1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA SINH VIÊN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG

37 2,2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 227,86 KB
File đính kèm Tiểu luận kết thúc học phần.zip (136 KB)

Nội dung

Tải miễn phí tại: http://olalink.org/tsharebook-chiasetailieu

Trang 1

CƠ SỞ MIỀN TRUNG

PHAN THỊ THANH THANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA SINH VIÊN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI

VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG

NGÀNH:QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY LỚP: 1305 QTVE

KHÓA: 2013 – 2017 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 2

CƠ SỞ MIỀN TRUNG

PHAN THỊ THANH THANH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA SINH VIÊN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI

VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG

NGÀNH:QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

HỆ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC CHÍNH QUY LỚP: 1305 QTVE

KHÓA: 2013 – 2017 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Thanh Tuấn

Trang 3

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan.

Phan Thị Thanh Thanh

Trang 4

Được sự phân công của giảng viên hướng dẫn Th.S Nguyễn Thanh Tuấn, em

đã thực hiện đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phương pháp họcnhóm của sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung"

Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở

Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫnTh.S Nguyễn Thanh Tuấn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trực tiếp em hoànthành bài tiểu luận này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhấtnhưng bài tiểu luận không tránh khỏi nhiều thiếu sót mà em chưa thấy được Em rấtmong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn sinh viên để bài tiểu luận của

em hoàn thiện hơn

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN 5

1.1 Những khái niệm có liên quan 5

1.1.1 Học 5

1.1.2 Nhóm 5

1.1.3 Phương pháp học nhóm 6

-1.2 Vai trò của phương pháp học nhóm đối với sinh viên trong trường Đại học- 6 -1.2.1 Phương pháp học nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm 6

1.2.2 Sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm 6

1.2.3 Tính trách nhiệm cá nhân cao 7

1.2.4 Sử dụng hợp lí những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội 7

-Chương 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA SINH VIÊN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 9

2.1 Tổng quan trường đại học Nội vụ Hà Nội Cơ sở miền Trung 9

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

2.1.1.1.Vị trí và chức năng 9

2.1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn 10

2.1.1.3 Các bậc đào tạo tại Cơ sở 12

2.1.2 Thực trạng Cơ sở trường 14

Trang 6

-2.2 Thực trạng về phương pháp học nhóm của sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội

vụ Hà Nội tại miền Trung 15

2.2.1 Thực trạng phương pháp học nhóm của sinh viên 15

2.2.2 Đánh giá tổng quát thực trạng 17

2.2.2.1 Ưu điểm 17

2.2.2.2 Hạn chế 17

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế 18

2.2.3.1 Các nguyên nhân chủ quan 18

2.2.3.1 Các nguyên nhân khách quan 21

-Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CHO SINH VIÊN CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG 23

3.1 Đới với nhà trường và giảng viên 23

3.3.1 Đối với nhà trường 23

3.3.2 Đới với giảng viên 24

3.2 Giải pháp cho sinh viên 25

3.2.1 Giải pháp xây dựng nhóm hiệu quả 25

3.2.2 Một số giải pháp khác 28

KẾT LUẬN 29

Trang 7

-MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới ngày nay đang diễn ra những chuyển biến trong tất cả lĩnh vực đờisống xã hội, trong đó có giáo dục Xu hướng phát triển của giáo dục là: đổi mới vềmặt về nội dung lẫn hình thức, phương pháp, chương trình dạy và học, phát huytính chủ động, tích cực và khả năng tư duy, tự học, tự nghiên cứu của người học

Bắt kịp với xu hướng của thế giới, Giáo dục Việt Nam cũng đã và đang cónhiều sự thay đổi mạnh mẽ để hòa nhập với nền giáo dục hiện đại trên thế giới, màtrọng tâm là vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường

Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến giáo dục và điều đó đã được thểhiện tại Nghi quyết của hội nghị TW lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII: “Đổi mớimạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rènluyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” [1]

Trong thời đại ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quantrọng, cần thiết được đặt ra đối với mỗi người Đặc biệt, đối với sinh viên, phươngpháp học nhóm là một trong các phương pháp học tập hiện đại, hiệu quả để để rènluyện cho sinh viên khả năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện Điều cần thiết đốivới con người của thế kỉ 21 Vì thế, mỗi sinh viên hãy trang bị cho riêng mìnhngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường để khi ra trường có thể tồn tại và làmviệc trong các tổ chức một cách tích cực

Và sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung cũng đãdần làm quen với phương pháp học này Những mặt tích cực của phương pháp họcnày là không thể phủ nhận, nhưng không phải sinh viên nào cũng đạt được kết quảcao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí một số sinh viên cảm thấy nó

Trang 8

còn mang nhiều tính hình thức và nhiều khi đạt được ít hiệu quả hơn so với làmviệc theo cá nhân.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập này thực sự phát huyđược hiệu quả của nó trong sinh viên, giúp sinh viên nhanh chóng lĩnh hội, chiếmlĩnh tri thức, để có được kết quả học tập tốt nhất

Chính vì điều đó, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chấtlượng phương pháp học nhóm của sinh viên Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

tại miền Trung” để nghiên cứu nhằm giúp sinh viên của Cơ sở nhận thức được tầm

quan trọng của phương pháp học nhóm, có kỹ năng, có kế hoạch và tổ chức thựchiện phương pháp học nhóm hợp lý, khoa học để phát huy tốt năng lực, giúp chomỗi sinh viên sẽ có kết quả cao trong quá trình học tập và lĩnh hội được tốt hơnkiến thức của nhân loại

2 Lịch sử nghiên cứu

Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu thuộc các lĩnhvực hoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam quan tâm.Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người họcđược phát huy tích cực tối đa Phương pháp học nhóm là một trong những hìnhthức học tập phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học Vìthế, phương pháp học nhóm trở nên rất phổ biến, đóng vai trò quan trọng không thểthiếu ở trường đại học Ngoài những tác phẩm, bài báo nghiên cứu về vấn đề nàynhư: “Phương pháp phương pháp học nhóm” của TS Trần Thị Thu Mai, trườngĐại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, “Làm việc theo nhóm – một phương pháp họctập phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền, luận văn thạc sĩ của Lê TấnHuỳnh Cẩm Giang “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chứccủa sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006) và luận văn thạc sĩcủa Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp

Trang 9

dạy học theo nhóm” (2009) Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cầnthiết, góp phần vào việc rèn luyện cho sinh viên khả năng phương pháp học nhóm,đáp ứng được xu hướng giáo dục đào tạo ở bậc đại học hiện nay.

Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung mới bắt đầu tuyển sinhđào tạo trình độ đại học từ năm 2012 Với đặc thù riêng của Cơ sở, hiện chưa cónghiên cứu nào cụ thể đề cập tới phương pháp phương pháp học nhóm cho sinhviên Vì vậy, nếu đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc áp dụng hình thứchọc tập này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên của Cơ sở

3 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của phươngpháp học nhóm trong sinh viên Cở sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung,qua đó phát triển các kỹ năng hợp tác, chia sẻ, tư duy phản biện… góp phần nâng cao

chất lượng học tập cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Cơ sở.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng phương

pháp học nhóm

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên Cơ sở trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại

miền Trung

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

Trang 10

Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đềnghiên cứu, phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

5.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên

lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằmđánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả họctập nhóm cho sinh viên

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN

1.1 Những khái niệm có liên quan

1.1.1 Học

Theo GS Nguyễn Ngọc Quang“Học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện Vai trò tự điều khiển của quá trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển” [3]

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn

ngữ học: “Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng” [4]

Như vậy có thể hiểu: Học là một loại hình hoạt động được thực hiện trongmối quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng,

kỹ xảo, những phương thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện

Trang 12

Theo tôi, nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo nhữngnguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung

1.1.3 Phương pháp học nhóm

Theo Slavin “nhóm học tập là một nhóm nhỏ bao gồm năm bảy học sinh…

Sau khi GV hướng dẫn, nêu ra mục đích của đề tài và phân phát các tài liệu…saukhi đọc tài liệu và thay nhau đặt câu hỏi để bạn trả lời, cả nhóm đưa ra ý kiến vànhận định về nội dung và mục đích của đề tài” [2, tr.384]

Phương pháp học nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên

cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằmhướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể

1.2 Vai trò của phương pháp học nhóm đối với sinh viên trong trường Đại học

1.2.1 Phương pháp học nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm

Đây là yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm, thường ở dạng “face to face” Nó

có những tác động tích cực đối với người học như:

- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới

- Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề

- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lờinói, ánh mắt cử chỉ…

- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mốiquan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau

1.2.2 Sự phụ thuộc giữa các thành viên trong nhóm

Các thành viên của nhóm cần nhận thức rằng họ cùng trong một nhóm và họ

có sự phụ thuộc lẫn nhau Cả nhóm phải cùng hoàn thành một nhiệm vụ chung,chính vì vậy, mỗi thành viên cần phải cố gắng hết sức mình, không phải chỉ vìthành tích cá nhân, mà còn vì thành công của cả nhóm - cái được tạo nên từ sự cố

Trang 13

gắng của từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả Họ gắn kết với nhautheo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công nếu mỗithành viên không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình Làm thế nào để cácthành viên trong nhóm phải phụ thuộc tích cực vào nhau là vấn đề mà bạn cần phảichuẩn bị trước khi thiết kế nhiệm vụ giao cho nhóm.

1.2.3 Tính trách nhiệm cá nhân cao

Điều này đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải được phân công thực hiệnmột vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể Các thành viên cần hiểurằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm hay dựa vào công việc của những ngườikhác

Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho cho tất cả các thành viêntrong nhóm thực sự mạnh lên trong phương pháp học nhóm Nói cách khác, tổ chứcdạy học theo nhóm không phải là để thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhânthực hiện nhiệm vụ học tập của mình qua tương tác với các bạn cùng học Do đó,phân công nhiệm vụ như thế nào, thực hiện ra sao, kiếm tra đánh giá dưới hình thứcnào để từng thành viên trong nhóm thấy rõ trách nhiệm cá nhân của mình là nhữngvấn đề đặt ra cho bạn khi tiến hành dạy học theo nhóm

1.2.4 Sử dụng hợp lí những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội

Đó là các kĩ năng giao tiếp như: biết chờ đợi đến lượt; tóm tắt và xử lí thôngtin; biết xây dựng niềm tin như bày tỏ sự ủng hộ qua ánh mắt nụ cười, yêu cầu giảithích, giúp đỡ và sẵn sàng giúp đỡ; khả năng giải quyết bất đồng như kiềm chế bựctức, không làm xúc phạm người khác khi bất đồng ý kiến… Đây là những kĩ năngkhông thể thiếu được và giúp người học thành công khi làm việc theo nhóm Nếukhông sẽ dễ xảy ra tình trạng người học chỉ đơn giản là ngồi cạnh nhau, làm việc cánhân chứ không cùng nhau học và làm việc hợp tác Do đó, để nhóm thực sự là môitrường làm việc hợp tác giữa người học với nhau đòi hỏi phải có sự chuẩn bị cẩnthận và trải qua một quá trình rèn luyện

Trang 15

Chương 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP HỌC NHÓM CỦA SINH VIÊN

CƠ SỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TẠI MIỀN TRUNG

2.1 Tổng quan trường đại học Nội vụ Hà Nội Cơ sở miền Trung

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miền Trung được thành lập theoQuyết định số 493 QĐ-BNV ngày 31/5/2012 của Bộ Nội vụ trên Cơ sở TrườngCao đẳng Nội vụ tại thành phố Đà Nẵng, để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồidưỡng của Trường Đại học Nội vụ Đây là đơn vị duy nhất đào tạo nguồn nhân lực

có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp các chuyên ngành thuộc lĩnh vực nội vụ,góp phần đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội khuvực miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam

Theo quyết định thành lập, Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại miềnTrung có vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:

2.1.1.1.Vị trí và chức năng

Cơ sở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Miền Trung (sau đây gọi tắt là Cơ sởmiền Trung) là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức năng đàotạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đạihọc Nội vụ Hà Nội; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến

bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Cơ sở miền Trung có con dấu, tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và ngânhàng

Cơ sở miền Trung đặt trụ sở chính tại Khu Đô thị mới Điện Nam – ĐiệnNgọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Trang 16

2.1.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển hàng năm, ngắn hạn, dài hạn Xâydựng các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Cơ sở miền Trung;

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học

và thấp hơn thuộc các ngành, lĩnh vực Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được phépđào tạo

Tổ chức tuyển sinh, khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảngđiểm toàn khóa cho sinh viên; tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúchọc phần cho các lớp thuộc Cơ sở miền Trung quản lý;

Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụtheo nhiệm vụ được giao;

Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự; quản lý viên chức, người lao động

và người học thuộc Cơ sở miền Trung Thực hiện ký hợp đồng lao động vụ việc theophân cấp của Hiệu trưởng;

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; sửdụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo và dịch vụ để đầu tư xây dựng Cơ sở vật chấtcủa Cơ sở miền Trung và chi cho các hoạt động đào tạo theo quy định của phápluật;

Xây dựng Cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa;

Chủ trì, tìm kiếm và phối hợp với các đối tác xây dựng và thực hiện cácchương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;

Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo; quản lý chất lượng hoạtđộng khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Cơ sở miền Trung;

Trang 17

Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động đàotạo;

Tham gia quy trình tự đánh giá chất lượng đào tạo của Cơ sở miền Trung vàchịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan có thẩm quyền; xây dựng và pháttriển hệ thống đảm bảo chất lượng của Cơ sở miền Trung; tăng cường các điều kiệnđảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Cơ sở miềnTrung;

Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng,phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính cho Cơ sởmiền Trung;

Tham gia hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và chuyểngiao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa phương

và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học theo quy định của pháp luật;

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ viên chức; kế hoạch trang bị Cơ sở vậtchất theo hướng chuẩn hóa; kế hoạch tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng đàotạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc Cơ sở;

Tổ chức đánh giá viên chức và người học thuộc Cơ sở; tham gia đánh giá cán

bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Nhà trường;

Tổ chức cho viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợpvới ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội;

Trang 18

Chấp hành pháp luật về giáo dục; thực hiện xã hội hóa giáo dục;

Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê Cơ sở vật chất;được miễn, giảm thuế, vay tín dụng theo quy định của pháp luật;

Thực hiện chế độ báo cáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Bộ Nội vụ và các

cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của Cơ sở theo quy định của pháp luật;

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế làmviệc của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội;

Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao

2.1.1.3 Các bậc đào tạo tại Cơ sở

Là một bộ phận của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, Cơ sở miền Trung cóchức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng thuộc lĩnh vực nội vụcùng các ngành nghề khác theo nhu cầu xã hội trên địa bàn miền Trung và TâyNguyên

-Các ngành đào tạo của bậc Đại học:

Ngày đăng: 26/06/2015, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w