1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người Sinh học 8 THCS

23 618 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Một trong những hướng hiện nay đang được các nhà khoa học giáo dục quantâm là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động khám phá.. Do đó, trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia

Trang 1

II Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí

người - Sinh học 8 THCS

12

II.1 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua hình ảnh 12II.2 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua sơ đồ, hình vẽ trong SGK 16II.3 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua thực hành, thí nghiệm 19II.4 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua phim 21

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang 2

Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụchủ yếu của người thầy trong quá trình dạy học Vì vậy nó luôn là trung tâm chú ýcủa lí luận và thực tiễn dạy học hiện nay.

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đều nhằmhướng đến điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo Dựa trên cái cũ đãbiết, cần đặt ra cho học sinh những nhiệm vụ tìm tòi, những mâu thuẫn, những vấn

đề, những mối liên hệ mới… cần phát hiện Trên cơ sở đó mà tăng cường các hoạtđộng nhận thức và tư duy của học sinh

Tuy nhiên, vấn đề phát huy tính tích cực, tự lực chủ động của học sinh cònnhiều hạn chế Học sinh không được tạo điều kiện để bồi dưỡng phương pháp nhậnthức, rèn luyện tư duy khoa học, phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề Việc rènluyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh cũng chưa được chú trọng…Hậu quả của các tồn tại trong dạy học nói trên đã dẫn đến hạn chế sự phát triển tưduy của học sinh, dần dần mất đi những hiểu biết sáng tạo vô cùng lí thú của bộmôn khoa học thực nghiệm này

Do đó đổi mới phương pháp dạy học và tập trung vào vấn đề tổ chức cáchoạt động học tập cho học sinh là một vấn đề cấp bách, nhằm tạo ra những conngười mới năng động, sáng tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Một trong những hướng hiện nay đang được các nhà khoa học giáo dục quantâm là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động khám phá Thông qua hoạt độngkhám phá, một mặt học sinh được trang bị, củng cố tri thức, mặt khác rèn luyệncho các em một số kỹ năng tư duy Đặc biệt là các kỹ năng tư duy thực nghiệm,năng lực xử lí tình huống giúp các em giải quyết được các vấn đề trong thực tiễn

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Thiết kế các hoạt động khámphá để dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8”

Trang 3

PHẦN II: NỘI DUNG

Quan niệm triết học cho rằng: Hoạt động là phương thức tồn tại của conngười trong thế giới Hoạt động là mối liên hệ tác động qua lại giữa con người (chủthể) với thế giới (đối tượng) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới và cả con người

Về mặt tâm lí học: Hoạt động chính là tính tích cực bên trong (tâm lý) vàbên ngoài (thể lực) của con người Hoạt động được sinh ra từ nhu cầu và được điềuchỉnh bởi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được Hoạt động gắn liền với nhận thức

và ý chí, dựa hẳn vào chúng và không thể xảy ra nếu thiếu chúng

I.1.2 Hoạt động khám phá trong học tập

Hoạt động học tập là một chuỗi hành động thao tác trí tuệ và cơ bắp hướng tới mụctiêu xác định của bài học

Bản chất của dạy học khám phá là học sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độclập, sáng tạo hoặc hoạt động thực hành

Do đó, trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉđạo các hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động của giáo viên bao gồm:

Trang 4

- Định hướng phát triển tư duy cho học sinh.

- Lựa chọn nội dung vấn đề cần nghiên cứu đảm bảo tính vừa sức với họcsinh

- Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm trên lớp

- Chuẩn bị các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết

Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để mọi thành viên trong các nhómđều trao đổi tranh luận tích cực Đây là việc làm không dễ dàng đòi hỏi người giáoviên phải đầu tư công phu vào nội dung bài giảng

Học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: Từ tri thứccủa bản thân, thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tínhchất xã hội của cộng đồng lớp học, giáo viên kết luận cuộc đối thoại, đưa ra nộidung vấn đề làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thântiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại

Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức tronghọc tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm lĩnh hộinhững tri thức mà loài người đã tích lũy được Tuy nhiên, trong học tập học sinhcũng phải “khám phá” ra những điều mới đối với bản thân

Hoạt động khám phá trong học tập không phải là một quá trình mò mẫm như trongnghiên cứu khoa học mà là một quá trình có hướng dẫn của giáo viên, trong đógiáo viên khéo léo đặt người học vào vị trí khám phá lại những tri thức trong di sảnvăn hóa của loài người Giáo viên không cung cấp những kiến thức mới thông quaphương pháp thuyết trình giảng giải mà bằng phương pháp tổ chức các hoạt độngkhám phá để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức mới

Trang 5

Sự giúp đỡ của giáo viên được chuyển hóa dần theo lứa tuổi, trình độ phát triển,khả năng nhận thức của học sinh Nếu học sinh có đủ tri thức, kỹ năng thì giáoviên chỉ cần động viên các em hoạt động độc lập trong việc lập kế hoạch, tiếnhành và đánh giá kết quả trong hoạt động học tập của mình Để học sinh khámphá ra tri thức trong cách dạy phát huy tính tích cực học tập của học sinh thìgiáo viên có thể hướng dẫn một số vấn đề như:

- Cần xác định cái gì: cái gì đã biết, đã cho cái gì cần phải tìm và tìm theohướng nào?

- Nêu những câu hỏi cần được trả lời khi giải quyết vấn đề

- Hãy trả lời những câu hỏi đã nên, giải thích dựa vào kiến thức và kinhnghiệm đã có, quan sát thí nghiệm

- Hãy suy nghĩ: em sẽ kiểm tra giả thuyết của mình như thế nào và giải quyếtvấn đề ra sao

- Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã xây dựng

- Tổng kết và trình bày cách giải quyết vấn đề

- Suy nghĩ và nêu ra vấn đề mới

Như vậy hoạt động khám phá là khám phá lại có hướng dẫn, có định hướng Bằnghoạt động khám phá học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăngcường tính mềm dẻo trong tư duy, từ đó phát triển năng lực học tập của học sinh

Đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học

I 2 Đặc điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá

Dạy học bằng các hoạt động khám phá (HĐKP) là một phương pháp hoạt độngthống nhất giữa thầy và trò để giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dungtiết học Trong đó, giáo viên là người nêu vấn đề, học sinh hợp tác với nhau để giảiquyết vấn đề dưới sự định hướng của giáo viên

Trang 6

Phân biệt dạy học khám phá với dạy học giải quyết vấn đề:

Qua bảng trên ta thấy: Dạy học khám phá là một phương pháp tiếp cận mới củadạy học giải quyết vấn đề Dạy học khám phá có những đặc điểm sau:

- Đặc trưng của dạy học khám phá là giải quyết vấn đề học tập nhỏ và hoạtđộng tích cực hợp tác theo nhóm, lớp để giải quyết vấn đề

- Dạy học khám phá có nhiều khả năng vận dụng vào nội dung của các bài.Dạy học giải quyết vấn đề chỉ áp dụng cho một số bài có nội dung là mộtvấn đề lớn có liên quan logic với kiến thức cũ

- Dạy học khám phá hình thành năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho họcsinh, chưa hoàn hoàn chỉnh khả năng tư duy logic trong nghiên cứu khoahọc như trong cấu trúc dạy học giải quyết vấn đề

- Tổ chức dạy học khám phá thường xuyên trong quá trình dạy học là tiền đềthuận lợi cho việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Trang 7

- Dạy học khám phá có thể sử dụng lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đềcủa kiểu dạy học giải quyết vấn đề.

- Mục đích cuối cùng của hoạt động khám phá là hình thành kiến thức, kĩnăng mới xây dựng thái độ niềm tin và rèn luyện khả năng tư duy, năng lực

xử lí tình huống, giải quyết vấn đề cụ thể nào đó ở học sinh

I.3 Ưu nhược điểm của dạy học bằng các hoạt động khám phá

- Học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những nội dung cốt lõi của bài học thông qua cácHĐKP Như vậy, các em không chỉ có kiến thức mà còn có phương pháp tìmkiếm ra kiến thức, phát triển được năng lực tư duy

- Hợp tác với các bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốntri thức của mình là cơ sở hình thành phương pháp tự học

- Giải quyết vấn đề nhỏ, vừa sức của học sinh được tổ chức thường xuyêntrong quá trình học tập là phương thức để học sinh tiếp cận với kiểu dạy họchình thành và giải quyết vấn đề có nội dung khái quát rộng hơn

Trang 8

- Đối thoại thầy – trò, trò – trò tạo ra bầu không khí sôi nổi tích cực góp phầnhình thành mối quan hệ giao tiếp trong cộng đồng.

 Nhược điểm

- Dạy học khám phá có tốc độ chậm và không phải chue đề nào cũng áp dụngđược Nếu không biết tổ chức hợp lí thì dạy học bằng HĐKP dễ phá vỡ kếhoạch thời gian của bài học Học sinh dễ sa lầy vào hoạt động, một số họcsinh đặc biệt là học sinh yếu rơi vào trạng thái chán nản, không tham giađược vào các HĐKP mà phải dựa vào những bạn khá hơn

- Nếu giáo viên không có kinh nghiệm tổ chức HĐKP sẽ đưa ra những ấntượng sai lầm trong tư duy, gây bất lợi cho học sinh về sau này

I.4 Những yêu cầu khi thiết kế và sử dụng các hoạt động khám phá

- Thiết kế các HĐKP đảm bảo tính logic, đặt trong mối quan hệ với bài trước, bàisau động thời phải mang tính vừa sức với học sinh, kích thích sự tìm tòi, sáng tạocủa học sinh

- Sự hướng dẫn của giáo viên cho mỗi hoạt động ở mức cần thiết mới lôi cuốnđược học sinh

- giáo viên phải giám sát các haotj động của học sinh, biết gần gũi học sinh, pháthiện sớm những nhóm đi chệch hướng để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo kế hoạchthời gian Biết khuyến khích hoạt động của các nhóm bằng cách cho điểm cộng,bằng những lời nhận xét, khen ngợi

- Để hạn chế tình trạng những học sinh khá, giỏi thường đảm nhận việc báo cáokết quả khám phá, giáo viên có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào của nhóm lêntrình bày hoặc mỗi thành viên trình bày một ý kiến

- Trong quá trình tổ chức HĐKP cần tránh hai xu hướng:

Trang 9

Thứ nhất là xu hướng hình thức: Tức là chỗ nào dễ để học sinh khám phámới tổ chức hoạt động

Thứ hai là xu hướng cực đoan: Tức là muốn biến toàn bộ nội dung bài họcthành các HĐKP

I.5 Các dạng hoạt động và các hình thức tổ chức hoạt động khám phá

- Mỗi hoạt động họa tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơbắp nhằm hướng tới mục tiêu xác định

- Mục tiêu đó có thể là hình thành một kiến thức, một kĩ năng mới có thể làxây dựng một thái độ, một giá trị, góp phần rèn luyện kĩ năng tư duy, nănglực xử lí tình huống có vấn đề

- Một hoạt động gồm nhiều hành động, một hành động gồm nhiều thao tác.Các hành động và thao tác này làm thành một thể thống nhất, hướng tới mộtmục tiêu cụ thể Trong thực tế dạy học có người hiểu nhầm giáo viên nêumột câu hỏi kiểm tra hoặc yêu cầu học sinh cho thêm một ví dụ minh họahoặc giáo viên giới thiệu tranh vẽ…đều là nhứng hoạt động Có người xem

tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ, củng cố bài mới là những hoạt động Người taquan niệm các haotj động học tập được thiết kế trong khâu học bài mới vàchủ thể hành động phải là học sinh chứ không phải là giáo viên

- Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấplên trình độ cao, tùy theo năng lực tư duy của người học và được tổ chứcthực hiện theo cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn tùy theo mức độ phức tạpcủa vấn đề cần khám phá

- Có thể trình bày tóm tắt như sau:

Mục tiêu của hoạt động:

- Hình thành kiến thức, kĩ năng mới

- Xây dựng thái độ, niềm tin

Trang 10

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, năng lực

xử lí tình huống, giải quyết vấn đề

- Làm thí nghiệm, đề xuất giả

thuyết, bố trí thí nghiệm, phân tích

nguyên nhân, thông báo kết quả

- thảo luận, tranh cãi về một chủ

nghiệm giải pháp mới

- Bài tập lớn, đề án, luận văn, luận

án

- Hoạt động độc lập (cá nhân)

- Nhóm rì rầm (2 người)

- Hợp tác trong nhóm nhỏ (4-6người)

- “Kim tự tháp” (Hợp 2 nhóm 2người thành nhóm 4 người, hợp 2nhóm 4 người thành nhóm 8 người)

I.6 Các hoạt động học tập khám phá trong các tiết Sinh học ở THCS

- Sinh học là khoa học thực nghiệm Các tri thức khoa học Sinh học (kháiniệm, định luật, học thuyết) được xây dựng từ những sự khái quát hóa các

Trang 11

kiến thức sự kiện (sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ trong giới tự nhiênhữu cơ) được tích lũy bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm.

- Vì vậy, muốn hướng dẫn học sinh tự lực phát hiện, khám phá các kiến thứcsinh học thì tốt nhất nên tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám pháqua quan sát và qua thí nghiệm Đây chính là hai dạng hoạt động khám pháđặc trưng của môn Sinh học ở THCS

- Các hoạt động quan sát và thí nghiệm có thể được thực hiện theo phươngpháp trực quan hoặc theo phương pháp thực hành Trong phương pháp thựchành, tính tích cực của HS được phát huy cao hơn trong phương pháp trựcquan

- Trong quan sát, HS dung mắt thường hoặc cùng với sự giúp đỡ của kính lúp,kính hiển vi – hay nói rộng ra là dung các giác quan để tri giác trực tiếp và

có mục đích, đối tượng nghiên cứu, theo dõi, ghi chép các sự vật, hiện tượngtrong tự nhiên mà không cần can thiệp vào chúng Khác với quan sát, trongthí nghiệm, người nghiên cứu tác động vào đối tượng bằng những điều kiệnnhân tạo nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của một hoặc một vài yếu tố xác định,tập trung theo dõi sự diễn biến của đối tượng dưới một vài khía cạnh xácđịnh

- Trong hoạt động thí nghiệm cũng có hoạt động quan sát, cơ bản là quan sát

so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng Cả trong quan sát và thí nghiệm đềuphải vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượnghóa, khái quát hóa, vận dụng suy lí quy nạp và diễn dịch thì mới phát hiệnđược bản chất,tính quy luật của hiện tượng đang nghiên cứu

- Quá trình này có thể được diễn ra trong suy nghĩ của từng cá nhân HS nhưng

sẽ có hiệu quả hơn khi biết phối hợp hợp lí giữa sự suy nghĩ độc lập củatừng cá nhân với sự hợp tác thảo luận trong nhóm nhỏ Bởi vậy, có thể nói

Trang 12

quan sát và thảo luận nhóm, thí nghiệm và thảo luận nhóm là các dạng hoạtđộng thường dùng nhất trong các bài học Sinh học ở THCS.

II Thiết kế các hoạt động khám phá trong dạy học phần Giải phẫu sinh lí người - Sinh học 8 THCS

Loại kiến thức khái niệm, giải phẫu, quá trình và quy luật có thể dạy bằnghoạt động khám phá Việc tổ chức hoạt động khám phá được thực hiện thông quacác phương tiện như hình vẽ, sơ đồ, hình ảnh, bài toán và phim

II.1 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua hình ảnh

Dạy mục I: Cấu tạo của xương, trong bài 8 “Cấu tạo và tính chất của xương” – Sinh học 8

1 Cấu tạo, chức năng của xương dài:

Cấu tạo xương dài gồm có hai đầu xương và thân xương

- Đầu xương:

+ Ngoài: Sụn bọc đầu xương -> Giảm ma sát trong khớp xương

+ Trong: Mô xương xốp gồm các nan xương -> Phân tán lực tác động, tạo các ôchứa tủy đỏ xương

Trang 13

- Thân xương: Hình ống

+ Ngoài: Màng xương -> Giúp xương phát triển to về bề ngang

+ Giữa: Mô xương cứng -> Chịu lực, đảm bảo vững chắc

+ Trong: Khoang xương -> Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng

ở người lớn

2 Cấu tạo, chức năng của xương ngắn và xương dẹt: Không có cấu trúc hình

ống

- Ngoài: Mô xương cứng

- Trong: Mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc trống

 Chứa tủy đỏ

Hoạt động:

- Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, chức năng của xương dài.

Quan sát hình 8.1, 8.2, kết hợp với thông tin SGK để trả lời các câu hỏi sau:

Trang 14

H1: Hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của xương dài?

H2: Hoàn thành bảng sau (theo nhóm)

Hãy nối nội dung cột A phù hợp với cột B rồi ghi kết quả vào cột C

Trang 15

5 Khoang xương

ngang

e Phân tán lực tác động, tạo các ôchứa tủy đỏ xương

H3: Đặc điểm nào trong cấu trúc của xương dài giúp xương chịu được áp lực gấp

30 lần so với loại gạch tốt? Giải thích?

- Hoạt động 2: Cấu tạo và chức năng của xương ngắn và xương dẹt

Quan sát H8.3, trả lời câu hỏi sau: Cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt cóđiểm gì khác so với xương dài? Vì sao có sự khác biệt đó?

II.2 Thiết kế hoạt động khám phá thông qua sơ đồ, hình vẽ trong SGK

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w