 bài: Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê hỗn hợp Bài 2: Chuẩn bị Bài 3: Thả lưới rê hỗn hợp Bài 4: Trôi lưới rê hỗn hợp Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê hỗn hợp Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề thuỷ sản miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo 4 các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Đánh bắt hải sản bằng lưới rê”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Đỗ Ngọc Thắng (Chủ biên) 2. Đỗ Văn Nhuận 3. Lê Trung Kiên 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 3 LỜI GIỚI THIỆU 4 MỤC LỤC 6 Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê hỗn hợp 10 A. Nội dung: 11 1.Các loại hải sản đánh bắt bằng lươí rê hỗn hợp 11 3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê hỗn hợp 16 4. Các máy khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 21 Bài 2: Chuẩn bị 23 A.Nội dung: 23 1. Chuẩn bị ở bờ 23 2. Chuẩn bị trên đường đến ngư trường 30 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 31 Bài 3: Thả lưới rê hỗn hợp 33 A. Nội dung: 33 1. Vị trí thao tác khi thả lưới rê hỗn hợp 33 33 Hình 2.3.1. Vị trí các thuỷ thủ khi thả lưới 33 Chú thích: 33 Thuyền trưởng (2) Thuỷ thủ số 2 (3) Thuỷ thủ số 3 33 (4) Thuỷ thủ số 4 (5) Thuỷ thủ số 5 33 Nhiệm vụ: 33 - Thuyền trưởng: Điều khiển tàu 33 - Thuỷ thủ (2): Chuyển lưới xuống đuôi tàu 33 - Thuỷ thủ (3): Chuyển phao ganh 33 - Thuỷ thủ (4): Hỗ trợ các thuỷ thủ khác thả lưới 33 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê hỗn hợp 35 - Khi thả lưới vào ban ngày phải treo một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau trên đường thẳng đứng 35 - Khi thả lưới và ban đêm: Tàu đang đánh cá bằng lưới rê ngoài đèn mạn và đèn lái còn phải mang: Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc cái kia trên một đường thẳng đứng (Theo Điều 26 phần c (i) của luật tránh va Quốc tế trên biển 1972) 35 35 Hình 2.3.2. Tín hiệu, dấu hiệu khi thả lưới rê hỗn hợp 35 35 Hình 2.3.3. Dấu hiệukhi thả lưới rê vào ban ngày 35 3.Thả lưới rê hỗn hợp 35 3.1.Xếp lại vàng lưới rê trước khi thả 35 3.1.1. Xếp giềng dắt 35 - Giềng dắt là dây giềng nối từ tàu đến lưới. Trước khi thả giềng dắt cần được xếp gọn gàng theo thứ tự thả lưới: phần nào thả trước xếp lên trên, phần nào thả sau xếp xuống dưới 35 - Khi xếp giềng dắt đầu dây giềng nối với tàu được xếp dưới cùng, đầu nối với lưới được xếp ở trên cùng, dây giềng được khoanh tròn gọn gàng để không bị xoắn trong quá trình thả lưới 35 6 3.1.2. Xếp phao cờ 35 - Phao cờ có cấu tạo là một cây tre nhỏ có chiều dài từ 3 – 4m, đường kính từ 30 – 50mm. Đầu gốc có gắn vật nặng, thường là bê tông trọng lượng từ 1.5 – 2 kg. Đầu ngọn có gắn cờ đuôi nheo màu đỏ hoặc đen nhằm dễ phát hiện trên mặt biển 35 35 35 Hình 2.3-7. Phao cờ Hình 2.3-8. Phao cờ trên tàu lưới rê 35 -Phao cờ được xếp gọn ở bên mạn thả lưới, ở phần giữa cây tre có buộc sẵn dây để có thể liên kết với lưới rê trong quá trình thả lưới 35 3.1.3. Xếp phao ganh 35 -Toàn bộ vàng lưới rê hỗn hợp được treo trong nước nhờ hệ thống phao ganh và dây ganh. Phao ganh được sử dụng là phao nhựa đường kính 110mm, dài 350mm. Dây ganh được làm từ dây tổng hợp PP chiều dài từ 10 – 12m, đường kính 2.5 – 3.0mm. 35 35 Hình 2.3-9. Dây và phao ganh của lưới rê 35 - Phao ganh được xếp gọn gàng bên mạn thả lưới 35 3.1.4.Phao đèn lưới rê 35 Phao đèn có kết cấu giống phao cờ nhưng được gắn đèn ở đầu ngọn giúp cho tàu phát hiện vàng lưới rê vào ban đêm. Đèn sử dụng năng lượng pin để phát sáng. Mỗi vàng lưới rê thường trang bị từ 3 – 5 phao đèn, chủ yếu thắp sáng ở phía đầu của vàng lưới 35 35 Hình 2. 3-10. Phao đèn lưới rê 35 3.1.5. Liên kết và xếp lưới rê hỗn hợp 35 -Tiến hành liên kết các cheo lưới với nhau,số lượng các cheo lưới nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của thuyền trưởng hoặc kỹ thuật trưởng. Trong quá trình liên kết nếu thấy lưới,dây giềng, phụ tùng nào bị rách hỏng cần phải thay thế, sửa chữa ngay 35 - Tiến hành xếp lưới rê hỗn hợp theo thứ tự thả lưới phần nào thả trước xếp trên phần lưới nào thả sau xếp ở dưới. Tiến hành tưới nước để tăng tốc độ rơi chìm khi thả lưới. 35 3.2. Quy trình thả lưới rê hỗn hợp 35 35 Hình 2.3-11. Quy trình thả lưới 35 - Khi thuyền trưởng đã chọn ngư trường và điều khiển tàu tiến về điểm xuất phát thả lưới thuỷ thủ số (2) chuyển đầu lưới xuống phía đuôi tàu sát vị trí của thuỷ thủ số (5). 35 - Thuỷ thủ số (5) tiến hành buộc phao cờ đầu lưới với dây giềng phao, kéo đầu lưới và phao cờ vào vị trí sẵn sàng thả lưới. ( Thông thườngtrên phao cờ và trên dây giềng phao đã chuẩn bị sẵn dây liên kết khi đó thuỷ thủ số (5) chỉ cần buộc dây trên phao cờ và dây trên giềng phao bằng nút dễ tháo là được) 35 - Khi tàu đã vào vị trí thuyền trưởng ra lệnh thả lưới . Thuỷ thủ số (5) thả phao đầu lưới xuống nước đồng thời kéo phần lưới đầu vàng lưới rê thả xuống biển. Khi tàu chạy , dưới tác dụng của lực cản lưới được kéo ra phía đuôi tàu và được thả xuống biển 35 35 Hình 2.3.12. Thả phao cờ xuống biển 35 - Trong quá trình thả lưới thuỷ thủ số (3) chuyển phao ganh cho thuỷ thủ số (2) ném xuống biển ở bên mạn tàu . Thuỷ thủ số (5) ở vị trí phái đuôi tàu theo dõi lưới rơi xuống biển và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình tả lưới. Thuỷ thủ số (4) quan sát , xử lý các tình huống sự cố bất ngờ xảy ra và hỗ trợ các thuỷ thủ khác trong quá trình thả lưới . 35 35 Hình 2.3.13. Thả lưới xuống biển 35 Cứ tiếp tục thả như vậy cho đến khi thả hết vàng lưới xuống biển 35 35 7 Hình 2.3.14.Sơ đồ lưới rê hỗn hợp sau khi đã thả xong 35 4.Xử lý sự cố xảy ra trong quá trình thả lưới 35 4.1. Lưới quấn chân vịt 35 4.1.1. Nguyên nhân: 35 - Chưa xác định đúng hướng nước, hướng gió 35 - Không nắm vững quy trình thả lưới 35 - Bố trí mặt boong thao tác chưa hợp lý 35 - Lái tàu chưa thành thạo 35 4.1.2. Biện pháp đề phòng sự cố: 35 - Xác định đúng hướng nước, hướng gió 35 - Nắm vững quy trình thả lưới 35 - Bố trí mặt boong khai thác hợp lý 35 - Không sử dụng máy lùi khi thả lưới 35 4.1.3. Cách khắc phục sự cố: 35 - Nhanh chóng cắt ly hợp, không cho chân vịt hoạt động, sau đó tắt máy chính 35 - Tiến hành quan sát và xem xét mức độ lưới quấn vào chân vịt 35 - Cử người lặn xuống biển để quan sát thực tế mức độ sự cố ( Người lặn phải có kinh nghiệm và được trang bị các thiết bị lặn chuyên dụng) 35 - Nếu nhẹ thì tiến hành cho người lặn xuống cắt lưới, nếu nặng thì phải báo cáo thuyền trưởng cho tàu vào bờ, hoặc nhờ các tàu bạn đến giúp đỡ. 35 4.2.Phao ganh bị cuộn vào trong lưới 35 4.2.1. Nguyên nhân: 35 - Không cẩn thận khi xếp lưới 35 - Chưa xác định đúng hướng nước 35 - Chưa nắm vững quy trình thả lưới 35 4.2.2.Biện pháp đề phòng sự cố: 35 - Xếp lưới cẩn thận 35 - Xác định đúng hướng dòng chảy 35 - Nắm vững quy trình thả lưới 35 4.2.3. Cách khắc phục sự cố: 35 Thuỷ thủ số (4) hoặc số (5) khi phát hiện sự cố nhanh chóng gỡ phao ganh ra khỏi lưới. 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 36 Bài 5: Thu lưới, lấy cá của lưới rê hỗn hợp 43 1. Vị trí thao tác khi thu lưới 43 2.Tín hiệu, dấu hiệu khi thu lưới rê hỗn hợp 44 3.Thu lưới, lấy cá ở lưới rê hỗn hợp 45 4. Xử lý sự cố trong quá trình thu lưới rê hỗn hợp 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 46 1. Các câu hỏi: 46 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 49 I. Vị trí, tính chất mô đun: 49 II. Mục tiêu mô đun: 49 III. Nội dung chính của mô đun: 50 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 50 4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1 :Thực hành nhận dạng một số loài cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp 50 Nhận dạng được một số cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp 51 -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên 51 + Không đạt khi không nhận dạng được một số cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp 51 8 4.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2: Tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê 51 -Quan sát, theo dõi chú ý thứ tự các bước thao tác của học viên để đánh giá mức độ đạt được của học viên 51 + Không đạt khi không chỉ được các bộ phận và nguyên lý hoạt động của tời lưới rê 52 4.3. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: Thực hành kiểm tra vàng lưới rê hỗn hợp 52 4.4. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: Thực hành xếp lưới rê hỗn hợp 52 4.5. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Thực hành thả lưới rê hỗn hợp 53 4.6. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thả lưới rê hỗn hợp 54 4.7. Đánh giá bài thực hành 2.4.1: Thực hành thăm lưới và xử lý sự cố xảy ra trong quá trình trôi lưới rê hỗn hợp 54 4.8. Đánh giá bài thực hành 2.5.1: Thực hành thu lưới, lấy cá ở lưới rê hỗn hợp 55 4.6. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Thực hành xử lý sự cố trong quá trình thu lưới, lấy cá ở lưới rê hỗn hợp 55 VI. Tài liệu tham khảo 56 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: ĐÁNH BẮT HẢI SẢN BẰNG LƯỚI RÊ HỖN HỢP Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng: - Kiến thức: + Hiểu được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê hỗn hợp; + Biết được các ngư trường đánh bắt lưới rê hỗn hợp ở Việt Nam; 9 + Hiểu được kỹ thuật đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp. - Kỹ năng : + Phân biệt được các loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê hỗn hợp; + Liệt kê được các ngư trường đánh bắt lưới rê hỗn hợp ở Việt Nam; + Thao tác được các công đoạn trong quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê hỗn hợp Mã bài: MĐ 02- 1 Mục tiêu: - Liệt kê được các loại cá đánh bắt được bằng lưới rê hỗn hợp; - Hiểu đặc điểm chung của ngư trường lưới rê hỗn hợp ở việt nam; - Biết được tàu đánh bắt bằng rê hỗn hợp ở Việt nam; 10 [...]... thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được một số loài cá thường đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp 2 Các bài thực hành Bài thực hành 2.1.1: Thực hành nhận dạng một số loài cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp - Mục tiêu: Giúp cho học viên nhận dạng được các loài cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp - Nguồn lực: Cần có 20 kg cá đánh bắt bằng lưới. .. đạt được: Xếp được vàng lưới rê hỗn hợp theo thứ tự C Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Công tác chuẩn bị của tàu lưới rê hỗn hợp khi tàu đậu cảng - Công tác chuẩn bị của tàu lưới rê hỗn hợp khi tàu trên đường tới ngư trường 33 Bài 3: Thả lưới rê hỗn hợp Mã bài: MĐ 02-03 Mục tiêu : - Trình bày được công tác thả lưới rê hỗn hợp - Thực hiện được công tác thả lưới rê hỗn hợp - Thái độ: Nghiêm túc... Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê hỗn hợp 2.Các bài thực hành: Bài thực hành 2.3.1: Thực hành thả lưới rê hỗn hợp - Mục tiêu: Giúp cho học viên nắm được các thao tác thả lưới rê hỗn hợp - Nguồn lực: Cần có 01 tàu lưới rê hỗn hợp trên đó có đầy... hỏi 1 :Trình bày các thao tác thả lưới của tàu lưới rê hỗn hợp? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được các thao tác thả lưới của tàu lưới rê hỗn hợp Câu hỏi 2: Trình bày các sự cố và cách xử lý sự cố trong quá trình thả lưới đối với tàu lưới rê hỗn hợp? -... 2.1.11 Hình dáng của lưới rê hỗn hợp khi hoạt động trong nước 21 Lưới rê hỗn hợp có thể khai thác cá quanh năm, thời gian khai thác thưòng từ 2 giờ chiều đến 5 giừ sáng ngày hôm sau, sản lượng bình quân của nghề lưới rê hỗn hợp từ vài tạ đến hàng tấn cá trên mẻ lưới B Câu hỏi và bài tập thực hành: 1.Các câu hỏi Câu hỏi 1: Kể tên một số loài cá thường đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp? - Cách thức: cho... tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời Số thủy thủ cần để thao tác thu lưới bằng tời thu lưới rê thủy lực đã giảm 30-50% số thủy thủ so với thao tác thu lưới thủ công khi chưa lắp đặt tời Giải phóng sức lao động, thủy thủ làm việc không nặng nhọc, vất vả như khi còn phải thao tác thu lưới thủ công 20 Hình 2.1.10 Tời lưới rê 5 Giới thiệu về lưới rê Hỗn hợp: Lưới rê hỗn hợp là loại lưới rê đơn,... kích thước mắt lưới thay đổi theo chiều cao của lưới nhằm mục đích khai thác một số loài phân bố ở các độ sâu khác nhau Lưới rê hỗn hợp thường có 2-3 loại kích thước mắt lưới khác nhau từ 160-200mm, có chiều cao kéo căng từ 40-50m Ngoài ra lưới rê hỗn hợp ở đây được chế tạo từ lưới không xe, sợi lưới bao gồm từ 24-42 sợi cước đơn Đặc điểm này giúp tăng khả năng đánh bắt của lưới Lưới rê hỗn hợp có chiều... quả cần đạt được: Nhận dạng được các bộ phận của tời lưới rê C Ghi nhớ: Cần chú ý nội dung trọng tâm: - Các loại cá thường đánh bắt được bằng lưới rê hỗn hợp - Cấu tạo của tời lưới rê 23 Bài 2: Chuẩn bị Mã bài: MĐ 02-2 Mục tiêu: - Trình bày được công việc chuẩn bị của nghề lưới rê hỗn hợp - Thực hiện được công việc chuẩn bị của nghề lưới rê hỗn hợp - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ... cá đánh bắt bằng lưới rê hỗn hợp Bài thực hành 2.1.2: Thực hành tìm hiểu các bộ phận của tời lưới rê - Mục tiêu: Giúp cho học viên hiểu cấu tạo của tời lưới rê - Nguồn lực: Cần có 01 tời lưới rê để học viên thực hành - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm), mỗi nhóm quan sát tời lưới rê 22 - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/1 nhóm - Hình thức trình bày: thực hành tại chỗ - Phương pháp đánh. .. giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình bày được công tác chuẩn bị khi tàu ở cảng đối với tàu lưới rê hỗn hợp Câu hỏi 2: Trình bày công tác chuẩn bị khi tàu trên đường tới ngư trường đối với tàu lưới rê hỗn hợp? - Cách thức: cho tất cả học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Hình thức trình bày: viết - Phương pháp đánh giá: đánh giá trên cơ sở lý thuyết - Kết quả cần đạt được: trình . sản xuất trên biển tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun lắp ráp, sửa chữa lưới rê 2) Giáo trình mô đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp 3) Giáo trình mô đun. đun Đánh bắt hải sản bằng lưới rê ba lớp tầng đáy 4) Giáo trình mô đun Đánh bắt Ghẹ bằng lưới rê cố định tầng đáy 5) Giáo trình mô đun Đánh bắt cá Thu, Ngừ bằng lưới rê trôi tầng mặt 6) Giáo trình. loài hải sản đánh bắt được ở lưới rê hỗn hợp; + Liệt kê được các ngư trường đánh bắt lưới rê hỗn hợp ở Việt Nam; + Thao tác được các công đoạn trong quy trình đánh bắt hải sản bằng lưới rê hỗn hợp. -

Ngày đăng: 26/06/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

  • LỜI GIỚI THIỆU

  • MỤC LỤC

  • Bài 1: Tìm hiểu về nghề lưới rê hỗn hợp

  • A. Nội dung:

  • 1.Các loại hải sản đánh bắt bằng lươí rê hỗn hợp.

  • 3. Tàu đánh bắt của nghề lưới rê hỗn hợp

  • 4. Các máy khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp

  • B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

  • Bài 2: Chuẩn bị

  • A.Nội dung:

  • 1. Chuẩn bị ở bờ

  • 2. Chuẩn bị trên đường đến ngư trường

  • B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

  • Bài 3: Thả lưới rê hỗn hợp

  • A. Nội dung:

  • 1. Vị trí thao tác khi thả lưới rê hỗn hợp

  • Hình 2.3.1. Vị trí các thuỷ thủ khi thả lưới

  • Chú thích:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan