1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun chuẩn bị sản xuất chuối

91 980 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Nghề trồng chuối hiện nay chưa phát triển mạnh chủ yếu do chưa tổchức được việc trồng chuối xuất khẩu từ khâu trồng đến khâu thu mua, vậnchuyển, đóng gói, bảo quản, chế biến… Vì vậy, việ

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHUỐI

MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG CHUỐI Trình độ: Sơ cấp nghề

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ01.

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượngkhá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20 – 30 tấn/ha Hiện nay, trên thế giới,nước đạt năng suất chuối cao nhất là Goatemala 100 tấn/ha

Nước ta là nơi có điều kiện lý tưởng để trồng chuối, nhất là ở miền nam.Sản lượng chuối ở nước ta hàng năm cũng đạt khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa,chúng ta còn xuất khẩu một lượng tương đối lớn

Tuy nhiên, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thì năng suất chuối nước

ta còn thấp Nghề trồng chuối hiện nay chưa phát triển mạnh chủ yếu do chưa tổchức được việc trồng chuối xuất khẩu từ khâu trồng đến khâu thu mua, vậnchuyển, đóng gói, bảo quản, chế biến…

Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắm được những kinh nghiệm trong

kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm để đápứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, tăng sản lượng xuất khẩu là việc làm hết sức cầnthiết

Chương trình đào tạo “Nghề trồng chuối” trong đó có giáo trình mô đun

“Chuẩn bị sản xuất chuối” được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năngcần có của nghề, giáo trình mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thể coi là cẩmnang cần thiết cho mỗi nhà nông tham gia vào “Nghề trồng chuối”

Để biên soạn bộ giáo trình này, chúng tôi đã tiến hành đi tìm hiểu thực tế,

tổ chức phân tích sơ đồ nghề theo phương pháp DACUM, phân tích công việc,xây dựng chương trình khung và tiến hành viết giáo trình cho nghề trồng chuối.Tất cả các công việc này được kết tinh của ban chủ nhiệm chương trình, cácthành viên trong nhóm biên soạn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên giagiỏi trong lĩnh vực trồng chuối đánh giá, góp ý tư vấn cho nhóm biên soạn hoànthành tốt công việc này

Trong quá trình biên soạn tài liệu, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạohướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ- Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạynghề - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Ban chủ nhiệm xây dựng chươngtrình nghề Ban Giám hiệu nhà trường, lãnh đạo và các thầy cô trong khoa Trồngtrọt – Quản lý đất đai trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc Đồngthời chúng tôi cũng nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán

bộ kỹ thuật, các Doanh nghiệp và cá nhân tạo điều kiện cho chúng tôi hoànthành bộ giáo trình này

Bộ giáo trình là cơ sở cho giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tàiliệu cho học viên tham khảo nghiên cứu trong quá trình học “ Nghề trồngchuối”

Trang 4

Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” là một mô đun trong chương trìnhdạy nghề trình độ sơ cấp của “Nghề trồng chuối”, được giảng dạy đầu tiên trongquá trình học tập.

Tính chất: Mô đun “Chuẩn bị sản xuất chuối” là mô đun tích hợp giữa lýthuyết và thực hành, trong đó thực hành là trọng tâm

Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất chuối” bao gồm 3 bài:

Bài 1 Giới thiệu chung về cây chuối

Bài 2 Xây dựng kế hoạch trồng chuối

Bài 3 Thiết kế vườn trồng chuối

Trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn không tránh khỏi nhữngsai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhàkhoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, Doanh nghiệp và các cá nhân đãtham gia giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình này

Tham gia biên soạn

1 Nguyễn Viết Thông Chủ biên

2 Đặng Thị Hồng

3 Trịnh Thị Vân

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 5

Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHUỐI 8

1.1 Giới thiệu chung về cây chuối trên thế giới 8

1.1.1 Sản xuất chuối trên thế giới 9

1.1.2 Xuất khẩu chuối 10

1.1.3 Nhập khẩu chuối 12

1.2 Giới thiệu chung về cây chuối ở Việt Nam 13

1.2.1 Lịch sử trồng chuối ở Việt Nam 13

1.2.2 Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam 14

1.2.3 Giới thiệu một số giống chuối trồng phổ biến ở việt Nam 15

1.2.3.1 Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già) 15

1.2.3.2 Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ) 18

1.3 Giá trị của cây chuối 21

1.3.1 Giá trị dinh dưỡng 21

1.3.2 Giá trị sử dụng 22

1.3.2.1 Sử dụng làm lương thực, thực phẩm 22

1.3.2.2 Giá trị trong y học 22

1.3.3 Giá trị kinh tế 22

Bài 2 Xây dựng kế hoạch trồng chuối 25

2.1 Dự tính chi phí công lao động 25

2.2 Dự tính chi phí giống 26

2.3 Dự tính chi phí phân bón 27

2.4 Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật 27

2.5 Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư khác 28

2.6 Dự tính hiệu quả kinh tế 29

2.6.1 Dự tính tổng chi phí đầu tư cho 1 ha 29

2.6.2 Dự kiến năng suất/ha 29

2.6.3 Dự tính hiệu quả kinh tế 30

Trang 6

Bài 3 Thiết kế vườn trồng chuối 34

3.1 Lựa chọn đất trồng chuối 34

3.1.1 Yêu cầu đất 34

3.1.1.1 Yêu cầu lý tính 34

3.1.1.2 Yêu cầu hoá tính 34

3.1.2 Chọn đất 34

3.1.2.1 Đất phù sa 35

3.1.2.2 Đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan(đất bazan) 35

3.1.2.3 Các loại đất khác 35

3.2 Dọn đất trồng chuối 36

3.2.1 Đất khai hoang 36

3.2.2 Đất có cây trồng trước hoặc đất tái canh 38

3.3 Thiết kế vườn trồng chuối 38

3.3.1 Nguyên tắc của việc thiết kế vườn chuối 38

3.3.2 Thiết kế vườn trồng chuối trên đất dốc 38

3.3.2.1 Chia khu trồng chuối 39

3.3.2.2 Chia lô trồng chuối 39

3.3.2.3 Hàng chuối 40

3.3.2.4 Thiết kế hệ thống chống xói mòn 41

3.3.2.5 Trồng cây chắn gió 42

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 51

Tài liệu tham khảo 53

PHỤ LỤC 56

Trang 7

MÔ ĐUN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT CHUỐI

Giới thiệu mô đun

MĐ01: “Chuẩn bị sản xuất chuối” có thời gian đào tạo là 80 giờ (lýthuyết 14 giờ, thực hành 58 giờ và kiểm tra 8 giờ) Mô đun trang bị cho họcviên các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như chuẩn bịđiều kiện, lập kế hoạch trồng chuối đem lại hiệu quả cao trong sản xuất

Mô đun bao gồm 3 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giớithiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập vàghi nhớ Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết

về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiếnhành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bàitập

Trang 8

Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CHUỐI

1 Giới thiệu chung về cây chuối trên thế giới

Cây chuối có tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae.

Theo truyền thuyết, cây chuối được cho là xuất phát từ vườn của Eden (thiênđường) do đó tên Musa paradisiaca có nghĩa là trái của thiên đường

Tên này được gọi lần đầu tiên cho đến khi được thay thế bằng từ

“banana” bởi những người thuộc bộ tộc African Congo

Từ “banana” dường như được dùng để chỉ chuối dùng ăn tươi còn từ

“plantain” dùng để chỉ chuối được nấu chín để ăn, tuy nhiên hiện nay việc phânbiệt các từ này không còn khác biệt rõ

Chuối là loại cây ăn trái ở vùng nhiệt đới, được trồng khắp Ấn Độ, phíanam Trung Quốc, Malaixia, các nước thuộc Đông Phi, Tây Phi, Châu Mỹ…Các loài hoang dại được tìm thấy rất nhiều ở các nước thuộc Đông Nam Á.Nhiều tác giả cho rằng chính từ đây chuối được phát tán đến các nơi trên thếgiới

Gần đây, di tích về khảo cổ học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ởtỉnh Cao nguyên Tây, Papua New Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấybắt đầu trễ nhất năm 5000 trước Công nguyên, nhưng có thể từ 8000 trướcCông nguyên Vụ khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi

mà chuối được thuần hóa đầu tiên Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng

ở những vùng khác tại Đông Nam Á

Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể trồng chuối từ thời gian trướckhi Hồi giáo ra đời Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên triMuhammad biết ăn nó Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối

đi theo Những văn kiện Hồi giáo (như là bài thơ và truyện thánh) nói đến nónhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9 Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và AiCập đã nói đến chuối; từ đấy, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha Hồi giáo.Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi lànhững chuối ngon nhất trong thế giới Ả Rập

Trang 9

Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch

ở Cameroon từ thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên đã gây ra cuộc tranh luận vềlúc bắt đầu trồng cây chuối ở châu Phi Có chứng ngôn ngữ học rằngngười Madagascar đã biết về chuối vào lúc đó Trước các khám phá này, chứng

cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có từ cuối thế kỷ 6 Công nguyên vềsau Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển đông của châu Phi đến

bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới Madagascar Năm 650, quân độiHồi giáo mang chuối đến vùng Palestine

Theo dõi sự phân bố các vùng trồng chuối trên thế giới cho thấy hiện naychuối được trồng đến vĩ độ 30o Bắc và Nam ở khí hậu á nhiệt đới, mùa đôngtrời khá lạnh

Vùng canh tác chuối nằm xa xích đạo gồm có New South Wales, ĐàiLoan, bắc Ấn Độ, Ai Cập, Queenland (Châu Úc), Natal (Nam Phi), Sao Paulo(Braxin) và Israel Những vùng nằm trong giới hạn trên cũng có nhiều chế độkhí hậu khác nhau (có vùng thuận lợi nhưng cũng có vùng không thích hợp chochuối phát triển)

Các vườn chuối trồng trong khí hậu á nhiệt đới thường có năng suất caohơn các vườn chuối ở khí hậu nhiệt đới Việt Nam, tuy rằng ở vùng á nhiệt đới

có nhiệt độ thấp và mùa đông làm chuối ngưng tăng trưởng cả tháng

Các vườn chuối vùng nhiệt đới thường có những hạn chế là:

- Nhiệt độ và ẩm độ cao nên sâu bệnh nhiều

- Dễ bị thiếu nước trong mùa khô hoặc mua nhiều trong mùa mưa làmchất dinh dưỡng bị trực đi nên đất kém màu mỡ

- Tuổi thọ của cây chuối không cao

1.1 Sản xuất chuối trên thế giới

Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, chuối chủ yếu được trồng chủ yếu ởnhững nước đang phát triển Khoảng 98% sản lượng chuối của thế giới đượctrồng ở những nước đang phát triển và được xuất khẩu tới các nước phát triển.Vào năm 2004, tổng cộng có 130 nước xuất khẩu chuối

Tuy nhiên, về việc sản xuất cũng như xuất nhập khẩu chuối thường là tậptrung vào một số nước nhất định 10 nước sản xuất chính chiếm tới 75% sảnlượng chuối thế giới vào năm 2004 Trong đó thì Ấn Độ, Ecuado, Braxin vàTrung Quốc chiếm một nửa của toàn thế giới Điều này càng ngày càng tănglên cho thấy sự tập trung hóa về phân phối chuối trên toàn thế giới

Nếu như những năm 1980, các nước Mỹ La Tinh và khu vực Carribê làkhu vực sản xuất chuối chính của thế giới thì đến những năm 1990, khu vựcChâu Á đã vượt lên dẫn đầu, tiếp theo là các nước Nam Mỹ và cuối cùng làchâu Phi

Trang 10

Biểu đồ 1.1.1: Cơ cấu sản xuất chuối trên thế giới từ 2005 - 2010

1.2 Xuất khẩu chuối

Ngành công nghiệp chuối đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo nhiềuviệc làm và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu lớn cho những nước xuất khẩuchuối chính trên thế giới, cả những nước đang phát triển ở Mỹ Latinh vàCaribean, cũng như là Châu Á và Châu Phi Theo FAO, xuất khẩu chuối của cảthế giới đạt được trên 4,7 tỷ một năm đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiềunước Sự biến động về nguồn cung chuối cho xuất khẩu và giá chuối có tácđộng lớn tới thu nhập của người lao động trực tiếp trong ngành này, từ những

hộ gia đình trồng chuối cho đến những công nhân làm ở những đồn điền lớn

Trong quý I/2011, Panama đã xuất khẩu gần 3 triệu hộp chuối, trị giátrên 18,6 triệu USD, giá FOB Tuy nhiên, so cùng kỳ năm 2010, số lượng hộpchuối xuất khẩu đã giảm đi 501.347 hộp Nông dân trồng chuối cho biết, giábán chuối hiện tại không đủ bù đắp chi phí sản xuất Mỗi hộp chuối đang đượcbán với giá 5,5 USD và người trồng chuối hy vọng sẽ bán được với giá 9 USD/hộp, tương đương với mức giá mà người tiêu dùng tại Anh chi trả

Do thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền nên người trồng chuối không mặn màvới canh tác chuối, dẫn đến sản lượng thấp và khối lượng chuối xuất khẩu cũngthấp mặc dù nhu cầu nhập khẩu chuối từ Panama vẫn cao

Trang 11

Panama xuất khẩu chuối chủ yếu sang các nước trong Liên minh châu

Âu (EU) và Hoa Kỳ Trong đó, EU là thị trường quan trọng nhất Năm 2010,xuất khẩu chuối tươi của Panama đạt kim ngạch 65,2 triệu USD

Nông dân Tây Ban Nha giảm trồng chuối do giá xuống thấp Do tìnhtrạng dư thừa chuối trên thị trường, nên ngành sản xuất chuối của Tây Ban Nhabuộc phải cắt giảm tới 26% sản lượng thu hoạch trong tuần thứ 2 tháng 7/2011.Riêng tại La Palma, 733 tấn chuối đã bị đổ bỏ, và trên toàn vùng Las Islas, tổngcộng 1390 tấn chuối đã bị đổ bỏ vì các nhà sản xuất đã kiên quyết không bánchuối với mức giá quá thấp

Domingo Martín Ortega, một nhà quản lý của Liên minh Hợp tác xã tại

La Palma – Cupalma nổi tiếng về xuất khẩu chuối tại La Isla, cho biết Liênminh đã buộc phải ngừng xuất khẩu chuối và ngừng đưa chuối ra thị trường vì

đã có quá nhiều chuối tại các điểm bán hàng

Trong tuần thứ 2 tháng 7/2011, chuối giá rẻ tràn ngập thị trường cùngvới sự góp mặt của nhiều loại trái cây đầu vụ khác như dưa hấu, dưa lưới Do

đó, các nhà sản xuất chuối phải cắt giảm 26% sản lượng thu hoạch, tươngđương 5390 tấn

Xuất khẩu chuối của Mêhicô tăng 30% về lượng năm 2010 Theo Cơquan Phối hợp chung về Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất khẩu(GCTPE) của Mêhicô, các nhà xuất khẩu chuối của quốc gia này, bao gồm cácnhà xuất khẩu từ 29 thành phố nằm tại khu vực trung tâm và miền tây đất nước,

đã đạt tăng trưởng xuất khẩu 30% trong mùa xuất khẩu năm 2010, với khốilượng xuất khẩu tăng từ 81.789 tấn trong giai đoạn tháng 9 - 12/2009 lên đến106.016 tấn trong cùng kỳ năm 2010

Theo nguồn tin từ Bộ Nông nghiệp Mêhicô (SAGARPA), xuất khẩuchuối của quốc gia này đã tăng vọt sau khi tiến hành chiến dịch xúc tiến bánhàng trong năm 2010

Số liệu từ Cơ quan Thông tin Nông nghiệp và Nghề cá (SIAP) cho thấy,Mêhicô đã sản xuất được 2,138 triệu tấn chuối trong năm 2010, tăng 500 ngàntấn so với đầu thập kỷ

Số liệu từ Ngân hàng Mêhicô cũng cho thấy xuất khẩu chuối của quốcgia này trong năm 2010 đã đạt kim ngạch 72,505 triệu USD Mêhicô xuất khẩuchuối chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, HàLan, Ai Len, Nga, Anh, Ba Lan, Bỉ, Hy Lạp và Thụy Điển

Nguồn tin thương nhân dự báo rằng, trong kỳ xuất khẩu chuối năm 2011,Mêhicô có thể sẽ thành công hơn nữa trong xuất khẩu chuối sang các thịtrường, tiếp nối đà tăng trưởng trong năm 2010

Xuất khẩu chuối trên thế giới chủ yếu là tập trung vào các nước đangphát triển Riêng Mỹ La tinh và khu vực Caribê đã chiếm 70% lượng xuẩt khẩuchuối năm 2004 Bốn nước xuất khẩu chuối nhiều nhất thế giới vào năm 2004

là Ecuado, Costa Rica, Philipinne, Colombia đã chiếm tới 63% xuất khẩu chuối

Trang 12

trên toàn thế giới Chỉ tính riêng Ecuado đã chiếm 30% Trong những năm 90,xuất khẩu chuối từ Mỹ La tinh và khu vực Caribê giảm nhẹ và xuất khẩu từ khuvực Châu Á tăng lên.

Biểu đồ 1.1.2: Tỷ trọng xuất khẩu chuối trên thế giới từ năm 2005-2010

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nướcxuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ Với những nước xuấtkhẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 Tại những nước quầnđảo Windward như Saint Lucia, St Vincent và Grenadines, Dominica vàGrenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuốichiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu)

Âu Trong khi đó mức nhập khẩu của khu vực EU vẫn tương đối ổn định

Trang 13

Biểu đồ 1.1.3: Cơ cấu nhập khẩu trung bình từ 2005 -2010 trên thế giới

2 Giới thiệu chung về cây chuối ở Việt Nam

2.1 Lịch sử trồng chuối ở Việt Nam

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối, từBắc đến Nam, đồng bằng cũng như miền núi, ở đâu và mùa nào cũng có chuối.Chuối đối với người Việt Nam là rau, là quả, là lương thực, thực phẩm Sảnlượng chuối ở ta hàng năm cũng khá, ngoài việc tiêu thụ nội địa, chúng ta cònxuất khẩu một lượng khá lớn Tuy vậy, so với nhiều nước xuất khẩu chuối thìnăng suất trồng chuối nước ta còn thấp Vì vậy, việc giúp bà con nông dân nắmđược những kinh nghiệm trong kỹ thuật trồng chuối, nhằm nâng cao năng suất

là hết sức cần thiết

Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng với nhiềugiống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loạichuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiếnvua… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước Các giống chuốicủa Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hương vị mà còn có những giátrị sử dụng rất khác nhau Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua,quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhưng diện tích và sản lượng không cao.Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hương vị tuy không ngon bằngnhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến

Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu củaViệt Nam, nhất là đối với giống chuối tiêu (già) và chuối cau Viện Nghiên cứuCây ăn quả Miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giốngchuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màuvàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị

Trang 14

trường châu Âu, Nhật Bản Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai,Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển câychuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.

2.2 Diện tích, sản lượng chuối ở Việt Nam

Ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao Với diệntích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sảnlượng khoảng 1,4 triệu tấn Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tậptrung Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tíchnên chuối được trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình.Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (ThanhHóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ3.000 ha đến gần 8.000 ha) Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện tích trồngchuối lớn nhất như: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chưa đạt đến 3.000 ha(phụ lục 1)

Giữa kim ngạch xuất khẩu chuối và thu nhập đầu người của một số nướcxuất khẩu chuối lớn cũng có mối quan hệ khá chặt chẽ Với những nước xuấtkhẩu chuối chính như Ecuado và Costa Rica, kim ngạch xuất khẩu chuối chiếm16,7% và 23,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 Tại những nước quầnđảo Windward như Saint Lucia, St Vincent và Grenadines, Dominica vàGrenada, mức độ phụ thuộc còn lớn hơn (ví dụ ở Saint Lucia, xuất khẩu chuốichiếm đến 49,6% tổng kim ngạch xuất khẩu)

Hình 1.1.1: Không được phá rừng phòng hộ để trồng chuối

Trang 15

Tuy nhiên sự phát triển không định hướng của nghề trồng chuối trongnhân dân đã kéo theo hệ lụy như ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), thấynguồn lợi từ cây chuối, nhiều người đã vô tư phá rừng để trồng chuối Chỉ tínhriêng Yên Sơn, hiện có hàng nghìn hécta chuối, chuối được trồng ở vườn, đồi,

“leo” lên cả những núi cao, khe suối Nhiều người đã thoát nghèo, giàu lên từcây chuối Cũng từ đó, “nạn” phá rừng trồng chuối đã diễn ra ngày càng phổbiến

Cách đây 2 năm, tại xã Xuân Vân, rừng phòng hộ và tự nhiên bạt ngàn,vẫn còn những cây gỗ 1 – 2 người ôm, nhưng nay những cánh rừng ấy đã bịthay thế bằng rừng chuối Tuy nhiên, đất trồng chuối rất nhanh bạc màu, sauvài năm đất cằn cỗi, họ lại bỏ rẫy và sang cánh rừng khác để phát cây trồngtiếp Chính vì vậy, không chỉ ở xã Xuân Vân mà ở hầu khắp huyện Yên Sơn,chỗ thì bạt ngàn màu xanh của chuối, nơi thì khô khốc những quả đồi trọc

2.3 Giới thiệu một số giống chuối trồng phổ biến ở việt Nam

Chuối trồng được tạo thành do kết quả của sự lai tự nhiên giữa hai loàichuối hoang dại ở Ðông Nam Á là chuối hột và chuối rừng Ngày nay, người taước lượng có đến 200-300 giống chuối được trồng trên thế giới

Ở nước ta, Chuối trồng có nhiều giống, có rất nhiều giống chuối đã trởthành đặc sản cho vùng miềm Theo thông tin mới đây, một số tỉnh miền Bắcnhư Hưng Yên, Nam Đinh đang rất quan tâm vấn đề khôi phục lại các giốngchuối quý của địa phương là chuối tiêu hồng, chuối ngự

Người ta sắp xếp các giống phổ biến vào hai nhóm:

2.3.1 Nhóm giống Chuối tiêu (Chuối già)

Hình 1.1.2: Giống chuối tiêu lùn thấp

Nhóm này có 5 giống được trồng phổ biến trên toàn quốc

Trang 16

+ Giống lùn cao và lùn thấp quả to, cong, vỏ dày, năng suất cao, mộtbuồng chuối trung bình nặng 30 – 40 kg là giống Chuối đươc trồng phổ biến ởviệt nam, trồng tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên và BắcTrung Bộ.

Hình 1.1.3: Giống chuối tiêu lùn cao

+ Giống chuối Tiêu Hồng

Hình 1.1.4: Chuối tiêu hồng

Quả chín có màu vàng sáng, thịt quả rắn, hương vị ngọt thơm, khi chín

vỏ quả dày và rắn, không nhũn như các giống chuối tiêu khác nên rất thuận tiệncho vận chuyển Về mùa hè chuối Tiêu Hồng ăn có vị ngọt không chua nhưchuối tiêu ta

Trang 17

Thời gian từ trồng đến thu hoạch: 13 - 14 tháng Năng suất: Trung bìnhmỗi buồng có 10 - 12 nải, đạt 40 – 45 kg/buồng

Giống chuối tiêu hồng đã trở thành cây đặc sản của tỉnh Hưng Yên và làcây làm giàu cho nhân dân địa phương

+ Giống chuối Tiêu (Già) lùn: Trái cong và vỏ còn xanh khi chín Chóptrái hình cổ chai ngắn, đầu trái bằng phẳng Quầy ít lông, dạng hình nón cụt,chống quầy còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết

+ Giống chuối Tiêu (Già) hương: Trái hơi cong và còn xanh khi chín,đầu trái lõm vô rõ rệt Quầy có ít lông hay trung bình, hình lăng trụ, cuốngquầy không có mo khô vì rụng hết Vòi noãn khô cũng rụng hết

+ Giống chuối Tiêu (Già) cúi: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầutrái bằng phẳng hay hơi lõm vô Quầy ít lông hay trung bình, quầy hơi có hìnhnón cụt vì có một nãi mọc ra xa Mo khô không rụng hết ở quầy nhưng còn lại

ít hơn già lùn Vòi noãn khô còn sót lại ở trái

Ở Lâm Đồng, do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao…Trong những giống chuối được trồng ở đây, có nhóm chuối già đã tạo nênhương vị và phẩm chất đặc trưng riêng đã tạo nên tên gọi chuối LaBa đã trởthành thương hiệu đặc sản của địa phương hấp dẫn du khách trong nước vàquốc tế

Laba một địa danh gắn liền với xã Phú Sơn nên thường gọi Laba - PhúSơn; từ năm 1987 trở về trước, Laba - Phú Sơn là một xã của Huyện ĐứcTrọng, năm 1987 huyện Đức Trọng chia tách làm 2 là: huyện Đức Trọng vàhuyện Lâm Hà Hiện nay xã Phú Sơn thuộc huyện Lâm Hà

Quá trình hình thành vùng đất LaBa từ những năm 1920 khi mở quốc lộ

27 nối liền QL 20 với Ban mê thuật Người Pháp đã xây dựng những đồn điền

ở Đạ Đờn - Phú Sơn hiện nay rồi chiêu mộ nhân công và những hộ dân đi mởđất lập nghiệp trên vùng đất mới.(Một số tư liệu còn lưu trữ cho thấy trước đâyvùng đất Phú Sơn – Đạ Đờn thuộc Tổng Phú Hội, Quận D’Ran, tỉnh Đồng NaiThượng) Các đồn điền của Pháp và người dân trồng chuối để cung cấp chocho kiều dân Pháp và các quan chức triều đình Bảo Đại tại thành phố Đà Lạt(Đà Lạt trước năm 1954 là vùng đất “Hoàng Triều Cương Thổ” là nơi nghỉdưỡng, du lịch của các quan chức Pháp và khách du lịch)

Có giả thuyết cho rằng LaBa là tên Việt hóa của từ tiếng Pháp La Banane

là vùng trồng chuối

Qua thực tế tìm hiểu, trước đây tại vùng tại vùng đất trên có 02 giốngchuối chính gồm loại cây chuối cao và loại cây chuối vừa

Trang 18

Hình 1.1.5: Giống chuối LaBa lùn và Chuối LaBa cao

+ Loại cây chuối cao: cây cao từ 4,5 - 5 mét, thân cây chuối thon, lá màuxanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng Trái cong và

úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khóthu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ,bệnh cháy lá Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao Hiện nay sốlượng còn không đáng kể (rất hiếm)

+ Loại chuối cây vừa: cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lámàu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, tráihơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 –

12 nải (hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Giàhương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt….Nhưng hiện nay

số lượng cây chuối còn rất ít Giống chuối trên cho năng xuất cao, chất lượngtốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen (đốm trứng cuốc)

Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn - Đạ Đờn… tồn tại nhiều giống chuốikhác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp (chuối LaBa, chuối LaBa ĐàLạt…), già cui, già lùn Nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui

Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA;thuộc nhóm chuối già nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau.2.3.2 Nhóm giống Chuối tây (Chuối sứ)

a Giống chuối Cau

Chuối cau có quả nhỏ, ngắn tròn lẳn, vàng, vỏ mỏng, thơm ngon nhưng khó vận chuyển và buồng nhỏ, sản lượng lại thấp;

Trang 19

Hình 1.1.6: Giống chuối Cau

b Giống chuối Ngự

Chuối ngự được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành của Việt Nam, nhưng ngon nhất, vẫn là chuối làng chiêm trũng Đại Hoàng (Lý Nhân, Hà Nam) Quả chuối mềm nuột, mầu vàng nhạt, cắn một miếng, lộ ra ruột vàng sậm, thơm nức

Trang 20

c: Nải (nhánh quả) chuối Ngự; d:Thương hiệu chuối Ngự Hà Nam

c Giống chuối Xiêm đen

Trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái hơi ngắn, kích thước trung bình, cuống hơingắn khoảng 2,5cm, chóp trái hình cổ chai Vỏ trái chín có đốm mốc Quầykhông lông Vòi noãn khô rụng gần hết

Hình 1.1.8: Giống chuối xiêm đen

Còn có các giống Chuối khác như Chuối Bôm (bom), có quả hơi chua nếu chưa chín

kỹ, buồng nhỏ, quả nhỏ;

Hình 1.1.9: Giống chuối bom

Chuối lá quả dài 4 cạnh;

Chuối hột: quả to thẳng 5 cạnh, có hạt thường được dùng làm thuốc.

Trang 21

Hình 1.1.10: Giống chuối hột

3 Giá trị của cây chuối

3.1 Giá trị dinh dưỡng

Chuối là cây ăn trái cung cấp nhiều năng lượng, chứa nhiều chất đườngbột, các loại vitamin…dễ tiêu hóa Tuy nhiên, chuối chứa ít protein, lipid…nênđược dùng như một loại thức ăn bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

Hiện nay trên thế giới có 1/2 sản lượng chuối được dùng ăn tươi, 1/2 cònlại được sử dụng dưới dạng nấu chín và chế biến thành các loại thực phẩmkhác

Thành phần dinh dưỡng tính trên 100g chuối ăn được (theo cách tính của

tổ chức Nông – Lương thế giới – FAO,1976)

Trang 22

3.2 Giá trị sử dụng

3.2.1 Sử dụng làm lương thực, thực phẩm

Trong chuối, hàm lượng kali (potassium) chiếm tỉ lệ rất cao, chứa nhiềuloại đường thiên nhiên như: fructose, sucrose, glucose, cung cấp một nănglượng dồi dào cho cơ thể Hai quả chuối có thể cung cấp năng lượng cho 90phút luyện tập thể thao Không những thế, chuối còn giúp điều trị một số bệnh,nhờ đó, chuối được xếp vào hạng “top” trong thực đơn hàng ngày

Ở một vài quốc gia Châu Phi chuối được tiêu thụ dưới dạng nấu ăn làmthực phẩm chính và dùng để ăn tươi Ngoài ra, chuối còn được dùng để chếbiến thành các dạng thực phẩm khác như bột chuối, bánh, mứt, kẹo, chuối khô,làm rượu, làm giấm hoặc trích lấy tinh dầu

Chuối cũng còn dùng làm thức ăn gia súc, lấy sáp ở các giống chuối rừng(thuộc loài Acuminata), lấy sợi ở giống Musa textilis (chuối sợi Abaca)…3.2.2 Giá trị trong y học

Trong các loại hoa quả nói chung, chuối là loại quả “kì diệu” nhất Chuốidùng tốt cho trẻ thơ, trẻ em đang độ lớn, cho người dưỡng sức, cho người già,cũng như cho những người lao động trí óc và chân tay Nó giúp ích cho hệxương, cho sự sinh trưởng, cho sự cân bằng thần kinh Cũng dùng tốt chonhững người bị bệnh khớp Người suy nhược nên dùng ăn hàng ngày

Các nhà dinh dưỡng cho biết không thể coi thường hàm lượng dinhdưỡng có trong chuối, bởi nó thực sự có thể giúp chữa trị một số loại bệnh(xem bài đọc thêm Giá trị y học của cây chuối)

3.3 Giá trị kinh tế

Từ xưa tới nay, đại bộ phận các gia đình nông thôn Việt Nam coi câychuối là một loại cây trồng rất thân thiện với cuôc sống, nhà nhà trồng chuối.Mỗi gia đình tối thiểu cũng trồng một vài khóm chuối trong góc vườn, bờ ao,

bờ ruộng nương với mục đích cải thiện đời sống trong gia đình

Vài năm gần đây, quả chuối được coi là mặt hàng nông sản ưa chuộng,

có thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước Giá chuối tiêu thụ nội địa hiệnnay ở mức 5.000 – 6.000đ/kg Ngoài ra quả chuối được xuất khẩu rộng rãi sangTrung Quốc, châu Âu mang một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước Do đó từ cáctỉnh Trung du miềm núi phía bắc cho đến đồng bằng Nam Bộ, diện tích trồngchuối được mở rộng

Chuối không chỉ trồng phân tán nhỏ lẻ mà đã được trồng tương đối tậptrung với diện tích lên tới hàng chục hecta Một gia đình có 1 ha đất canh tác,mật độ trồng 1.000 - 1.100 khóm chuối, ngay năm đầu tiên đã thu lãi bình quân

60 - 70 triệu đồng/năm

Cây chuối giờ đây không chỉ góp phần cải thiện đời sống mà còn giúpcác gia đình vươn lên thoát nghèo

Trang 23

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi

1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong nước ?

2 Nêu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây chuối?

3 Nhận dạng một số giống chuối trồng phổ biến hiện nay?

2 Bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 1.1.1: Quan sát và nhận dạng một số giống chuối hiện

có tại địa phương

- Mục tiêu:

+ Nhận diện được đặc điểm thân, lá, hoa, quả của một số giống chuối;+ So sánh sự khác nhau giữa các giống chuối hiện có

- Nguồn lực:

+ Tập đoàn các giống chuối được trồng trong sản xuất;

+ Bản mô tả đặc điểm của một số giống chuối được trồng phổ biến trong sản xuất tại địa phương;

+ Thước đo, sách vở ghi chép

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên thực hiện thao tác mẫu trên cây chuối;

+ Chia nhóm thực hiện: mỗi nhóm có từ 3 – 5 người học

- Nhiệm vụ của nhóm:

+ Quan sát màu sắc thân, lá, hoa và dạng quả một số giống chuối;

+ Đo đếm khích thước thân, lá, hoa và quả của một số giống chuối;

+ Thảo luận và so sánh với bản mô tả các giống chuối;

+ Kiểm tra lại những đặc điểm còn nghi vấn;

+ Xác định chính xác từng giống chuối

- Thời gian hoàn thành: 04 giờ;

+ Rút kinh nghiệm: Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên, uốn nắn kịp thời.+ Lỗi thường gặp trong quá trình thực hành:

o Không chú ý quan sát, theo dõi, ghi chép không cẩn thận

o Không thảo luận hoặc thảo luận sơ sài

o Ngộ nhận

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Trang 24

Đánh giá thông qua bài viết thu hoạch dựa theo các tiêu chí sau:

Hình dạng và màu sắc thân Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giáHình dạng và màu sắc lá Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giáHình dạng và màu sắc buồng chuối Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giáQuan sát ruột quả chuối khi xanh và

lúc chín

Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuốitrên thực địa và bản mô tả để đánh giá

Đo kích thước lá trưởng thành Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giá

Đo kích thước thân cây khi mang

buồng (chiều cao, vanh thân )

Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuốitrên thực địa và bản mô tả để đánh giá

Đo kích thước buồng chuối và số

lượng nải chuối trên buồng chuối

Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuốitrên thực địa và bản mô tả để đánh giá

Đo kích thức quả, số lượng quả Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung Căn cứ vào số thứ tự của khóm chuối

trên thực địa và bản mô tả để đánh giá

C Ghi nhớ

- Đặc điểm thân, lá, hoa, quả của một số giống chuối

- Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối trong nước và trên thế giới;

- Nêu giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế của cây chuối

- Đặc điểm của một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Namhiện nay

Trang 25

Bài 2 Xây dựng kế hoạch trồng chuối

MĐ 01-02

Mục tiêu:

- Liệt kê được các mục trong dự toán trồng chuối;

- Dự tính được chi phí về công lao động, giống, phân bón, thuốc bảo vệthực vật, nước tưới và các vật tư khác trên diện tích trồng chuối;

- Dự kiến năng suất và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích trồng chuối;

A Nội dung

1 Dự tính chi phí công lao động

Cây chuối là loại cây hàng năm nhưng có khả năng lưu gốc cho nhiềunăm và nhiều công việc có thể áp dụng cơ giới hóa Do đó chi phí công laođộng cho 1ha chuối trung bình cho một chu kỳ sản xuất thấp hơn một số loạicây trồng khác Tuy nhiên, trước khi trồng chuối phải dự toán chi phí công laođộng

Theo kết quả điều tra cứ 1 ha trồng chuối, trung bình cần sử dụng khoảng

180 – 200 công lao động vào công việc cụ thể như: Chuẩn bị đất, trồng, bónphân, làm cỏ, tưới nước, cắt tỉa lá chồi, phun thuốc bảo vệ thự vật, thu hoạchvận chuyển

Để dự toán chi phí công lao động tương đối chính xác, người ta tính chitiết số công lao động cho từng công việc cụ thể, đơn giá ngày công tại thờiđiểm và dự trù tỷ lệ phát sinh thì dự toán chi phí công lao động được diễn giảinhư sau:

- Chi phí công chuẩn bị đất (C1)

- Chi phí công trồng (C2)

- Chi phí công bón phân (C3)

- Chi phí công làm cỏ, phun thuốc cỏ (C4)

- Chi phí công tưới nước (C5)

- Chi phí công cắt lá, tỉa chồi (C6)

- Chi phí công phun thuôc phòng trừ sâu bệnh (C7)

- Chi phí công thu hoạch vận chuyển đóng gói (C8)

Chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng):

C= (C1 + C2 + C3 + C4 + C5 + C6 + C7 + C8)Phát sinh: C/10

Tổng chi phí công lao động dự tính trong năm là (C đồng): C + C/10

Trang 26

Ví dụ: Bảng 1.2.1: Dự toán chi phí công lao động cho 01 ha chuối

Số công lao động

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1 Công chuẩn bị đất 60 120,000 7,200,000

4 Công làm cỏ, phun thuốc cỏ 40 120,000 4,800,000

6 Công cắt lá, tỉa chồi 10 120,000 1,200,000

7 Công phun thuôc phòng trừ sâu bệnh 25 120,000 3,000,000

8 Thu hoạch vận chuyển 20 120,000 2,400,000

Thông thường người ta căn cứ vào:

- Số lượng cây cần mua để trồng cho 1ha chuối dựa vào khoảng cáchtrồng

- Giá tiền của một cây tại thời điểm

Cách dự tính chi phí cây giống như sau:

Số lượng cây giống cần trồng x giá tiền của một cây tại thời điểm = G(đồng)

Ví dụ: Trồng chuối với khoảng cách: cây cách cây 3m x 3m

Lượng cây giống cần 1,100 cây/ha

Tỷ lệ dự phòng 10% tương ứng 110 cây giống

Tổng lượng cây giống cần mua: 1210 cây

Trang 27

Giá tiền của một cây tại thời điểm: 6,000 đ/cây (bao gồm cả vận chuyển).Chi phí cây giống/1ha = 1,210 cây X 6,000 đồng/ cây = 7,260,000 đồng

Ví dụ:

Lượng phân tổng quát bón cho 01 ha chuối đạt năng suất cao 50.000 kg/ha/ năm, khuyến cáo như sau:

- Phân chuồng bón lót: 10-15kg/gốc, tương đương 15 tấn/ha

- Phân đạm (N): Bón 200g đạm nguyên chất tức khoảng 450g Ure/ gốc/năm, tương đương 500 kg/ha/năm

- P205: 100g – 120g Lân nguyên chất tức khoảng 625g – 700g lân Lâmthao / gốc/ năm, tương đương 700 kg/ha/năm

- K2O: 400g Kali nguyên chất tức khoảng 660g Kcl / gốc/ năm, tươngđương 650 kg/ha/ năm

- Vôi bột 500 kg/ha/năm

Bảng 1.2.2: Dự toán chi phí phân bón cho 01 ha chuối

(Dự kiến năng suất đạt 50.000 kg/ha/ năm)

STT Loại phân bón Đơn vị tính lượng Số Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)

4 Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Việc dự tính chi phí thuốc BVTV thường khó chuẩn xác do tình hìnhthời tiết thất thường và tình hình dịch bệnh biến động liên tục theo mùa vụ Vì

Trang 28

vậy, việc dự tính phần chi phí cho việc dùng thuốc phòng ngừa sâu bệnh chỉ đạtmức độ tương đối

Theo kinh nghiệm của những người nông dân trồng chuối lâu năm, hàngnăm trung bình thuốc phòng trừ sâu bệnh và trừ cỏ cho chuối, chi phí bằng 1/25tổng chi phí cho phân bón

Nếu chi phí phân bón theo ví dụ trên thì chi phí thuốc trừ sâu bệnh và cỏdại là: 47,475,000/25 = 1,899,000 đồng, khoảng 2,000,000 đồng cho 1ha chuối

5 Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư khác

Trong sản xuất chuối qui mô hộ gia đình với diện tích lớn hơn 5000m2

50.000 m2 việc trang bị máy động cơ phun thuốc bảo vệ thực vật, máy bơmnước và hệ thống tưới là cần thiết

Máy phun thuốc động cơ 01 chiếc, đơn giá tháng 10 năm 2012 là1,500,000 đồng

Máy bơm nước 01 chiếc, đơn giá tháng 10 năm 2012 là: 2,500,000 đồngChi phí cho hệ thống tưới lắp đặt cho 1 ha chuối là 50,000,000 đồngTất cả máy bơm nước, máy phun thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống tướiđược khấu hao dần trong vòng 10 năm Tổng chi phí máy phun thuốc, máybơm và hệ thống tưới nước là 54,000,000 đồng, như vậy chi phí cho 01 năm là:5,400,000 đồng

Dụng cụ rẻ tiền mau hỏng như dao, cuốc, xẻng, thuổng, xe rùa khoảng500,000 đồng / ha / năm

Cây chống đổ mua hàng năm: 3000 cây đơn giá 10,000 đồng/ cây =30,000,000 đồng

Xăng dầu phun thuốc và chạy máy bơm nước: theo kinh nghiệm của cácnông dân chuyên trồng chuối, trung bình mỗi năm chi phí xăng dầu: 5,000,000đồng cho mỗi ha chuối

Bảng 1.2.3: Tổng chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư khác như sau:

3 Hệ thống tưới 01 50,000,000 5,000,000

4 Dụng cụ rẻ tiền mau

hỏng

500,000

Trang 29

6 Dự tính hiệu quả kinh tế

6.1 Dự tính tổng chi phí đầu tư cho 1 ha

Chi phí đầu vào được tính từ tổng chi phí cho các hạng mục trên baogồm chi phí cây giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phícông tưới nước, chi phí công lao động

Bảng 1.2.4: Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha trồng chuối

2 Chi phí phân bón 47,475,000

5 Chi phí máy móc, dụng cụ và các loại

Tổng cộng chi phí cho 1 ha 124,035,000

6.2 Dự kiến năng suất/ha

Ở nước ta, năng suất chuối còn thấp so với các nước khác trên thế giới.Trong những năm gần đây, năng suất chuối của Việt Nam được cải thiện rõ rệt

có nhiều vùng như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, khu vực Miềm Đông Nam

Bộ và khu vực Tây Nguyên năng suất thu được từ 35 - 40 tấn/ ha/năm, cá biệt

có nơi năng suất đạt 60 – 70 tấn/ha/năm Tuy nhiên còn phụ thuộc vào mức đầu

tư thâm canh, yếu tố khí hậu

- Nếu mật độ trồng dao động từ 1,000 – 1,100 khóm /ha

- Nếu ước tính mỗi năm thu được trung bình 2 buồng chuối/ 1 khóm

- Trọng lượng trung bình 01 buồng: 20kg

Dự tính năng suất:1,000 khóm x 2 buồng/khóm x 20 kg/buồng = 40

Trang 30

Tại thị trường Tây Nguyên, tháng 11/2012 giá chuối tiêu là: 5,000 đ/kgLấy năng suất x số tiền 1 kg chuối tại thời điểm sẽ có được có tiền tổngthu: TT (đồng) = 40,000 kg X 5000 đòng/kg = 200,000,000 đồng

6.3 Dự tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế (HQKT) được tính như sau:

HQKT (đồng) = Tổng thu – Tổng chiTheo hạch toán ở phần trên: tổng thu 200,000,000 đồng;

Tổng chi: 124,035,000 đồng

Hiệu quả kinh tế = 200,000,000 - 124,035,000 =75,965,000 đồng

Lợi nhuận kinh tế trồng 1 ha chuối lãi khoảng 76 triệu đồng/ năm

B Câu hỏi và bài tập

Trang 31

o Nhiệm vụ của giáo viên: Hướng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhởthường xuyên, uốn nắn kịp thời.

o Nhiệm vụ của người học: Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên,căn cứ yêu cầu của phiếu thực hành để thực hiện

- Nội dung thực hiện

Lập dự toán chi phí công lao động cho 01 ha chuối

Số công lao động

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Trang 32

+ Tổng chi phí máy móc, dụng cụ và các loại vật tư khác như sau:

STT Loại máy móc vật tư Số lượng Giá Chi phí

1ha/năm

Ghi chúMáy phun thuốc

Tổng

+ Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha trồng chuối

1 Chi phí công lao động

Trang 33

HQKT (đồng) = Tổng thu – Tổng chi

- Thời gian thưc hiện: 8 giờ

- Kết quả thực hiện và tiêu chuẩn sản phẩm

Đánh giá qua quan sát, theo dõi, chấm điểm trên các phiếu thực hành.

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ Căn cứ vào phiếu thực hành

Tuân thủ các bước thực hiện Căn cứ vào phiếu thực hành

Thao tác cẩn thận, thuần thục Căn cứ vào phiếu thực hành

Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật Căn cứ vào phiếu thực hành

Dự tính các công việc thực hiện Căn cứ vào phiếu đánh giá sản phẩmTính toán và ghi bảng Căn cứ vào phiếu đánh giá sản phẩm

C Ghi nhớ

Dự toán được lượng giống, công lao động và vật tư phân bón để trồng chuối

Trang 34

Bài 3 Thiết kế vườn trồng chuối

MĐ 01-03 Mục tiêu:

- Lựa chọn được đất trồng chuối;

- Thiết kế được vườn chuối hợp lý theo tùng loại đất và đạt tiêu chuẩnViệt GAP

Ngược lại, các loại đất cát nhẹ, thoát nước quá nhanh, khả năng giữ ẩmkém cũng không thuận lợi cho chuối sinh trưởng và phát triển

Độ dày tối thiểu của lớp đất mặt bảo đảm cho bộ rễ chuối phát triển bìnhthường là 70cm Tuy vậy thực tế sản xuất cho thấy rằng các vườn chuối chonăng suất cao, ổn định, tuổi thọ dài thường có độ dày tầng đất mặt >1m Khitầng đất mặt mỏng, hệ rễ của cây chuối không ăn sâu xuống dưới được, nguồndinh dưỡng dự trữ của tầng mặt cũng bị giới hạn

Đất thấm nước, thoát nước kém, nhạy cảm với điều kiện khô hạn, cungcấp dinh dưỡng kém, do vậy sinh trưởng chuối bị hạn chế, cây sớm già cỗi,năng suất thấp

1.1.2 Yêu cầu hoá tính

Chuối thích nghi với độ chua khá rộng, từ 5 –6,5 Ở nước ta chuối pháttriển tốt trên các vùng đất: phù sa, đất đồng bằng, đất đỏ bazan chua nhẹ, phạm

vi pH từ 5 –5,5

Hàm lượng hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá độ phì đất Đối với đất đồi trồng chuối, hàm lượng hữu cơ cao thườngkèm theo đất tơi xốp và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cao

Đạm và kali là 2 yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với chuối Lântổng số dường như ít quan trọng hơn, tuy vậy cũng là nguyên tố dinh dưỡngchủ yếu, đặc biệt là cho thời kỳ nở hoa

Tóm lại, chuối đặc biệt ưa đất sâu, tơi xốp, thoát nước tốt, thịt nhẹ, hơichua đến trung tính, giàu mùn và các bazơ trao đổi, đặc biệt là kali

1.2 Chọn đất

Trang 35

Từ yêu cầu về đất trồng chuối Chúng ta có thể trồng chuối trên các loạiđất sau đây

1.2.1 Đất phù sa

Đất tơi xốp, có kết cấu, giàu dinh dưỡng và pH trung tính Loại đất nàytạo thành bãi phù sa hai bên sông rất thích hợp cho việc trồng chuối như ở VĩnhPhúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên

1.2.2 Đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá bazan(đất bazan)

- Đất tơi xốp, có cấu trúc tốt, thấm nước nhanh, giữ nước tốt

- Khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt

- Tầng đất dày trên 1m: mực nước ngầm sâu

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình trở lên

Ở nước ta, đất bazan được coi là đất lý tưởng nhất để trồng chuối vì có tính chất vật

lý thích hợp với yêu cầu của cây Các vùng trồng chuối chính ở nước ta hầu hết trên đất bazan như Tây nguyên, Đồng Nai v.v

Hình 1.3.1: Phẫu diện đất bazan trồng chuối

1.2.3 Các loại đất khác

Ngoài đất bazan chuối cũng có thể phát triển tốt trên các loại đất khácnhư:

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch và đá vôi (Sơn La)

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đá gneiss (Komtum)

Trang 36

- Đất đỏ vàng, đất cát xám phát triển trên đá granit (một số vùng ở LâmĐồng, Daklak) v.v.v

Việc chọn đất cần được đặc biệt lưu ý trong trường hợp trồng trên đấtmới Trước khi trồng cần triển khai công tác khảo sát đất và quy hoạch cụ thểtoàn bộ diện tích trồng Cần thực hiện các công việc sau:

Quan sát thực bì tự nhiên và các loại cây trồng đã có trên đất, khảo sáttình trạng đất: địa hình, đồi dốc, ranh giới chuyễn biến của các loại đất

Đào phẫu diện đất: quan sát các tầng đất, cấu trúc đất, ghi nhận các tầngcản trở trong đất Đây là những chi tiết rất quan trọng trong việc đánh giá đấtcho nên phải ghi nhận cụ thể mức độ, chiều sâu, độ dầy của các tầng đất

Chú trọng và khoanh vùng các diện tích đất có các yếu tố bất lợi cho việctrồng chuối như: vùng bị ngập nước, vùng có tầng đá tảng Công tác khảo sátban đầu càng chi tiết thì càng tránh được các lảng phí trong đầu tư về sau nhất

là tránh được việc trồng chuối trên những đất không thích hợp

Sử dụng công cụ đã được chuẩn bị để dọn sạch toàn bộ diện tích nương,đồi chuối trước khi thiết kế các hệ thống

Trồng mới: Khối lượng công tác khai hoang tùy thuộc vào tình trạngthực vật sẵn có trên diện tích dự kiến trồng

Yêu cầu của công tác khai hoang là dọn sạch đất nhất là loại bỏ tất cả cácmầm bệnh chứa trong các loại rễ cây rừng còn tồn tại trong đất nhưng vẫn giữđược độ phì của đất Chất lượng của việc khai hoang rất quan trọng trongtrường hợp trồng trên các loại đất rừng mới khai phá

Dọn sạch đất: loại bỏ các cây chồi bụi, các loại dây leo trên toàn bộ diệntích, sau đó dọn sạch mặt đất bằng cách chôn lấp các dư thừa thực vật

Đốt dư thừa thực vật là một biện pháp đơn giản nhất cho phép dọn sạchmặt bằng nhanh tuy nhiên đốt làm hư hại lớp đất mặt, các chất dinh dưỡng bị

Trang 37

mất đi, mùn, các loại côn trùng và vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt Ngoài ra đốtcòn làm tiêu hủy một khối lượng lớn chất xanh (cành, lá) của các cây vừa mớiđốn hạ, đó là nguồn chất hữu cơ sẽ trả lại cho đất sau khi được phân hũy Cáccành lá còn là một lớp bảo vệ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi tốt và giúplàm giảm nhiệt độ lớp đất mặt khi đất bị phơi ra ánh nắng

Khi đốt, phần lớn các chất C, N trong thực vật bị tiêu hũy và bốc hơinhưng các chất dinh dưỡng khác ít bị ảnh hưởng nhất là giúp gia tăngPhốtphát,các Cation trao đổi và làm tăng pH đất ở nơi đốt Ngoài ra đốt còn cóthể cải thiện lý tính của một số loại đất, đặc biệt là đất sét, giúp đất trở nên tơixốp, dễ canh tác và dễ thấm nước hơn Cho nên có thể đốt nhưng nên hạn chếdiện tích đất bị đốt bằng cách gom các dư thừa thực vật vào các bờ gom, để khôtrong vòng từ 4-6 tuần rồi đốt Các bờ gom phải được tính toán cẩn thận và bốtrí song song với hàng trồng chuối để không gây trở ngại cho công tác chia lô,chia hàng trồng sau nầy

Khi đốt phải tạo các đường ngăn lửa và bố trí canh gát cẩn thận để tránhcháy lan Nên đốt vào lúc sáng sớm, lúc im gió hoặc có gió nhẹ Sau khi đốt,thu gom tro và rắc trên toàn bộ diện tích vì trong tro có một lượng đáng kểphốtphát, các cation trao đổi được nhất là chất Ca sẽ giúp nâng độ pH của đất

Hình 1.3.2: Khai hoang đất trồng chuối

Lưu ý phải diệt tận gốc các loại tre, le bằng hóa chất hoặc bằng cơ khímóc lật rễ cả bụi lên phơi nắng vì các loại tre, le nếu còn tồn tại trên diện tíchtrồng sẽ cạnh tranh nước mạnh với chuối vào mùa nắng có khi làm chết hàngloạt cây chuối con

Trang 38

Trong quá trình khai hoang, hạn chế tối đa việc khai hoang trắng Những quảđồi trồng chuối thì chỏm rừng và thảm thực vật tự nhiên ở đỉnh đồi phải đượcgiữ lại không khai hoang vì chúng có tác dụng chống xói mòn.

2.2 Đất có cây trồng trước hoặc đất tái canh

Nếu trồng chuối trên đất đã có cây trồng trước cần tiến hành chặt bỏ câytrồng trước, thu gom lại đốt hoặc hoặc đưa ra khỏi lô

Trồng lại (tái canh):

Sau khi trồng và chăm sóc chuối từ 4 – 5 năm, mật độ chuối phân bốkhông đồng đều trên một đơn vị diện tích, hơn nữa thân ngầm của chuối nhôcao trên mặt đất ảnh hưởng trực tiếp tới việc hút nước, dinh dưỡng và chống đổngã kém năng suất thấp Việc trồng lại được thực hiện nhằm mục tiêu loại bỏcác diện tích chuối già không còn hiệu quả kinh tế đồng thời giúp cho việc đưacác giống mới có năng suất tốt hơn vào sản xuất

3 Thiết kế vườn trồng chuối

3.1 Nguyên tắc của việc thiết kế vườn chuối

Xây dựng thiết kế vườn trồng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tiết kiệm đất đồng thời phải bảo đảm hoạt động của máy móc và ngườilao động trong việc cày bừa, phun thuốc, chăm sóc, bón phân, vận chuyển sảnphẩm v.v Không chừa quá nhiều đường vận chuyển cũng như chừa đườngquá rộng gây lãng phí đất đai Đường vận chuyển chung quanh lô rộng từ 5-6 m

là thích hợp

- Bảo đảm mật độ vườn cây hữu hiệu trong việc thâm canh tăng năngsuất lâu dài Mật độ cây phải phù hợp với giống cây trồng, phù hợp với điềukiện đất đai và trình độ thâm canh

- Bố trí cây đai rừng chắn gió hợp lý, đối với các nông hộ, diện tíchchừng vài ha có thể trồng cây ăn quả như các hàng cây đai rừng

- Có biện pháp chống xói mòn ở đất dốc như thiết kế các hàng cây theođường đồng mức, nơi có độ dốc lớn cần lập các băng che phủ chống xói mòn

và các đường phân thuỷ một cách hợp lý

Tùy địa hình cụ thể, thiết kế thành từng lô 0,5 - 2ha để dễ quản lý, chămsóc thu hoạch

3.2 Thiết kế vườn trồng chuối trên đất dốc

Thiết hệ thống đường hợp lý thuận lợi trong khâu chăm sóc và thu hoạch, tránh lãng phí đất.

Trang 39

Hình 1.3.3: Thiêt kế nương đồi chuối trên đất dốc

- Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ: Thước chữ A, thước dây, cuốc, xẻng,dao phát, giấy, bút, thước kẻ trong tình trạng sử dụng tốt

- Số lượng dụng cụ chuẩn bị dựa trên số lượng người làm

- Dụng cụ nào không chắc chắn phải được chêm lại

3.2.1 Chia khu trồng chuối

Khu vực trồng chuối được chia thành từng khu để tiện công tác quản lý,địa giới dựa vào địa hình tự nhiên như: Suối, ngòi, đường phân thuỷ Diện tíchkhu chuối thường lớn từ 20 – 100 ha

3.2.2 Chia lô trồng chuối

Đường lô phụ 1,5 – 2m

Hình 1.3.4: Sơ đồ thiết kế lô trồng chuối

Lô chuối là đơn vị nhỏ nhất, có đường ra, vào lô Diện tích lô chuối tốithiểu có chiều ngang 45 – 60 m, chiều dài 50 – 100m, tương đương 2000-4000m2 Tối đa có chiều ngang 100 m, chiều dài 100 – 120m, tương đương5000- 7000m2 Lô quá to bất tiện trong chăm sóc, lô quá nhỏ tốn diện tích, mấthàng chuối và đường đi

Trang 40

- Đường lô chính vuông góc với hàng hàng từ 2,5 – 3m

- Đường lô phụ vuông góc với đường lô chính từ 1,5 – 2m

Ngoài ra có thể thiết kế đường vận chuyển chính, đường quay máy,đường chống cháy…

Tuỳ theo diện tích của nương, đồi chuối mà ta bố trí chia theo lô, hàng đểtiện chăm sóc

- Đi thăm, kiểm tra nương, đồi chuối

+ Nếu S >1ha thì ta chia lô, hàng

+ Nếu S<1 ha thì ta chia hàng thuộc lô

Hình 1.3.5 a: Thiết kế hàng chuối trên đất tương đối bằng phẳng

b: Thiết kế hàng chuối trên đất dốc

- Dùng thước dây đo hàng cách hàng 3 m, chiều dài hàng 50 – 100m Cứ

20 – 30 hàng chuối ta được 1 lô tương đương với diện tích lô là 6000 –10.000m2 Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào S khu đất trồng chuối mà ta chia lô,nhưng chú ý chiều rộng và chiều dài hàng chuối nên nhỏ hơn 100m, không nênquá lớn gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc và thu hoạch chuối

3.2.3 Hàng chuối

Bố trí hàng chuối có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và tuổi thọ củanương chuối, phương pháp bố trí tuỳ thuộc vào độ dốc của đồi chuối

- Hàng trồng chuối thiết kế tuỳ thuộc vào độ dốc

+ Nếu tương đối bằng phẳng: Hàng chuối chạy thẳng theo hướng vuônggóc với đường trục chính để thuận lợi vận chuyển và chăm sóc chuối

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w