Trong công trìnhnghiên cứu này, các tác giả đã đề cập khá toàn diện đến các nội dung của quản lý kinh tế biển ở Trung Quốc như: Khai thác hải sản, phát triển kinh tế hàng hải,... Môhình
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lại Lâm Anh
QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lại Lâm Anh
QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế
Mã số : 62.31.07.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS TS Nguyễn Thanh Đức
2 PGS TS Bùi Tất Thắng
HÀ NỘI - 2013
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và/hoặc của riêng tác giả Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Lại Lâm Anh
Trang 4Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa i
Lời cam đoan iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các hình x
Danh mục các bảng xi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN 1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý kinh tế biển 14
1.1.1 Khái niệm kinh tế biển 14
1.1.2 Quản lý kinh tế biển 16
1.2 Vai trò của quản lý kinh tế biển 19
1.3 Một số quan điểm và cách tiếp cận về quản lý kinh tế biển 23
1.3.1 Quản lý tổng hợp kinh tế biển 23
1.3.2 Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” (A Hirschman và F Perrons) 25
1.3.3 Quản lý để phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian) 26
1.3.4 Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong cạnh tranh quốc tế 27
1.3.5 Biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững 28
1.3.6 Chủ nghĩa cực đoan 29
1.3.7 Chủ nghĩa lý tưởng 31
1.3.8 Chủ nghĩa hiện thực 32
1.4 Những vấn đề pháp lý liên quan tới quản lý kinh tế biển 33
1.4.1 Công pháp quốc tế về biển 33
1.4.2 Luật pháp quốc gia về biển 42
Chương 2 QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI: TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ SINGAPORE 2.1 Quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 44
2.1.1 Quan điểm, Chiến lược kinh tế biển của Trung Quốc 44
2.1.2 Thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 47
Trang 52.1.2.1 Quản lý kinh tế hàng hải của Trung Quốc 47
2.1.2.2 Quản lý Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc 53
2.1.3 Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 56
2.1.3.1 Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 56
2.1.3.2 Các vấn đề tồn tại trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 59
2.1.4 Một số bài học về quản lý kinh tế biển của Trung Quốc 62
2.2 Quản lý kinh tế biển của Malaysia 63
2.2.1 Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Malaysia 63
2.2.2 Thực trạng quản lý kinh tế biển của Malaysia 64
2.2.2.1 Quản lý hệ thống cảng biển của Malaysia 64
2.2.2.2 Quản lý vận tải bằng tàu biển của Malaysia 67
2.2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực, an toàn và an ninh hàng hải, hợp tác quốc tế về hàng hải của Malaysia 71
2.2.3 Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Malaysia 73
2.2.3.1 Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 73
2.2.3.2 Các vấn đề tồn tại trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 75
2.2.4 Một số kinh nghiệm trong quản lý kinh tế biển của Malaysia 76
2.3 Quản lý kinh tế biển của Singapore 78
2.3.1 Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Singapore 78
2.3.2 Thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore 79
2.3.2.1 Quản lý kinh tế hàng hải của Singapore: 79
2.3.2.2 Quản lý khai thác dầu mỏ và khoáng sản của Singapore 84
2.3.2.3 Du lịch biển của Singapore 86
2.3.3 Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore 88
2.3.3.1 Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Singapore 88
2.3.3.2 Các vấn đề còn hạn chế trong quản lý kinh tế biển của Singapore 89
2.3.4 Một số bài học về quản lý kinh tế biển của Singapore 90
2.4 Một số vấn đề có tính chất quy luật trong quản lý kinh tế biển thế giới 91
Chương 3 VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 3.1 Tầm quan trọng của quản lý kinh tế biển ở Việt Nam 94
3.2 Thực trạng quản lý kinh tế biển Việt Nam 95
Trang 63.2.1 Quan điểm chiến lược về phát triển kinh tế biển Việt Nam 95
3.2.2 Hệ thống luật biển Việt Nam 97
3.2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam 99
3.2.4 Quản lý các lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam 100
3.2.4.1 Quản lý hệ thống cảng biển Việt Nam 100
3.2.4.2 Quản lý ngành tàu biển Việt Nam 103
3.2.4.3 Quản lý khai thác khoáng sản biển Việt Nam 107
3.2.4.4 Quản lý khai thác hải sản biển Việt Nam 114
3.2.4.5 Quản lý du lịch biển Việt Nam 119
3.2.4.6 Quản lý các khu kinh tế ven biển Việt Nam 123
3.2.4.7 Tranh chấp biển đảo Việt Nam 128
3.3 Một số kinh nghiệm thế giới rút ra cho quản lý kinh tế biển Việt Nam và gợi ý chính sách 132
3.3.1 Các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hướng tới phát huy lợi thế địa kinh tế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, cần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển 133
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới kinh tế biển 134
3.3.3 Hoàn thiện các tổ chức cơ quan quản lý kinh tế biển 135
3.3.4 Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển 135
3.3.5 Phát triển kinh tế biển có trọng điểm 136
3.3.6 Kinh nghiệm quản lý kinh tế hàng hải 137
3.3.7 Kinh nghiệm quản lý khai thác dầu khí và khoáng sản 140
3.3.8 Kinh nghiệm về khai thác hải sản 141
3.3.9 Kinh nghiệm quản lý du lịch biển 142
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 164
Trang 7Danh mục các chữ viết tắt
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAPA American Association of Port
DOC Declaration on the conduct of
parties in the South China Sea
Tuyên bố về quy tắc ứng xử của cácbên ở Biển Đông
DOF Department of Fisheries of
Malaysia
Bộ Thủy sản của Malaysia
DSLB Domestic Shipping Licensing
Board
Ban Cấp phép Vận chuyển Nội địa
DWT Dead Weight Tons
1 DWT = 2.240 pounds =1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn)
Là đơn vị đo lường hàng hóa đượcdùng trong vận tải biển
EDB The Economic Development
EPU Economic Planning Unit Ban Kinh tế Kế hoạch Malaysia
FEU Forty-foot Equivalent Unit
1 FEU = 2 TEU
Là đơn vị đo của hàng hóa đượccông ten nơ (container) hóa tươngđương với một côngtenơ tiêu chuẩn
40 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao)(khoảng 78 m³ thể tích)
Trang 8FRI Fisheries Research Institute Viện Nghiên cứu Thủy sản
GRT Gross Register Tonnage
1 GRT = 100 cubic feet(2,83168466 m³)
GRT là “Dung tích đăng ký” Gồmtoàn bộ thể tích các khoảng trống củacon tàu 1GRT = 2,83168466 m³ Tuỳcách tính của mỗi cơ quan đăng kiểmnên GRT của 1 con tàu là không đồngnhất GRT thường dùng làm đơn vịtính cảng phí, hoa tiêu phí…
IAPH International Association of
Ports and Harbors
Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế
IMC International Maritime Center Trung tâm Hàng Hải Quốc tế
MISC Malaysian International
MIMA Maritime Institute of Malaysia Viện Hàng hải Malaysia
MPA the Maritime and Port
Authority of Singapore
Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biểnSingapore
PIPS Port Improvement Plan of
Singapore
Bảng kế hoạch nâng cấp cảngSingapore
R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
STB Singapore Tourism Board Tổng cục Du lịch Singapore
Trang 9TEU Twenty-foot Equivalent Units
2 TEU = 1 FEU
Là đơn vị đo của hàng hóa đượccông ten nơ (container) hóa tươngđương với một côngtenơ tiêu chuẩn
20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao)(khoảng 39 m³ thể tích)
TNCs Trans National Corporations Các công ty xuyên quốc gia
TSB Territorial Sea Baseline Đường cơ sở
UNCTAD United Nations Conference on
Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triểnLiên Hiệp quốc
UNCLOS United Nations Convention on
the Law of the Sea
Công ước Liên hợp quốc về Luậtbiển
VASEP Vietnam Association of
Seafood Exporters andProducers
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩuThủy sản Việt Nam
Trang 10Danh mục các hình
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ quản lý kinh tế biển 17
Hình 1.2: Chiến lược quản lý kinh tế biển 19
Hình 1.3: Ba cách hiểu về Lãnh hải và đường cơ sở theo Điều 3 và Điều 7 UNCLOS 36
Hình 1.4: Quy định về vùng biển theo UNCLOS 37
Hình 1.5: Tổng hợp không gian biển theo UNCLOS 40
Hình 1.6: Đường trung tuyến phân định ranh giới biển theo Điều 15 UNCLOS 41
Hình 2.1: 10 cảng lớn nhất thế giới năm 2011 48
Hình 2.2: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Trung Quốc 51
Hình 2.3: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Hồng Kông 51
Hình 2.4: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia 70
Hình 2.5: Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore 80
Hình 2.6: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Singapore 84
Hình 2.7: Xuất khẩu dầu thô của Singapore 85
Hình 3.1: Xếp hạng cảng biển thế giới theo tiêu chí số hàng qua cảng 103
Hình 3.2: Vận tải bằng tàu biển của Việt Nam 104
Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 109
Hình 3.4: Sản lượng khai thác than sạch của Việt Nam 111
Hình 3.5: Tổng giá trị than đá xuất khẩu của Việt Nam 111
Hình 3.6: Sản lượng sản xuất muối của Việt Nam 113
Trang 11Danh mục các bảng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Các cảng của Trung Quốc nằm trong danh sách 50 cảng đứng đầu thế
giới năm 2011 theo trọng lượng hàng hóa qua cảng 58
Bảng 2.2: Hàng qua cảng Klang và cảng Tg Pelepas của Malaysia 66
Bảng 3.1: Sản lượng khai thác khí tự nhiên ở dạng khí của Việt Nam 109
Bảng 3.2: Các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam 125
Bảng 3.3: Các khu vực hiện nay đang bị chiếm đóng tại Quần đảo Trường 131
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng lớn về kinh tế biển với bờ biển dàitrên 3.260 km, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 (gấp hơn 3 lần diện tích đấtliền), có vị trí địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt Biển chứa đựng nhiều tàinguyên to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là nhữnglợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người Biển đãđem lại cho Việt Nam nhiều nguồn lợi lớn từ khai thác khoáng sản (nhất là dầukhí, than ven biển, làm muối), phát triển kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, dulịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển Việc khai thác nguồn lợi biển đã
có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước Các ngành kinh tế biểnluôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam Năm 2011, ướctính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48%GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tếdiễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải(vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cho đến nay phát triển kinh
tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả Theo đánh giá của cácchuyên gia nghiên cứu, Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ khai thác lợi thế tĩnh theo hìnhthức khai thác tài nguyên thô, trình độ công nghệ thấp, chưa tạo được giá trị giatăng lớn cho những ngành kinh tế từ biển Khai thác hàng hải, cảng biển và dulịch nhìn chung vẫn ở trình độ thấp, sức cạnh tranh còn kém
Để trở thành một quốc gia biển thì cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh vềkinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợpbiển Nhận thức rõ được điều này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa Xthông qua Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Namđến năm 2020 Điều này cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu hướng trên.Theo nghị quyết này thì Việt Nam phấn đấu phải trở thành quốc gia mạnh vềbiển, làm giàu từ biển Để trở thành quốc gia mạnh về biển, một trong nhữngnhân tố quan trọng hàng đầu là phải mạnh về quản lý biển, tức là có chính sáchquản lý biển hữu hiệu và có hệ thống cơ quan tổ chức khoa học
Trang 13Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”.Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia ViệtNam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để pháttriển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này Trong quá trình tìm kiếm cáccon đường đưa nước ta trở thành một quốc gia “mạnh về biển”, điều hết sứcquan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng chính sách quản lý kinh tế biển hiệuquả Để thực hiện yêu cầu này, Việt Nam không những cần tổng kết kinh nghiệmquản lý kinh tế biển trong nước những năm qua, mà còn phải chú ý học hỏi kinhnghiệm nước ngoài Kinh nghiệm của các nước Đông Á (như Trung Quốc,
Malaysia, Singapore) rất đáng quan tâm nghiên cứu, bởi vì: Thứ nhất, đây là các
quốc gia châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam cả về kinh tế, văn
hoá-xã hội, lẫn vị trí địa kinh tế; Thứ hai, các nước này, nhất là Trung Quốc cũng giống như Việt Nam là nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; Thứ
ba, các nước này cũng giống như Việt Nam đều là những nước phát triển trung
bình trong khu vực
Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: “Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2 Tính hình nghiên cứu
2.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại dương”.Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia
Ngày nay kinh tế biển được rất nhiều nước quan tâm chú ý và được đôngđảo các học giả trên thế giới đi sâu nghiên cứu
Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có nhiều tham vọngtrong việc phát triển kinh tế biển và các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đã khá
đi sâu nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển Đáng chú ý phải kểđến nhóm tác giả Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ vớicông trình nghiên cứu mang tên “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc”(Dương Kim Thâm - Lương Hải Tân - Hoàng Minh Lỗ, 1990) Trong công trìnhnghiên cứu này, các tác giả đã đề cập khá toàn diện đến các nội dung của quản
lý kinh tế biển ở Trung Quốc như: Khai thác hải sản, phát triển kinh tế hàng hải,
Trang 14phát triển du lịch biển, điều tra tài nguyên biển,… Các tác giả không chỉ phântích hiện trạng của các ngành này trong hiện tại, mà còn có những nghiên cứumang tính dự báo dài hạn như dự báo trữ lượng, vạch ra chiến lược phát triển củanhững ngành này trong tương lai, cũng như đưa ra một số khuyến nghị chínhsách đối với những ngành này Đặc biệt, về ngành khai thác hải sản, các tác giảcho rằng phải có các chính sách quản lý để phát triển một cách đồng bộ từ đánhbắt, nuôi trồng tới chế biến và xuất khẩu hải sản Họ còn bàn tới cả các vấn đề về
dự báo nhu cầu và các mục tiêu, biện pháp chính sách về khai thác hải sản
Về ngành du lịch biển, nhóm tác giả đã đưa ra một số luận điểm khá mớimẻ: (1) Trên thế giới vui chơi giải trí, du lịch biển đã trở thành giải trí hấp dẫn và
có quy mô lớn Ngành du lịch biển trên thế giới đã có hàng triệu thuyền du lịch,nhiều thuyền lớn hơn các ngành khác, thu nhập kinh doanh cao; (2) Ngành dulịch biển không phải là con đẻ của sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại, mà làcon đẻ của sự phát triển kinh tế hiện đại: Đời sống nhân dân càng cao, khônggian hoạt động càng mở rộng thêm, thời gian nhàn rỗi càng nhiều hơn, vì vậycàng phát triển vui chơi du lịch trên biển; (3) Vui chơi trên biển là ngành lợidụng những tài nguyên không gian, gồm bãi biển, chỗ tắm, nơi câu cá, nơi vậnđộng trên biển Do đó, việc quy hoạch và quản lý các hoạt động của du lịch biển
để bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa địa phương là hết sức cần thiết
Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định trong thập kỷ
2011-2020, Trung Quốc sẽ phấn đấu trở thành “cường quốc về biển”, trong đó nângcao trình độ quản lý kinh tế biển có ý nghĩa hàng đầu
Ariff, M (1991), Lee Kuan Yew (2000), Poon, J (2003) đã khẳng định rõvai trò quan trọng của kinh tế hàng hải trong kinh tế biển Các tác giả này đã chỉ
rõ, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong pháttriển kinh tế hàng hải là hệ thống chính sách quản lý của nhà nước, đặc biệt làcác chính sách quản lý tạo thuận lợi cho kinh tế hàng hải phát triển như chínhsách khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo hải quan, chínhsách quản lý tàu thuyền xuất nhập cảnh qua internet và phát triển chính phủ điện tử
Trong báo cáo của Ban Chính sách biển của Mỹ có tên “An OceanBlueprint” đã đề cập đến một quan điểm khá mới trong quản lý kinh tế biển, đó
Trang 15là quản lý tổng hợp biển Các tác giả của báo cáo này đã đề cập đến quan điểmnày dưới hình thức quản lý liên bang đối với các hoạt động kinh tế biển nhưquản lý các vùng nước, các vùng trầm tích bờ biển và quản lý bờ biển (Chương
9, chương 12) Họ cho rằng: Quản lý tổng hợp biển là một trong các cách thứcquản lý đa ngành nghề kinh tế biển, nhằm thoả mãn nhu cầu cần phải điều hoà,cân bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.Quản lý tổng hợp biển ra đời nhằm khác phục những bất cập do phương thứcquản lý đơn ngành, riêng rẽ đã tồn tại từ lâu
Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid, với công trình nghiêncứu mang tên “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và
bài học cho Malaysia - The Asian experience in developing the marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (Nazery Khalid, Armi Suzana
Zamil, Farida Farid, 2007) đã nêu bật vai trò và tầm quan trọng của ngành khaithác tài nguyên biển, đặc biệt là khai thác dầu khí Một trong các vấn đề quantrọng mà công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra là khai thác khoáng sản là ngànhrất dễ gây ô nhiễm môi trường Do đó, nhà nước phải có chính sách về quản lýkhai thác nguồn tài nguyên biển để sao cho hoạt động khai thác vừa có hiệu quảlại không ảnh hưởng tới vấn đề ô nhiễm môi trường Các tác giả này cũng khẳngđịnh rằng: Các nước ven biển muốn phát triển bền vững cần phải có chính sáchphát triển, bảo tồn và bảo vệ khoáng sản biển khỏi việc khai thác quá mức và ônhiễm môi trường biển
Các nhà kinh tế Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về các khukinh tế ven biển Các tác giả này coi các khu kinh tế ven biển như là cực tăngtrưởng tạo động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế khác trong nội địa Theo
họ, vai trò của các khu kinh tế ven biển như là “cửa sổ” để mở cửa ra với bênngoài thông qua thu hút FDI và đẩy mạnh xuất khẩu, “cực tăng trưởng” để lôikéo các vùng khác trong cả nước phát triển, “phòng thí nghiệm” của cải cách thểchế trong cả nước Các tác giả này đã chỉ ra chiến lược chính sách phát triển khukinh tế ven biển thông qua một số bước như: (1) Xây dựng các đặc khu kinh tế;(2) Tăng cường mở cửa thành phố cảng ven biển; (3) xây dựng khu kinh tế tự doven biển
Trang 162.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước
Mặc dù là một quốc gia biển nhưng cho tới trước năm 2007 mô hình quản
lý kinh tế biển của Việt Nam chưa thực sự hình thành Chỉ tới khi ra đời Nghịquyết số 09-NQ/TW ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Hội nghị lần thứ Tư BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, mô hình quản lý kinh tế biển của Việt Nam mới được định hình rõ nét Môhình quản lý kinh tế biển của Việt Nam tập trung chủ yếu vào năm điểm chính là:(1) Khai thác và chế biến khoáng sản (trọng tâm vào dầu, khí); (2) Kinh tế hànghải; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5)Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất venbiển gắn với các khu đô thị ven biển
Năm điểm này được nêu rõ trong Nghị quyết trên chính là sự tiếp tụcđường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế trong tình hình mới Theo Nghị quyết này,
mục tiêu tổng quát trong chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là “đến năm
2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển” Mục tiêu cụ thể về kinh tế là “phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước Giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước” Việt Nam sẽ triển khai “xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh… Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển”.
Để thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước, vấn đề quản lý kinh tếbiển được đặt lên hàng đầu Nhiều chính sách và qui định pháp luật đã được đưa
ra Hàng loạt các quy định pháp lý đã ra đời Đặc biệt là năm 2012, Quốc hội
Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
trong quản lý kinh tế biển Việt Nam Về cơ bản, Luật biển Việt Nam phù hợpvới Công ước Quốc tế về Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc Luật biển Việt
Trang 17Nam nêu rõ các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam là: (1) Phục vụ xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (2) Gắn với sự nghiệp bảo vệchủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; (3) Phù hợpvới yêu cầu quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; (4) Gắn với phát triểnkinh tế - xã hội của các địa phương ven biển và hải đảo Luật biển Việt Nam cònđưa ra 6 ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển là: (1) Tìmkiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sảnbiển; (2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện
đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (3) Du lịch biển và kinh tế đảo; (4) Khaithác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng vàchuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6)Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển
Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về về kinh tế biển
và quản lý kinh tế biển PGS TS Chu Đức Dũng với Đề tài cấp Nhà nước
“Chiến lược phát triển kinh tế biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động vànhững vấn đề đặt ra cho Việt Nam” (Chu Đức Dũng, 2011) Trong đề tài này, tácgiả đã trình bày một cách toàn diện những vấn đề lý luận cũng như thực tiến vềquản lý và phát triển kinh tế biển Tác giả đã nêu lên một số quan điểm khá mới
mẻ về kinh tế biển như: Quản lý tổng hợp biển, phát triển trung tâm kinh tế biển,phát triển kinh tế biển trong mối quan hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu, môitrường và phát triển bền vững Tác giả đã nghiên cứu kỹ lưỡng và sâu sắc kinhnghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Đông Á, điển hình là TrungQuốc và các nước Đông Nam Á, từ đó rút ra một số vấn đề chung có tính qui luật
và có những gợi ý chính sách cụ thể đối với phát triển kinh tế biển của Việt Nam
PGS TS Bùi Tất Thắng, đã có nhiều bài viết về kinh tế biển Trong bàiviết “Tầm nhìn kinh tế hải đảo: Bài học và cơ hội của Việt Nam” (Bùi TấtThắng, Báo Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012), PGS TS Bùi Tất Thắng đã luậngiải một cách khoa học về chiến lược chính sách phát triển biển của Việt namđến 2020 Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, trước mắt cần chủ trương tậptrung xây dựng một số đảo có điều kiện thuận lợi và nhiều tiềm năng, tạo sự bứt
Trang 18phá cho kinh tế biển, đảo, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn phù hợp với lợithế của vùng đảo như du lịch, dịch vụ biển, khai thác và nuôi trồng hải sản,…nâng cao mức đóng góp của kinh tế đảo trong kinh tế cả nước Các lĩnh vựctrọng yếu cần ưu tiên trước hết gồm: Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng trên các
đảo, coi đây là khâu đột phá chính để thu hút đầu tư và khuyến khích nhân dân ra
định cư và lao động dài ngày trên các đảo và vùng biển quanh đảo; Phát triểnmột số ngành/sản phẩm chủ lực, có lợi thế của kinh tế đảo, bao gồm: Đánh bắt
và chế biến hải sản, du lịch biển, đảo, các ngành dịch vụ biển, đảo, phát triển cácngành/sản phẩm kinh tế khác; Phát triển các lĩnh vực giáo dục, xã hội; bảo vệmôi trường, phát triển bền vững, nghiên cứu khoa học-công nghệ biển; Tập trungxây dựng một số đảo trọng điểm về kinh tế, trước mắt là phát triển du lịch tạo sựbứt phá về phát triển kinh tế biển, đảo trong thời gian tới thành các đảo có tầm
Để định hình tư duy mới về kinh tế biển, theo ông, có hai điểm cần lưu ý
Thứ nhất, việc định hình chiến lược quản lý để phát triển kinh tế biển cần được
thực hiện đồng thời và tổng thể ở ba phương diện Một là khai thác vùng khônggian biển (mặt biển, dưới biển và bầu trời trên biển); Hai là khai thác vùng bờbiển (vùng duyên hải với các cảng biển, bãi biển, thành phố biển, khu kinh tế venbiển); Ba là phát triển các lĩnh vực “hậu cần” cho kinh tế biển và các khu vực kếtnối (các ngành phục vụ phát triển kinh tế biển, phát triển khoa học - công nghệbiển, nguồn nhân lực cho kinh tế biển, kết nối tuyến du lịch đất liền, v.v.) Baphương diện này hình thành các khâu liên tục của một chuỗi phát triển cho bất
cứ ngành kinh tế biển cụ thể nào Thiếu một khâu bất kỳ nào, các ngành kinh tếbiển cũng đều sẽ bị mất cân đối, khó vươn lên thành ngành hiện đại, hoạt động
hiệu quả và có năng lực cạnh tranh quốc tế Thứ hai, cùng với cách tiếp cận
Trang 19chuỗi (hệ thống tổng thể), cần chú ý nguyên tắc tập trung phát huy lợi thế trongphát triển Với nguồn lực có hạn, việc lựa chọn mục tiêu trọng tâm trong chiếnlược biển để ưu tiên thực hiện là một yêu cần bắt buộc đối với Việt Nam Thựcchất của yêu cầu này là căn cứ vào điều kiện cụ thể và lợi thế hiện có - hiện nay,đối với nước ta, chủ yếu là lợi thế “tĩnh”, bao gồm các lợi thế về tài nguyên biển
và lợi thế địa kinh tế, lợi thế địa chiến lược để lựa chọn điểm đột phá cụ thể chotừng lĩnh vực, ngành kinh tế biển Việc thực hiện nó nhằm khắc phục tình trạngdàn trải, phân tán trong đầu tư phát triển kinh tế biển, gây lãng phí và kém hiệuquả
Công trình tập thể của Ban Tuyên giáo Trung ương “Chiến lược biển ViệtNam: Từ quan điểm tới thực tiễn” (Ban Tuyên giáo Trung ương , 2010) đã làmnổi bật được tiềm năng biển đảo Việt Nam cũng như các vấn đề thực tiễn củakinh tế biển Việt Nam Đặc biệt việc gắn kết giữa phát triển kinh tế biển và anninh biển đảo, cũng như việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng được đềcập đến ở đây
PGS TS Đào Huy Quát và PGS TS Phạm Văn Linh, với cuốn sách
“Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” (Đào Huy Quát và
Phạm Văn Linh, 2011), đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lý, điều tra,khai thác tài nguyên biển đảo, phát triển kinh tế hàng hải, an ninh và bảo vệ chủquyền biển đảo Việt Nam
Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên còn có một số luận vănluận án nghiên cứu về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển Việt Nam như luậnvăn thạc sĩ của Lý Kim Thụy với đề tài “Phát triển kinh tế biển tỉnh Cà Mau -Thực trạng và giải pháp” năm 2011; luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoàng Dungvới đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biểnhuyện Gò Công Đông (Tỉnh Tiền Giang)” năm 2009; luận văn thạc sĩ củaNguyễn Thụy Ngọc Trang với đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng pháttriển kinh tế biển Tỉnh Ninh Thuận” năm 2011 Đây là các công trình nghiên cứuđặc thù về phát triển kinh tế biển và quản lý kinh tế biển của các tỉnh thành trong
cả nước Các công trình này đều nêu ra được một số khái niệm về kinh tế biển,
Trang 20thực trạng phát triển kinh tế biển của địa phương và đưa ra được một số giảipháp cho địa phương mình.
2.3 Những vấn đề đã thống nhất, các vấn đề còn tranh luận, các vấn đề còn bỏ ngỏ liên quan đến luận án
Các vấn đề đã thống nhất
Qua việc điểm lại các công trình nổi bật trong và ngoài nước có thể thấyđược các thành tựu, cụ thể như sau:
Thứ nhất, phần lớn các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều đến khái
niệm thế nào là kinh tế biển Các khái niệm này cũng đã được làm rõ nhưng chưa
có một sự thống nhất Nhưng nhìn chung các khái niệm về kinh tế biển được chỉ
ra từ các công trình nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn về phát triển kinh tếbiển Các khái niệm này đều cho rằng kinh tế biển chính là các hoạt động về kinh
tế có liên quan trực tiếp hoặc liên quan gián tiếp tới biển Trong đó, hoạt độngkinh tế biển nếu được hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là toàn bộ các hoạt động kinh tếdiễn ra trên biển, nhưng hiểu theo nghĩa rộng thì nó còn bao gồm các hoạt độngkinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biểnnhưng những hoạt động kinh tế này lại nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục
vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển Còn quản lý kinh tế biển ởgóc độ quản lý vĩ mô thì chính là các hoạt động quản lý, các chính sách quản lýcác hoạt động kinh tế biển Quản lý kinh tế biển ở góc độ vi mô chính là hoạtđộng quản lý ở cấp độ doanh nghiệp hoặc các chủ thể trực tiếp khai thác biển
Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra được vai trò cũng như tầm
quan trọng của quản lý kinh tế biển Đây là một trong những yếu tố quyết địnhtới phát triển kinh tế biển cũng như phát triển kinh tế nói chung của các quốc giaven biển Các siêu cường như Mỹ và các cường quốc như Nhật Bản, Anh,… đều
đi lên từ kinh tế biển và kinh tế biển chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tếcủa họ Tuy nhiên, luận điểm cho rằng chỉ có các quốc gia ven biển (tức là tốithiểu phải có bờ biển) thì biển mới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếkhông phải lúc nào cũng đúng Thực thế đã cho thấy, có những quốc gia không
có đường bờ biển vẫn có thể coi biển làm một nhân tố quan trọng trong pháttriển kinh tế, chẳng hạn như: Mông Cổ, một quốc gia không có biển nhưng vẫn
Trang 21phát triển kinh tế hàng hải, vẫn có đội tàu và thực hiện các dịch vụ về kinh tếhàng hải; Thụy Sỹ có công ty vận tải bằng tàu biển lớn nhất thế giới.
Thứ ba, các nghiên cứu trên đã nêu được các nội dung của quản lý kinh tế
biển như: (1) Các chính sách quản lý kinh tế biển; (2) Các tổ chức cơ quan nhằmquản lý kinh tế biển
Còn nội dung của phát triển kinh tế biển chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hànghải; (2) Khai thác tài nguyên biển; (3) Khai thác thủy hải sản; (4) Du lịch biển;(5) Các khu kinh tế ven biển Đây là những lĩnh vực chủ chốt của hoạt động kinh
tế biển
Các vấn đề còn tranh luận
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên trong cácnghiên cứu đi trước, vẫn thiếu vắng một số vấn đề chưa được đi sâu nghiên cứukỹ
Thứ nhất, sự tranh cãi gay gắt nhất diễn ra xoay quanh vấn đề thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế biển: Cần có quan điểm hệ thống phát triển kinh tếbiển hay quan điểm tập trung vào một số ngành, vùng then chốt Quan điểm hệthống cho rằng cần phát triển đồng đều các ngành và các sản phẩm của kinh tếbiển ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn tới lãng phí lợi thế phát triển và tạo rakhoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng, miền Quan điểm tập trung vàomột số ngành, vùng then chốt chứng minh rằng: Trong điều kiện nguồn lực cóhạn, nếu dàn trải cùng một lúc phát triển nhiều ngành, nhiều sản phẩm sẽ dẫn tớiphân tán nguồn vốn và nguồn lực và phát triển không hiệu quả Nếu ngay từ đầu,biết chọn ra các lĩnh vực mà mình có lợi thế nhất và có khả năng thành công nhất,tập trung nguồn lực vào đó thì sự phát triển sẽ mang lại hiệu quả cao hơn Hơnnữa, sự phát triển theo kiểu “cực tăng trưởng” sẽ có tác dụng lan toả, lôi kéo cácvùng khác phát triển theo, cuối cùng cũng dẫn tới sự phát triển đồng đều giữacác vùng trong cả nước
Thực tế đã chỉ ra rằng, có những quốc gia phát triển đồng đều tất cả cáclĩnh vực liên quan tới kinh tế biển miễn là có thể phát triển được (như TrungQuốc, Malaysia) thì cũng có thể đạt được những thành quả nhất định trong khi
đó có những quốc gia chỉ phát triển một vài lĩnh vực nhưng vẫn đạt được thànhcông trong phát triển kinh tế (như Singapore là một quốc đảo nhưng hầu như
Trang 22không phát triển ngành khai thác hải sản, không làm muối, phần lớn hải sản ởSingapore được nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam).
Thứ hai, về quan hệ giữa quản lý kinh tế biển và phát triển kinh tế biển
cũng còn nhiều vấn đề còn để ngỏ Có một số người cho rằng: Phát triển kinh tếbiển và quản lý kinh tế biển là hai lĩnh vực tương đối tách biệt, không nhất thiết
có quan hệ với nhau Một số người khác lại khẳng định: Phát triển kinh tế biển
và quản lý kinh tế biển có mối quan hệ khăng khít, gắn bó, không thể tách rời,nếu xét theo mục đích hiệu quả cuối cùng
Thứ ba, về mối quan hệ giữa kinh tế biển và vấn đề về an ninh quốc
phòng, bảo vệ chủ quyền biển đảo, còn có nhiều ý kiến tranh cãi Nhiều ý kiếncho rằng, muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo thì phải phát triển kinh tế biển.Những ý kiến ngược lại cho rằng, phát triển kinh tế biển không nhất thiết phải điđôi với vấn đề an ninh quốc phòng
Thứ tư, cuối cùng vẫn còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống về quản lý kinh tế biển, mà trong đó đề cập tương đốiđầy đủ các vấn đề như: Những vấn đề lý luận của quản lý kinh tế biển, quanđiểm và tư duy về quản lý kinh tế biển, nội dung của quản lý kinh tế biển, cácgiải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế biển
3 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tếbiển của một số nước trên thế giới, trường hợp Trung Quốc, Malaysia vàSingapore
4 Phạm vi nghiên cứu
Quản lý kinh tế biển là một lĩnh vực rộng, nó bao gồm cả quản lý doanhnghiệp, quản lý nhà nước về kinh tế biển Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu của
đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu ở tầm vĩ mô, tức là nghiên cứu quản lý của
nhà nước đối với kinh tế biển, trong đó tập trung vào các chính sách quản lý kinh tế biển và các cơ quan quản lý kinh tế biển, với trọng tâm là quản lý nhà
nước đối với vào năm lĩnh vực là kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển,khai hải sản, du lịch biển và các khu kinh tế biển
Trang 23Đề tài cũng đặt trọng tâm vào nghiên cứu kinh nghiệm quản lý kinh tếbiển của 3 nước Trung Quốc, Malaysia và Singapore.
Về thời gian, đề tài nghiên cứu kinh nghiệm quản lý kinh tế biển của cácnước trong giai đoạn từ những năm 1980 tới nay (2011), bởi vì giai đoạn nhữngnăm 1980 đến nay là thời kỳ kinh tế biển của các nước này phát triển mạnh và cónhiều nét đặc trưng nổi bật
5 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý kinh tếbiển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore nhằm rút ra kinh nghiệm có íchcho Việt Nam, từ đó có một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới
6 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong việc nghiên cứu khoahọc xã hội nói chung cũng như trong kinh tế học nói riêng như phương pháp duyvật biện chứng, phương pháp logic lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoahọc, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích - tổng hợp, so sánh, dựbáo để làm rõ hơn nội dung nghiên cứu
Về số liệu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đángtin cậy của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước
Đề tài còn sử dụng phương pháp hội thảo khoa học, phương pháp trao đổi,khảo sát thực tế,…
Trang 24(4) Từ các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển được rút ra
từ thực tiễn phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore, kếthợp với nghiên cứu thực tiễn Việt Nam, đề tài đưa ra một số đề xuất, mang tínhgợi ý chính sách về quản lý kinh tế biển Việt Nam trong thời gian tới
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kinh tế biển Trong chương này, luận
án trình bày các khái niệm về kinh tế biển, quản lý kinh tế biển, vai trò của quản
lý kinh tế biển, các quan điểm và cách tiếp cận về quản lý kinh tế biển,…
Chương 2: Quản lý kinh tế biển của thế giới: Trường hợp Trung Quốc, Malaysia và Singapore Trong chương này luận án trình bày, phân tích các vấn
đề về quản lý và phát triển kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore
mà trọng tâm vào 5 lĩnh vực chính: (1) Kinh tế hàng hải (phát triển cảng biển vàvận tải bằng tàu biển); (2) Khai thác khoáng sản (chủ yếu là khai thác dầu); (3)Khai thác hải sản; (4) Phát triển du lịch biển; (5) Phát triển các khu kinh tế venbiển Sau khi phân tích luận án cũng đưa ra các đánh giá nhưng thành công cũngnhư những thất bại để từ đó tìm ra các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh
Mặc dù có sự nỗ lực của bản thân nhưng đây là một đề tài rộng, do trình
độ, thời gian, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏinhững sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đềtài được hoàn thiện hơn
Trang 25Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN
1.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý kinh tế biển
1.1.1 Khái niệm kinh tế biển
Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào biển để khai thác các tài nguyênbiển: Trên mặt nước biển (dựa vào biển để di chuyển hàng hóa, giao lưu kinh
tế, phát triển du lịch biển,…), tài nguyên trong lòng biển (đánh bắt, nuôi trồnghải sản, rong biển, tảo biển,…), tài nguyên dưới lòng đại dương (khai thácdầu khí, khai khoáng,…), phát triển kinh tế ven biển để phục vụ khai thácbiển (chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hậu cần cho khai thác biển, pháttriển các khu kinh tế biển,…) Tất cả các hoạt động kinh tế trên đều được coi làhoạt động kinh tế biển
Bên cạnh những nội dung trên thì khái niệm kinh tế biển cũng có thể
được hiểu theo nhiều khía cạnh, có tài liệu cho rằng: “KINH TẾ BIỂN là hoạt
động kinh tế có ba lợi ích kinh tế phục vụ con người rõ ràng nhất là vận tải đường biển, khai thác nguồn tài nguyên phong phú của biển và du lịch, viễn thông”1
Còn theo tài liệu nghiên cứu về kinh tế biển của Đà Nẵng thì cho rằng:
“KINH TẾ BIỂN là sự kết hợp hữu cơ giữa các hoạt động kinh tế trên biển
với các hoạt động kinh tế trên đất liền, trong đó biển chủ yếu đóng vai trò khai thác nguyên liệu, cho hoạt động vận tải, hoạt động du lịch trên biển, còn hầu hết các hoạt động tổ chức sản xuất, chế biển, hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác biển lại nằm trên đất liền Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật trong mấy thập kỷ gần đây cho phép con người có thể khai
1 Đào Duy Quát và Phạm Văn Linh (2008), Phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2008, tr 33.
2 Huỳnh Văn Thanh (2002), Giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả kinh tế biển thành phố Đà nẵng, Đề tài Khoa học cấp Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND Tỉnh Đà Nẵng, năm 2002, tr 3.
Trang 26Theo PGS TS Bùi Tất Thắng trong bài viết về “Chiến lược kinh tếbiển: Cách tiếp cận và những nội dung chính” thì cho rằng khái niệm kinh tếbiển vẫn là khái niệm còn chưa có sự thống nhất Tuy nhiên, trên thực tế,trong phân tích và thống kê kinh tế, việc quy ước nội dung kinh tế biển lạikhông phải vấn đề gây nhiều tranh cãi về mặt học thuật Về cơ bản, kinh tếbiển là khái niệm mang tính thực tiễn, nghĩa là người ta có thể không tranh cãinhiều về bản thân các ngành nghề thuộc kinh tế biển, mà phần phải bàn cãinhiều hơn lại thuộc về lĩnh vực liên quan và không phải diễn ra trên biển Dotính đặc thù của môi trường biển, mọi hoạt động kinh tế biển đều liên quanmật thiết và được quyết định từ trong đất liền, nên không thể nói về kinh tếbiển mà không tính tới những hoạt động kinh tế liên quan đến biển ở vùngduyên hải.
PGS TS Bùi Tất Thắng3 và PGS TS Chu Đức Dũng4 trong các côngtrình nghiên cứu của mình đều có chung quan điểm về nội hàm kinh tế biển nhưsau:
- KINH TẾ BIỂN hiểu theo nghĩa hẹp là toàn bộ hoạt động kinh tế diễn
ra trên biển, chủ yếu gồm: (1) Kinh tế hàng hải(vận tải biển và dịch vụcảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thácdầu khí ngoài khơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìmkiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tế đảo
- KINH TẾ BIỂN hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động kinh tế trực tiếpliên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưngnhững hoạt động kinh tế này lại nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục
vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1)Đóng và sửa chữa tàu biển (Hoạt động này cũng xếp chung vào lĩnhvực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (3) Côngnghiệp chế biến thủy, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin
3 Bùi Tất Thắng (2007), Chiến lược kinh tế biển: Cách tiếp cận và những nội dung chính, kỷ yếu Hội thảo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12/2007
4 Chu Dức Dũng (2011), Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đề tài Nhà nước.
Trang 27liên lạc (biển); (6) Nghiên cứu khoa học công - nghệ biển, đào tạo nhânlực phục vụ phát triển kinh tế biển, điều tra cơ bản về tài nguyên môitrường biển.
Chẳng hạn như trong tài liệu Chiến lược khai thác biển của TrungQuốc5 và một số tài liệu thống kê hàng năm của Trung Quốc đều chỉ ra rằng:
“KINH TẾ BIỂN bao gồm: Hải sản, khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi,
các bãi biển, công nghiệp muối, đóng tàu biển, viễn thông và vận tải biển, du lịch biển, giáo dục và khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, dịch vụ biển,…”.
Khái niệm về kinh tế biển, cho tới nay, vẫn chưa có sự thống nhất Tuynhiên, các khái niệm về kinh tế biển của trong nước và nước ngoài đưa ranhìn chung vẫn coi kinh tế biển là các hoạt động có liên quan tới biển Pháttriển kinh tế biển được hiểu là một trong những nội dung quan trọng trongphát triển kinh tế tổng thể quốc gia Nó thể hiện tầm nhìn dài hạn “hướng rabiển” của quốc gia đó nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế biển lên tầm tương xứngvới tiềm năng của biển
Từ những phân tích trên, tôi cho rằng: KINH TẾ BIỂN là toàn bộ cáchoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quanđến khai thác biển (tuy không phải diễn ra trên biển nhưng hoạt động kinh tếnày là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ởdải đất liền ven biển)
1.1.2 Quản lý kinh tế biển
“QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN là một phần của hoạt động quản lý xã hội
nói chung và là một phần của hoạt động quản lý kinh tế nói riêng mà đối tượng quản lý của nó chính là các hoạt động kinh tế biển với mục tiêu là để thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy kinh tế biển nói riêng”.
Quản lý nhà nước về kinh tế biển bao gồm hai phần chính là chính sáchquản lý và các tổ chức quản lý Chính sách quản lý là hệ thống các quan điển,
5 Dương Kim Thâm, Lương Hải Tâm, Hoàng Minh Lỗ (1990), Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc, NXB Đại học Công nghiệp Vật lý Hoa Trung, Trung Quốc, năm 1990.
Trang 28đường lối, các kế hoạch, các hệ thống văn bản pháp luật,…để thực hiện mụctiêu phát triển kinh tế biển Quản lý kinh tế biển có thể được mô tả dưới dạng sở
đồ sau:
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.1: Sơ đồ quản lý kinh tế biển
Nội dung chủ yếu trong quản lý kinh tế biển phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Quản lý kinh tế biển
(Quản lý vĩ mô hay Quản lý nhà nước)
Quản trị kinh doanh biển
(Quản lý vi mô hay Quản lý doanh nghiệp)
Chính sách quản lýkinh tế biển
Cơ quan tổ chức hoạtđộng kinh tế biển
Khaitháchải sản
Dulịchbiển
Các khukinh tếven biển
Cáchoạtđộngkhác
Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển
Trang 29- Xây dựng chính sách phát triển kinh tế biển: Chính sách huy độngcác nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế biển; Chính sách khoahọc công nghệ phục vụ kinh tế biển; Chính sách đào tạo nguồn nhânlực cho quản lý kinh tế biển; Chính sách hợp tác quốc tế về quản lýkinh tế biển; Chính sách ngoại giao kinh tế biển…
- Xây dựng thể chế phát triển kinh tế biển như hệ thống pháp luật biển,xây dựng cơ cấu quản lý nhà nước về kinh tế biển, quy định cácthành phần tham gia phát triển kinh tế biển,…
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về kinh tế biển, Huy động các nguồnvốn đầu tư vào phát triển kinh tế biển
Nội dung chủ yếu của quản lý kinh tế biển
Từ các khái niệm về kinh tế biển và quản lý kinh tế biển như đã nêu ởtrên thì có thể thấy nội dung chủ yếu của quản lý kinh tế biển chính là quản lýphát triển các lĩnh vực thuộc về kinh tế biển nhằm thúc đẩy kinh tế biển pháttriển để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung Quản lý kinh tế biển cóthể được nhìn trên hai giác độ: (1) Quản lý kinh tế biển ở tầm vĩ mô, nó thểhiện ở chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia, các quy hoạch và kếhoạch phát triển kinh tế biển, các chính sách vĩ mô của nhà nước nhằm pháttriển kinh tế biển (như chính sách đầu tư, chính sách khoa học-công nghệ,chính sách đào tạo nguồn nhân lực…), một số luật về phát triển kinh tế biển.Quản lý kinh tế biển ở tầm vĩ mô cũng nghiên cứu chính sách quản lý của nhànước đối với những lĩnh vực cụ thể của kinh tế biển như: phát triển cảng biển,vận tải bằng tàu biển, khai thác dầu mỏ và khoáng sản, khai thác hải sản, dulịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển; (2) Quản lý kinh tế biển ở tầm
vi mô là quản lý của các doanh nghiệp đối với hoạt động kinh tế biển
Bên cạnh các lĩnh vực trên thì quản lý kinh tế biển còn liên quan tớinhiều lĩnh vực khác như cứu hộ cứu nạn trên biển, sử lý các vấn đề về ô
Trang 30nhiễm môi trường biển, phòng trống thiên tai, phát triển nguồn nhân lực cũngnhư phát triển khoa học kỹ thuật biển, hợp tác quốc tế về biển, điều tra cơ bản
về tài nguyên môi trường biển,…
Luận án này nghiên cứu quản lý kinh tế biển chủ yếu ở tầm vĩ mô
Chiến lược kinh tế biển
Chiến lược kinh tế biển là tập hợp một cách thống nhất chuỗi các mụctiêu, các chính sách và kế hoạch cho một tầm nhìn dài hạn Nó thể hiện tầmnhìn dài hạn “hướng ra biển” của quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế biển lên tầmtương xứng với tiềm năng của biển, nhằm xây dựng một quốc gia mạnh vềbiển, phát triển kinh tế biển
Chiến lượckinh tế biển
Mục tiêu phát triển
kinh tế biển
Chính sách phát triểnkinh tế biển
Kế hoạchhành động
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.2: Chiến lược quản lý kinh tế biển
Chiến lược kinh tế biển phải đảm bảo một số nguyên tắc như: Chiếnlược quản lý kinh tế biển phải phải đảm bảo có tính thống nhất, đồng bộ vànhất quán ở tầm quốc gia; tính ổn định, lâu dài, tính khả thi
1.2 Vai trò của quản lý kinh tế biển
Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng vàcủa thế giới nói chung Lịch sử thế giới đã cho thấy, những quốc gia hùngmạnh trên thế giới đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, như Ý thế kỷXIV-XV, Anh thế kỷ XVII-XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX Do đó,
ngày nay, trên thế giới người ta coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”.
Trang 31Vai trò to lớn của quản lý kinh tế biển được thể hiện ở một số điểm sau:
- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển, thể hiện tầm nhìn dài hạn
“hướng ra biển” của quốc gia, nó có vai trò quan trọng hàng đầu trong việcthúc đẩy nền kinh tế biển phát triển mạnh mẽ, và xây dựng đất nước trở thànhmột quốc gia mạnh về biển
- Xây dựng hệ thống pháp lý về phát triển kinh tế biển làm khuôn khổpháp lý cho các hoạt động phát triển kinh tế biển và tạo ra đội ngũ chấp phápbiển mạnh Phát triển kinh tế biển không thể không tham chiếu luật pháp vàthông lệ quốc tế và khu vực có liên quan đến phát triển kinh tế biển Do vậy,việc nghiên cứu các luật và điều luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên thamgia, cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế mà xây dựng luật và các điều luậtcủa riêng Việt Nam là hết sức cần thiết
- Tạo lập thể chế cho hoạt động kinh tế biển (bao gồm các phương phápquản lý kinh tế biển, các cơ quan tổ chức phát triển kinh tế biển), giúp cho cáchoạt động kinh tế biển diễn ra suôn sẻ và thuận lợi
+ Quản lý để khai thác bền vững kho khoáng sản biển không lồ của thế giới
Trang 32Biển có trữ lượng khổng lồ các nguồn khoáng sản tự nhiên phục vụ cho
sự phát triển con người (như dầu, khí, than, băng cháy,…) Con người ngàycàng khai thác nhiều hơn các nguồn năng lượng cũng như các khoáng sảnphục vụ cho sự phát triển Với trữ lượng dầu mỏ trong lòng biển ước tính vàichục tỷ tấn và trữ lượng khí thiên nhiên cũng vài chục nghìn tỷ m3 Còn có rấtnhiều mỏ khoáng sản nằm dưới đáy đại dương đã được con người khai thác từlâu như sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho,… Bên cạnh đó, trong nước biển cònchứa 70 loại nguyên tố hóa học khác nhau như Natri, Clo, Kali, Nitơ,… Ngàynay con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tổng hợp nhiều chất hóa học
từ nước biển
Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn cònnhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, khai tháctrái phép làm thất thoát tài nguyên, thiếu trình độ khoa học công nghệ để khaithác,… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khaithác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môitrường
+ Bảo vệ môi trường biển
Biển được ví như lá phổi để duy trì sự sống của trái đất Nước biển hấpthụ nhiệt và tỏa nhiệt từ đó tạo ra gió, mưa Cùng với cây xanh trên mặt đất,biển có thể hấp thụ khí CO2trong không khí, chế tạo ra khí O2 cung cấp chocon người và động vật Các sinh thực vật sống phù du trên biển có thể hấp thụánh sáng mặt trời để quang hợp tạo thành các chất hữu cơ và khí O2 Theo cácnhà khoa học thì thực vật biển hàng năm có thể sản sinh ra khoảng 36 tỉ tấnkhí O2, và 70% khí O2 trong không khí trái đất được sản sinh từ biển Biểngóp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của trái đất theo cơ chế dung dịchđệm (CO2 ở khí quyển cộng với H2O bốc hơi từ nước biển sẽ tạo ra H2CO3).Các thủy sinh trong biển và đại dương còn hút khí CO2 để quang hợp và nhảkhí O2 vào khí quyển (qua cơ chế CO2kết hợp với H2O tạo ra C6H12O6và O2)
Trang 33Vì vậy biển và đại dương được coi là lá phổi xanh thứ hai của trái đất saurừng.
Bên cạnh đó, biển còn đóng vai trò quan trọng trong sự tuần hoàn củanước Sự bốc hơi của nước từ biển và ngưng tụ thành mây, mưa đã giúp chomùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, bầu không khí được trong lành.Cùng với nước biển là sự vận động của các dòng hải lưu, sự thay đổi của thủytriều đã làm sạch môi trường sống, tạo môi trường sống cho muôn loài trêntrái đất Biển góp phần và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ sinh thái rừngngập mặn
Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn cònnhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, phá vỡmôi trường sinh thái biển… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quantrọng trong việc khai thác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy bảo vệ môitrường biển
+ Thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng lớn từ biển
Sự thay đổi của mực nước thủy triều sẽ trở thành nguồn năng lượng vôtận của nhiều quốc gia trên thế giới Nguồn điện được tạo ra nhờ sử dụngphương pháp dao động cột nước Khi thủy triều lên sẽ đẩy mực nước lêntrong một phòng rộng được xây dựng ven bờ biển Khi nước dâng, không khíbên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua bin Khi nước rút,mực nước bên trong phòng hút không khí đi qua tua bin theo hướng ngược lại.Khi tua bin quay sẽ tạo ra điện Hoặc người ta cũng có thể thiết kết nhà máyđiện thủy triều dưới dạng khi thủy triều lên mực nước sẽ tràn vào một cái bểlớn được xây ở ven bờ biển Khi mực nước rút, người ta để nước biển chảyqua một khu vực có đặt tua bin làm tua bin quay và tạo ra điện
Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nhà máy điện thủy triều nhưNhà máy điện La Rance Pháp (công suất 544 triệu kW/năm), nhà máy điện
Trang 34thủy triều Sihwa của Hàn Quốc (hoạt động từ tháng 8 năm 2011, công suấtđạt 552,7 triệu kW điện một năm, trở thành nhà máy điện thủy triều lớn nhấtthế giới),…và một số nhà máy điện thủy triều ở Mỹ, Ireland, Ấn Độ.
1.3 Một số quan điểm và cách tiếp cận về quản lý kinh tế biển
1.3.1 Quản lý tổng hợp kinh tế biển
Do quản lý kinh tế biển là hoạt động quản lý rất nhiều ngành nghề đanxen với nhau, với nhiều lợi ích khác nhau Vì thế, tiếp cận quản lý tổng hợpbiển là một trong những hướng để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệmôi trường biển Đây là một trong nhưng phương thức quản lý mà có thểkhắc phục được những vấn đề còn tồn tại do các phương thức quản lý đơnngành, riêng lẻ đã tồn tại
Quản lý tổng hợp biển là cách có thể thỏa mãn nhu cầu điều hòa, cânbằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội vào bảo vệ môi trường biển.Đây là cách có thể giải quyết hiệu quả các cấn đề liên quan đến khai thác, sửdụng, phòng ngừa thiên tai, đến việc bảo vệ, duy trì những chức năng sinhthái học biển Tính ưu việt của quản lý tổng hợp biển thể hiện ở tính tổng hợp,gắn kết của chiến lược; quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môitrường; gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh
Một mô thức của cách tiếp cận “quản lý tổng hợp biển” là “quản lýtổng hợp đới bờ” Quản lý đới bờ là cách tiếp cận để điều chỉnh hành vi pháttriển ngành ở vùng bờ và các vùng đại dương trên cơ sở các phương thứcquản lý hài hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn trong quá trình phát triển đồngthời tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong việc ra quyết định các vấn
đề chung về vùng bờ và đại dương6
Quản lý tổng hợp đới bờ được định hướng đa mục tiêu Nó phân tích sựliên quan của việc phát triển, sự sử dụng trái ngược nhau và mối tương quan
6 Hùng Cường (2008), “Quản lý tổng hợp vùng bờ: Phương thức tối ưu”, vovnews.vn
Trang 35giữa các quá trình sinh thái với các hoạt động của con người Nó đẩy mạnh sựliên kết hài hòa giữa các hoạt động trên biển và ở đới bờ của các ngành, cácđịa phương,… Quản lý tổng hợp đới bờ có các nội dung chính sau:
- Quy hoạch vùng với mục tiêu cơ bản là tối ưu hóa các cơ hội phát triểnkinh tế xã hội của con người mà các hệ sinh thái vùng ven biển có thể
hỗ trợ
- Quản lý các nguồn lợi: Bảo vệ các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ,bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụngnguồn lợi ven bờ
- Giải quyết xung đột: Điều hòa và cân đối việc sử dụng nguồn lợi hiện
có và giải quyết các xung đột về sử dụng nguồn lợi vùng biển và ven bờ
- Bảo vệ an toàn chung: Bảo vệ an toàn chung tại các khu vực ven biển
và ven bờ chống lại các nguy cơ do thiên nhiên và con người gây ra
- Xác định quyền sở hữu vùng đất ngập nước và vùng nước: Quản lýhiệu quả các khu vực và nguồn lợi do nhà nước nắm giữ và thu được lợiích kinh tế chung7
1.3.2 Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực
tăng trưởng” (A Hirschman và F Perrons)
Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cựctăng trưởng” với đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là A Hirschman và F.Perrons Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăngtrưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốcgia Sở dĩ như vậy là vì:
7 Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu (2007), Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam:
Mô hình và triển vọng, Hội thảo khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật Biển, tr 297.
Trang 36Thứ nhất, phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư Nếu cung
bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao nănglực sản xuất Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngànhnhất định, tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trongcác ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển củanền kinh tế
Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của
các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau Vì vậy, cần tập trung nhữngnguồn lực (vốn khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểmnhất định
Thứ ba, do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước
đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng pháttriển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại Vì thế, phát triển khôngcân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc
Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra bênngoài của lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế Thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn khi mởcửa ra bên ngoài cho nên lúc đầu lý thuyết này không được các nước đangphát triển đang theo mô hình công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đốimặn mà cho lắm nhưng càng về sau thì lý thuyết này càng được thừa nhậnrộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước công nghiệp hóa mới(NICs) Từ thập niên 1980 trở lại đây, lý thuyết này đã được nhiều nước đangphát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại8
Theo lý thuyết này, các quốc gia ven biển cũng có thể phát triển mộtcách không đồng đều, dồn nguồn lực vào phát triển kinh tế biển và các khukinh tế biển, cái vốn là lợi thế của họ Các quốc gia ven biển có thể coi các
8 Nguyễn Thị Hà - TTTTKT (2013), Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 37khu kinh tế biển như là “cực tăng trưởng” để tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và
có tác dụng lan toả đến sự phát triển các vùng khác , từ đó lôi kéo theo sựphát triển của cả nền kinh tế
1.3.3 Quản lý để phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian)
Khái niệm về “vòng quay quốc tế có lợi” (BIC) được Wang Jian, nhànghiên cứu thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Trung Quốc đưa ra nhằm đưa
ra các chính sách quản lý để phát triển kinh tế vùng ven biển Trung Quốc theohướng chuyển dịch ngành của vùng ven biển với bốn tư tưởng chính là: (1)Tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động xuất khẩu;(2) Các ngành công nghiệp nên tìm kiếm nguyên vật liệu và thị trường chocác sản phẩm của mình ở nước ngoài để thu ngoại tệ và tăng khả năng cạnhtranh trên toàn cầu; (3) Các ngành công nghiệp nên sử dụng ngoại tệ đã thu đểthu hút hơn nữa vốn và kỹ thuật nước ngoài cho việc phát triển công nghiệpnặng; (4) Khi phát triển cộng nghiệp nặng trong nước đã hoàn chỉnh, nhànước Trung Quốc sẽ có thể sử dụng vốn để phát triển trang bị kỹ thuật chonông nghiệp
Theo BIC thì lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng duyên hảicủa Trung Quốc được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tới 30 năm,được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1, ưu tiên phát triển công nghiệp, sử dụng nhiều lao động và định hướng xuất khẩu ở các vùng ven biển Đây là giai đoạn đòi hỏi phải tập
trung xây dụng cơ sở hạ tầng các vùng ven biển và nội địa làm cơ sở nâng caochất lượng các sản phẩm xuất khẩu Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trongkhoảng 5 tới 7 năm
Giai đoạn 2, đưa các sản phẩm sản xuất nội địa xuất khẩu tới các thị trường quốc tế Ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sẽ chủ yếu được sử dụng để phát
Trang 38triển cơ sở hạ tầng của công nghiệp cơ bản, công nghiệp tập trung vốn Giaiđoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.
Giai đoạn 3, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí có giá trị gia tăng cao Trong giai đoạn này, tỷ lệ xuất khẩu các
sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ giảm, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm cóhàng lượng vốn và kỹ thuật cao tăng Sản phẩm xuất khẩu sẽ có khả năngcạnh tranh cao
Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyênhải của Trung Quốc theo nguyên tắc “vòng quay quốc tế có lợi” là bắt đầu từcác ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao và định hướng xuất khẩurồi tiến tới các ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng vốn lớn
1.3.4 Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong
cạnh tranh quốc tế
Một trong các biển pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế biển là phát triểncác trung tâm kinh tế ven biển bằng các chính sách quản lý đơn giản, thôngthoáng, thuận lợi,…để thu hút vốn đầu và phát triển công nghệ Các trung tâmnày phát triển với vai trò làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nănglực cạnh tranh thể hiện ở: Trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp ở cả cấp độ địa phương và cấp độquốc gia
Nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế (i) có công nghệ biển phát triển;(ii) có doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên kết nội bộ ngành có sứcmạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp lý với các trung tâm kinh
tế biển mạnh; (iv) có thể chế quản lý kinh tế biển hiện đại
Xét từ cạnh tranh quốc tế trong phát triển kinh tế biển cần nhấn mạnhvai trò của các trung tâm kinh tế biển Đây là nơi tập trung các hoạt động kinh
tế biển, với cơ sở hạ tầng và thể chế phát triển; có các doanh nghiệp biển đạt
Trang 39hiệu quả cao nhờ các ưu thế của trung tâm về công nghệ, kinh tế quy mô, liênkết ngành, tiếp cận nguồn lực, thông tin,… Bên cạnh đó, các trung tâm pháttriển kinh tế biển còn có tác động lan tỏa, sức hút và vai trò chi phối ra bênngoài Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển phát triển sẽ có nhiềutác động tích cực tới các vùng ngoại vi trên các khía cạnh phát triển côngnghệ, kinh nghiệm quản lý, tài chính, đầu tư, thị trường,…
1.3.5 Biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước thường dẫn tới hậu quả xấu là ô nhiễm môi trường Bêncạnh đó, biến đối khí hậu và nước biển dâng có tác động mạnh đến môitrường biển, cả vùng ven bờ và vùng nước biển Điều này đã và đang đặt ranhiều thách thức đối với quản lý để phát triển bền vững kinh tế biển
Môi trường biển thể hiện ở: Chất lượng nước mặn ven biển; hệ sinhthái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; hệ sinh thái rong tảobiển; hệ sinh thái san hô; các loài thủy sinh,… Chính vì vậy, chính phủ cầnlồng ghép đầy đủ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậutrong chiến lược, chính sách quản lý để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo
vệ môi trường biển
Với cách tiếp cận này thì biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường, ứngphó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là cần phải: Điều tra, khảo sát,đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng và lợi thế của biển;Quan trắc khí tượng thủy văn, môi trường và dự báo thiên tai trên biển;Nghiên cứu biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển vàvùng ven bờ, đề xuất các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo các tác động lêncác hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, các đề xuất giảm nhẹ và thích ứng vớitác động của biển đổi khí hậu lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ; Bảotồn đa dạng sinh học biển; Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển trênquan điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; Phát triển các ngành
Trang 40kinh tế biển nhìn bền vững về môi trường; Dự báo phòng ngừa, kiểm soát và
xử lý ô nhiễm biển từ đất liền (các nguồn thải từ đất liền), các nguồn ô nhiễmtrên biển, ứng phó và xử lý ô nhiễm xuyên biên giới; Công tác thu thập, quản
lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển; Quản lýtổng hợp và thống nhất các hoạt động trên biển và vùng ven bờ; Quy hoạchkhông gian và phân vùng phát triển; Phối kết hợp quản lý tài nguyên và bảo
vệ môi trường với vấn đề an ninh, bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biểnđảo
1.3.6 Chủ nghĩa cực đoan
Chủ nghĩa cựu đoan là một trong những quan điểm và cách tiếp cận đốivới quản lý và phát triển kinh tế biển hiện nay Chủ nghĩa cực đoan được tiếpcận như sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Với tư tưởng này thì mọi hoạt động quản lý và phát triển kinh tế biển sẽchủ yếu đứng trên giác độ dân tộc, chống ngoại xâm và thậm chí bài ngoại.Chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường dẫn tới xung đột gia tăng thậm trí chiếntranh Đây là chủ nghĩa mà trong lịch sử đã từng được nhiều cá nhân hay dântộc tôn sùng và hậu quả là thường giải quyết ván đề bằng chiến tranh, nhưAdolf Hitler tàn sát người Do thái, cuộc chiến giữa Pakistan và Israel ở dảiGaza cũng như nội chiến ở Afganistan Đây không phải là xu thế phát triểnchung của thế giới vì nó thường đẩy quốc gia, dân tộc vào thế bị cô lập, lạclõng với thế giới
Thứ hai là cực đoan chính trị tư tưởng Điều này có nghĩa là nền chính
trị quốc gia sẽ ngả hẳn về một phía nào đó trong quan hệ quốc tế để tận dụng
sự ủng hộ từ bên ngoài vào phát triển kinh tế Tư tưởng này cũng có một số
ưu điểm nhất định, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc ngả hẳn theo Mỹ,tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để thực hiện phát triển kinh tế của mình cũng đã